Trong cuộc sống vô thường của kiếp sống nhân sinh thì nghiệp quả luôn đi đôi song hành với kiếp sống của con người. Chúng ta có khi thì an yên trong chuỗi thời gian bình lặng của cuộc đời, có khi chìm đắm hay mê mờ trong ngũ dục của thế gian là tài, danh, sắc, thực, thùy. Khi mê đắm thì thần trí mê mờ có khi không kiềm chế được nhận thức và hành vi dẫn tới có những trường hợp gây nên hậu quả đáng tiếc hay không như mong muốn.
Một phút bốc đồng của tự ngã có khi phải trả giá cả cuộc đời, hay như có câu nhanh một phút chậm cả cuộc đời. Cuộc đời nhanh hay chậm lại không phải do thân hành động hay ý nghĩ suy nhanh hay chậm quyết định mà đó là kết quả sự việc hay hành động việc làm tất yếu mà ta đạt được những gì mà thôi.
Thời gian là ước lệ và mang tính tương đối, trong sự ước lệ đó thì cuộc sống có ý nghĩa là khi tâm ta có bình lặng hay an yên càng lâu càng tốt, còn nếu tâm ta bất ổn hay lo lắng, phiền não hay khổ lụy thì thời gian là quá chuỗi sự bi thương, hay như chịu đọa đày. Vậy nên tịnh độ cũng là đây mà địa ngục cũng là đây. Đây là chỉ cho hiện tại. Tâm thế nào thì hiển hiện pháp thế đó. Pháp lành là tâm nhân lành làm việc thiện lương, pháp bất thiện là tâm nhân bất tịnh làm việc bất chính.
Lành hay thiện do tâm tạo. Nên trong mọi hành vi đi, đứng, nằm, ngồi, nghĩ suy, hành động, nói năng chúng ta nên tỉnh thức rõ biết các hành vi và nghĩ suy, nói năng cho đúng và hợp chánh pháp. Chánh pháp là tâm tỉnh thức, tà pháp là tâm mê mờ. Để duy trìchánh pháp thì khi làm hay hành động một việc gì dù có nhỏ hay lớn đều nên nghĩ tới hậu quả của việc ta làm. Ta làm đó có lợi ích gì cho bản thân, cho mọi người, cho chánh pháp hay không. Ta làm đó có bất lợi hay gây hại gì cho bản thân, cho mọi người, cho chánh pháp hay không. Cứ làm gì nên nghĩ tới hậu quả thì sẽ không mắc sai lầm, hay ít có sai lầm. Từ đó ngõ hầu tiến tu, việc hành trì có sự an ổn không thì ít nhất là cũng không bị đọa hay lầm đường lạc lối, hay gây hại cho bản thân, mọi người hay chánh pháp.
Phàm làm việc gì cũng nghĩ tới hậu quả thì đó là ý nghĩ chơn chánh, tự độ và độ tha, giác ý và giác tâm từ đó thông qua thân hành động, khẩu nói năng, ý nghĩ suy chơn chánh. Chơn chánh là đi đúng pháp thiện pháp lành.
Hãy tự thắp đuốc trí huệ của mình chiếu soi vô minh tăm tối trong kiếp luân hồi bằng việc quán chiếu tự thân, tự ngã, tự ý, tự tâm và làm việc gì nghĩ cũng nên nghĩ tới hậu quả để gần với chánh pháp hay hành động theo chánh pháp hay làm đúng theo chánh pháp để không phụ lòng chư vị Phật, Bồ tát, các vị Tổ sư, các thầy các cô đã không quản công sức truyền thụ và giảng dạy con đường sáng cho chúng ta tu và hành đạo.
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thầnnhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựngxã hộitốt đẹp.
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng tháihỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạngsáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảoĐại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng ĐồngTâm Linh.
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tậpTừ Quán.
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tậpTừ Quán.
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩtúc trựcxung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
Thoạt nhìn thì tánh Không và từ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tạituyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanhvô thường, tương đối.
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài ngườinhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.