- Lời Người Dịch
- Lời Đầu Sách
- Giới Thiệu
- Chương 1: Khát Vọng Hạnh Phúc
- Chương 2: Thiền Tập – Sự Khởi Đầu
- Chương 3: Thế Giới Vật Chất Và Phi Vật Chất
- Chương 4: Nghiệp
- Chương 5: Phiền Não
- Chương 6: Sự Bao La Và Thậm Thâm: Hai Khía Cạnh Của Con Đường
- Chương 7: Bi Mẫn
- Chương 8: Thiền Tập Về Bi Mẫn
- Chương 9: Trau Dồi Hành Xả
- Chương 10: Tâm Bồ Đề
- Chương 11: Nhất Tâm Bất Loạn
- Chương 12: Chín Giai Tầng Của Nhất Tâm Bất Loạn
- Chương 13: Tuệ Trí
- Chương 14: Quả Phật
- Chương 15: Phát Tâm Bồ Đề
- Lời Bạt
- Tác Giả, Dịch Giả, Và Người Hiệu Chỉnh
CHƯƠNG 15: PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
NGHI LỄ CHO việc phát tâm vị tha nguyện ước giác ngộ là một nghi thức đơn giản. Mục tiêu của nó là để khẳng định và ổn định nguyện vọng đạt đến Quả Phật của chúng ta vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Sự khẳng định này là thiết yếu cho việc làm nổi bật sự thực hành bi mẫn.
Chúng ta bắt đầu nghi lễ này bằng việc quán tưởng một hình tượng của Đức Phật. Một khi việc quán tưởng là phân minh, chúng ta cố gắng để tưởng tượng rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thật sự hiện diện trước mặt chúng ta. Chúng ta tưởng tượng rằng Ngài được vây quanh bởi những đại sư Ấn Độtrong quá khứ, Long Thọ, người thiết lập trường phái triết lý Trung Quán và sự diễn giải vi diệu nhất về tánh không, và Vô Trước, đạo sư truyền thừa chính của phương diện "phương pháp" bao la của sự thực tập của chúng ta, là ở trong những đại sư ấy. Chúng ta cũng tưởng tượng Đức Phật được vây quanh bởi những đạo sư của bốn trường phái Phật Giáo Tây Tạng: Sakya, Gelugpa, Nyingma, và Kagyu. Sau đó chúng ta tưởng tượng chính mình được vây quanh bởi tất cả chúng sanh. Diễn đàn bây giờ được thiết lập cho việc phát tâm vị tha nguyện ước giác ngộ. Các hành giả của những tín ngưỡngkhác có thể tham dự trong nghi lễ đơn giản bằng việc trau dồi một thái độ nhiệt tâm, vị tha đối với tất cả chúng sanh.
BẢY ĐIỀU QUÁN NGUYỆN THỰC HÀNH[1]
Nghi lễ bắt đầu với một nghi thức mà trong ấy công đức được tích tập và phiền não được tiêu trừ. Chúng ta tiến hành nghi thức này bằng việc phán chiếu trên những điểm thiết yếu của Bảy Điều Quán Nguyện.
ĐIỀU THỰC HÀNH THỨ NHẤT
Tôn Kính
Trong điều thực hành thứ nhất, chúng ta dâng lòng tôn kính với Đức Phật bằng việc quán chiếu trong những phẩm chất của giác ngộ của thân, miệng, và tâm của Ngài. Chúng ta có thể chứng tỏ lòng thànhtín và dâng hiến bằng việc lễ lạy trước khi quán tưởng hình tượng của Đức Phật. Bằng việc tỏ lòng quy kính từ trái tim, chúng ta cũng tỏ lòng tôn kính những phẩm chất Phật trong chính chúng ta. (Nhất giả lễ kính chư Phật- Nhị giả xưng tán Như Lai)
ĐIỀU THỰC HÀNH THỨ HAI
Cúng Dường
Điều thực hành thứ hai là cúng dường. Chúng ta có thể thực hiện việc cúng dường vật chất hay đơn giản tưởng tượng chúng ta đang cúng dường những sở hữu quý giá đến chúng hội mà chúng ta đang quán tưởng phía trước chúng ta. Việc cúng dường sâu sắc và đầy đủ ý nghĩa nhất của chúng ta là sự thực hành tâm linh chuyên cần của chúng ta. Tất cả những phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta đã tích tập là kết quả của việc tiến hành trong những hành vi đức hạnh. Những hành vi bi mẫn, hành vi ân cần, ngay cả một nụ cười mĩm vào người nào đấy hay tỏ lòng quan tâm cho người nào đấy đang đau đớn, tất cả là những hành vi đức hạnh. Chúng ta cúng dường những điều này trong bất cứ thí dụ nào của lời nói đức hạnh. Những thí dụ có thể bao gồm những lời khen ngợi, chúc tụng mà chúng ta đã nói với người khác, việc tái cam đoan, những lời êm dịu hay an ủi - tất cả những hành vi tích cực được tiến hành qua lời nói. Chúng ta cũng cúng dường những hành vi tinh thần của đạo đức. Việc trau dồi lòng vị tha, cảm nhận về ân cần săn sóc, lòng bi mẫn của chúng ta. Và lòng tin tưởng sâu xa cũng như sự dâng hiến giáo nghĩa Phật Đà của chúng ta là ở trong những sự cúng dường này. Tất cả những điều này là những hành vi đức hạnh tinh thần. Chúng ta có thể quán tưởng tất cả những thứ này trong hình thức của những đối tượng tuyệt đẹp và quý giá phong phú mà chúng ta cúng dường đến Đức Phật và hội chúng được quán tưởng phía trước chúng ta. Chúng ta có thể cúng dường bằng tinh thần đến toàn thể pháp giới, vũ trụ, môi trường của chúng ta với những khu rừng, đồi núi, đồng cỏ, và những cánh đồng bông hoa. Bất kể chúng có thuộc sở hữu của chúng ta hay không, chúng ta có thể cúng dườngmột cách tinh thần. (Tam giả quảng tu cúng dường)
ĐIỀU THỰC HÀNH THỨ BA
Sám Hối
Điều thực hành thứ ba là sám hối. Yếu tố then chốt của sám hối là việc đang nhận thức về những hành vi tiêu cực của chúng ta, những việc làm sai lầm mà chúng ta đã từng dấn thân vào. Chúng ta nên trau dồi một cảm nhận hối lỗi sâu xa và rồi hình thành một quyết tâm mạnh mẽ không theo đuổi trong những thái độ phi đạo đức như thế trong tương lai. (Tứ giả sám hối nghiệp chướng)
ĐIỀU THỰC HÀNH THỨ TƯ
Tùy Hỉ
Điều thực hành thứ tư là việc tập tùy hỉ. Bằng việc tập trung trên những hành vi đức hạnh quá khứ, chúng ta phát triển một niềm hoan hỉ lớn trong việc hoàn thành của chúng ta. Chúng ta phải bảo đảmrằng chúng ta không bao giờ hối hận bất cứ hành vi tích cực nào mà chúng ta đã làm mà đúng hơn là chúng ta tìm thấy niềm hoan hỉ với việc thực hành những việc làm tốt đẹp ấy. Thậm chí quan trọng hơn, chúng ta nên tùy hỉ trong những hành vi tích cực với người khác, những chúng sanh thấp kém hơn chúng ta, yếu đuối hơn chung ta, cao siêu hơn chúng ta, hay mạnh mẽ hơn chúng ta hay ngang bằng với chúng ta. Thật quan trọng để bảo đảm rằng thái độ của chúng ta đối với những đức hạnh của người khác không bị làm mờ đi bởi sự ganh đua hay ghen tỵ; chúng ta phải cảm thấy một sự ngưỡng mộ thuần khiết và hoan hỉ đối với những phẩm chất và sự hoàn thành của họ. (Ngũ giả tùy hỉ công đức)
ĐIỀU THỰC HÀNH THỨ NĂM và THỨ SÁU
Khuyến Thỉnh và Cầu Xin
Trong hai điều thực hành tiếp theo chúng ta thỉnh cầu chư Phật giảng dạy hay chuyển bánh xe pháp vì lợi ích của tất cả chúng sanh, sau đó cầu xin các Ngài đừng tìm cầu an lạc niết bàn cho riêng các Ngài mà thôi.
ĐIỀU THỰC HÀNH THỨ BẢY
Hồi Hướng
Điều thực hành thứ bảy và cuối cùng là điều quán nguyện hồi hướng. Tất cả những công đức và năng lực tích cực chúng ta đã tạo được từ tất cả những điều thực hành trước và những việc làm đức hạnhđược hồi hướng đến mục tiêu cứu kính tâm linh: việc đạt đến Quả Phật.
Đã thực hiện những thực tập chuẩn bị của Bảy Điều Quán Nguyện, chúng ta bây giờ đã sẳn sàng để phát sinh thật sự tâm vị tha nguyện ước giác ngộ. Bài kệ đầu tiên của buổi lễ bắt đầu với sự hiện diệncủa động cơ thích đáng:
Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sanh
Câu thứ hai và thứ ba xác định những đối tượng của quy y: Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo. Thời điểm của chí nguyện cho việc tìm cẩu sự quy y này cũng được thiết lập trong những dòng này:
Con sẽ luôn luôn quy y với
Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo.
Bài kệ thứ hai là sự phát sinh tâm vị tha nguyện ước giác ngộ.
Được làm cho nhiệt tình bởi tuệ trí và từ bi
Hôm nay với sự hiện diện của chư Phật
Con phát tâm nguyện ước tỉnh thức hoàn toàn
Vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
Bài kệ này nhấn mạnh tầm quan trọng của tuệ trí và từ bi hợp nhất. Giác ngộ không là từ bi không tuệtrí hay tuệ trí tách rời từ bi. Đấy là một đặc thù của tuệ trí thực chứng tánh không được liên hệ ở đây. Có một sự thực chứng trực tiếp về tánh không, hay ngay cả một nhận thức hay sự thấu hiểu thông tuệvề nó, điều ấy biểu thị khả năng cho một sự chấm dứt sự hiện hữu bất giác của chúng ta. Khi tuệ trínhư vậy làm đầy đủ lòng từ bi của chúng ta, phẩm chất tiếp theo của từ bi là mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chữ 'được làm cho nhiệt tình' (enthused) trong câu kệ này biểu thị một lòng từ bi dấn thân và vô cùng năng động, không chỉ là một thể trạng của tâm thức.
Câu tiếp theo,
Hôm nay trong sự hiện diện của chư Phật
Biểu thị rằng chúng ta đang ngưỡng mộ để đạt được thể trạng thật sự của một Đức Phật. Nó cũng có thể biết được với ý nghĩa là chúng ta đang kêu gọi sự chú ý của tất cả chư Phật để chứng minh cho sự kiện này, như chúng ta tuyên bố.
Con phát tâm nguyện ước tỉnh thức hoàn toàn
Vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
Bài kệ cuối cùng, từ tác phẩm Hướng Dẫn Lối Sống Bồ tát của Tôn Giả Tịch Thiên ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 8, được biết là:
Cho đến khi không gian còn tồn tại,
Cho đến khi chúng sanh còn hiện hữu,
Cho đến lúc ấy, con nguyện cũng hiện diện
Và xua tan khổ não của trần gian.
Những dòng này biểu lộ một tình cảm mãnh liệt. Một vị Bồ tát phải tự xem mình như vật sở hữu của tất cả chúng sanh. Giống như một hiện tượng trong thế giới tự nhiên hiện hữu ở đấy để người khác thụ hưởng và sử dụng, vì vậy sự hiện hữu và tồn tại của chính chúng ta sẳn sàng cho tất cả chúng sanh. Chỉ một lần chúng ta bắt đầu nghĩ trong những dạng thức như vậy là chúng ta có thể phát triển một tư tưởng đầy năng lực "Con sẽ dâng hiến toàn bộ sự hiện hữu của con vì lợi ích của người khác. Con tồn tại chỉ để phục vụ cho chúng sanh". Những quan điểm năng động như vậy tự hướng vào những hành vilàm lợi ích cho chúng sanh, và trong tiến trình cho những nhu cầu của chính chúng ta được đầy đủ. Bằng trái lại, nếu chúng ta sống trong toàn bộ cuộc sống bị thúc đẩy bởi lòng vị kỷ, chúng ta cuối cùngsẽ không thể đạt được những khát vọng vị kỷ của chính chúng ta, sẽ tệ hơn nhiều so với sự cát tườngcủa kẻ khác.
Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật lịch sử, bậc chúng ta tôn kính, nếu đã duy trì một đời sống vị kỷ như chúng ta, bây giờ chúng ta cũng sẽ đối xử với Ngài như những người thông thường khác, và nói rằng, "Ông hãy im lặng. Ông hãy câm mồm lại". Nhưng không phải như vậy. Bởi vì Đức Phật Thích Ca đã chọn bỏ rơi những cung cách vị kỷ và yêu mến người khác, chúng ta xem Ngài như một đối tượng của sự tôn kính.
Đức Phật Thích Ca, những đạo sư rực sáng của Ấn Độ như Long Thọ và Vô Trước, và những đạo sưtột bậc của Tây Tạng trong quá khứ tất cả đều đã đạt được thể trạng giác ngộ của các ngài như một kết quả của sự thay đổi hoàn toàn nền tảng trong thái độ đối với chính các ngài và những người khác. Các ngài đã tìm cầu sự nương tựa. Các ngài đã ôm ấp sự cát tường của các chúng sanh khác. Các ngài đã đi đến thấy rằng sự luyến ái và chấp trước chính mình vào tự ngã như kẻ thù sanh đôi và cội nguồn sanh đôi vô đạo đức. Các ngài đã chiến đấu với hai năng lực này, và đã loại trừ chúng. Như một kết quả của sự thực tập, những chúng sanh vĩ đại này bây giờ đã trở thành những đối tượng cho sự ngưỡng mộ và noi gương của chúng ta. Chúng ta phải noi theo gương của các ngài và hành động để thấy sự tự luyến ái và chấp trước vào tự ngã như kẻ thù để loại trừ.
Do vậy, trong khi đem những tư tưởng này đến tâm thức và quán chiếu chúng, chúng ta đọc theo ba bài kệ tiếp theo ba lần:
Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sanh
Con luôn luôn quy y
Với Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo
Cho đến khi con đạt được sự giác ngộ hoàn toàn.
Được làm cho nhiệt tình bởi tuệ trí và từ bi
Hôm nay với sự hiện diện của chư Phật
Con phát tâm nguyện ước tỉnh thức hoàn toàn
Vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
Cho đến khi không gian còn tồn tại,
Cho đến khi chúng sanh còn hiện hữu,
Cho đến lúc ấy, con nguyện cũng hiện diện
Và xua tan khổ não của trần gian.
Điều này hợp thành nghi thức phát tâm vị tha nguyện ước giác ngộ. Chúng ta phải cố gắng quán chiếuý nghĩa của những dòng kệ này, hay bất cứ khi nào chúng ta thấy có thời gian. Tôi đã làm điều này và thấy nó rất quan trọng cho việc thực hành của tôi.
Chân thành cảm ơn.
Wednesday, October 31, 2012 / 11:40:47 AM