Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chuyện Vong Nhập Và Cách Hàng Phục

19 Tháng Bảy 201905:15(Xem: 5160)
Chuyện Vong Nhập Và Cách Hàng Phục
Chuyện Vong Nhập Và Cách Hàng Phục

Chân Hiền Tâm

hoa sen

Thời buổi văn minh hiện đại như hiện nay mà còn nói đến ma quỷ, lại còn cả vụ vong nhập, thì có vẻ như mê tín dị đoan. Mê tínlòng tin mê lầm. Không có mà tin có, gọi là tin mê lầm. Nhưng vụ tin này không phải mê tín. Vì niềm tin của mình có cơ sở kinh điển để luận, cũng từng hiện ra thực tế cho mình thấy, đủ để tin những gì Phật nói trong kinh là xác thực. Nên tin đó không phải là mê tín

Các kinh nói ma quỷ có mà không tánh. Không tánh, nên ứng ra thực tế thì “cũng có mà cũng không”.

Có mà không tánh, là có mà cái có này không mang tính phổ quát. Tức không cố định là khi nào cũng có, chỉ là tùy duyên của mỗi người mà thấy có hoặc thấy không. Với người có nhân duyên với ma, hoặc do nguyện lực độ sanh, thì thấy có ma. Người không có nhân duyên thấy ma, cũng không có nguyện lực gặp ma, thì không thấy ma. Nói có mà không tánh là như vậy, là không tánh cố định.

Như người có duyên ở trong Nam, khó mà thấy tuyết rơi, trong khi người ở Sapa hay ở các nước Âu Mỹ thì đến mùa là thấy tuyết rơi. Kẻ trong Nam, từng trải qua một lần ở Sapa hay đi du lịch ở các nước Âu Mỹ vào mùa Đông, nghe nói tuyết rơi sẽ tin. Kẻ không đi nhưng được cái duyên nghe người thân nói lại hoặc nhìn thấy nó qua điện thoại di động thì cũng công nhận có tuyết rơi. Thấy có, thấy không là do duyên của từng người. Pháp nhân duyên là như vậy. Chính vì mặt nhân duyên này của pháp mà biết là pháp không tánh. Do tánh pháp là không mà hiển thị thành mặt nhân duyên như vậy. Không tánh, là không tánh cố định, chỉ tùy duyênhiện tướng.

Cho nên, người ta nói không có ma mà mình thấy có, cũng không phải là việc lạ để gây tranh cãi. Tại duyên người ta chưa thấy, không thể bắt người ta tin mình. Duyên mình thấy có, không có nghĩa là người khác cũng phải thấy có như mình. Nhưng điều đó không có nghĩa ma đã không, khi Phật đã kể vô số về những câu chuyện ngạ quỷ, từ nhân duyên cho đến hình tướng của chúng. Tất cả là tùy duyên. Kẻ hiểu về duyên khởi, sẽ biết như thế. Đó là lý do kinh luận nói có ma quỷ mà cái có đó không tánh. Tức không phải không có ma quỷ. Không đủ duyên hội tụ thì thấy nó không. Đủ duyên hiện khởi thì nó hiện ra với đủ thứ hình dạng. Nói “có mà không tánh” là như vậy.

Cũng có dạng người, từng thấy tường tận mọi việc xảy ra, cũng được học, đọc trong kinh luận rằng ma quỷ có, nhưng vẫn khẳng định “không có”. Dạng này thời Phật đã xuất hiện. Đó là ngài Thiện Tinh, thị giả của Phật. Dù thấy tường tận mọi việc xảy ra đúng như những gì Phật đã nói, vẫn khẳng định không có. Do vô minh. Vì có ý đồ bất chính. Thời Phật còn gặp phải, huống là thời mạt pháp này. Chỉ là chuyện bình thường.

Ma quỷ trong đời sống thường nhật

Trong cái duyên của tôi, tôi tin có ma quỷ. Vì tôi từng nghe và thấy những việc liên quan đến chúng, chứng kiến luôn cả việc chúng nhập vào người khác thế nào. Cũng từng ra tay tiếp cứu thiên hạ. Việc này không phải là việc lạ. Chư vị tiền bối cũng từng gặp, từng kể ra nghe rất thú vị.

Gần ba chục năm trước…

Ngày ấy em tôi được đưa vào Bệnh viện Sài Gòn, bị tiêu chảy cấp tính. Con bé chứng kiến toàn bộ mọi sự việc ma nhập hành xáctrả thù người sống thế nào. Việc này, toàn bộ bệnh nhân cùng phòng cũng như bác sĩ phụ trách phòng ấy chứng kiến. Tôi thì chỉ có duyên để nghe. Những lúc tôi vào, “con ma” ngủ yên. Chỉ thấy người phụ nữ lớn tuổi ngồi bên cạnh khóc rấm rứt, đang lẩm bẩm lời gì đó.   

Bà ta kể rằng, con trai bà yêu một người con gái. Họ sống với nhau như vợ chồng. Nhưng bà không chấp nhận và bắt cậu ta rời bỏ. Cô ta uất ức và uống thuốc rầy tự tử. Rồi nhập vào con gái bà. Con gái bà đâm đầu vào xe hơi và được đưa vào Bệnh viện Sài Gòn, nằm đúng ngay cái giường mà cô gái kia đã chết. Mỗi lần lên cơn, cô gái nắm lấy tấm drap siết chặt cổ mình, rồi đánh thùm thụp vào ngực mình, là thân xác của cô em chồng. Tôi hỏi sao bà không thử tụng kinh. Bà nói thử rồi, nhưng vừa cầm chuông mõ lên là nó nhảy tới quơ hết, rồi chạy ra đường đâm đầu vào xe hơi. Bốn người đàn ông lực lưỡng không ngăn được một người phụ nữ nhỏ bé. Nhập viện.

Pháp nếu dùng không đúng duyên thì không có tác dụnghình thức mang tính Chánh pháp. Mang Bát-nhã ra tụng để giữ thành thì thành mất là chuyện đương nhiên, vì lực tụng Bát-nhã của người đời, tâm chưa đủ thanh tịnh để quân địch án binh bất động. Phải như Phật hoàng Trần Nhân Tông, quán rõ nhân duyên của chúng sinh mà dụng pháp. Pháp nào có duyên của pháp đó. Đúng thuốc thì bệnh lành. Việc dùng pháp này đòi hỏi phải “cảm ứng đạo giao” mới có tác dụng. Thành có khi một pháp thấy hình thức có vẻ trái với giới luật mà lại cứu được người. Còn thiện lành mà không đúng duyên thì cũng chẳng tới đâu. Vì thế cái gọi là dùng pháp chánh hay tà được xét trên mặt lợi ích chúng sinh hơn là xét trên mặt phương tiện. Dù phương tiện thế nào, nếu nó đem lại lợi ích cho chúng sinh thì phương tiện ấy vẫn gọi là chánh, chánh trong cái duyên ấy. Kinh Đại Bửu Tích quyển 6, phẩm Pháp hội Đại thừa phương tiện, Phật đã nêu một số ví dụ nói về những gì đang luận bàn đây. Và kết luận: “Bồ-tát hành phương tiện giáo hóa chúng sinh, tùy theo sở dục của họ mà hiện thân… khi biết chúng sinh đã tạo thiện căn không thối chuyển thì liền xả ly, đối với ngũ dục không hề luyến tiếc”. Vì lý do đó mà thấy Phật hoàng Trần Nhân Tông cầm quân đánh giặc. Hình thức có vẻ như đi ngược với giới luậtPhật tử đã thọ, không sát sinh, mà thật là không phải. Chánh hay tà không căn cứ trên phương tiện mà căn cứ trên lợi ích của đa số. Lợi ích đó là thái bìnhniềm tin được củng cố. Ngài mang Thập thiện đi khắp nơi giáo hóa nhân sinh. Xã hội ổn định, đất nước phát triển. Thành dụng pháp thế nào không quan trọng. Quan trọng là nó mang lại lợi ích gì cho chúng sinh. Đó mới là vấn đề đáng nói. Nếu pháp dụng đó có thể dẫn người từ bỏ ác nghiệp, hành thiện nghiệp, tin vào nhân quả, an định được xã hội thì dù pháp có trái với giới luật và không có trong kinh điển, trong trường hợp đó, nó vẫn được gọi là Chánh pháp. Xin nhấn mạnh là “trong trường hợp” đó. Nghĩa là, pháp ấy vẫn được coi là Chánh pháp trong trường hợp đó, trong các duyên khác thì chưa hẳn. Phẩm Pháp hội Đại thừa phương tiện đã nói rõ về việc này.

Nói chung, thứ gì là phương tiện thì nó chỉ mang tính tùy duyên, không mang tính phổ quát như chân lý. Không phổ quát thì không phải là pháp có thể truyền bá rộng rãi, nhất là với những hình thức có vẻ trái với giới luật. Vì không phải ai cũng có thể ứng dụng phương tiện đó, cũng không phải là pháp mà phàm phu, nhất là hạng không hiểu gì về Phật pháp, có thể thấu được thực chất của nó mà không khởi tâm xấu ác, nên trong kinh Phật dạy: “Các phương tiện này phải giữ chặt, cất kín, chẳng nên nói với hạng người hạ liệt, thiện căn kém mỏng…”1.

Đây đang nói ở mặt dụng pháp của kẻ trí, không nói ở mặt nhân quả. Nhân quả thì nhân nào có quả nấy. Gây nhân, đủ duyên nhất định phải nhận quả. Tùy mức độ tác ý của thân tâm là thiện hay ác mà quả nhận được có mức độ khác nhau. Bồ-tát dụng pháp lợi ích chúng sinh mà không lầm nhân quả.

Đứng ở mặt nhân quả mà nói, việc giết người khi đủ duyên sẽ có quả báo. Song tùy vào tâm thức lúc giết người và tâm thức lúc trả quả mà báo có nặng nhẹ khác nhau. Giết người vì lợi ích của người khác, vì tự vệ, quả sẽ khác với việc giết người do cố ý, do tham hay sân. Khi quả báo tới, kẻ không tu hành nhận quả khác với kẻ có tu hành. Cho nên, sau chiến tranh Nguyên Mông, một pháp được coi là tốt nhất trong tình thế lúc ấy, vì không thể đòi hỏi một pháp toàn triệt trong thế giới tương đối này, Phật hoàng Trần Nhân Tông đi khắp nơi, phá các dâm miếu, dùng Thập thiện giáo hóa nhân sinh. Ngoài việc an định xã hội trong hiện tại, việc đó còn giúp nhân sinh xây dựng cái nhân phước thiện trong tương lai, hầu chuyển bớt nghiệp quả mà mình vừa gây nhân trong quá khứ, dù đó chỉ do tự vệ.    

Em gái tôi từng nghe người phụ nữ lớn tuổi khóc và năn nỉ cô gái tha thứ cho bà. Cô gái kia đấm thùm thụp vào ngực mình mà khóc uất ức: “Tha thứ cho bà rồi ai tha thứ cho tôi. Bà có biết tôi đau đớn nóng bức thế nào không mà bà đòi tha thứ cho bà …”. Mới thấy tự tử không phải là hết. Ngợp mà chết thì cảm giác ngợp còn mãi. Đau đớn nóng rát mà chết thì đau đớn nóng rát còn đó. Khổ này chồng khổ kia. Đâu phải chết là hết. Rơi vào thân ngạ quỷ với những hận thù đau đớn chưa hết thì cứ nghiệp đó mà theo. Trả thù và tạo bất thiện nghiệp, nghĩ có thể giải quyết được phần nào việc đau đớn của mình mà thật là chỉ đi ngược. Đó là cái khổ muôn kiếp của con người, muốn sướng mà gây nghiệp khổ, muốn có hoa mà trồng nhân cỏ. 

Rốt cuộc không biết việc đó thế nào. Vì con em đã đòi ra viện sớm. Dù bệnh chưa hết. Nó mất hồn khi nghe cô gái nói: “Tao không sợ đâu, đừng có niệm Phật…”. Ma nhìn thấu tới nó, nó chuồn gấp cho yên.

Đó là cảnh ma nhập tôi gặp phải mà tôi không biết làm gì cho họ. Vì lúc đó tôi chưa biết gì về Phật pháp.

Lần thứ hai là cháu của một con nhóc trong đạo tràng. Mỗi lần cái vong ấy vào thân thì con bé lại khóc. Cứ ngồi vậy mà khóc. Có khi khóc đến nửa ngày mới ngưng. Ngưng rồi lại khóc. Công việc bỏ hết. Tôi không chứng kiến tận mắt nhưng nghe nó khóc qua điện thoại khi mẹ nó gọi tôi. Tiếng khóc lạ lẫm. Có lẽ để biết ma khóc, chẳng phải người khóc. Hên là cái vong này nó biết Phật pháp, chắc nó muốn gia đìnhđi chùa, tụng kinh, niệm Phật, nên khi mẹ nó thành tâm niệm Quán Thế Âm là nó ngừng khóc. Phải hứa thêm với nó sẽ đi chùa, tụng kinh mỗi đêm, kết hợp với việc cúng dường, làm công quả phước thiện hồi hướng cho nó. Tôi thì thành tâm niệm danh hiệu Địa Tạng, cúng dường các loại công đức cho Tam bảo tận mười phương, nguyện Ngài trợ lực để vong nhân nhận được tất cả mà phát niềm tin, buông bỏ. Muốn đầu thai thì đầu thai. Chưa muốn đi thì được an vui. Thế là nó hài lòng, xuất ra và không bao giờ vào quấy nữa. Con bé hiện cũng đã có chồng và sống yên ấm.  

Đó là vài chuyện ma quỷ trong đời sống thường nhật mà tôi từng chứng kiến. Còn việc mở mắt thấy bóng trắng đứng đầu võng hay đi lãng vãng trong các giấc mơ, không phải không, nhưng mơ thì không kể ra đây.     

Giờ đến việc ma nhập nói trong kinh điển

Chuyện của Tôn giả Mục Kiền Liên

Ác ma quấy phá

Người bị ma nhập là Tôn giả Mục Kiền Liên. Lúc đó đã đứng trong hàng thánh Thanh văn của Phật, đã có năng lực thấy được ma vào chỗ nào trong thân, còn cảm nhận luôn được những suy nghĩ của ma. Thánh như vậy mà ma vẫn vào thân. Tất cả đều có nhân duyên. Vì trong quá khứ, Tôn giả  từng là một ác ma, từng nhập vào thân người khác quấy phá. Giờ là lúc cái quả hiện hình. Nhưng nhờ có năng lực của giới-định-tuệ, ma chỉ lọt vào được bụng ngài, không thể chiếm tâm thức của ngài. Tôn giả có thể nhận biết và khiến nó xuất ra.

Chuyện kể đây, dựa vào bài kinh thứ 50, có tên là Hàng ma, thuộc kinh Trung bộ I2.

Mục Kiền Liên trong kinh này được gọi với cái tên là Mahamoggallana.

Khi ấy Mahamoggallana đang đi kinh hành ngoài trời thì bỗng thấy bụng nặng như có thứ gì trong ấy. Tôn giả liền đi vào tự viện và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau đó bắt đầu chánh tư niệm. Tôn giả thấy ác ma đang ở trong bao tử. Tôn giả nói với ác ma “Hãy đi ra ác ma! Chớ đến phiền nhiễu Như Laiđệ tử Như Lai, chớ có khiến cho ngươi bị bất hạnhđau khổ lâu dài”. Nhưng ác ma không ra. Vì nghĩ Bổn sư còn chưa thể biết nhanh như thế, huống là đệ tử.

Biết được tư tưởng của ma, Mahamoggallana lặp lại những ý nghĩ đó cho nó nghe, và khuyến cáo lần nữa “Hãy đi ra ác ma! Chớ đến phiền nhiễu Như Laiđệ tử Như Lai, chớ có khiến cho ngươi bị bất hạnhđau khổ lâu dài”.

Ác ma thấy không xong, liền chui ra và đứng ở cửa.

Tôn giả thấy vậy bắt đầu thuyết pháp.

Ngài kể lại tiền kiếp đã từng làm ác ma như thế nào và có mối liên hệ gì với ác ma bây giờ.

Thuở xưa, thời Phật Kakusandha, Tôn giả là một ác ma có tên là Dusi. Chị của ác ma tên là Kali. Ác ma hiện nay là con của người chị đó, tức là cháu của Dusi.

Thời đó, Dusi chứng kiến cảnh Tôn giả Sanjiva nhập diệt tận định, do không biết, dân làng châm lửa hỏa táng. Sáng hôm sau Sanjiva xuất định, vào thành khất thực tiếp. Tôn giả được mọi người tán thán. Ác ma thấy vậy liền khởi nghĩ: “Ta không biết chỗ đến và đi của chư vị Tỷ-kheo có giới hạnhthiện tánh. Giờ hãy nhập vào các gia chủ Bà-la-môn và nói như sau: “Những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sinh từ gót chân này…” Thực hiện cách đó, ma hy vọng chư Tỷ-kheo sẽ động tâm vì những lời hủy báng mà thay đổi tâm đạo. Chư vị sẽ khởi tâm sân si, trả đủa v.v... Thế là việc phá hoại thành công. Khởi tưởng rồi, liền theo đó mà thực hành. Những ai bị ác ma nhập vào, liền lớn tiếng phỉ báng, mạ lỵ, thống trách chư Tỷ-kheo có giới hạnhthiện tánh.

Nhưng ma không chỉ thực hành một pháp đó. Nó còn cách thứ hai. Đó là dùng lời tán dương. Đối với chư Tỷ-kheo có giới luậtthiện tánh, ác ma nhập vào các gia chủ Bà-la-môn, đến và tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường chư vị Tỷ-kheo. Với cách đó ác ma hy vọng chư vị động tâm, thay đổi tâm, tham đắm danh lợi mà phá hỏng đạo nghiệp của mình.

Đây chỉ nói ác ma phá hoại các bậc tu hành chân chính, không thấy nói đến việc phá hoại những vị không chân chánh. Có lẽ, chư vị ấy không cần ai phá nữa. Tự bản thân đã tạo đủ nhân để có quả. Chỉ tội cho hàng gia chủ Bà-la-môn bị ác ma nhập. Phần lớn các người ấy sau khi thân hoại mạng chung đều sinh vào đường dữ, ác thúđịa ngục. Nói phần lớn, vì vẫn còn những người không bị quả báo ở các đường đó. Là do biết sám hối, tu thiện pháp, nên chuyển được nghiệp. 

Cách hàng phục ma

bài kinh này, Phật không dạy pháp hàng phục ma cho hàng Ba-la-môn bị ma nhập mà cho chư vị Tỷ-kheo bị ma quấy phá. Nhưng từ đó, ta vẫn có thể rút ra bài học cho bản thân để tránh việc ma nhập.

Phật dạy chư vị Tỷ-kheo hãy đi đến khu rừng, gốc cây hay chỗ vắng lặng, đầy khắp mười phương cùng với tâm từan trú, cùng với tâm bi, tâm hỷ, tâm xả mà an trú. Quảng đại. Vô biên. Không sân. Không hận. Nghĩa là đối với cảnh đáng sân, đáng giận, không khởi tâm sân, không khởi tâm giận. Dùng từ, bi, hỷ xả  đối trị sân hận. Dùng từ bihỷ xả những lời phỉ báng, mạ lỵ, thống trách… Việc này chỉ thực hiện được với điều kiện bình thường người tu có ít nhiều công phu. Giới, định, tuệ đã được huân tập. Đến lúc đó mới đủ tỉnh giáckiềm chế lực của tham, sân v.v…, không thì sẽ chao đảo theo cảnh. Tâm loạn là nhân duyên để ma có cơ hội phá hoại hơn nữa. Ngoài đời, nhiều người đã tan thân mất mạng vì không chịu nổi sự phỉ báng của dư luận

Đối với những lời tán thán hay tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, Phật cũng dạy chư Tỷ-kheo đi đến khu rừng, gốc cây hay chỗ vắng lặng, nhưng “Quán bất tịnh trên thân, quán nhàm chán với các món ăn, quán bất khả lạc đối với tất cả thế gian, quán tánh vô thường đối với tất cả hành”. Dạy quán như thế là để phá tâm tham chấp. Không tham chấp vào những thứ đó thì không bị sai sử bởi những thứ đó. Ma này xem ra nguy hiểm hơn ma trước, vì nó phục vụ bản ngã và đánh trúng ý thích của con người. Thấy hãnh diện hay hứng thú với những người chuyên cúng dường hay các vật phẩm cúng dường, là bước đầu rơi vào ma sự. Chỉ vì được họ tôn trọng, tán thán hay cúng dườnglời nói của họ trở thànhgiá trị với mình, cũng là đang rơi vào ma sự v.v... Nói chung, ma sự xuất hiệnđể tâm chấp dính vào các phân biệt nhị biên. Không chấp thì có thể tùy duyên mà hành xử. Tùy duyên, không phải tùy nghiệp. Tùy duyên được thì ứng duyên liền có pháp, tuy phân biệt mà không rơi vào cái chấp nhị biên phân biệt.

Với cách mà Như Lai dạy cho chư Tỷ-kheo hàng phục ma sự, ta có thể rút ra cách hàng phục ma cho bản thân, là những người có thể bị ma nhập bất cứ lúc nào khi tham sân còn đầy dẫy. Đó là làm sao đừng để tham sân làm chủ lấy mình, cần cẩn trọng với ba nghiệp của mình, nhất là với khẩu nghiệp, một loại nghiệp tưởng chừng như vô tội mà có khi giết người lúc nào không hay.

Ma nhập, chủ yếu là làm sao để mình chửi bới những người có đức hạnh, phá hoại những pháp giúp an định con ngườixã hội. Nếu chúng ta tập định tĩnh làm chủ được khẩu nghiệpthân nghiệp, không để xảy ra các bất thiện nghiệp dù tâm ý có bị xúi giục thì ma có lỡ nhập vào, nhất định cũng tìm đường rút ra. Đã không thể mượn đó tạo tác ác nghiệp thì không ở lại đó làm gì. Việc này đòi hỏi bình thường mình phải tập định tĩnh với mọi cảnh duyên. Đọc, học thêm kinh luận để tăng trưởng trí tuệ. Bớt tham gia những việc không phải là của mình hay mình không phải là người trong cuộc. Có vậy mới mong làm chủ được bản thân khi cần. Nên nhớ, một lời góp ý chân tìnhđạo hạnh của người khác, đúng lúc, đúng nơi, hoàn toàn khác với các loại chửi bới, nhục mạ, dùng hiệu ứng đám đông hầu đạt cho được mục tiêu thấp hèn của mình. Hai việc đó hoàn toàn khác nhau, vì xuất phát từ tâm và khẩu khác nhau. Nhân khác thì đương nhiên quả phải khác. Một bên lên thiên đường. Một bên xuống địa ngục. Vì ma nhập, vì bản thân chính là ma vương.        

Cúng dường hồi hướng có thể giúp vong linh an lạc  

Câu chuyện này kéo dài 184 kiếp. Từ thời Cổ Phật thứ 18 cho đến thời Phật Thích Ca. Được lấy ra từ bài kinh Chuyện ngạ quỷ ngoại bức tường, phẩm Con rắn, thuộc kinh Tiểu bộ (II), do giáo sư Trần Phương Lan dịch Việt.

Do không ưa thích việc cúng dường tinh xáphụng sự Đức Cổ Phật thời ấy, một nhóm người đã ngăn cản những vật đóng góp, ăn các phẩm vật cúng dường và nổi lửa phóng đốt trai đường. Do nhân duyên đó, họ bị sinh vào địa ngục. Trải qua 92 kiếp mới được thọ thân vào thế giới ngạ quỷ.

Vào thời đó, người đời thường hay cúng dường vì lợi ích của các quyến thuộc. Họ hướng tâm “Lễ vật này cúng dường cho các quyến thuộc của tôi”. Nhờ đó các vong linh được an lạc. Các ngạ quỷ3 nhận biết điều này, nên thời Đức Phật Kassapa, họ đến hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn, giờ làm sao để chúng con được an lạc?” Phật Kassapa trả lời: “Hiện nay chư vị chưa thể nhận được sự an lạc. Nhưng 92 kiếp sau, vào thời Đức Phật Gotama, vua Bimbisāra là quyến thuộc của các vị, sẽ dâng lễ vật cúng dườnghồi hướng công đức ấy cho các vị. Các vị sẽ được an lạc”.  

Đến thời Phật Thích Ca (Gotama), nhà vua làm lễ cúng dường, cầu cho quyến thuộc của mình. Tuy vậy, trong khi làm lễ, ông đang bận tâm thắc mắc Phật đang ở đâu, nên không hồi hướng, cũng không hướng tâm về các vong linh quyến thuộc. Chúng không nhận được thí vật. Ban đêm chúng thất vọng và kêu rên thảm thiết. Nhà vua sợ hãi, mang việc này trình lên Đức Phật. Đức Phật dạy: “Xin Đại vương đừng sợ. Đó là quyến thuộc của Đại vương, đã tái sinh trong cõi ngạ quỷ. Chúng lang thang khắp nơi trong nhiều kiếp, với ước mong điều này: “Nhà vua sẽ làm lễ cúng dường Phậthồi hướng công đức ấy cho ta”. Nhưng hôm qua khi Đại vương dâng lễ, ngài đã không hồi hướng công đức. Do đó chúng mất hết hy vọngkêu la thảm thiết”.

Rồi Thế Tôn nhận lời thỉnh cầu cúng dường của nhà vua vào ngày hôm sau. Sau khi cúng dường, ông hồi hướng phước đức ấy cho các vong linh quyến thuộc. Lập tức xuất hiện các ao sen cho chúng tắm rửa và uống nước, có thể giúp chúng vơi đi nỗi thống khổnóng bức. Cháo gạo và các thức ăn đủ loại cứng mềm, khi được cúng dường với lời hướng nguyện, sẽ xuất hiện vật thực giúp chúng no đủ. Y phục, sàng tọa và tinh xá, khi được cúng dường với lời hướng nguyện, sẽ biến thành thiên y, thiên cung, sàng tọa để chúng thọ nhận. Đức Thế Tôn đã khiến cho tất cả các điều ấy hiển hiện trước mắt nhà vua. Nhà vua rất hoan hỷ

Việc cúng dường hồi hướng xong, Đức Phật dạy bài kệ, trong đó có những đoạn cần lưu ý:

6. Chốn kia không có cấy cày đâu

Cũng chẳng hề nuôi súc vật nào

Buôn bán như đây đều chẳng có

Cũng không đổi vật lấy vàng trao.

7. Bên kia thế giới các vong linh

Nhờ vật cúng dường để dưỡng sinh

Như nước đổ từ trên núi xuống

Cúng dường nuôi ngạ quỷ thân tình.

8. Cũng vậy, những gì người bố thí

Từ đây nuôi sống các vong nhân.

11. Song lễ vật này được cúng dường

Khéo đem an trúchư Tăng

Quả này hiện tại và sau nữa

Lợi lạc lâu dài với cổ nhân

12. Đây là nghĩa vụ của thân nhân

Tôn trọng vong nhân đã cúng dâng

Tăng chúng được thêm nhiều dũng lực

Người làm công đức lớn vô ngần. 

Theo bài kinh này thì việc bố thí cúng dường cho Tăng chúng, có thể chưa giúp các vong linh chuyển liền được nghiệp ngạ quỷ (là việc đòi hỏi bản thân phải tự chuyển hóa thân tâm. Tức phải thêm cái duyên thân tâm chuyển hóa mới có thể thoát kiếp ngạ quỷ, như bà Thanh Đề mẹ ngài Mục Kiền Liên), nhưng nó đã có tác dụng giúp ngạ quỷ vơi bớt thống khổ, hưởng chút khoái lạc trong thế giới khổ đau. Cho nên, không thể phủ nhận lợi ích cúng dường Tăng chúng trong việc độ các vong nhân. Chính từ nhân duyên thọ lạc này, niềm tin đối với Phật, Pháp, Tăng mới xuất hiện, là cơ duyên giúp họ chịu tu hành để có cái quả chuyển hóa các khổ nghiệp.

Dựa trên tinh thần này, bất cứ ai cũng có thể giúp các vong linh quyến thuộc của mình vơi bớt sự thống khổ nhờ vào việc cúng dường. Không phải chỉ vong linh mà với cả người sống đây. Phẩm vật có thể là vật thực mà cũng có thể là công đức tu hành của chính mình, những thứ mà không có tiền mình vẫn có thể tạo để cúng dường mười phương Tam bảo, dùng đó hồi hướng cho thân nhân được an ổn. Quan trọng là phải có phần hướng tâm hồi hướng, vong linh mới nhận được. Đối với các oan gia trái chủ, nếu thành tâm hồi hướng mọi công đức có được trong ba đời cho chư vị, có lẽ chư vị cũng vơi bớt thống khổtha thứ. Cho nên, ở đời, ngoài việc giữ tâm định tĩnh, bao dung, tha thứ v.v… còn nên tạo thiện nghiệp với người trong mọi hoàn cảnh. Ngay cả với người không tốt với mình, nếu có thể tạo thiện nghiệp với họ thì cũng nên tạo. Để tích lũy thiện nghiệp.

Nhiều người thấy lạ, kiểu như nói tôi ngu, khi thấy tôi cứ cắm đầu làm việc gì đó cho những kẻ đối xử không tốt với mình. Tại chư vị không hiểu, mọi thứ xảy ra trên đời đều có nhân duyên. Không phải tự dưng người ta ghét mình. Là do có cái nghiệp của mình trong đó. Mình làm tất cả không phải để họ thương mình mà chính là để chuyển hóa cái nghiệp của mình. Quan trọng là có công đức để dành dụm. Thứ gì trái nghịch mà làm được, công đức mới nhiều. Khi cần, có thể dùng đó cúng dường mười phương chư Phật và Bồ-tát, hồi hướng cho tha nhân. Tôi thường dùng cách này để giải quyết những việc vượt quá khả năng cho phép. Dùng nhiều thứ nhỏ hợp với khả năng của mình, cúng dườnghồi hướng cho những thứ lớn hơn mà mình chưa đủ khả năng, hầu giúp người. Đó là lý do việc hồi hướng của tôi đa phần đều thành công. Vì tôi có của để dành. Tôi biết củng cố niềm tin bằng thiện nghiệp và dùng thiện nghiệp để củng cố niềm tin. Không có kiểu hồi hướng suông. Lời hướng nguyện hồi hướng luôn đi kèm với tâm thànhthiện nghiệp đã tích lũy. Tích lũy mà không thấy tích lũy. Chỉ biết trong hiện tại cố gắng làm, làm được gì thì làm.

Tạo phước nghiệp không khó

Tôi thấy không có gì khó để tạo phước đức cho mình. Chỉ cần nhịn được cha mẹ, anh chị em một lời, cũng đã phát sinh phước nghiệp. Chuyện gì chưa tự mình tường tận thì không khởi tâm khen chê, là đã tích lũy được đức nghiệp. Người ta hỏi đường, biết thì chỉ cho hết lòng, đừng làm biếng nói không cho khỏe. Tự mình không xả rác mà còn giúp nhặt rác cho đường phố được sạch đẹp, là đang tạo phước nghiệp. Đã có bảng cấm câu cá thì đừng đứng đó mà câu, đừng tranh cãi ngoài đường phố, chấp hành luật giao thông cho tốt v.v… là đang tạo phước nghiệp. Thứ gì cũng phát sinh phước báu. Phước báu kiếm không khó. Những phước báu đó, nếu hồi hướng về Bồ-đề vô thượng, liền thành công đức. Chỉ là do mình không có trí tuệ để biết thứ gì phát sinh phước báu, thứ gì mang họa cho mình mà hành động. Mình làm biếng không đúng lúc, nhưng lại tích cực tham gia những thứ không nên tham gia một cách rất nhiệt tình. Nhiệt tình cộng với ngu si mà thành phá hoại. Phước đức biến thành ác nghiệp. Đều ở tự mình. Dựng hay phá đều do chính mình.

Đừng quên hồi hướng

Người đời ít biết được việc hướng tâm hồi hướng quan trọng thế nào trong đời sống thường nhật. Chính vì thế mà thấy bất lực với lũ con không thể dạy, một ông chồng quá thể rượu chè v.v… Không hướng người theo điều tốt được thì hãy sửa lấy chính mình, rồi hồi hướng cho tha nhân. Nếu không tu mà ngồi đó chửi hoài thì chửi đến vạn kiếp cũng chẳng xong, chỉ thêm họa miệng. Trong các loại công đức, công đức phát tâm Bồ-đề là lớn nhất. Rồi còn công đức tự lợilợi tha, không phải chỉ trong một đời mà đến ba thời, vô lượng vô biên không thể nói. Hồi hướng chừng ấy công đức thì thứ gì mà chẳng xong. Không kiếp này thì các kiếp sau, mọi nhân duyênliên can đều được thanh toán gọn nhẹ mà chẳng mất lòng ai vì cứ muốn dạy họ theo mình. Cái đáng sợ là tu thì làm biếng mà muốn hưởng cái quả tốt đẹp. Hồi hướng thì nhiều mà công hạnh thì không. Khổ là ở đó. Không tin “bản thân nếu chịu tu, có thể thay đổi được hoàn cảnh” là điều khá bất hạnh đối với người thời nay. Bác bỏ nhân quả, không dám đối diện với những sự thật đau lòng thông qua nhân quả, cũng là cái nhân khiến ác nghiệp tăng thịnh. Ác nghiệp tăng thịnh thì xã hội không yên, oan gia trái chủ thêm nhiều. Gốc không trị, cứ trên ngọn mà vớt vát thì khó mà an định được xã hội.

Xã hội chỉ an bình khi con người ý thức rõ ràng về nhân quả

Nói đến nhân quả, hiện nay người tin vào nhân quả không bao nhiêu. Nhất là ở mặt tâm linh và những nơi mà Phật giáo chính thống ít được coi trọng. Vì nhân quả xảy ra trong ba đời nên trở thành khó tin, ngoại trừ những ai từng có kinh nghiệm về nó. Song vẫn có loại nhân quả xảy ra trong hiện tại giúp con người ý thức rõ về nhân quảgiảm bớt ác nghiệpthích thú với thiện nghiệp. Việc này có thể y vào pháp luậtgiáo dụcthực hiện. Ác nghiệp phải được xử lý nghiêm khắc và tương xứng. Một cái nhân như thế sẽ có một cái quả tương xứng và phải được thực thi bình đẳng từ quan đến dân, mới có thể an định được xã hội phần nào. Việc mang trái cây và thịt vào một đất nước, không phải là một ác nghiệp, nhưng quy định của đất nước họ là không được mang vào. Nếu mang vào, hoặc là bị phạt rất nặng (tiền phạt gấp hai mươi lần tiền vé máy bay khứ hồi), hoặc bị cấm nhập cảnh. Không chỉ chừng đó. Vi phạm đó còn được lưu giữ và ảnh hưởng rất lớn đến việc nhập cảnh của bạn vào những lần sau. Việc ấn định này được thực thi nghiêm túc, không có chuyện lo lót. Nhờ đó việc mang đồ cấm vào đất nước họ giảm hẳn. Bởi không ai muốn rơi vào loại nhân quả như thế. Mỗi người phải tự nghiêm túc với bản thân. Với luật pháp trong nước, một hình phạt tương xứng với một tội ác có thể giúp ngăn ngừa bớt tội ác, hình thành nên những thói quen tốt, loại bỏ dần các thói quen xấu, lâu dần thói quen tốt sẽ trở thành tính cách của một con người. Thói quen một khi đã được lập, con người cứ theo đó mà đi.

Con nhóc 5 tuổi, qua Canada mới một năm, nhưng những gì ở xứ người có khả năng làm ảnh hưởng đến tương lai của nó sau này, nó đều được dạy rất kỹ để tuân thủ. Lên xe phải thắt dây. Nó tự làm và nhắc người khác làm. Không làm nó sẽ nhắc cho đến khi nào bạn làm. Nó được dạy như thế để bảo vệ mạng sống của nó, cũng là để không ảnh hưởng đến quyền lợi của mẹ nó. Nó không được đụng bất kỳ thứ gì không phải của nó khi chưa xin phép. Đi bộ băng qua đường lớn, phải tuân thủ nghiêm túc luật đã đề ra v.v... Nó được dạy rất kỹ về những việc như thế ngay từ lúc còn bé. Để thành thói quen khi lớn lên. Vì mọi thứ vi phạm đều được cơ quanchức năng lưu giữ và ảnh hưởng khá lớn đối với cuộc sống tương lai của nó. Xin việc trở thành khó khăn, tương lai mờ tối, vì những lỗi trong quá khứ. Cha mẹ không muốn việc đó xảy ra với con mình. Bắt buộc, con nít phải được dạy những điều tốt đẹp, trở thành thói quenthành nhân cách của nó trong tương lai. Tiền bạc không mua được những thứ đó, chỉ có giáo dụcluật pháp.  

Ác nghiệp giảm thiểu là nhờ cho thiên hạ thấy cái quả của ác nghiệp ảnh hưởng đến hạnh phúc của họ thế nào. Biết vận dụng nhân quả như thế thì an định được xã hội. Vấn đềchúng ta đã không tin vào phần nhân quả tâm linh và để lòng tham lấn át mọi thứ. Pháp luật trở thành lỏng lẻo vì tiền bạc nằm ở thế chủ đạo. Cái phao cuối cùng góp phần an định xã hội bị loại bỏ thì xã hội ngày càng rối ren. Đã tạo ác nghiệp rồi thì càng không muốn tin vào nhân quả, cũng chẳng muốn nhân quả xuất hiện trên đời này. Bác hết cho yên. Tuy vậy, tin hay không tin không ảnh hưởng gì đến quy luật ấy. Vì nhân quả là thực lý chi phối thế giới này. Phật vào thế giới này còn không thoát được nhân quả chi phối, huống là phàm phu nhân gian. Đã có nhân sinh thì nhất địnhquả tử. Đã tạo nghiệp mã mạch, đủ duyên liền có quả của nhân ấy v.v… Muốn hay không muốn, lý đó vẫn hiện diện chi phối tất cả. Mọi lành dữthế gian này đều có nhân duyên từ trước, cũng như mọi hành động hiện tại đều có cái quả trong tương lai khi đủ duyên. Nhân quả chi phối vận hành tất cả, không bỏ sót thứ gì. Con người nếu không tin vào nhân quả thì tham sân càng tăng thịnh, xã hội càng nhiễu nhương, là cái nhân đen tối cho ra những cái quả bất hạnh kế tiếp. Nhân như thế thì tương ưng với quả thế thôi. 

Nhân mùa Phật đản, nguyện thế giới thái bình, nhân sinh an ổn, tham sân không che mờ được Phật trí của mình, nhìn các pháp đúng như chính nó, từ-bi-hỷ-xả với muôn loài, chính là từ-bi-hỷ-xả với chính mình, Sa-bà này trở thành Hoa nghiêm của mười phương chư Phật

 Chân Hiền Tâm

____________________

(1) Kinh Đại Bửu Tích quyển 6, phẩm Pháp hội Đại thừa phương tiện, HT.Thích Trí Tịnh dịch.

(2) Kinh Trung bộ - PL 2536-1992 - Đại tạng kinh Việt Nam. Do HT.Thích Minh Châu dịch từ nguyên bản Pāli. 

(3) Kinh ghi là vong linh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15092)
Trong học tập cũng như trong công việc, lười biếng, thiếu ý chí, thiếu kiên định là những nguyên nhân đưa đến sự thất bại. Khó tìm đâu trên cõi đời này một người có được thành công mà người đó là một kẻ lười biếng...
(Xem: 18017)
Mình có một đôi chân vững chãi, một đôi mắt sáng và một tấm lòng trong, hãy nương tựa vào mình. Đôi bàn chân sẽ cho bạn phương tiện đi tới...
(Xem: 15114)
Dạo ấy, vào khoảng cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Phật học viện Trung phần Hải Đức tại Nha Trang thấy cần phải mở rộng việc đào tạo tăng tài.
(Xem: 14632)
Thời đại ngày nay, trong chúng ta ai mà lại không bận rộn, ai mà lại có dư thì giờ đâu bạn nhỉ? Mặc dù đôi khi tôi cứ nghĩ là chúng ta chỉ tự tìm cho mình sự bận rộn mà thôi!
(Xem: 17822)
Đời như cơn gió bên thềm, mênh mông, vô định. Có cái gì là của mình đâu mà trói buộc? Cứ nhẹ nhàng thôi, như gió bên thềm vậy...
(Xem: 20659)
Sự vững chãi của bạn là một điều nhiệm mầu. Bởi có rất nhiều người đang tin vào bạn, họ sẽ vững chãi theo và niềm tin ấy miên viễn trong tâm thức...
(Xem: 19465)
Xuất gia có nghĩa là ra khỏi nhà, rõ hơn là ra khỏi căn nhà mình đang ở; dứt khoát bỏ mà đi khỏi căn nhà mình đang được chở che bảo bọc, hay đang bị ràng buộc, hệ lụy vương mang.
(Xem: 17020)
Tình yêu không làm cho ai khổ đau, nhưng ở trong đời có quá nhiều người bị khổ đau bởi tình yêu là do trong tình yêu của họ có nội dung của khao khát, chiếm hữu, riêng tư và tình dục.
(Xem: 15672)
Sau bữa ăn trưa, tôi hỏi một vị Tăng sĩ trẻ, Thầy đã ăn xong chưa? Vị ấy trả lời - dạ! con đã ăn xong. Tôi cười và nói, Thầy chưa ăn xong đâu, ngày mai Thầy lại tiếp tục ăn lại...
(Xem: 17088)
Trong đời sống hàng ngày, ta cố ý nói sai sự thật để đánh lừa người khác là chính ta không những chỉ phá hoại và làm thương tổn lời nói của ta, mà chính ta còn làm thương tổnphá hoại sự hiểu biết và nhân cách của ta nữa.
(Xem: 15821)
Bạn biết không? Mọi niềm vui xảy ra trong thế gian đều dẫn đến hậu quả của thất vọng và khổ đau. Tại sao? Vì lòng tham của con người đối với các lạc thú thế gian là vô hạn...
(Xem: 15145)
Sống giữa đời, ai cũng mưu cầu một vài niềm hạnh phúc. Hạnh phúc được xem nhưmục tiêu thiết yếu nhất mà loài người nói riêng và vạn loài tồn sinh khác nói chung hướng đến tìm cầu.
(Xem: 14896)
Trong cuộc sống có đôi khi chúng ta lầm tưởng, mọi thứ đều diễn ra quá êm đẹp và theo chiều hướng tốt để ta có thể đạt được cái mà chúng ta muốn có.
(Xem: 14928)
Có thể nói vạn vật hữu hình khó đứng vững và tồn tại trước những cơn thịnh nộ của bão tố. Thế nhưng, đôi khi đâu đó cũng có những cành hoa bé nhỏ yếu ớt đã sẵn sàng trụ lại sau những cơn cuồng nộ của tự nhiên.
(Xem: 17952)
Mỗi khi nghe đến mấy bài hát diễn tả những sinh hoạt nơi đồng quê, như cảnh gặt hái của ngày mùa, hay những buổi tối giả gạo dưới trăng tôi chợt nhớ đến quê tôi tha thiết.
(Xem: 15692)
Chúng ta luôn đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu, song trên bước đường theo đuổi chúng, phải chăng bạn đã đánh mất giá trị tự thân của cuộc sống? Lao đầu vào việc theo đuổi mục đíchtrở thành nô lệ của mục đích.
(Xem: 16658)
Việc con người chạy theo các dục, vì họ sống với các chủng tử tâm hành liên hệ đến vô minh, mọi sinh hoạt của họ là sinh hoạt trong bóng đêm, và ngay cả ánh sáng cũng chỉ là bóng đêm của họ mà thôi...
(Xem: 14359)
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàn lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát.
(Xem: 14269)
Mùa hạ về… bao suy tư được trải nghiệm, bao ước vọng lại xâu kết bên lòng. Âm vang ngày hạ là nắng là hoa, là hương thơm từ đất, là hơi ấm từ bóng mặt trời lan tỏa.
(Xem: 16506)
Ông lão ăn xin nom thật tội nghiệp với một tay chống gậy, một tay run run cầm chiếc nón rách hướng về phía chị, giọng thều thào...
(Xem: 17364)
Những làn sóng biển đùa chơi với nhau và cùng nhau chạy vào bờ chạm lên cát trắng, rồi tan biến vô sự giữa trời nước mênh mông. Sóng là nước và nước là sóng.
(Xem: 18576)
Thuở xưa, khi vua Phạm Dự (Brahmadatta) trị vì Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh làm một con Tắc kè. Bấy giờ, có một ẩn sĩ khổ hạnh sống trong một thảo am...
(Xem: 16921)
Chúng ta tự thuyết phục mình rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn sau khi ta hoàn tất một dự án này, học hết chương trình này, xong một khoá trị liệu này...
(Xem: 16313)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời.
(Xem: 15601)
Chỉ hai tuần, sau khi dọn tới căn nhà mới, tôi đã biến đổi hoàn toàn mảnh vườn, khi được người chủ nhà bảo: “Muốn trồng gì, làm gì, xin tùy ý!”
(Xem: 16385)
"Hãy cho con thành một đóa hồng cao lớn, bởi vì con ước mong được ngẩng cao đầu với một niềm kiêu hãnh; đây sẽ là việc của riêng con, con bất chấp số phận mình ra sao."
(Xem: 15370)
Hình ảnh một thiền sư chậm rãi thiền hành trong nắng mai hay an nhiên lặng lẽ tĩnh tọa giữa rừng chiều là tặng phẩm tuyệt đẹp cho những ai có tâm hồn nhạy cảm...
(Xem: 14189)
Em là những giọt nước nằm sâu dưới lòng đất, nhưng em muốn đi về với đại dương có được không anh? - Được chứ, điều ước mơ của em là rất đẹp...
(Xem: 15358)
Trước kia các cuộc khủng hoảng phát minh bởi sự khai thác những tài nguyên và bóc lột khả năng con người. Hiện tại khủng hoảng vì sự lạm dụng các học thuyết chủ nghĩa, nên càng khốc hại, nguy hiểm và phá hoại hơn.
(Xem: 14748)
Ngồi một mình bên tách trà xanh, nhìn chung quanh mình là mùa thu có màu vàng bao phủ khắp không gian. Thiên nhiên khoe mình, kiêu hãnh.. biết bao nhiêu cây lá mỉm cười...
(Xem: 7501)
... cái quan niệm ta có về Bụt ấy cũng như một cái hố xí, và theo nghĩa đó, Bồ TátLa Hán cũng chỉ là những kẻ đem tới gông cùm.
(Xem: 17125)
Thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo cứ hễ chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông.
(Xem: 12235)
Dì Năm dự định mang cậu con trai về trại ruộng Thới Sơn, Châu Đốc nương náo với đồng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tu dưỡng thân tâm, tiện đường dì ghé lại chùa Tây An(1) đảnh lễ Đức Phật Thầy để cầu nguyện cho con sớm lành bệnh.
(Xem: 12155)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
(Xem: 16441)
Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng...
(Xem: 14588)
Một lát sau, chiếc xe thứ ba chạy tới. Chiếc xe này không cũ, không có đông khách nhưng bạn vẫn không hài lòng: "Cái xe này không có điều hoà, thôi mình cố đợi chiếc sau".
(Xem: 14465)
Mùa Vu Lan lại về. Bên cạnh nụ cười rạng rỡ trên gương mặt những người diễm phúc còn có Mẹ, chúng tôi, những người cài hoa trắng, lòng bâng khuâng nhớ Mẹ đã khuất bóng nơi xa...
(Xem: 13784)
Đời có tươi thì có phai; tình có ấm lên thì có nguội. Vẫn biết thế nhưng tình cảm tự nhiên con nhớ Mẹ, thương Mẹ vượt ra ngoài biên giới chật hẹp của sự hợp lývô lý thường tình.
(Xem: 12403)
Em nằm yên giấc mồ côi Đoá hồng lắng đọng bên dòng phù du gió nguồn ngày tháng vi vu sóng đời dồn dập vô thường viễn xa...
(Xem: 13773)
Thằng bé nhìn con bướm chết lần cuối. Dưới ánh trăng đôi cánh nó lấp lánh như ánh vàng. ”Cậu đẹp thật đấy”, thằng bé nghĩ. Rồi một lát sau cậu thả con côn trùng rơi trên đất và chạy về phía mẹ.
(Xem: 12224)
Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
(Xem: 15273)
Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào.
(Xem: 13718)
Là một thành viên trong cộng đồng thế giới, tôi không thể nói rằng tôi không có trách nhiệm gì đối với những khổ đau, bất ưng, nghịch lý, bất công, hiểm nguy đang xảy ra chung quanh tôi.
(Xem: 13593)
Nỗi thất vọng lớn nhất của con người là chạy bươn về phía trước hay chạy ngược về phía sau để kiếm tìm cho mình một bản ngã. Bản ngã trong cơm áo, gạo tiền, trong kiến thức chữ nghĩa...
(Xem: 13101)
Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của ta đi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác.
(Xem: 13995)
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát.
(Xem: 13620)
Con bé không chú ý đến câu hỏi của tôi, đang bận bịu thổi kẹo thành quả bong bóng nhỏ. Có lúc nó thổi không khéo, quả bóng vỡ gây một tiếng bụp nhẹ, để lại chất kẹo nằm vắt ngang đôi môi mọng đỏ.
(Xem: 13745)
Mùa đông năm ấy tuyết không rơi nhiều, nhưng cái lạnh vẫn theo sương khói ùa về làm xác xơ thêm cho khu rừng mới trải qua một mùa dông bão kéo dài trước đó.
(Xem: 14664)
Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở...
(Xem: 12638)
Khi nắng vội vã đổ về trên từng con đường, nhà cửa, phố phường, cây cối, sông ngòi và nắng cũng chan hoà, hong đầy tâm của người con Phật, bằng chất liệu tươi trẻ ấm áp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant