Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mong Ước Điều Lành

06 Tháng Giêng 202119:34(Xem: 4211)
Mong Ước Điều Lành
Mong Ước Điều Lành 

Thích Nguyên Hùng

Tôi Xin Nói Lời Xin Lỗi


Bình anhạnh phúc là niềm mong ước của cả nhân loại, không phân biệt màu da, tôn giáo. Ai ai cũng mong muốn cho bản thân, gia đình, đất nước của mình được bình an, được hạnh phúc. Hạnh phúc cần phải được thiết lập, xây dựngnuôi dưỡng bằng tình yêu, hiểu biết và kinh tế ổn định ; nhưng để có được bình an - thứ giá trị mà có kinh tế chưa chắc đã mua được, người ta cần phảiniềm tin tôn giáo và sự hành trì tu tập.

Đôi khi, ở xã hội này, con người ta đã có tất cả : tình yêu, tài sản, địa vị, quyền lực… nhưng vẫn cảm thấy bất an, vẫn cảm thấy chưa có hạnh phúc. Và đối với nhiều người, khi chứng kiến cuộc sống đầy bất an, bạo lực, khủng bố, bất bình đẳng… ở thế giới này, họ đã hơn một lần mong thoát khỏi nó, mong được lên thiên đường, sống chung với Thượng đế hoặc vãng sinh về cảnh giới hoàn toàn không có khổ đau. Trớ trêu thay, ngay cả chúng sinhThiên giới, tức các vị trời, lại cũng có chung một thao thức, một mong ước… rất con người, như con người : họ cũng ước mong được học hỏi, được hiểu biết về cách thức tạo dựng những phúc lành cao thượng, gieo trồng những hạt giống phước điền nhằm xây dựng một đời sống an lànhhạnh phúc. Chuyện như vầy:

Hôm nọ, khi Đức Thế tôn đang cư ngụ tại thành Xá-vệ, trong tịnh xá Kỳ viên. Bấy giờ, đêm đã vào khuya, có một vị trời, dung sắc thù thắng, hào quang chiếu rạng, sáng toả Kỳ viên, xuống nơi Phật ngự, đảnh lễ Thế tôn, rồi đứng một bên, cung kính bạch Phật, bằng lời kệ rằng :

"Chư thiên và nhân loại
Suy nghĩ điều hạnh phúc
Hằng tầm cầu mong đợi
Một đời sống an lành
Xin ngài vì bi mẫn
Hoan hỷ dạy chúng con
Về phúc lành cao thượng".

Trên đây là những điều được chính Tôn giả A-nan nghe và tường thuật lại thành bản kinh có tên Mahamangala sutta, được kết tập trong tạng kinh Pali, bộ Sutta Nipata, 258-269. Bản kinh này thường được biết đến với tên gọi là Kinh Phước đức, hay Kinh Đại phước đức hoặc kinh Đại hạnh phúc và được các Phật tử các nước Phật giáo Nam truyền như Tích lan, Miến điện, Thái lan… trì tụng thuộc lòng mỗi ngày. Cũng với nội dung này, trong tạng kinh Bắc truyền chữ Hán, nó được kết tập thành phẩm 39, phẩm Cát tường của bộ Kinh Pháp cú, thuộc Đại tạng kinh Đại chính tân tu, số 210 ; và phẩm 42 cùng tên trong bộ Pháp cú Thí dụ, số 211 thuộc ĐTK/ĐCTT.


Mở đầu bản kinh đã cho thấy, không những chỉ loài người, mà cả chư thiên, đều suy nghĩ, mong ước, tìm cầu và mong đợi một đời sống an lành. Hoá ra đời sốngThiên giới không hẳn đã được an lành ! Kinh điển Phật giáo cho chúng ta biết đời sống của các chư thiênphước báosung sướng hơn hẳn loài người, nhưng vẫn còn chịu sự chi phối của sinh tử luân hồi nên chưa hết khổ đau. Mà chưa hết khổ đau thì vẫn còn xu yếu tầm cầu hạnh phúc. Để thoả mãn cho những thao thức của cả chư thiênnhân loại, Đức Thế tôn trình bày 38 phương cách sống đưa tới phúc lành cao thượng mà theo Đức Thế tôn, thực tập theo những điều này mới chính là phước đức lớn nhất hay cát tường, tốt đẹp nhất ! Đọc bản kinh, chúng ta thấy rõ nội dung của nó chứa đựng những giá trị luân lý đạo đức hết sức căn bản của con người, đồng thời đưa ra những chỉ dẫn mang tính định hướng nghề nghiệp rất cơ bản, những phương cách hành xử giữa cá nhân với gia đìnhxã hội rất nhân văn.

Trong phẩm Cát tường kinh Pháp cú, chúng ta có 49 điều cát tường, nhiều hơn kinh Phước đức 10 điều, nhưng tựu trung nó cũng là những chỉ dẫn thiết yếu cho đường đời cũng như tiến bộ tâm linh. Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý là, trong khi kinh Phước đức mở đầu bằng lời khuyên :

"Không gần gũi kẻ ác (1)
Thân cận bậc trí hiền (2)
Tôn kính bậc đáng kính (3)",
 
thì phẩm Cát tường kinh Pháp cú đưa ra lời cảnh tỉnh :
"Ai vui tin chính pháp (1)
Là điều kiết tường nhất.
Chẳng phải xin trời, người (2)
Cũng không cúng thần thánh (3)
Để cầu điều may mắn
Là điều kiết tường nhất”.        

Không thể cầu cạnh, van xin người khác cho mình sự bình an, hạnh phúc, mà ngay cả các đấng trời, đất, thánh thần… chúng ta cũng không thể cầu cúng cho họ mà đạt được điều may mắn. Sự thật này cũng đã được nói đến trong Kinh Pháp cú, phẩm Đức Phật:


“Tìm nhiều chỗ quy y
Nơi thần cây, sông, núi
Họa tượng, lập miếu thờ
Cúng tế để cầu phước
Ai quy y như vậy
Không tốt lành, tối thượng
Bởi thần kia đâu đến
Để cứu khổ ai đâu?”[i]

Các vị thần linh không ai đến để cứu khổ cho chúng ta, không ai đến để ban cho chúng ta sự bình an, hạnh phúc. Chúng ta cũng không thể cầu phước bằng cách hoạ tượng, lập miếu thờ thần cây, núi đá, miễu bà, dinh cô… Muốn có được đời sống an lành, hạnh phúc chân thật chúng ta cần phải tu tập, hành trì đúng chánh pháp để chuyển hoá thân tâm thoát khỏi mọi nhiễm ô, phiền não. Sau khi đã xác định không ai ngoài bản thân của mỗi chúng ta chịu trách nhiệm về cuộc đời của chính mình, hạnh phúc hay khổ đau là hệ quả tất yếu của các hành nghiệp chính mình gây tạo ra, chúng ta bắt đầu thực tập : không gần gũi kẻ ác (1), thân cận bậc trí hiền (2), tôn kính bậc đáng kính (3). Tổ tiên ta vẫn thường dạy ‘gần mực thì đen’, còn chư tổ thì dạy ‘hiệp tập ác giả trưởng ác tri kiến’, tức gần gũi kẻ xấu ác thì chỉ làm cho cái thấy, cái biết ngày một trở nên xấu xa. Cho nên, không những cần phải tránh xa kẻ ác mà còn phải ‘thân cận bậc trí hiền’, điều mà trong kinh thường nói là ‘thân cận thiện sĩ’, tức gần gũi thầy lành bạn tốt để làm cho cái thấy, cái biết ngày càng trở nên rộng lớn, sáng suốt. Sáng suốt để mà biết phân biệt, để ‘tôn kính bậc đáng kính’, chứ không phải gặp đâu cũng lạy, thấy ai cũng cúi đầu cho họ ‘quán đảnh’!


Rồi thì, đối với môi trường sống, cần phải lựa chọn ở trú xứ thích hợp (4). Trú xứ thích hợp là khi ở đó mình có thể được tạo tác nhân lành (5) và được đi trên đường chánh (6). Tạo tác, gieo trồng hạt giống tốt lành, thiện pháp thì gặt được quả báo tốt đẹp, an vui. Đi trên đường chánh là y chỉ trên Bát chánh đạo.

Bát chánh đạo dạy cho một người Phật tử phải sống chánh nghiệpchánh mạng. Cho nên, cần phải có học (7), để có nghề hay (8), và nghề ấy lương thiện (13). Trong xã hội phát triển và mở cửa hội nhập như xã hội chúng ta ngày nay thì người có học và có nghề giỏi có rất nhiều cơ hội thành công, nhưng cần phải biết cung kính (22), khiêm nhường (23), nhẫn nhục (27), thuần hoá (28) và tự kiềm chế (19) để không bị say sưa (20). Không nghiện ngập say sưa trong rượu chè và càng không nên để say sưa, đắm mình trong dục vọng, lợi danh. Muốn vậy, cần phải biết hành trì giới luật (9) để hành vi không lỗi lầm (17) và xả ly tâm niệm ác (18). Thiết lập đời sống tự tại, thong dong (36) nhờ tu tập thiền định (31); gần đời mà chẳng hôi tanh mùi đời (37) nhờ sống phạm hạnh (32); thấy được chân lý của cuộc đời (33) nhờ thường yết kiến sa-môn (29), đúng thời nghe chánh pháp (26) và tuỳ thời đàm luận pháp (30). Đối với mình thì tri túc (24), đối với người thì tri ân (24). Đối với gia đình thì hiếu thuận bậc sanh thành (11), chăm sóc vợ và con (12); đối với người ngoài thì bố thí (14), hành đúng Pháp (15) và giúp ích hàng quyến thuộc (16). Đối với thiện pháp nếu tinh cần thực tập (21) thì khi xúc chạm việc đời tâm không hề lay chuyển (35).

Tựu trung, những điều vừa được chỉ dẫn nếu thực hành không chỗ nào thối thất (38) thì đâu đâu cũng có được an toàn, hạnh phúc. Đó là những chỉ dẫn của Đức Thế tôn về một con đường chắc chắn đưa đến thành tựu sự nghiệp ở đời và cũng thành tựu đời sống tâm linh vững chắc, chứng ngộ quả niết-bàn (34). Đây chính là phương cách tầm cầu phước đức tối thượng nhằm đạt được đời sống hài hoà và tiến bộ cho cá nhân cũng như đưa đến hạnh phúc cho gia đình, hoà bình cho xã hội.

Sau đây chúng ta hãy đọc toàn bộ nội dung bản kinh :

Kinh Hạnh Phúc
Như vầy tôi nghe :
Một thời Thế tôn
Ngự tại Kỳ viên
tịnh xá Cấp cô độc
Gần thành Xá vệ
Khi đêm gần mãn
Có một vị trời
Dung sắc thù thắng
Hào quang chiếu diệu
Sáng tỏa Kỳ viên
Đến nơi Phật ngự
Đảnh lễ Thế tôn
Rồi đứng một bên
Cung kính bạch Phật
Bằng lời kệ rằng :

Chư thiênnhân loại
Suy nghĩ điều hạnh phúc
Hằng tầm cầu mong đợi
Một đời sống an lành
Xin Ngài vì bi mẫn
Hoan hỷ dạy chúng con
Về phúc lành cao thượng.

Thế Tôn tùy lời hỏi
Rồi giảng giải như vầy :

Không gần gũi kẻ ác
Thân cận bậc trí hiền
Tôn kính bậc đáng kính
Là phúc lành cao thượng

Ở trú xứ thích hợp
Công đức trước đã làm
Chân chánh hướng tự tâm
Là phúc lành cao thượng

Đa văn nghề nghiệp giỏi
Khéo huấn luyện học tập
Nói những lời chơn chất
Là phúc lành cao thượng

Hiếu thuận bậc sanh thành
Chăm sóc vợ và con
Sống bằng nghề lương thiện
Là phúc lành cao thượng

Bố thí hành đúng Pháp
Giúp ích hàng quyến thuộc
Hành vi không lỗi lầm
Là phúc lành cao thượng

Xả ly tâm niệm ác
Tự chế không say sưa
Tinh cần trong thiện pháp
Là phúc lành cao thượng

Biết cung kính khiêm nhường
Tri túctri ân
Đúng thời nghe chánh pháp
Là phúc lành cao thượng

Nhẫn nhục tánh thuần hoá
Thường yết kiến sa môn
Tùy thời đàm luận pháp
Là phúc lành cao thượng

Thiền định sống phạm hạnh
Thấy được lý thánh đế
Chứng ngộ quả niết bàn
Là phúc lành cao thượng

Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động không sầu
Tự tạivô nhiễm
Là phúc lành cao thượng

Những sở hành như vậy 
Không chỗ nào thối thất
Khắp nơi được an toàn
Là phúc lành cao thượng.



[i] Kinh Pháp cú Bắc truyền, phẩm Đức Phật, kệ 14-15, Thích Nguyên Hùng dịch.

blank



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3510)
Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúatác phẩm có tính đặc trưng nhất về thủ pháp nghệ thuật lồng ghép truyện trong truyện, đan xen tình tiết, cài cắm tư tưởng khi trần thuật của nhà văn Thích Như Điển
(Xem: 4442)
Thế gian ly sanh diệt. Du như hư không hoa. Trí bất đắc hữu vô. Nhi hưng đại bi tâm.
(Xem: 3698)
Khi chúng ta phát triển một ý tưởng thô về ý nghĩa gì là sự lệ thuộc trên tư tưởng, chúng ta nên tự hỏi mình rằng...
(Xem: 3368)
Nguyên bản: View Yourself As Like an Illusion. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 4258)
Vấn đề này tôi nghĩ chư tăng không ai không quan tâm. Tại sao tu Phật lấy giải thoát làm cốt lõi?
(Xem: 4115)
Gần đây, tại Dharamsala (miền Bắc Ấn Độ), Đức Dalai Lama đã có cuộc trò chuyện trực tuyến với TS.Anupam Sibal, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ gốc Ấn Toàn cầu
(Xem: 3660)
Fyodor Dostoevsky sinh ra vào ngày 11 tháng 11 năm 1821 tại Moscow, nước Nga. Ông là người con thứ hai của Bác Sĩ Mikhail Dostoevsky và phu nhân Maria Dostoevskaya.
(Xem: 3578)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học
(Xem: 4008)
Xã hội hiện nay dù con người đến gần với những tiện ích vật chất nhưng mặt trái là phải đối mặt hàng loạt vấn đề xã hội ...
(Xem: 12213)
Theo lời Phật dạy, giữa người với người luôn tồn tại một mối nhân duyên từ kiếp trước, vì vậy, trong cuộc sống này, khi ta gặp và yêu thương...
(Xem: 4033)
Cầu siêu, cầu nguyện cho người chết sinh về cõi lành là một Phật sự phổ biến trong Phật giáo.
(Xem: 4367)
Giống như ảo ảnh của nhà huyển thuật, những giấc mơvà mặt trăng phản chiếu trong nước,
(Xem: 4446)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó...
(Xem: 4590)
Thầy Soṇa (Tôn giả sa-môn Nhị Thập Ức) vốn là một nhạc sĩ. Khi chưa xuất gia, thầy chơi đàn cầm rất giỏi.
(Xem: 4682)
Đúng vậy, cuộc đời không thể yên ổn như mình tưởng, dòng sông nào cũng có lúc dậy sóng, không thể nào bình lặng mãi như mặt nước mùa Thu.
(Xem: 3922)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4182)
Trong cõi ta bà trần lao này, các pháp biến đổi chuyển hóa luôn luôn chứ không phải ở yên hay cố định mãi được.
(Xem: 4046)
Có thể nói rằng, thiền học Việt Nam Khơi nguồn từ Ngài Khương Tăng Hội với cốt tủy là thiền quán niệm hơi thở qua tác phẩm ...
(Xem: 4370)
''Mùa mưa ta ở đây, đông, hạ cũng ở đây, người ngu tâm tưởng vậy, không tự giác hiểm nguy.''
(Xem: 3785)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4858)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen
(Xem: 4225)
Thiền sư nói với tên trộm: “Ngươi muốn trộm bát vàng của ta, ta muốn trộm trái tim của ngươi”
(Xem: 3370)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3625)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm...
(Xem: 3693)
Thành Phậtthành tựu đức đại từ đại bi do đã khai mở hoàn toàn Phật tánh:
(Xem: 4207)
Hôm nay con đang ở tại nơi đây và ngay lúc bây giờ, con viết lá thư này thành kính dâng lên đức Thế Tôn.
(Xem: 3754)
Người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 4271)
Chiêm nghiệm thực tế từ những câu chuyện nhỏ được kể trong kinh luận, là việc khá lý thú với tôi.
(Xem: 4326)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra.
(Xem: 3162)
“Vì cái này có nên cái kia có. Vì cái này không nên cái kia không. Vì cái này sinh nên cái kia sinh. Vì cái này diệt nên cái kia diệt.”
(Xem: 4306)
Khi nói đến đạo Phật thì hầu hết mọi người đều nghĩ đến tính từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha… nhưng đạo Phật còn có một tính chất rất tuyệt vời
(Xem: 5067)
thế gian nầy, chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ có từ bi mới trừ được hận thù. Đó là định luật của ngàn xưa
(Xem: 3993)
“Không có tôn giáo nào không có chân lý.” Đó là câu mà nhiều người đề cập tới, khi nói đến chân lý.
(Xem: 4452)
Thế giới trong thế kỷ 21: Nhìn qua lăng kính Phật giáo - Bài giảng của Tiến Sĩ Lancaster tại trường Đại Học University of the West, California vào tháng 10/2020.
(Xem: 4179)
Thời tiết xoay vần xuân lại thu Xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu Giàu sang nhìn lại một trường mộng Năm tháng ôm suông một hộc sầu
(Xem: 4273)
Trong kinh Nikaya, Đức Phật cũng không bao giờ tán thán sự hiện hữu, bởi vì còn hiện hữu, còn tái sinh là còn Khổ
(Xem: 3832)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 5214)
Hầu hết chúng ta là người phàm nên mắt thường không thể nhận biết các bậc Thánh, nhất là bậc Thánh A-la-hán “lậu hoặc đã đoạn tận
(Xem: 4189)
Đạo Phật đồng hành với dân tộc đã hơn hai ngàn năm nay. Người Việt tiếp xúc với đạo Phật hầu như đủ các trường phái, pháp môn
(Xem: 4183)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học...
(Xem: 4008)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 4102)
Khi chúng ta đã hoàn tất sự phân tích với sự quan tâm đến chính mình, tìm kiếm cho một sự tồn tại cố hữu của “cái tôi”,
(Xem: 4354)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu.
(Xem: 4684)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 4273)
Thiền sư thường huấn luyện trò Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng. Có hai thiền viện trong làng Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh
(Xem: 4107)
Từ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn là xấu, dơ dáy không tắm rửa là xấu, viết chữ cẩu thả là xấu, ăn nói thô tục chửi thề là xấu…Và ngược lại là tốt.
(Xem: 4501)
Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin vào thánh giới thì dù thế sự có thế nào thì ...
(Xem: 4636)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde
(Xem: 3942)
Biển là không gian bao la, rộng lớn vô cùng, chiếm đến bảy phần mười của diện tích bề mặt quả đất.
(Xem: 4449)
Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tạilinh hồn người chết sẽ đi về đâu? Đây là một vấn đề rất phức tạp, thật khó chứng minh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant