Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mừng Xuân Mới Ảnh Hưởng Cùng Thi Ca

13 Tháng Mười Hai 201812:56(Xem: 4942)
Mừng Xuân Mới Ảnh Hưởng Cùng Thi Ca

Mừng Xuân Mới Ảnh Hưởng Cùng Thi Ca


Điều ngự tử Tín Nghĩa

Nói đến xuân là nói đến cái đẹp, cái tươi mát, trong lành, cái sinh lực của con người; cho nên rất phong phú trong văn chương Việt Nam dù là bình dân hay bác học. Vì, khi xuân đến là mọi người đều mong ước một vận hội mới, một sinh khí mới, nghĩa là hy vọng có sự đổi thay từ vạn vật đến tâm thức con người. Mỗi khi xuân về là nó thay đổi tất cả mà chúng ta đã thấy khắp đất trời cỏ cây, hoa lá đâm chồi nẩy lộc bừng lên một sức sống mãnh liệt; không khí ấm áp và tươi mát hẵn lên so với ba mùa khác của xuân, . . .

Xuân về ai cũng mừng Xuân, tuy thế mỗi người đón xuân, mừng xuân, chào xuân hay mong xuân đều có cách riêng của nó ; tùy theo hoàn cảnh, tùy theo tuổi tác và nhất tùy theo trình độ, đặc biệt là những mẫu người có tâm hồn nghệ sĩ, lãng mạn.

Từ độ tuổi năm mươi trở về trước, người dân sống trong một hoàn cảnh rất bi đát, chiến tranh triền miên trên quê hương cho cả hai miền Nam Bắc; rồi thì, tuy thống nhất đất nước nhưng cũng không mấy hân hoan. Gần 90 triệu đồng bào cả hai miền vui vẻ khi đã thấy xóa đi lằn ranh Bến Hải, thấy được sự thống nhất của đất nước, nhưng chẳng vui gì khi hơn một triệu người con dân của mẹ Việt Nam vì hai chữ tự do lạiphải tìm cái sống trong cái chết, đành lòng gạc lệ ra đi, bỏ lại sau lưng bao nhiêu là thân thương ruột thịt, . . .

Vì thế, Xuân về cũng đã có những câu thơ tuy là biết xuân về hay sắp về mà nghe ra ai oán, não nề đứt ruột, đắng cay thế nào :

Tôi có chờ đâu có đợi đâu,

Mang chi xuân đến gợi thêm sầu,

Với tôi tất cả đều vô nghĩa

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau, . . .

         Những câu thơ như thế đó đã cất lên đầy đau khổ, phiền lụy ; cho nên đối với tác giả của bài thơ này thì Xuân về chẳng hay ho gì cho mấy, . . .

         Từ quân chủ qua dân chủ và đến bây giờ chắc cũng không khác nhau chi. Hầu hết dân Việt chúng ta sống theo cổ truyền, sống theo tục lệ, có nghĩa là “xưa bày, nay bắt chước”, “đất lề quê thói” và “phép vua thua lệ làng” . . . . Người dân sống tùy theo niềm tin của mình và tùy theo địa phương, người đi chùa dâng lễ bái, hái lộc đầu năm, một lớp khác thì áo xanh, áo đỏ, nam thanh nữ tú đi chợ tết hay đi xem hội làng tổ chức vui xuân như : Hát bài chòi, đánh đu, đấu vật, kéo dây, . . . ; số người sống theo ước lệ nhân gian thì đi lễ đền hái lộc, xin xăm, bói quẻ để biết hên xui của vận mạng ra sao trong năm mới, . . một số khác tìm đến cụ đồ già ngồi ở gốc đa để xin câu đối theo ý muốn của chính mình hay của gia đình, . . . do đó :

“Mỗi năm hoa đào nở,
Lại thấy ông đồ già,
Bày mực tàu giấy đỏ,
Bên phố đông người qua . . .”.
    

                      Vũ đình Liên (Ông Đồ)        

Hay vui vẻ như nhà thơ Bàng Bá Lân :

Tết về nhớ bánh chưng xanh,

Nhớ trang pháo chuột, nhớ tranh lợn gà.

Nhớ cành đào thắm, đầy hoa,

Nhớ giây phút đợi giao thừa nghiêm trang.

Nhớ ngũ vị, nhớ chè lam,

Nhớ cây nêu, nhớ khánh vang tiếng sành.

Nhớ cam cúc tết, nhớ mình, . . .

Nhớ cân mứt lạc, nhớ khoanh giò bì. . . .

Về xa xưa hơn nữa, Thiền sư Mãn Giác (滿覺)(1052-1096),thuộc phái Vô Ngôn Thông đã dạy :

    告疾示眾
春去百花落
春到百花開
事逐眼前過
老從頭上來
莫謂春殘花落盡
庭前昨夜一枝梅

     Cáo tật thị chúng
Xuân khứ, bách hoa lạc,

Xuân đáo, bách hoa khai,

Sự trục, nhãn tiền quá,

Lão tùng, đầu thượng lai.

Mạc vị xuân tàn, hoa lạc tận,

Đình tiền, tạc dạ, nhất chi mai.

Dịch 

Có bệnh bảo mọi người :

Xuân đi, trăm hoa rụng,

Xuân đến, trăm hoa cười,

Trước mắt, việc đi mãi,

Trên đầu, già đến rồi.

Chớ bảo : Xuân tàn, hoa rụng hết,

Đêm qua, sân trước, một cành mai.

Ngài bảo đời là vô thường. Có đó rồi không đó. Tuy thế, trong cái vô thường vẫn có cái thường nên : . . . “Đêm qua, sân trước, một cành mai.”là vậy.Ý ngài dạy, xuân vẫn về với vạn loại hữu tình cũng như vô tình.Do vậy mà việc cho dù hoa rụng hay hoa cười trong câu :Xuân đi trăm hoa rụng, xuân đến trăm hoa cười, thì cũng chỉ một hiện tượng thay đổi là Vô thường và Thường (chơn tâm thường tại)không có gì sai khác. Tức là ảo mộng nằm trong cái thực hữu và ngược lại cái thực hữu nằm trong cái ảo mộng.

Nói về xuân là bất tận, không bút mực nào tả hết. Vui có, buồn có, tùy theo tâm trạng của mỗi con người. Thật ra thì cảnh không đổi thay nhưng lòng người thay đổi ; do vậy mà Nguyễn Du tiên sinh đã bảo :

. . . “Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ.” . . .

Ngay như nhà thơ trào phúng khét tiếng của tiền bán thế kỷ thứ 19, nghĩ về cái tết vừa đối, vừa thơ rất trào phúng và tự mãn như sau của Trần Tế Xương :

Nhập thế cục, bất khả vô văn tư ?

Chẳng hay ho cũng nghĩ một vài bài . . .

Huống chi : Mình đã đỗ Tú tài,

Ngày Tết đến, cũng một vài câu đối.

Đối rằng :

Cục nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài,

Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt. 

Viết vào giấy, dán ngay lên cột,

Hỏi mẹ mày : Rằng dốt hay hay ?

Rằng hay : thì thật là hay,

Không hay, sao lại đỗ ngay tú tài ?

Xưa nay, em vẫn chìu ngài !(Trích từ thi tập của Tú Xương).

Còn về thơ tết của Cao Chu Thần (1809? - 1855), chúng ta chỉ biết đến bài thơ chữ Hán, rất nhiều tác giả thời nay dịch theo những thể loại Đường luật hoặc Lục bát sau đây, chúng tôi trích dịch ra đây để biết con người của Cao Bá Quát đã từng nói : Trong thiên hạ có bốn bồ chữ, riêng ông hai bồ, anh ông là Cao Bá Đạt và Bạn ông là Nguyễn Văn Siêu một bồ, còn từ vua quan sĩ thứ một bồ chia cho nhau. Thơ họ Cao vừa khí phách nhưng cũng vừa trữ tình lãng mạng. Chúng ta thử tìm tòi ý của bài “Xuân dạ độc thư” (Đêm xuân đọc sách)sau đây :

      

今人不見古時春,
惆悵今春對古人。
世事幾何今不古,
眼前莫認幻為真。
幾多名利終朝雨,
無數英雄一聚塵。
自笑俗拘拋未得,
邇來攜卷太諄諄。

                Xuân dạ độc thư

Kim nhân bất kiến cổ thời xuân,
Trù trướng kim xuân đối cổ nhân.
Thế sự kỷ hà kim bất cổ ?
Nhãn tiền mạc nhận huyễn vi chân.
Kỷ đa danh lợi chung triêu vũ,
Vô số anh hùng nhất tụ trần.
Tự tiếu tục câu phao vị đắc,
Nhĩ lai huề quyển thái chuân chuân.

Nhà thơ Trương Vĩnh Liệt dịch :

Xuân trước người nay có thấy không,
Xuân nay người trước ngẩn ngơ lòng,
Chuyện đời mấy chốc kim thành cổ ?
Thế sự đừng coi giả hóa chân.
Vô số anh hùng, làn bụi đỏ,
Muôn ngàn danh lợi, bóng mưa xuân.
Cười ta thói tục còn vương víu,
Chưa bỏ đam mê quyển sách cầm.

Lục bát :
Người nay không thấy xuân xưa,
Xuân nay ngơ ngác người xưa đâu rồi
?
Chuyện đời kim cổ đổi vời,
Chớ lầm hư thực thực rồi hóa hư.
Lợi danh như sáng mưa thu,
Anh hùng bao kẻ mịt mù trần ai.
Cười mình tật cũ khó phai,
Quơ nhằm quyển sách miệt mài thâu canh
. . .(Do Đức dịch)

Cho nên Xuân đến không hẵn ai cũng vui cả. Bởi thế nhà thơ Chế Lan Viên (Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23 tháng 10 năm 1920 nhằmngày 12 tháng 9 năm Canh Thân,quê gốc ở Cam Lộ, Quảng Trị),đã thương tiếc cho cái quốc phá gia vong của nước Chàm, mặc dầu nhà thơ là người Việt :

Huyền Trân ơi ! Huyền Trân ơi Huyền Trân,

Mùa Xuân, mùa Xuân, mùa Xuân rồi,

Giờ đây tám vạn bông trời nở,

Riêng có lòng ta khép lại thôi.

Khi đất nước còn điêu linh, còn tang tóc chiến tranh giữa hai miền. Những chàng trai thời loạn phải ra đi vì trách nhiệm đối với sự an nguy của đất nước, không thể cùng gia đình để chung hưởng một cái tết trọn vẹn, đầm ấm có đầy đủ người thân ; những chàng trai ấy phải đêm đêm ôm súng gác rừng cùng đồng đội, bởi thế nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân đã viết lên lời ca “Xuân nầy con không về”ca nhạc sĩ Duy Khánh đã phải thổn thức :

. . . “Con biết xuân nầy mẹ chờ em trông, 

nhưng nếu con về bạn bạn bè thương mong,

bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường, 

không lẽ riêng mình êm ấm,

Mẹ ơi con xuân này vắng nhà.”.

Nét xuân qua văn thơ, ca nhạc của các cụ xưa và nay thì rất nhiều, chúng tôi không thể trích ra đây để cống hiến cùng độc giả, kính xin được khép lại để có một vài ý nghĩ về xuân tha hương.

Riêng ở hải ngoại, con dân Việt tìm đất sống vùng tự do sau tháng tư đen 1975 không nhiều ; tuy thế, qua hình thức đoàn tụ với gia đình, đi theo diện con lai, diện nhân đạo HO và vân vân, tính đến bây giờ riêng tại xứ cờ Hoa hơn một triệu rưởi.

Hằng năm xuân về, tức ngày Tết âm lịch của Á đông mà đa sốViệt NamTrung Quốc. Riêng Việt Nam thì rầm rộ hơn nhiều. Các Cộng Đồng Người Việt của các tiểu bang, tùy theo dân số (người Việt sinh sống)nhiều hay ít đều có tổ chức chung và thể thức vui xuân cũng như quê nhà, nhưng không đồng đều và vui nhộn như ở quê nhà. Không khí không mấy đậm đà lắm, vì một đôi khi Cộng Đồng tổ chức tết mà cũng có những dị biệt thế này thế nọ, thậm chí có những lời lẻ không mấy hay ho, đã vậy, vui xuân trong ngày cuối tuần, có khi ra tết đã gần hơn một tuần mới có Hội Xuân ; Chỉ có tôn giáo mới có lễ Giao thừa, đặc biệt là các chùa, hội Phật giáo. . . .

Những áng thơ nói về xuân ở hải ngoại rất ít xuất hiện, có chăng thì ở trong các Tập san hay Đặc san của các tổ chức Tôn giáo hay Cộng đồng ; do vậy, chúng tôi cũng chưa phối kiếm rõ ràng nên cũng chưa dám đưa vào bài viết này.

Nhơn đây, chúng tôi mượn lời thơ của cụ Vị Xuyên Trần Tế Xương (1870-1907), một nhà thơ trào phúng, sống buổi giao thời, gặp nhiều bất bình. Ông đã bất bình trong cảnh nước mất nhà tan, bất bình trong chốn trường thi khoa cử, buổi giao thời giữa cổ kim, bất bình trước thực tạilý tưởng, . . . Ông ngao ngán cho thế cuộc quốc phá gia vong mà ngậm ngùi thốt lên :

Ta lại cùng nhau gặp gỡ xuân,

Xuân đi, xuân lại biết bao lần ?

Xuân ơi có hiểu cho chăng nhỉ !

Giương mắt mà xem cuộc chuyển vần !

Để rồi ông khuyên :

Cũng như ai, ta chúc mấy lời,

Chúc cho hết thảy khắp trong ngoài,

Vua, quan, sĩ, thứ : người muôn nước,

Sao được cho ra “Cái giống Người.”.

Cuối cùng, nhà thơ Xuân Diệu đã nhận thức sự phủ phàn của nhân thế, con người đang quay cuồn trước làn sống chủ nghĩa cá nhân về tiền bán thế kỷ 20 của Việt Nam chúng ta. Thiên đường không còn nữa, lẽ sống bấp bênh, tương lai thì mờ mịt, nên ông đã cất lên :

Xuân đang đến, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Và xuân hết, thì đời tôi cũng mất.

Kính chúc độc giả vui xuân theo ý nghĩa của chính mình và đầy an lạc.

Quý đông Mậu tuất, Jan. 01, 2019.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4157)
Vấn đề này tôi nghĩ chư tăng không ai không quan tâm. Tại sao tu Phật lấy giải thoát làm cốt lõi?
(Xem: 4077)
Gần đây, tại Dharamsala (miền Bắc Ấn Độ), Đức Dalai Lama đã có cuộc trò chuyện trực tuyến với TS.Anupam Sibal, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ gốc Ấn Toàn cầu
(Xem: 3556)
Fyodor Dostoevsky sinh ra vào ngày 11 tháng 11 năm 1821 tại Moscow, nước Nga. Ông là người con thứ hai của Bác Sĩ Mikhail Dostoevsky và phu nhân Maria Dostoevskaya.
(Xem: 3488)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học
(Xem: 3907)
Xã hội hiện nay dù con người đến gần với những tiện ích vật chất nhưng mặt trái là phải đối mặt hàng loạt vấn đề xã hội ...
(Xem: 12070)
Theo lời Phật dạy, giữa người với người luôn tồn tại một mối nhân duyên từ kiếp trước, vì vậy, trong cuộc sống này, khi ta gặp và yêu thương...
(Xem: 3935)
Cầu siêu, cầu nguyện cho người chết sinh về cõi lành là một Phật sự phổ biến trong Phật giáo.
(Xem: 4278)
Giống như ảo ảnh của nhà huyển thuật, những giấc mơvà mặt trăng phản chiếu trong nước,
(Xem: 4360)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó...
(Xem: 4501)
Thầy Soṇa (Tôn giả sa-môn Nhị Thập Ức) vốn là một nhạc sĩ. Khi chưa xuất gia, thầy chơi đàn cầm rất giỏi.
(Xem: 4596)
Đúng vậy, cuộc đời không thể yên ổn như mình tưởng, dòng sông nào cũng có lúc dậy sóng, không thể nào bình lặng mãi như mặt nước mùa Thu.
(Xem: 3841)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4081)
Trong cõi ta bà trần lao này, các pháp biến đổi chuyển hóa luôn luôn chứ không phải ở yên hay cố định mãi được.
(Xem: 3961)
Có thể nói rằng, thiền học Việt Nam Khơi nguồn từ Ngài Khương Tăng Hội với cốt tủy là thiền quán niệm hơi thở qua tác phẩm ...
(Xem: 4180)
Bình anhạnh phúc là niềm mong ước của cả nhân loại, không phân biệt màu da, tôn giáo.
(Xem: 4261)
''Mùa mưa ta ở đây, đông, hạ cũng ở đây, người ngu tâm tưởng vậy, không tự giác hiểm nguy.''
(Xem: 3699)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4774)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen
(Xem: 4184)
Thiền sư nói với tên trộm: “Ngươi muốn trộm bát vàng của ta, ta muốn trộm trái tim của ngươi”
(Xem: 3330)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3605)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm...
(Xem: 3643)
Thành Phậtthành tựu đức đại từ đại bi do đã khai mở hoàn toàn Phật tánh:
(Xem: 4178)
Hôm nay con đang ở tại nơi đây và ngay lúc bây giờ, con viết lá thư này thành kính dâng lên đức Thế Tôn.
(Xem: 3724)
Người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 4228)
Chiêm nghiệm thực tế từ những câu chuyện nhỏ được kể trong kinh luận, là việc khá lý thú với tôi.
(Xem: 4301)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra.
(Xem: 3146)
“Vì cái này có nên cái kia có. Vì cái này không nên cái kia không. Vì cái này sinh nên cái kia sinh. Vì cái này diệt nên cái kia diệt.”
(Xem: 4278)
Khi nói đến đạo Phật thì hầu hết mọi người đều nghĩ đến tính từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha… nhưng đạo Phật còn có một tính chất rất tuyệt vời
(Xem: 5025)
thế gian nầy, chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ có từ bi mới trừ được hận thù. Đó là định luật của ngàn xưa
(Xem: 3966)
“Không có tôn giáo nào không có chân lý.” Đó là câu mà nhiều người đề cập tới, khi nói đến chân lý.
(Xem: 4419)
Thế giới trong thế kỷ 21: Nhìn qua lăng kính Phật giáo - Bài giảng của Tiến Sĩ Lancaster tại trường Đại Học University of the West, California vào tháng 10/2020.
(Xem: 4144)
Thời tiết xoay vần xuân lại thu Xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu Giàu sang nhìn lại một trường mộng Năm tháng ôm suông một hộc sầu
(Xem: 4248)
Trong kinh Nikaya, Đức Phật cũng không bao giờ tán thán sự hiện hữu, bởi vì còn hiện hữu, còn tái sinh là còn Khổ
(Xem: 3809)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 5148)
Hầu hết chúng ta là người phàm nên mắt thường không thể nhận biết các bậc Thánh, nhất là bậc Thánh A-la-hán “lậu hoặc đã đoạn tận
(Xem: 4152)
Đạo Phật đồng hành với dân tộc đã hơn hai ngàn năm nay. Người Việt tiếp xúc với đạo Phật hầu như đủ các trường phái, pháp môn
(Xem: 4147)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học...
(Xem: 3976)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 4018)
Khi chúng ta đã hoàn tất sự phân tích với sự quan tâm đến chính mình, tìm kiếm cho một sự tồn tại cố hữu của “cái tôi”,
(Xem: 4329)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu.
(Xem: 4665)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 4249)
Thiền sư thường huấn luyện trò Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng. Có hai thiền viện trong làng Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh
(Xem: 4087)
Từ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn là xấu, dơ dáy không tắm rửa là xấu, viết chữ cẩu thả là xấu, ăn nói thô tục chửi thề là xấu…Và ngược lại là tốt.
(Xem: 4477)
Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin vào thánh giới thì dù thế sự có thế nào thì ...
(Xem: 4617)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde
(Xem: 3927)
Biển là không gian bao la, rộng lớn vô cùng, chiếm đến bảy phần mười của diện tích bề mặt quả đất.
(Xem: 4432)
Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tạilinh hồn người chết sẽ đi về đâu? Đây là một vấn đề rất phức tạp, thật khó chứng minh.
(Xem: 4104)
Đức Phật đã là một bậc Vô thượng chánh đẳng giác, nhưng Ngài cũng là một con người như bao nhiêu người khác nên không ...
(Xem: 4396)
Tôi đang trên đường từ hơn hai tháng nay và bây giờ sắp đến lúc quay về phương trời cũ.
(Xem: 3855)
Xây dựng niềm tinvấn đề căn bản của người đệ tử Phật. Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant