Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Pháp Thoại Bên Ao Di Hầu

16 Tháng Bảy 202019:18(Xem: 4330)
Pháp Thoại Bên Ao Di Hầu

PHÁP THOẠI BÊN AO DI HẦU

Thích Nguyên Hùng

Con Đường Chư Phật Đã Dạy

Địa danh

Đại lâm, Mahā-vana, là khu rừng phụ cận thành Tỳ-xá-li, Trung Ấn, còn gọi Kūṭāgara-śalā, tức Trùng-các giảng đường, hay Cao-các giảng đường, Trùng-các đường, Phổ tập giảng đường, Trùng-các tinh xá. Theo ghi chép của cao tăng Pháp Hiển, thì “phía Bắc thành Tỳ-xá-li có tinh xá Trùng-các trong rừng Đại lâm, là nơi Phật từng cư trú.”[1]

Thiện kiến luật Tỳ-bà-sa, quyển 10, cho biết, “rừng này không phải do con người trồng, mà là rừng nguyên sinh, kéo dài từ vương quốc Ca-tỳ-la-vệ đến dãy Tuyết sơn, nên có tên là Đại lâm. Cao-các giảng đường được xây dựng bằng gỗ của rừng này, với lối kiến trúc như hình con chim nhạn, đầy đủ mọi tiện nghi, để cúng dường Phật.”[2]

Theo ghi chép của ngài Huyền Tráng, thì “phía Bắc thành Tỳ-xá-li có tháp do vua Vô Ưu xây dựng. Bên phải tòa tháp có trồng trụ đá cao 60 thước, trên đầu trụ đá có tượng sư tử.[3] Phía Nam trụ đá có ao, đó là ao do bầy khỉ đào để cúng dường Phật. Xưa Như Lai từng ở đây. Cách không xa về phía Tây ao Di hầu, có tháp, đó là nơi bầy khỉ leo lên cây lấy mật để dâng cúng Như Lai. Phía Nam ao Di hầu không xa cũng có tháp, đó là nơi bầy khỉ dâng mật lên cúng Đức Phật. Góc Tây Bắc ao Di hầuhình tượng khỉ.”[4]

Huyền ứng âm nghĩa, quyển 14, cũng ghi nhận: “Xưa, loài khỉ muốn cúng dường Phật nên đã tập hợp lại đào một cái ao, gọi là Di hầu trì, nay người ta gọi là Di hầu giang, đó là gọi theo thói quen của người đời.”[5]

Nhiều tư liệu cho thấy rừng Đại lâm với tinh xá bên ao Di hầu (Markaṭa-hrada-vihāra) là một, nhưng luận Đại trí độ lại ghi nhận tại thành Tỳ-xá-li có hai trú xứ mà Đức Phật từng cư trú. Luận ghi “Thành Tỳ-xá-li có hai trú xứ, một là Đại lâm; hai là tinh xá bên ao Di hầu.”[6]

Sự kiện

Trung A-hàm, Kinh Vị tằng hữu pháp, tôn giả A-nan thuật lại rằng:

“Con nghe rằng, một thời Thế Tôn trú tại nước Tỳ-xá-li, trong Đại lâm. Bấy giờ các Tỷ-kheo để bát ngoài chỗ đất trống, bát của Thế Tôn cũng có trong số ấy, có một con khỉ ôm bát của Thế Tôn mà đi. Các thầy Tỷ-kheo la lên, sợ nó làm bể bát của Thế Tôn. Nhưng Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo rằng: ‘Hãy để yên. Hãy để yên. Đừng la. Nó không làm bể bát đâu.’ Thế rồi khỉ ôm bát của Thế Tôn mà đi, đến một cây sa-la, chậm rãi leo lên, lấy đầy bát mật nơi cây sa-la, rồi chậm rãi leo xuống, trở về chỗ Đức Phật, đem dâng bát mật ấy lên Đức Phật. Đức Thế Tôn không thọ nhận. Lúc ấy khỉ liền ôm bát qua một bên, dùng đũa gắp bỏ sâu. Sau khi nhặt bỏ sâu, nó ôm bát trở lại dâng lên Thế Tôn. Thế Tôn lại không nhận. Khỉ lại ôm qua một bên, múc nước đổ vào trong mật, rồi ôm trở lại dâng lên Thế Tôn. Thế Tôn liền thọ nhận. Khỉ thấy Thế Tôn lấy bát mật rồi liền vui mừng hớn hở, múa may nhảy nhót rồi bỏ đi.”[7]

Pháp thoại bên ao Di hầu

Thuở ấy, bên ao Di hầu, Thế Tôn có một căn nhà lá. Gần đó, có một ngôi nhà sàn mà các Trưởng lão Thượng tôn danh đức như Cāla, Upacāla, Kukkuṭa, Kaḷimbha, Nikaṭa, Kaṭissa… tá túc. Thế rồi, rừng Đại lâm u tịch, thanh nhàn bỗng trở nên náo nhiệt. Ấy là do những vương tôn công tử bộ tộc Licchavī, với thói quen của bậc vua chúa, ưa biểu hiện uy quyền và muốn mọi người chú ý, đã đánh trống khua chuông khi đến chỗ Đức Phật để cúng dường, kính lễnghe pháp. Bấy giờ, chư vị Trưởng lão Thượng tôn nghe thấy những tiếng ồn ào liền nghĩ rằng: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền’, Đức Thế Tôn cũng nói rằng: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền.’ Rồi thì chư vị Trưởng lão Thượng tôn liền rời khỏi Đại lâm đi qua rừng Ngưu giác Sa-la, ở đó không náo loạn, sống viễn ly cô độc, ẩn dật nơi thanh vắngtĩnh tọa tư duy.

Sau khi những người Licchavī được Đức Thế Tôn thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạy chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi ra về. Họ về rồi, Đức Thế Tôn hỏi các Tỷ-kheo rằng: “Các Trưởng lão Thượng tôn đại đệ tử đã đến nơi nào?” Được biết chư vị đã đi qua rừng Ngưu giác Sa-la, ở đó không náo loạn, sống viễn ly cô độc, ẩn dật nơi thanh vắngtĩnh tọa tư duy, Đức Thế Tôn liền khen ngợi và dạy rằng:

- “Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo. Trả lời như các đại đệ tử đã trả lời, là trả lời một cách chơn chánh. Này các Tỷ-kheo, “Tiếng ồn là gai cho thiền”, đã được Ta nói như vậy. Này các Tỷ-kheo, có mười loại cây gai này. Thế nào là mười?

- Với người ưa thích viễn ly, ưa thích hội chúng là cây gai. Với người chuyên chú tu tập tướng bất tịnh, tu tập tịnh tướng là cây gai. Với người phòng hộ các căn, đi xem văn nghệ trình diễn là cây gai. Với người sống Phạm hạnh, thân cận với phụ nữ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ nhất, tiếng ồn là cây gai. Với người chứng Thiền thứ hai, tầm tứ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ ba, hỷ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ tư, hơi thở là cây gai. Với người đã đạt được Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ là cây gai. Tham là cây gai. Sân là cây gai. Si là cây gai.

- Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải là cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải là cây gai và rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo, không có cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, vị không có gai và rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán.”[8]

Đọc đoạn kinh trên đây và ngẫm nghĩ cuộc sống hiện tại mới thấy hình như ngày nào, lúc nào chúng ta cũng tự đâm thêm những chiếc gai nhọn vào thân và tâm mình bằng những âm thanh, hình sắc, lễ nghi, trống kèn, tán tụng; với những công việc mang danh Phật sự… Giữa cuộc thế bộn bề, náo nhiệt, nhiễm ô, chất ngất những thứ hàng gian, hàng giả và đạo đức cũng giả nốt thì hình ảnh những bậc Trưởng lão Thượng tôn tìm đến những khu rừng tịch tĩnh, ở đó không náo loạn, sống viễn ly cô độc, ẩn dật nơi thanh vắngtĩnh tọa tư duy thật xứng đáng làm nơi nương tựa cho trời người!

Việc khó làm

Một thời, Đức Phật ở tại giảng đường Trùng-các, bên ao Di hầu. Bấy giờ, đám đông thiếu niên Licchavī đến chơi trước cổng tinh xá. Chúng lấy cung tên và cùng nhau tập bắn, từ xa bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên khác, không ai trượt lần nào. Tôn giả A-nan trông thấy và lấy làm lạ bởi chúng bắn bách phát bách trúng, các mũi tên đều lọt qua lỗ khóa nhỏ. Tôn giả A-nan cho rằng đó là việc khó làm, nhưng khi đem chuyện này kể lại với Đức Phật thì Phật hỏi: “Thầy nghĩ thế nào? Các thiếu niên Licchavī tranh nhau bắn tên vào lỗ khóa nhỏ và tất cả những mũi tên đó đều xuyên qua. Việc này là khó hay chẻ một sợi lông thành trăm phần, rồi bắn trúng vào một phần sợi lông và tất cả những mũi tên đó đều trúng, là khó?”[9]

Hẳn chúng ta đều có câu trả lời, nhưng Đức Phật cho biết việc làm khó ấy vẫn “chưa bằng đối với Khổ Thánh đế mà biết như thật, thì điều này mới thật là khó hơn. Cũng vậy, đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế mà thấy biết như thật, điều này mới thật sự là khó.”[10]

Vì sao vậy? Bởi vì: “Này các Tỷ-kheo, vì không thông hiểu, không thấu đạt Bốn sự thật cao quý mà Ta cũng như quý vị từ lâu đã phải trải qua nhiều kiếp luân hồi trong vòng sinh tử.”[11]

Con rùa mù

Rồi Thế Tôn sử dụng hình ảnh thí dụ vô cùng sâu xa, rằng: Ví như đất liền đều biến thành biển lớn, có một con rùa mù, sống vô lượng kiếp; trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Trong biển có một khúc gỗ nổi, chỉ có một lỗ hổng, lênh đênh trên sóng nước theo gió trôi nổi Đông Tây. Con rùa mù một trăm năm mới trồi đầu lên một lần kia, sẽ gặp được cái lỗ hổng này không? – Không thể! Giả sử, con rùa mù và khúc gỗ nổi tuy trái chiều nhau, nhưng có thể gặp được – sự kiện thật vô cùng hy hữu - thì vẫn chưa hy hữu bằng phàm phu ngu si phiêu lưu trong năm đường, tạm thời được thân người, sự kiện này còn khó hơn việc trên. Vì sao? Vì những chúng sanh này không thực hành nghĩa này, không thực hành pháp, không thực hành điều lành, không thực hành chân thật, lần lượt sát hại lẫn nhau, kẻ mạnh lấn áp người yếu, tạo ra v ô lượng điều ác. Cho nên, các Tỷ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tăng thượng, tu học hiện quán.[12]



[1] ĐTK/ĐCTT, T.51, n°.2085, p.861c.

[2] ĐTK/ĐCTT, T.24, n°.1462, p.743c.

[3] Hiện nay trụ đá này vẫn còn nguyên vẹn.

[4] ĐTK/ĐCTT, T.51, n°.2087, p.908b14.

[5] ĐTK/ĐCTT, T.54, n°.2128, p. 699b18.

[6] ĐTK/ĐCTT, T.25, n°.1509, p.77c.

[7] Trung A-hàm, kinh Vị tằng hữu pháp, HT. Thích Tuệ Sỹ dịch.

[8] Tăng chi bộ kinh, phẩm Ước nguyện, (II) (72) Cây Gai, HT. Thích Minh Châu dịch. Tham chiếu Trung A-hàm, kinh Vô thích.

[9] Tạp A-hàm, kinh 405. Tham chiếu Pali: S. 56. 45. Chiggala.

[10] Kinh dẫn thượng.

[11] Kinh Niết-bàn.

[12] Tạp A-hàm, kinh 406.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4311)
Có bốn pháp vật thực là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thựcthức thực. Nhờ bốn thực ấy làm duyên, trợ sanh và nuôi dưỡng cho nên ...
(Xem: 4895)
Theo lăng kính Phật giáo, bệnh được tồn tại dưới 3 hình thức, đó là thân bệnh, tâm bệnh và nghiệp bệnh.
(Xem: 5454)
Triết Học Phật Giáo và Những Luận Đề -
(Xem: 7072)
Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn - Viết về tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương” của thi sĩ Tâm Tấn
(Xem: 6717)
Người đệ tử Phật chân chính, ngoài việc tu tập giới định tuệ để hướng đến viên mãn phước và trí, thành tựu giác ngộ giải thoát cho tự thân,
(Xem: 4168)
Đạo Phật ra đời và phát triển đến nay cũng đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, ban đầu từ miền bắc Ấn Độ, sau đó lan truyền toàn xứ Ấn và phát triển sang các nước Trung Á, Nam Á, Bắc Á… và đến Âu, Mỹ hôm nay.
(Xem: 3641)
“Tôi được sinh ra đời là nhờ vào một ân sủng đầy sự thương yêu của con người và tạo vật. Sự thương yêu ấy có cả chính bản thân tôi..."
(Xem: 3892)
Chúng ta thường nghe tới nhóm chữ “tri kiến như thật.” Tức là biết và thấy như thật. Câu hỏi là: Đức Phật dạy gì về biết và thấy như thật?
(Xem: 3528)
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh ngắt sương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau khóm bạc lá ngô đồng vàng
(Xem: 3655)
Chúng ta đã biết phải làm gì đối với cha mẹ, dù có hay không có sự yêu cầu: hãy thương kính và làm gì đó để biểu hiện niềm thương kính ấy khi cha mẹ còn sống
(Xem: 4470)
Ngày xửa ngày xưa, dưới chân Hy Mã Lạp Sơn có một vương quốc trù phú tên gọi Thắng Man. Dù là một vương quốc giàu mạnh nhưng...
(Xem: 4559)
Trong Kinh Pháp Cú có một số bài khá phong phú đề cao chánh phápchánh pháp đóng một vai trò rất quan trọng...
(Xem: 5539)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng, đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ năm 1959 khi chế độ Cộng Sản tại Trung Quốc xua quân xâm chiếm Tây Tạng...
(Xem: 6162)
Thuở xưa, có một đạo sư tên là Araka, người đã thoát ly sự thèm khát dục vọng. Đạo sư này có hàng trăm đệ tử.
(Xem: 3917)
Chúng ta thường nghe “tạo nhân nào hưởng quả nấy”, mà kỳ thật, đời sống của cộng đồng người trên thế giới hôm nay, được xem nhưthành quả của một đời sống mang tính tương tác tương thọ liên hệ từ quá khứ đến hiện tại.
(Xem: 4965)
Ảnh hưởng của Phật giáo ở Châu Á nói riêng, toàn thế giới nói chung là đậm nét và sâu sắc.
(Xem: 5272)
Quả vị Sa-môn hay bốn quả Sa-môn, bốn quả Thanh văn, bốn quả Thánh gồm Sơ quả Tu-đà-hoàn (Dự lưu, Thất lai)
(Xem: 4617)
Này A Nan, cũng như một cái cây, nếu nghiêng về phía nào, thì khi người ta đốn ngã nó sẽ đỗ về phía đó (trọng lực), một chúng sanh sau khi chết cũng sẽ theo nghiệp mà đi như thế ấy.
(Xem: 4913)
Giáo pháp hay kinh điển là lời dạy của Đức Phật, đó là chân lý, là sự thật, là những gì Đức Phật chứng ngộ, khám phátuyên thuyết, mang lại sự an lạc giải thoát cho người hành trì.
(Xem: 3529)
Theo tác giả, nước là trung tâm của mọi nguyên tố (element) trên trái đất. Không có nước là không có sự sống. Cho đến nay không có bất cứ vật thể gì tồn tại được nếu thiếu nước.
(Xem: 4037)
Khúc đàn Khổng-Vọng-Vi là tiếng khóc của Đức Khổng Tử, tiếc thương người đệ tử thân yêu Nhan Hồi, mệnh yểu mà chết sớm khi tuổi còn thanh xuân.
(Xem: 4130)
Đó là bài học đầu tiên đại-sư Zuigan Goto dạy cho người đệ tử ông vừa thâu nhận, sau này chính là thiền-sư Soko Morinaga, nổi tiếng của xứ Phù Tang.
(Xem: 4563)
Trọn câu mở đầu là: “Nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật thì không phải là sự thật !”
(Xem: 3168)
Bài tán dạy rằng, với công đức đầy đủ, Ngài nhìn khắp chúng sanh bằng đôi mắt từ ái, sẵn sàng đáp lại tiếng kêu thương. Trước biển phước vô lượng như thế, chúng con đều cung kính đảnh lễ.
(Xem: 3659)
... những hành giả sơ phát tâm nên học theo gương tu học của người xưa là lập chí kiên định, đức tin mạnh mẽ không lui sụt, và hành trì liên tục không xao lãng trong tứ oai nghi: Đi - Đứng - Nằm - Ngồi.
(Xem: 3246)
Đại dịch coronavirus bùng phát lần nữa tại Việt Nam, Hoa Kỳ và hầu hết các nước trên thế giới. Tính tới tuần lễ đầu tháng 8/2020, thế giới có gần 700,000 người chết vì đại dịch
(Xem: 4347)
Trong kinh có ghi lại lời cảnh giác của Đức Phật, Ngài đã từng nói rằng: “Phàm tất cả chúng sinh còn lên xuống trong ba cõi, lăn lộn trong sáu đường thì...
(Xem: 3763)
Khổ đau bao trùm cả nhân loại, cả thế giới. Đó là một sự thật, không ai có thể chối cãi.
(Xem: 5299)
Chúng ta đơn thuần cứ nghĩ bệnh là do thể trạng sức khỏe không thuận không tốt, do đề kháng yếu nên vi khuẩn vi rút từ môi trường tác động vào cơ thể mà sinh bệnh.
(Xem: 5164)
Phái đoàn các vị Lệ-xa ở Tỳ-xá-ly khi đi đến Đức Phật đang ngự trong vườn xoài Am-bà-bà-lê được xem như biểu tượng của sự xa hoa, sang trọng, quý phái bậc nhất đương thời.
(Xem: 5510)
Trong cuộc sống đời thường có nhiều người vì phải đối diện với những bế tắc, khổ đau cùng cực không thể vượt qua được để rồi tìm đến cái chết
(Xem: 4935)
Chưa có khi nào Phật cười to như thế, cười sảng khoái, “cười hùng mạnh như vua sư tử…”
(Xem: 5002)
Hỏi “đi tu là đi đâu?” nghe có vẻ dư thừa. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này.
(Xem: 4243)
Trong thuật ngữ nhà Phật, không có từ tiêu diệt, triệt tiêu, loạt trừ, khống chế, áp đặt, cấm đoán…
(Xem: 4249)
“Sống” và “chết” với giáo lý vô ngã
(Xem: 4393)
Đức Phật khi tuổi đã 80, sắp nhập Niết-bàn mà vẫn thực hành an cư là một trong những tấm gương sáng ngời cho người xuất gia hậu thế.
(Xem: 4520)
Sống trong cuộc đời cũng thế. Từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành, chúng ta luôn chịu ảnh hưởng bởi "hiệu ứng đám đông".
(Xem: 5481)
Vạn pháp do tâm tạo, cũng do tâm mà có khởi có diệt. Ví như nỗi buồn phiền sinh khởi là do tâm chấp vào sự vật, sự việc xảy ra
(Xem: 4579)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Gyatso, là lãnh tụ tinh thần và thế quyền của dân tộc Tây Tạng.
(Xem: 4453)
Lòng bi mẫn toàn cầu có nghĩa là mở rộng phạm vi quan tâm của chúng ta vượt ra ngoài ...
(Xem: 5584)
Trong kinh điển có rất nhiều bộ kinh quý, kinh nào cũng là tối thắng thừa, là vua của các kinh vì nương theo
(Xem: 5951)
“Vô niệm" là không vọng niệm. Hãy để cho những tư tưởng, tình cảm của bạn tự nhiên đến và đi; đừng gắn cho chúng bất kỳ ý nghĩa nào
(Xem: 4708)
Trước khi diệt độ, Đức Phật đã ban bố những di huấn quan trọng cho các đệ tử về sau nương tựa tu hành.
(Xem: 9089)
Trong cuộc sống vô thường của kiếp sống nhân sinh thì nghiệp quả luôn đi đôi song hành với kiếp sống của con người.
(Xem: 5412)
Tâm là vô hình, không thể dùng ngôn ngữ mà biết được, tâm liên kết với thân xuất xa bảy cửa ngõ là
(Xem: 4936)
Mùa mưa là mùa chư Tăng Ni bắt đầu thực hiện phận sự an cư.
(Xem: 4317)
Thuở ấy nơi thành Ca Tỳ La Vệ của xứ Ấn Độ nhiều tín ngưỡng, nhiều giai cấp và nhiều bất công, đấy là nơi lý tưởng cho họ sinh ra và gặp nhau để nối mối lương duyên kết thành vợ chồng trong kiếp cuối cùng
(Xem: 3554)
Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng
(Xem: 4741)
Âm thanh tụng Tâm Kinh thì thầm lan toả trong trời đất, làn sóng âm nhè nhẹ xao xuyến xuyên thấm vào lòng người và cả phi nhân.
(Xem: 6415)
Ngàn năm, Giọt nước có buồn không Sao vẫn long lanh Dưới ánh hồng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant