Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Động - Trong - Bất Động !!!

11 Tháng Giêng 202118:58(Xem: 4682)
Động - Trong - Bất Động !!!

Động - Trong -  Bất Động !!!

Nhuận Hùng

Chánh Niệm Và Tỉnh Giác

 

Đúng vậy, cuộc đời không thể yên ổn như mình tưởng, dòng sông nào cũng có lúc dậy sóng, không thể nào bình lặng mãi như mặt nước mùa Thu. Song những nạn kiếp của con người gây tạo ra bao nhiêu là ác nghiệp hay thiện nghiệp, chúng cũng đều theo thời gianbáo ứng, có những sự kiện báo ứng ngay hiện tại, nhưng cũng những  câu chuyện ghi lại mãi đến nhiều kiếp sau mới trổ ra quả báo thật là khiếp đảm…!

 

Thời gian chẳng khác nào vó câu qua cửa sổ.

 

 Nắng quái, mưa nguồn, sầu thảm …!

 

Bao nhiêu cảnh tượng hãi hùng nay đã trôi qua…!

 

Có một câu chuyện xảy ra vào niên hiệu…thời vua chúa không mấy hiền lương, dân chúng rất là ai oán - than vãn khắp trời…! Được kể lại tại  Hoa Lục thời trước tức là Trung Quốc bây giờ. Câu chuyện kể rằng:

 

“Chàng thanh niên…không rõ nguồn gốc từ đâu đến, gặp đại nạn… rớt xuống từ trên đỉnh núi Tung Sơn, lúc đó chàng ta ngất xỉu, khi có người phát hiện cứu mạng mới biết chàng đã bị mất trí nhớ, vì va chạm vào vật cứng.

 

Nhờ đại phước nên còn sống và có người cứu giúp mang về nuôi nấng và điều trị bệnh mãi đến một thời gian sau, chàng thanh niên này mới hồi phục lại trí nhớ. Sau đó chàng lại tiếp tục lên đường làm tròn nguyện vọng của mình, trong quãng đường dài dăng dẳng chàng nhớ lại 5 năm về trước ân nhân cứu mạng là “Lão Bá” và cũng là vị sư phụ thứ hai đã truyền dạy cho chàng rất nhiều võ công và những cách thức cư xử …và khi gặp tình huống khó khăn…Kể từ khi tạm biệt Lão Bá, rời xa động Mãn Xà, chàng mang một ý nguyện sẽ tìm lại sư phụ vị thầy chính của chàng đã thất lạc bao năm qua.

 

Trước lúc chia tay, Lão Bá trao cho chàng ba phong bì, gói thứ nhất, thứ nhì và gói thứ ba lớn hơn so với hai gói kia.  Kèm theo lời căn dặn, khi nào cần thiết con hãy mở ra và theo đó mà làm, con phải thận trọng trong mọi tình huống...Lão Bá cũng không quên nhắc thêm câu:

 “Khi mê thì thầy độ, khi ngộ con độ lấy con”

 

Thời gian như dừng lại, không gian dường như đứng yên khiến chàng vẫn nghe được con muỗi bay qua. Chưa hết, Lão Bá còn nói tiếp:

 

 “Chuyến đi này rất nhiều gian nan, nhưng Lão mong rằng con sẽ gặp lại người thân và làm rạng danh cho môn phái”…

-Chàng lạy tạ Lão Bá và ghi nhớ những lời chỉ giáo, sau cùng. Chàng không thể nào ngăn những giọt lệ từ khóe mắt. Phút chia tay thật ngậm ngùi trước cảnh biệt ly kẻ đi - người ở. Lão Bá là vị ân nhân cứu mạng và cũng là sư phụ lúc nào chàng cũng kính trọngvâng theo lời chỉ giáo.

 

Sau đó chàng lạy tạ Lão Bá rồi lên đường đi ngay, linh tính báo trước việc không hay sẽ xảy ra tại nơi này, nên Lão Bá giục chàng lên đường “càng sớm càng tốt”.

 

Lần lượt làm lữ khách trên bước đường hành hiệp tha phương nơi xứ lạ, từ tỉnh này sang tỉnh khác, chàng cứ đi đi mãi, chưa trụ vào đ âu. Tuy biết rằng chặng đường phía trước rất gian truân hiểm trở có thể mất mạng như không. Cuối cùng chàng liền tìm đến một ngọn đồi…thật yên tĩnh để luyện tập, võ công. Nhưng bao tháng ngày qua chàng cũng không đi lọt qua cửa ải khó khăn này... Tâm ý chàng cứ lãng đãng, thật khó khăn không thể bắt tâm dừng lại được, dù là nơi núi cao tột đỉnh không một ai tìm đến, nhưng tâm vẫn cứ chao đảo. Vì sự việc chưa có câu giải đáp. Ý tưởng của chàng lúc này chưa được:

 

 “Thong dong như đám mây mùa hạ, như giòng nước mùa Xuân”.

 

Chàng nhớ đến những gì đã học được từ Lão Bá chỉ dạy:

 

“Nếu như thân con bất động không phải từ tâm bất động và ngược lại, nó mỏng như làn sương ẩn hiện ở đâu đây. Chúng sẽ biến cảm thức thành đối tượng và đối tượng thành cảm thức. Dường như không còn năng, sở, chủ và khách. Nhưng trạng thái ấy không phải là bất động. “Bất động” phải là trạng thái cao nhất của “sinh động”. Nó chuyển động quanh trục của một tâm điểm “không hề giao động”. Ở đây (nó) tỉnh thức và bén nhạy như một tấm gương phản chiếu. Hình ảnh nọ kế tục hình ảnh kia, trong sáng, rõ ràng và không nhầm lẫn. Bất động chẳng phải là một sinh thể vô hồn. Có thể là vô tâm, vô niệm nhưng không phải là hư vô trống rỗng. Vô hay Hữu đều là những chướng ngại cho giác tánh do vọng tâm mà ra”.

 

Chàng lại thở dài. Thật khó mà lãnh hội điều đó bằng tri thức thì lấy gì để thể nhập, để biến thành khí huyết, để thông vận tự nhiên như hít thở khí trời. Và chàng chợt đâm ra hoài nghi những điều mình đã học:

 

“Đây là bí quyết Võ Học hay là yếu chỉ Phật Học?”

 

Rồi từ đó, chàng đăm chiêu, quyết theo đuổi cho đến cùng thời gian không còn là gì đối với chàng nữa, mười năm trôi qua trong hang động tưởng chừng như mới ngày nào bước vào hang động này.

 

Sau những giờ tập luyện miệt mài với kiếm côn, thương- giáo đủ loại binh khí, chàng ngồi yên tĩnh trên một tảng đá lạnh như băng có lúc chàng tưởng như đã chết cóng. Nhưng nhờ thể lực và sự tập luyện của chàng được Lão Bá truyền lại cho nên chàng vẫn bình thản không gì xảy ra. Có những lúc chàng ôn nhẩm lại những gì đã học:

 

 “Thế nào là (động trong bất động?)” Chàng thầm nhủ một mình:

“Ta thử hình dung ra bánh xe quay chung quanh trục. Bánh xe chuyển động. Cũng vậy, phải bám trụ vững chắc, kiên định vào một tâm điểm. Tâm điểm này ta có thể tạm gọi là Phật Địa, chơn Địa, Tuệ Địa hoặc danh từ gì đó tương tự như thế, trước khi ứng xử, tiếp vật, đón đỡ ghi nhận các Pháp từ thế giới xung quanh đến với ta. Bất động không phải là một cái để mà tìm kiếm, nắm bắt. Nó là cái để mà liễu tri, giác liễu. Tâm điểm, bất động này nó không ở ngoài, không ở trong. Không phải hữu thức, chẳng chẳng phải vô thức. Chẳng thể nói có, chẳng thể nói không. Không nổ lực, chúng tác ýbiến hóa. Không lộ diện, chúng hữu hiện, chi phốiquyết định tức thời, phản ứng đúng lúc. Nó làm cho dòng vận chuyển được liên tục và làm cho sinh lực chảy trôi không gián đoạn. Chính ở đây ta chiếm thế thượng phong tuyệt đối quyết định trò chơi sinh tử” Ôi! võ học từ đây…là chìa khóa cho ta luyện tập “Tâm bất biến trong dòng đời vạn biến…!” ta cần phải cố gắng thật nhiều hơn thế nữa.

 

Chàng càng ngẫm nghĩ: “Ôi! Rõ ràng bài tâm pháp đã ở ngoài sự lãnh hội thông minh nhất. Càng nghe, càng rối, càng thực hành, càng loạn. Động trong bất động? Bất động mà động? bất độngtỉnh thức chứ không phải là cái ngưng động vô tri đối lập với vận hóa. Nhưng ở đây sao lại là: “Sự vắng bóng tuyệt đối của hữu thức, của ý tưởng của tự niệm?”.

 

Tại sao là thế được, chàng tự hỏi và tại sao những tấm gương trong sáng chụp bắt (thủ) và buông thả (xả) là hai tác động không gián cách, không thời gian? Nó ở trong khoảnh khắc sinh và diệt của ý giới nhưng ý giới không phát lộ được nó; Nó nắm giữ ý giới như người kỵ sĩ lão luyện cầm cương ngựa trên đường thiên lý”.

 

Đây chính là tâm điểm từ đó khởi sinh “sự tinh nhuệ, mẫn tiệp, sự linh hoạt cần thiết nhất định” Nó động ta động. Nó tịnh ta tịnh. Không trước ý, ta biết hoàn toàn (toàn giác). Không khởi động ta làm chủ nó”. Và cứ thế, chàng luyện tập từ năm này cho đến năm khác…Mọi sự việc hiện hữu xảy ra bên ngoài, chàng không hề hay biết gì cả. Những tháng ngày hãi hùng trôi qua đã in dậm vào tâm khảm của chàng có những lúc chàng nhủ thầm:

 “Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ,

 Liễu ấm hoa minh hựu nhất thôn”

 

 (Núi cùng sông bặt, tưởng hết đường

 Tàng liễu, hoa giăng, hiện thôn trang). 

 

Nghĩa:

 Núi đã hết, sông đã tận cùng, nghĩ rằng không còn đường đi nữa. Nhưng sau tàng cây liễu, sau đám hoa tươi kia lại xuất hiện một thôn làng.

 

Tháng ngày trôi qua, chàng cố công trong việc trau giồi kiếm pháp. Chàng thầm nghĩ:

 -“Sống, chết chỉ là một khoảnh khắc mong manh” Sanh- tử là sự đại - chàng càng nghĩ, ánh mắt đăm đăm nhìn vào thanh kiếm. Tâm trí chàng mang mang, cảm giác trống vắng, hụt hẫng xâm chiếm lòng chàng. Hình ảnh của sư phụ và những huynh đệ thuở xa xưa hiện ra trước mắt chàng.

 

Bổng nhiên nhớ lại năm xưa cũng ngồi như thế, lại có một viên sỏi nhỏ từ đâu bay đến chạm vào đầu chàng. Những ý nghĩ mênh mang chợt biến mất trở về thực tế, chàng mới thực hiểu rằng Lão Bá luôn luôn chỉ dạy mình bằng cách phải tập trung tư tưởngđề phòng và phải tránh né bất kỳ lúc nào, dù là nấu ăn, chẻ củi hoặc lúc đang tập dợt…Lão Bá quả tình là vị thầy đáng kính của chàng, người đã giúp chàng tu luyện để sau này sẽ trở thành một tay kiếm lừng danh, trừ gian, diệt lận…cứu đời và mong mỏi kèm theo sự hy vọng chàng sẽ đứng lên gầy dựng lại giang sơn từ tay vị vua tham tàn, bạc nhược chỉ biết sống trên xương máu dân lành. Một hoài bão mà chàng cũng như Lão Bá từng trò chuyện, khiến chàng luôn luôn khắc kỷ vào tâm khảm..

 

 Nhớ lại, đôi mắt trầm tư của Lão Bá nhìn thấu suốt và thường hay chỉ dạy cho chàng:

 “Thần kiếm nguyên lai vô nhị đạo”.

 

Thần đạokiếm đạo vốn dĩ chỉ là một. Vì cả hai cùng dẫn đưa con người đến cùng một mục đích là diệt ngã. Có nghĩa là diệt được bản ngã của chính mình, không vướng bận vào con đường lợi danh, tạm gọi là tham - sân - si, mạn nghi ác kiến.  Cái (bản ngã) là chướng ngại nhất trên con đường tu luyện. Hãy học hạnh buông xả, và ý thức với cuộc đời sống sao cho có nhân có hậu biết thương yêutha thứ cho mọi người khi họ lầm lỗi, biết thức tĩnh đừng vì lợi danh mà chà đạp danh dự người khác một cách phũ phàng…! Lão Bá còn nhắc nhở thêm:

 -“Tâm vô trụ tức vô niệm là bất động”.

 “Khi luyện đến tột đỉnh của kiếm pháp, tâm không còn vướng mắc vào ý niệm thắng bại, cao thấp thì mới đạt được kết quả…Không nên khởi ý niệm tấn công đối phương trước, phải an nhiên tự tại, tâm được thảnh thơi…” Sau đó, Lão Bá liền khắc lên vách đá câu thơ:

 

 “Tâm vô ưu, thần bất động
khí uy dũng, kiếm vô chiêu
”.

 

Lão Bá tóm lược tinh hoa kiếm pháp của mình chỉ dạy cho chàng như sau:

“Đạo của binh pháp là cái đạo của Trời Đất. Một khi người đã thấu triệt được cái lý của vũ trụ, bắt được cái nhịp của cục diện, người ta có thể an nhiên đối diện với đối thủ mà không hề nao túng”.

 

Khi thấu rõ mọi vấn đề chàng tiếp tục thong dong lên đường làm tròn nhiệm vụ, hy vọng một ngày tươi sáng sau đám mây đen tối sẽ đến với chàng và tìm lại được sư phụ. Gây dựng lại cơ đồ có được hay không là do nơi phước phần của chàng từ nhiều kiếp trước có tạo dựng hay không? Đó còn phải tùy vào nhân duyênduyên phận thầy trò nhiều kiếp gắn bó như keo với sơn. Đến đi tự tại không ai buộc ai cả, hiểu đạo ta cứ vui vẻ tiến thẳng vào rừng sâu sống thong dong với tháng ngày. Vô sự là tiểu thần tiên.”

 

                                    Cali- Santa Ana - Vu Lan – 2012

                                               

                                                     Nhuận Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3512)
Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúatác phẩm có tính đặc trưng nhất về thủ pháp nghệ thuật lồng ghép truyện trong truyện, đan xen tình tiết, cài cắm tư tưởng khi trần thuật của nhà văn Thích Như Điển
(Xem: 4446)
Thế gian ly sanh diệt. Du như hư không hoa. Trí bất đắc hữu vô. Nhi hưng đại bi tâm.
(Xem: 3698)
Khi chúng ta phát triển một ý tưởng thô về ý nghĩa gì là sự lệ thuộc trên tư tưởng, chúng ta nên tự hỏi mình rằng...
(Xem: 3368)
Nguyên bản: View Yourself As Like an Illusion. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 4262)
Vấn đề này tôi nghĩ chư tăng không ai không quan tâm. Tại sao tu Phật lấy giải thoát làm cốt lõi?
(Xem: 4118)
Gần đây, tại Dharamsala (miền Bắc Ấn Độ), Đức Dalai Lama đã có cuộc trò chuyện trực tuyến với TS.Anupam Sibal, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ gốc Ấn Toàn cầu
(Xem: 3662)
Fyodor Dostoevsky sinh ra vào ngày 11 tháng 11 năm 1821 tại Moscow, nước Nga. Ông là người con thứ hai của Bác Sĩ Mikhail Dostoevsky và phu nhân Maria Dostoevskaya.
(Xem: 3579)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học
(Xem: 4010)
Xã hội hiện nay dù con người đến gần với những tiện ích vật chất nhưng mặt trái là phải đối mặt hàng loạt vấn đề xã hội ...
(Xem: 12215)
Theo lời Phật dạy, giữa người với người luôn tồn tại một mối nhân duyên từ kiếp trước, vì vậy, trong cuộc sống này, khi ta gặp và yêu thương...
(Xem: 4039)
Cầu siêu, cầu nguyện cho người chết sinh về cõi lành là một Phật sự phổ biến trong Phật giáo.
(Xem: 4367)
Giống như ảo ảnh của nhà huyển thuật, những giấc mơvà mặt trăng phản chiếu trong nước,
(Xem: 4446)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó...
(Xem: 4592)
Thầy Soṇa (Tôn giả sa-môn Nhị Thập Ức) vốn là một nhạc sĩ. Khi chưa xuất gia, thầy chơi đàn cầm rất giỏi.
(Xem: 3926)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4182)
Trong cõi ta bà trần lao này, các pháp biến đổi chuyển hóa luôn luôn chứ không phải ở yên hay cố định mãi được.
(Xem: 4046)
Có thể nói rằng, thiền học Việt Nam Khơi nguồn từ Ngài Khương Tăng Hội với cốt tủy là thiền quán niệm hơi thở qua tác phẩm ...
(Xem: 4213)
Bình anhạnh phúc là niềm mong ước của cả nhân loại, không phân biệt màu da, tôn giáo.
(Xem: 4370)
''Mùa mưa ta ở đây, đông, hạ cũng ở đây, người ngu tâm tưởng vậy, không tự giác hiểm nguy.''
(Xem: 3789)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4861)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen
(Xem: 4226)
Thiền sư nói với tên trộm: “Ngươi muốn trộm bát vàng của ta, ta muốn trộm trái tim của ngươi”
(Xem: 3372)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3633)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm...
(Xem: 3694)
Thành Phậtthành tựu đức đại từ đại bi do đã khai mở hoàn toàn Phật tánh:
(Xem: 4208)
Hôm nay con đang ở tại nơi đây và ngay lúc bây giờ, con viết lá thư này thành kính dâng lên đức Thế Tôn.
(Xem: 3756)
Người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 4272)
Chiêm nghiệm thực tế từ những câu chuyện nhỏ được kể trong kinh luận, là việc khá lý thú với tôi.
(Xem: 4326)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra.
(Xem: 3163)
“Vì cái này có nên cái kia có. Vì cái này không nên cái kia không. Vì cái này sinh nên cái kia sinh. Vì cái này diệt nên cái kia diệt.”
(Xem: 4309)
Khi nói đến đạo Phật thì hầu hết mọi người đều nghĩ đến tính từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha… nhưng đạo Phật còn có một tính chất rất tuyệt vời
(Xem: 5067)
thế gian nầy, chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ có từ bi mới trừ được hận thù. Đó là định luật của ngàn xưa
(Xem: 3995)
“Không có tôn giáo nào không có chân lý.” Đó là câu mà nhiều người đề cập tới, khi nói đến chân lý.
(Xem: 4452)
Thế giới trong thế kỷ 21: Nhìn qua lăng kính Phật giáo - Bài giảng của Tiến Sĩ Lancaster tại trường Đại Học University of the West, California vào tháng 10/2020.
(Xem: 4179)
Thời tiết xoay vần xuân lại thu Xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu Giàu sang nhìn lại một trường mộng Năm tháng ôm suông một hộc sầu
(Xem: 4275)
Trong kinh Nikaya, Đức Phật cũng không bao giờ tán thán sự hiện hữu, bởi vì còn hiện hữu, còn tái sinh là còn Khổ
(Xem: 3834)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 5219)
Hầu hết chúng ta là người phàm nên mắt thường không thể nhận biết các bậc Thánh, nhất là bậc Thánh A-la-hán “lậu hoặc đã đoạn tận
(Xem: 4190)
Đạo Phật đồng hành với dân tộc đã hơn hai ngàn năm nay. Người Việt tiếp xúc với đạo Phật hầu như đủ các trường phái, pháp môn
(Xem: 4184)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học...
(Xem: 4009)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 4102)
Khi chúng ta đã hoàn tất sự phân tích với sự quan tâm đến chính mình, tìm kiếm cho một sự tồn tại cố hữu của “cái tôi”,
(Xem: 4354)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu.
(Xem: 4685)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 4275)
Thiền sư thường huấn luyện trò Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng. Có hai thiền viện trong làng Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh
(Xem: 4107)
Từ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn là xấu, dơ dáy không tắm rửa là xấu, viết chữ cẩu thả là xấu, ăn nói thô tục chửi thề là xấu…Và ngược lại là tốt.
(Xem: 4502)
Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin vào thánh giới thì dù thế sự có thế nào thì ...
(Xem: 4636)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde
(Xem: 3942)
Biển là không gian bao la, rộng lớn vô cùng, chiếm đến bảy phần mười của diện tích bề mặt quả đất.
(Xem: 4451)
Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tạilinh hồn người chết sẽ đi về đâu? Đây là một vấn đề rất phức tạp, thật khó chứng minh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant