Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Dạy Trẻ Cách Nêu Gương

26 Tháng Mười Hai 201918:47(Xem: 5094)
Dạy Trẻ Cách Nêu Gương

DẠY TRẺ CÁCH NÊU GƯƠNG

Ni sư Thubten Chodron
Trần Tuấn Mẫn dịch


buong bo

Chúng ta dạy con cái về từ ái, độ lượngnhẫn nhục không chỉ dạy suông mà phải bằng thái độ hành xử của chính chúng ta. Việc thực hành Phật pháp không chỉ là đến chùa, không chỉ đơn giảntụng kinh hay niệm Phật. Việc thực hànhthể cách chúng ta sống, sống với gia đình thế nào, cùng với các đồng sự làm việc như thế nào, liên hệ với những người khác như thế nào trong nước và trên thế giới. Chúng ta cần đưa giáo lý về từ ái của Đức Phật vào nơi làm việc, vào gia đình mình, cả vào trong cửa hàng tạp hóa và trong phòng tập thể dục. Chúng ta làm như thế không phải bằng cách phân phát những tờ rơi tại một góc đường, nhưng bằng cách tự mình thực hành và sống với Phật pháp. Khi làm như thế, tự nhiên chúng ta sẽ có một ảnh hưởng tích cực đối với những người xung quanh. Ví dụ, bạn dạy các con bạn lòng từ ái, sự độ lượng và sự nhẫn nại không chỉ bằng cách giảng cho chúng, nhưng bằng cách chứng tỏ những điều ấy trong cách hành xử của chính bạn. Nếu bạn dạy cho chúng một điều gì nhưng bạn lại hành xử theo cách ngược lại thì chúng sẽ theo điều chúng ta làm chứ không theo điều chúng ta nói.

Nếu chúng ta không cẩn thận thì dễ dẫn đến việc dạy cho con cái sự hận thù và không bao giờ tha thứ khi những người khác làm chúng bị tổn thương. Hãy xem tình trạng của nước Yugoslavia ngày xưa: đấy là một thí dụ tốt về cách mà trẻ em trong gia đình và trong nhà trường được người lớn dạy hận thù. Khi các em này lớn lên, chúng dạy các con chúng hận thù. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, sự việc này vẫn tiếp tục như thế, và rồi hãy xem điều gì đã xảy ra. Có quá nhiều khổ đau ở đấy, thật đáng buồn.

Đôi khi bạn có thể dạy trẻ em ghét một vài thành phần khác của gia tộc. Có thể là ông bà của bạn bất hòa với anh chị em của họ và từ đó những phía khác nhau của gia tộc đã không nói chuyện với nhau. Có gì đó đã xảy ra trong những năm mà bạn chưa được sinh ra - bạn cũng không biết sự việc ấy là gì. Nhưng vì sự việc ấy, bạn không được phép nói chuyện với một số người thân thích nào đó. Thế rồi bạn dạy điều ấy cho con cháu bạn. Chúng biết được rằng cách giải quyết bất hòa với những ai đó là không bao giờ nói chuyện với họ nữa. Sự việc này có giúp chúng trở thành những người hạnh phúc và hiền thiện không? Bạn nên suy nghĩ kỹ về điều này và hãy đoan chắc rằng bạn chỉ dạy con cái những gì có giá trị.

Đây là lý do tại sao bảo rằng điều vô cùng quan trọng là bạn phải nêu gương về sự hành xử của bạn mà bạn muốn cho con cái học tập. Khi bạn cảm thấy oán hận, giận dỗi, phẫn uất hay hung hăng trong lòng, bạn phải xử lý với những thứ ấy, không những chỉ nhằm cho sự an bình nội tại của bạn mà còn nhằm cho bạn không dạy con cái có những cảm xúc tai hại ấy. Vì bạn yêu thương con cái bạn, bạn cũng hãy cố gắng yêu thương chính bạn nữa. Yêu thương chính bạn và muốn chính bạn được hạnh phúc nghĩa là bạn phát triển một trái tim thiện lành vì lợi ích của mọi người trong gia đình.

Đưa từ ái vào nhà trường

Chúng ta cần phải đưa từ ái không chỉ vào gia đình mà còn vào các trường học nữa. Trước khi trở thành một Tỳ-kheo-ni, tôi đã là một giáo viên, cho nên tôi có những cảm xúc đặc biệt mạnh mẽ về điều này. Điều quan trọng nhất để trẻ em học tập không phải là nhiều thông tin, nhưng là làm sao để thành những người hiền thiện và làm sao để giải quyết những mâu thuẫn với những người khác một cách xây dựng. Các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo bỏ rất nhiều thì giờ và tiền bạc vào việc dạy trẻ em khoa học, số học, văn học, địa lý học, địa chất học và vi tính. Nhưng có bao giờ chúng ta bỏ thì giờ để dạy chúng làm thế nào để trở nên hiền thiện chưa? Chúng ta có những khóa trình nào về sự hiền thiện hay không? Chúng ta có dạy trẻ em làm sao để xử lý những cảm xúc tiêu cực và làm sao để giải quyết những mâu thuẫn với những người khác hay không? Tôi nghĩ rằng điều này quan trọng hơn những môn ở trường rất nhiều. Tại sao? Trẻ em có thể biết nhiều, nhưng nếu chúng lớn lên để trở thành những người lớn dữ dằn, nóng giận, hay tham lam thì đời của chúng sẽ không được hạnh phúc.

Các bậc cha mẹ muốn con mình có một tương lai tốt đẹp và rồi nghĩ rằng con cái họ cần làm ra thật nhiều tiền. Họ dạy con cái họ những kỹ xảo về việc học chương trình ở trường và về việc học kỹ thuật sao cho chúng có thể kiếm được một việc làm tốt và kiếm được nhiều tiền - như thể tiền là nguyên nhân của hạnh phúc. Nhưng khi những người sắp chết, bạn không bao giờ nghe những lời mong ước, “Tôi cần có nhiều giờ hơn ở văn phòng. Tôi cần kiếm nhiều tiền hơn”. Khi người ta hối tiếc về thể cách mà họ đã sống, thường thì họ tiếc nuối đã không liên lạc tốt hơn với những người khác, không hiền thiện hơn, đã không để cho những người mà họ quan tâm biết rằng họ quan tâm. Nếu bạn muốn con cái bạn có một tương lai tốt đẹp thì đừng dạy chúng làm sao để kiếm nhiều tiền, nhưng làm làm sao để sống một cuộc sống lành mạnh, làm sao để trở thành một con người hạnh phúc, làm sao để đóng góp cho xã hội một cách hữu ích.

Dạy trẻ em chia sẻ với những người khác

Là những bậc cha mẹ, bạn phải gương mẫu cho điều này. Giả như các con bạn về nhà và nói: “Bố mẹ à, con muốn có quần Jeans mốt mới và con muốn thứ này, con muốn thứ kia, tụi nó có cả rồi đấy”. Bạn nói với bọn trẻ, “Những thứ ấy không làm cho các con hạnh phúc. Các con không cần chúng. Các con chẳng hạnh phúc gì khi cứ theo cho kịp hàng hiệu Lee đâu”. Nhưng rồi thì các bạn ra ngoài và mua mọi thứ mà người khác đều có, dù nhà bạn đã sẵn đầy các thứ mà bạn không dùng đến. Trong trường hợp này, những gì bạn đang nói và những gì bạn đang làm là trái ngược nhau.

Bạn bảo con bạn hãy chia sẻ với các đứa trẻ khác, bạn lại không giúp đỡ từ thiện cho người nghèo hay người quẫn bách. Hãy nhìn những ngôi nhà trong xứ này: chúng đầy dẫy những thứ mà chúng ta không dùng nhưng lại không thể cho đi. Tại sao lại không chứ? Chúng ta sợ rằng nếu cho đi thứ gì đó rồi thì chúng ta lại sẽ cần nó trong tương lai. Chúng ta cảm thấy khó mà chia sẻ những đồ vật của chúng ta nhưng chúng ta lại dạy con cái rằng chúng nên chia sẻ. Một cách đơn giản để dạy cho con cái của bạn lòng quảng đại là cho đi mọi đồ vật mà năm ngoái bạn đã không dùng đến. Nếu suốt bốn mùa đã trôi qua mà bạn không dùng những thứ gì đó thì có thể mùa tới bạn sẽ không dùng đến chúng, và thật là có ích cho chính chúng ta, con cái chúng ta và những người khác nếu chúng ta cho đi những đồ vật ấy.

Một cách khác nữa để dạy cho con cái bạn về lòng từ ái là không mua mọi thứ mà bạn cần. Thay vì mua như thế, hãy để dành tiền để tặng cho một cơ sở từ thiện hay cho ai đó đang cần. Bạn cần nêu rõ cho con cái tấm gương của chính bạn là sự tích tập càng lúc càng nhiều thứ vật chất không mang lại hạnh phúc, và rằng quan trọng hơn, hãy chia sẻ với những người khác.

Dạy trẻ em về môi trường và sự tái chế vật dụng

Tiếp nữa, chúng ta cần dạy trẻ về môi trường và sự tái chế. Chăm sóc môi trường mà chúng ta chia sẻ với các chúng sinh khác là một phần của sự thực hành từ ái. Nếu chúng ta tàn phá môi trường, chúng ta làm tổn hại những người khác. Ví dụ, nếu chúng ta dùng nhiều đồ vật được làm để dùng một lần mà không tái chế chúng rồi vứt bỏ đi, thế thì chúng ta trao gì cho các thế hệ tương lai? Các thế hệ ấy sẽ thừa hưởng từ chúng ta những đống rác càng ngày càng lớn hơn. Tôi rất vui mừng khi thấy có thêm nhiều người tái sử dụng hoặc tái chế các đồ dùng. Đấy là một phần quan trọng của việc thực hành Phật giáo và là một hoạt động mà các chùa chiền, các trung tâm Phật pháp cần nêu gương trước.

Chú thich: - Trích từ bài viết “Buddhism is Modern Society”, sách The Path To Happiness, Ven. Thubten Chodron (Amitabha Buddhist Centre, 1999).

- Ni sư Chodron sinh năm 1954, thuộc gốc Do Thái, tốt nghiệp cử nhân tại Đại học California, thọ giới năm 1977 bởi Kyabje Ling Rinpoche ở Dharamsala, Ấn Độ, sau đó thọ Đại giới Tỳ-kheo-ni ở Đài Loan năm 1986. Ni sưtác giả của 25 cuốn sách nổi tiếng viết về Phật giáo. Ni sư từng du hành nhiều nơi trên thế giới để học hỏi và giảng pháp…

Ni sư Thubten Chodron | Trần Tuấn Mẫn dịch | Văn Hóa Phật Giáo Số 34 ngày 01-12-2019

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9588)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
(Xem: 10301)
Trong kiếp sống nhân sinh ai cũng phải trãi qua những thăng trầm của cuộc sống để kinh nghiệm được những bài học vố giá của trường đời.
(Xem: 9463)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
(Xem: 9629)
Nếu chúng ta có một trái tim tràn đầy tình thương yêu thì có phải sẽ mang lại bình an không? Một trái tim tràn đầy thương yêu mà ta đang nói tới có nghĩa là gì?
(Xem: 11278)
Dân gian ta có câu: “Dầu xây chin bậc Phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.
(Xem: 9582)
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta
(Xem: 10054)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.
(Xem: 9318)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịchkết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.
(Xem: 8942)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 11252)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11333)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9575)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 8237)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 9529)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9775)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 9164)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
(Xem: 9686)
Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh"
(Xem: 9680)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8156)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 9087)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22512)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9367)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17800)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 10119)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10657)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10876)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9728)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9372)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10364)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9457)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10621)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9645)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15419)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8543)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 11146)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9290)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8568)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8814)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14592)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12725)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9634)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9270)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9878)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14730)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 9109)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10549)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10504)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9615)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
(Xem: 9478)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10344)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant