Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cư Sĩ Trì Danh Niệm Phật

08 Tháng Tám 202009:07(Xem: 3621)
Cư Sĩ Trì Danh Niệm Phật

Cư Sĩ Trì Danh Niệm Phật

 

Cách đây mấy ngày, khi lên “Hoavouu.com) trên internet để sưu tầm tư liệu. Tôi có đọc được một bài chia sẻ của cư sĩ Lưu Tâm Lực. Bài viết của ông có tên là: “Tự Vấn Về Pháp Môn Tịnh Độ”, bài được đăng ngày 07/06/2016

(https://hoavouu.com/p25a41475/tu-van-ve-phap-mon-tinh-do)

Bài viết được trình bày theo hình thức vấn đáp, ta có thể nhận thấy rằng người viết đã có một quá trình nghiên cứu Phật học nghiêm túc. Ông chia sẻ chỗ sở học của mình cũng nhằm dụng ý giúp đỡ cho nhiều người trên bước đường nghiên cứu Phật pháp, cũng như trao đổi kinh nghiệm trên phương diện thực hành pháp môn niệm Phật. Rất cám ơn cư sĩ Lưu Tâm Lực qua bài chia sẻ nhiệt tình của ông. Chính ông đã giúp tôi có động lực để viết phần bỗ trợ về thực hành Pháp Môn Niệm Phật. Mong rằng nó  sẽ góp một phần nhỏ thêm vào bài viết của ông, ngõ hầu giúp đỡ phần nào cho những ai mới tìm hiểu và mong muốn thực hành Pháp Trì Danh Niệm Phật, có thể bắt đầu bước từng bước vững chắc trên con đường tìm về quê hương Cực Lạc.

Trong bài “Tự Vấn Về Pháp Môn Tịnh Độ”, ông Lực có viết rằng:

 

“Theo tôi thì lời dạy sau đây có vẽ mâu thuẩn " khi ta niệm Phật thì đừng cho mọi chuyện tạp nhạp xen vào. Khi ta làm những chuyện tạp nhạp thì làm sao cũng gắng có niệm Phật xen vào. Hãy thử nghĩ khi ta đang lái xe đến sở làm hay đến một nới chốn nào đó mà trong khi di chuyển ta cứ nghĩ đến danh hiệu Phật trong chuyên nhất thì sẽ chểnh mãn trong an toàn không những cho riêng ta mà ảnh hưỡng đến những xe cộ di chuyển khác”. 

 

Đây là một vấn đề rất thực tế và rất hệ trọng. Người tâm huyết muốn niệm Phật chuyên tâm thì phải tìm hiểu cặn kẽ mới có thể thực hành rốt ráo và làm tròn lời Phật dạy. Nhưng thường thì chúng ta quá nôn nóng muốn đi thẳng đến giai đoạn cuối nên dễ bị gặp chướng ngại, công phu Phật dạy lẽ ra rất giản dị và dễ thực hành; nhưng thường thì chúng ta bị chính chúng ta tự làm khó. (ví dụ như chúng ta là người Việt Nam, thì lúc còn nhỏ chúng ta cũng phải học tiếng Việt. Lúc bắt đầu ta phải học dần từng mẫu tự của bảng chữ cái tiếng Việt; sau đó học đánh vần, đọc các từ đơn, sau đó mới đến từ kép, rồi tập đọc câu, … Rồi sau mới học ngữ pháp (văn phạm), tự loại, cấu trúc câu. … Qua nhiều năm tháng rèn luyện trong nhà trường, qua nhiều cấp lớp thì chúng ta mới có thể nắm vững và sử dụng tiếng Việt một cách thông thạo, rành mạch. Chứ nếu như một người chưa rành tiếng Việt, lại cầm một quyển kinh Phật (Việt ngữ) mà đọc thì e rằng rất khó thực hiện!)

Một số người cho rằng pháp môn niệm Phật quá bình thường nên khi nghe Phật nói rằng đây là pháp môn “tối thượng thừa” thù thắng có thể giúp hành giả đến bờ bên kia, lên ngôi vô thượng chánh đẳng chánh giác; thì họ cho rằng đây là điều khó tin, khó chấp nhận. Mà đã không đặt trọn lòng tin thì khó mà nỗ lực thực hành kiên trì, miên mật, thì làm sao có thể thâm nhập dần vào những lẽ đạo sâu mầu, vinh diệu mà  chư Phật muốn truyền trao? Nên cho rằng: “Khó, khó, khó!”. Nào dè lỗi không phải do Phật; mà tội là do chính chúng ta. Chúng ta không chịu lắng nghe và vâng theo lời Phật dạy. Phật không chê chúng ta thuộc giới nghèo hèn-thấp kém; Phật không chê chúng ta thuộc hàng tiểu trí-căn cơ hạ liệt. Phật từ bi bày đại phương tiện để cứu độ tất cả chúng sanh. Phật từ bi, thương yêu tất cả chúng sanh, Phật dạy phương pháp thoát khổ, giải thoát ngay hiện đời này, mà chúng ta lại nghi ngờ. Đây quả là chướng ngại rất lớn. 

Hai là, có người cho rằng pháp môn này khó thực hiện bởi vì chúng ta là những con người căn cơ hạ liệt, xấu xa, tội lỗi, nghiệp chướng sâu dày; nên khó mà niệm Phật đến nhất tâm bất loạn. Làm sao chỉ với câu trì danh niệm Phật đơn giản, chỉ với “Lục Tự Di Đà” mà có thể an trụ tâm, hàng phục tâm? Làm sao thể nhập “Tự tánh Di Đầ” khi luôn sống trong tình trạng “Tâm Viên, Ý Mã”?

Xin vô cùng cám ơn cư sĩ Lưu Tâm Lực đã nêu lên vấn đề hệ trọngvô cùng cấp bách, vô cùng cần thiết cho những môn đồ mới của Phật. Người tu theo Tịnh độ tông cần hiểu thấu đáo và trang bị 3 món tư lương để làm hành trang trên đường tìm về xứ Phật. Đó là: TÍN - NGUYỆN - HẠNH. (Đây là 3 việc chính yếu, nền tảng của pháp môn Tịnh Độ; mà chắc là quí vị đã có tham khảo, tìm hiểu trên nhiều Kinh, sách Tịnh Độ, cho nên người viết xin phép không bàn luận về vấn đề này).

Người viết chỉ xin đi vào thực hành (theo như cách nghĩ thô thiểnphương pháp thực hành mộc mạc mà bản thân người viết đã học được từ nhiều vị hành giả Tịnh độ đã áp dụng và gặt hái được những kết quả đúng như lời Phật dạy). Bây giờ, xin phép bắt đầu đi vào thực hành pháp “Trì Danh Niệm Phật”.

Trì Danh Niệm Phật có nghĩa là chúng ta xưng niệm 6 chữ “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” (Lục Tự Di Đà). Rõ ràng là nghe qua rất dễ, rất đơn giản! Thực hành được ngay lập tức, không có gì gọi là khó khăn cả. Nhưng càng dễ thì càng phải nghiên cứu tận tường; thực hành nghiêm túc, kiên trì. Chúng ta cần xác định, làm rõ vấn đề mấu chốt này trước khi bắt tay vào thực hành đúng phương pháp, hiểu biết thấu đáo, rạch ròi, không mù mờ, mê tín. Cần chỉnh chu thân tâm trang nghiêm thành khẩn; không nên thực hành một cách chiếu lệ, qua loa, lấy có, hời hợt khi trì niệm hồng danh A Di Đà Phật.

Trước tiên, xin nêu một câu hỏi là: ‘Quí vị có tin tưởng tuyệt đốiPháp Môn Tịnh Độ sẽ giúp quí vị ngộ nhập được Tự Tánh Di Đà, Chơn Tâm Tịnh Độ ngay đời này; và khi bỏ thân này chắc chắn sẽ được Đức Từ Phụ A Di ĐàThánh chúng rước về quê hương Cực Lạc?”. Nếu vị nào xác quyết được rằng đó là niềm tin chắc chắn, quí vị khẳng định được rằng lời Phật dạychân lý, là lẽ thật; và nếu y cứ lời Phật dạy mà nghiêm túc, kiên trì thực hành miên mật thì chính NHÂN này sẽ giúp hành giả gặt hái được QUẢ (vô cùng quý báu) đúng y như lời Phật dạy.

Còn vị nào cảm thấy rằng chữ “TÍN” đối với mình chưa thật rõ nghĩa thì mình có quyền tìm tòi, nghiên cứu thêm nhiều Kinh, Luận, sách nào định nghĩa rõ chữ “TÍN” thì mình tiếp tục học hỏi qua lời giảng dạy của Phật, Tổ, Thánh Tăng, các Đấng Tông Sư, … Qua những truyện niệm Phật được cảm ứng, được nhất tâm, được vãng sanh, … Tiếp tục đi tham vấn những vị tôn túc trong tông Tịnh Độ. Tiếp tục tìm thầy giỏi, bạn lành, tiếp tục đi tìm và tham vấn với những bậc chơn tu để học hỏi chân lý, cứu cánh giải thoát, vãng sanh Cực Lạc. Và chắc chắn một điều rằng nếu với tâm chí thành, chí thiết thì ắt hẳn một ngày nào đó quí vị sẽ nhận được câu trả lời. Câu trả lời ấy sẽ quý hơn mọi của cảithế gian này. Bởi vì đó là đáp án của vấn đề quan trọng nhất của đời người, vấn đề: “SANH TỬ SỰ ĐẠI”.

Và sau khi chúng ta đã xác quyết được chữ “TÍN”, nghĩa là niềm tin của chúng ta đã mạnh mẽ, sắt son, không mơ hồ, không lay động, không dời đổi. Chúng ta hãy lạy tạ ơn chư Phật, Tổ, Tông sư, … và hãy phát NGUYỆN kiên trì thực hành pháp môn Trì Danh Niệm Phật dũng mãnh, miên mật (HẠNH) cho đến khi nhận được Tự Tánh Di Đà của chính mình. Và bây giờ chúng ta sẽ trao đổi phương pháp thực hành niệm “Lục Tự Di Đà” như thế nào để có hiệu quả, khỏi phụ ơn chư Phật?

Chúng ta sẽ bắt đầu từ khởi điểm của một ngày mới khi ta vừa ngủ thức dậy nhé? Khi vừa có cảm giác thức giấc, chuyện trước tiên là ta khởi niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, và tiếp theo đó ta sẽ niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, và “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” , đến khi ta có cảm giác tỉnh ngủ hẳn, khi mở mắt ra ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”. Khi chổi ngồi dậy, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; khi vén mí mùng (màn) ra, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; khi bỏ chân ra ngoài giường, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; bỏ chân xuống giường, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; đặt chân trên dép, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; xỏ chân vào dép, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; đứng thẳng người lên, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; bắt đầu quay người về hướng nhà vệ sinh, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; bước đi chầm chậm về hướng nhà vệ sinh ta vẫn liên tục niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” (trong lúc niệm Phật, mắt nhìn về hướng đang đi tới, thân người ngay ngắn đoan chính, hít thở đều hòa tự nhiên, trong lòng tươi vui - an lạc. Câu Phật hiệu giữ ý tập trung, mắt quan sát tỏ tường, thân ngay thẳng, bước chân vững chải). Khi đến nơi la-va-bô, mắt nhìn thấy ảnh mình trong gương liền niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, ta có thể nhìn ảnh mình trong gương, mỉm cười, trong lòng an vui-hạnh phúc, thầm khấn tạ ơn dạy dỗ của chư Phật, chư Bồ Tát, chư vị Tổ sư, … và niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”. Ta cầm tuýp kem đánh răng, niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; một tay vặn nắp tuýp kem để mở, niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; tay còn lại cầm lấy bàn chải, niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; trét kem lên bàn chải, niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; cầm nắp vặn kín tuýp kem lại, niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; hớp một ngụm nước vào miệng, niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; nhả nước vào la-va-bô, niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; bắt đầu đánh răng, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; chải răng theo chiều ngang, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”,  “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” (trong lúc chải răng theo chiều ngang, ta chú ý từng động tác tay kéo ngang, bàn chải di chuyển trong miệng, chà trên răng theo chiều ngang, mạnh nhẹ cảm biết rõ ràng - từng câu Phật hiệu vang thật rõ từng chữ trong đầu ta liên tục, liên tục không gián đoạn); rồi đến chải răng theo chiều dọc, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”,  “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”,  “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” (trong lúc chải răng theo chiều dọc, ta cũng chú ý từng động tác tay kéo lên xuống, bàn chải di chuyển trong miệng, chà trên răng theo chiều dọc, mạnh nhẹ cảm biết rõ ràng - từng câu Phật hiệu vang thật rõ từng chữ trong đầu ta liên tục, liên tục không gián đoạn); khi nhả bọt kem trong miệng ra, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; hớp vào miệng một ngụm nước, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; nhả nước xuống bồn, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; hớp thêm một ngụm nữa, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; lại hớp thêm một ngụm nữa, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; hớp nước làm sạch kem trong miệng hoàn toàn, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”, rồi mở vòi nước rửa sạch bàn chải; ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; đặt bàn chải trở lại chỗ cũ, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”; lấy khăn lau mặt, ta niệm: “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”.

Trên đây là minh họa chỉ từ lúc thức giấc cho đến khi đánh răng, xúc miệng. Mỗi mỗi động tác cử động tay chân lên xuống; đi đứng tới lui, quay qua quay lại; … ta đều tập trung làm trong sự thấy biết rõ ràng; Dầu làm bất cứ động tác, cử chỉ thế nào luôn luôn niệm câu Phật hiệu, không lúc nào ngưng, không để gián cách. Như vậy câu Phật hiệu luôn luôn hiển hiện trong tâm trí một cách rõ ràng, rành mạch. Khi niệm, chúng ta niệm từng tiếng rõ ràng, không niệm nhanh làm cho âm thanh líu quíu, nghe đớt đát, tiếng nọ dính tiếng kia. Và các công việc tiếp theo trong buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối ta đều thực hiện trong ý thức, nhận biết rõ ràng rành mạch. Trong lúc đang làm mọi việc lớn nhỏ, ngay cả khi ăn uống, tắm rửa, … câu Phật hiệu “Lục Tự Di Đà” luôn luôn làm chủ tâm trí chúng ta. Vì thế lâu ngày các phiền não, vọng tưởng yếu dần và không thể nào thống trị đất tâm của chúng ta được nữa. Cho nên, đừng lo sợ rằng nếu chúng ta mải lo tập trung niệm Phật, rồi thì các động tác khác sẽ không thực hiện chuẩn xác; thì đôi khi gây ra nguy hiểm, hoặc có tác dụng không tốt như lái xe trên đường chẳng hạn, hay diễn viên đu bay trên cao, …

Thật ra, nếu chúng ta kiên trì niệm Phật hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, hằng giây, … miên miên mật mật không gián cách thì trong tâm chúng ta hoàn toàn an định, không khởi niệm lăng xăng chạy theo vọng tưởng cho nên tâm trí chúng ta luôn luôn bình an, sáng suốt. Tâm trí chúng ta quán sát, và hướng dẫn từng động tác đang diễn ra của chúng ta, và do đó chúng sẽ được thực hiện một cách chính xác hơn, tinh tế hơn, chuẩn mực hơn. Như vậy, trong bất cứ hoạt động hằng ngày, ví dụ như khi đang lái xe, thì mắt ta quan sát phía trước thật rõ, thật xa, biết lượng xe cộ nhiều hay ít?, đang chạy nhanh hay chậm?; khúc đường phía trước rộng hay hẹp?, có mấy làn xe?; ta đang chạy trên đoạn đường thẳng hay sắp sửa đến một khúc quanh?, sắp đến một đoạn chui qua hầm?; phía trước có giao lộ không? Phía trước có cầu vượt chăng? Phía trước có đèn hoặc biển báo giao thông nào không? Ta có thể quan sát hai bên xe. Ta có thể nhìn kiếng chiếu hậu để quan sát phía sau xe. Ta có thể nghe rất rõ ràng tiếng còi xe cứu hỏa, xe cứu thương, hoặc của xe cảnh sát; và ta có thể nhận biết một cách rõ ràng là các xe đó xuất hiện từ hướng nào?, … Khi câu Phật hiệu vang lên trong tâm trí ta, thì ngay chính giờ khắc đó tâm trí chúng ta an định, sáng suốt; chúng ta không bị tâm vọng động, loạn tưởng dẫn chúng ta đến sự mê mờ, đến nỗi đôi khi quên luôn việc chúng ta đang lái xe, …. Chúng ta càng kỹ lưỡng rèn tập niệm Phật theo từng động tác sinh hoạt của chúng ta hằng ngày một cách kiên trì, miên mật; thì khi đối duyên tiếp cảnh, “Lục Tự Di Đà” sẽ giúp chúng ta luôn sáng suốt, bình an, hạnh phúc.

KHI BẮT ĐẦU HẠNH TU “TRÌ DANH NIỆM PHẬT” CẦN XÁC ĐỊNH RÕ ĐÂY LÀ PHÁP MÔN TỐI THẮNG, TỐI THƯỢNG SẼ ĐƯA HÀNH GIẢ ĐẾN BỜ BÊN KIA (ĐÁO BỈ NGẠN- BỜ GIÁC- BỜ GIẢI THOÁT), VÀ ĐÂY LÀ ĐỨC TIN HÀNH GIẢ SẼ TRƯỞNG DƯỠNG MỖI NGÀY MỘT LỚN MẠNH HƠN LÊN , CHO ĐẾN KHI NÀO NÓ LÀ MỘT KHỐI KIÊN CỐ - KHÔNG SUY GIẢM, LUI SỤT MÀ KIÊN TRÌ GÌN GIỮ CHO ĐẾN NGÀY VỀ VỚI PHẬT. LỜI PHẬT DẠYCHÂN LÝ, PHÁP MÔN TU TRÌ PHẬT HƯỚNG DẪN LÀ PHƯƠNG CÁCH ĐỂ ĐẠT TỚI CỨU CÁNH GIẢI THOÁT - VÃNG SANH TỊNH ĐỘ . PHẬT TỬ NẾU NGHIÊN CỨU THẤU ĐÁO LỜI PHẬT DẠY, NỖ LỰCKIÊN TRÌ RÈN TẬP PHÁP “TRÌ DANH NIỆM PHẬT”. CÂU PHẬT HIỆU GẮN LIỀN THEO TỪNG HƠI THỎ RA-THỞ VÀO, THEO TỪNG ĐỘNG TÁC THÔ-TẾ CỦA THÂN, LỤC TỰ DI ĐÀ KHÔNG LÚC NÀO VẮNG NƠI TÂM TRÍSỐNG ĐỘNG, SOI SÁNG CHO HÀNH GIẢ TRONG TỪNG KHOẢNH KHẮC NHỎ NHIỆM NHẤT. NẾU KIÊN TÂM, TRÌ CHÍ SỐNG NHƯ THẾ TỪNG NGÀY QUA TỪNG NGÀY, THÁNG NÀY SANG THÁNG TIẾP THEO, NĂM NÀY TIẾP THEO NĂM TỚI. MỖI NGÀY TÂM MỘT KIÊN CỐ HƠN, ĐỨC TIN MỘT LỚN MẠNH HƠN (TÍN), CÔNG PHU NIỆM PHẬT MIÊN MẬT HƠN KHÔNG ĐỂ GIÁN CÁCH. CỨ MỘT LÒNG BỀN BỈ, AN LẠC, CHẲNG THEO VỌNG TƯỞNG - CHẲNG TÌM NHẤT TÂM-CHẲNG TRỤ TÂM LÀNH-CHẲNG DIỆT TÂM ÁC-PHẬT HIỆU HIỆN TIỀN-TÌM KIẾM ĐÂU XA-LỤC TỰ DI ĐÀ-DI ĐÀ LỤC TỰ-MÃI MÃI BÊN TA-LỤC TỰ DI ĐÀ.

 

Như vậy, những hành giả sơ phát tâm nên học theo gương tu học của người xưa là lập chí kiên định, đức tin mạnh mẽ không lui sụt, và hành trì liên tục không xao lãng trong tứ oai nghi: Đi - Đứng - Nằm - Ngồi. Rèn tập mỗi ngày không ngưng nghỉ; không cần nôn nóng đếm ngày, tính tháng, tính năm; Chỉ một lòng nhớ (NIỆM) Phật và sống cùng Phật. Nếu càng ngày càng nhớ Phật nhiều hơn nhớ chúng sanh (vọng tưởng, phiền não, điên đảo) thì càng ngày ta càng cảm nhận tự tâm bình an hơn, an lạc hơn, hạnh phúc hơn. Rồi cứ tiếp tục kiên trì như thế, như thế. A Di Đà Phật! Không cầu, không tìm, không nôn nóng, không dục tốc, không nghi ngại, không nản lòng, không ngại khó, không lui sụt. Mà cứ thiết tha nhớ Phật trong từng khoảnh khắc nhỏ nhiệm nhất, Lục Tự Di Đà luôn hiện hữu trên môi, trên tâm trí, hay nói cách khác thân tâm hành giả luôn đang hành trì xưng tán danh hiệu A Di Đà Phật. Và cứ vững bền sống như thế ! Đúng vậy, hãy cứ bền lòng chặt dạ, thủy chung như nhất, không quản lâu xa; và đến một lúc nào đó (do hành trì miên mật, không gián cách) hành giả sống an lạcchuyên tâm hành trì trọn vẹn đúng theo lời Phật dạy. Lúc đó, thì khởi tâm CẦU “NHẤT TÂM BẤT LOẠN” LÀ VIỆC THỪA. Như thế thì ta không cần nhắm đến cầu “Nhất Tâm Bất Loạn” rồi cứ mãi lo lắng vì không biết có được không? Nếu cứ nuôi mãi tâm trạng như thế mà tìm cầu “Nhất Tâm Bất Loạn” thì biết chắc rằng sẽ không được. Rất đơn giản là ta lấy nhân hành trì là: “tâm loạn động” mà cầu quả :“tâm bất loạn”, thì rõ ràng là sẽ không gặt hái kết quả như mong cầu.

Chi bằng cứ nuôi chí dõng mãnh, lập hạnh kiên trì nhẫn nại, thiết tha hành trì Lục Tự Di Đà. Bền bỉ dụng công đừng tính tháng ngày, chỉ một lòng nhớ tưởng Phật. Thì với lòng tha thiết, thành khẩn, dâng trọn cõi lòng kính yêu chư Phật, Bồ Tát, … , lòng quyết tâm cầu giải thoát, lòng khát khao thành tựu được việc lớn để có thể làm lợi ích cho quần sanh. Người giữ được bản tâm như thế chắc chắn sẽ nhận được sự gia trì của chư Phật, chư Bồ Tát trên con đường học Phật. Và khi đến thời tiết nhân duyên, hành giả sẽ nhận được bản tâm thanh tịnh, tự tánh Di Đà của mình. Đó chính là phần thưởng chư Phật dành cho người hữu duyên, tâm thành.

Trên đây là những lời bộc bạch từ sở học cạn cợt, trí óc hạn hẹp của người viết. Nhờ đọc bài viết của cư sĩ Lưu Tâm Lực, tôi nghe có sự thôi thúc phải đặt bút viết bài này. Đây là những lời tâm sự chân thành, những trao đổi cụ thể về cách hành trì hữu hiệu pháp môn Trì Danh Niệm Phật. Hy vọng nó sẽ là những lời động viên, khích lệ quý đạo hữu (những người mới bước vào đường học Phật và đang khởi sự thực hành pháp môn Trì Danh Niệm Phật) xây dựng cho mình một đức tin kiên cố, mạnh mẽ và bền bỉ bước từng bước vững chải trên đường tìm về xứ Phật.

Do sự hiểu biếttrình độ tu học của người viết có giới hạn nên trong những phần bộc bạch trên đây chắc chắn có rất nhiều điều sai sót. Kính mong các bậc tôn túc, các vị thiện tri thức rộng lòng hỉ xả bỏ qua và kính xin quý vị sẽ từ bi ban cho kẻ hậu học này những sự bổ chính, những lời giáo huấn để người viết có cơ hội học tập hiểu 

thêm sự sâu nhiệm, sự diệu kỳ của Phật pháp vô biên!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

 

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 8 năm 2020

                                      Kính ghi,

 

                                   Nguyễn Tấn Phát

 

Ý kiến bạn đọc
11 Tháng Tám 202003:16
Khách
Hoa Lòng Tặng Nhau

Trì danh niệm Phật Di Đà,
Chí thành chí thiết tâm hoa rạng ngời
*Vui thay môi nở miệng cười,
"A Di Đà Phật" tặng người đóa hoa.

(*Hạnh phúc biết bao khi người Phật tử lòng an lạc, môi nở đóa hoa lòng, xưng tán danh hiệu Phật, chắp tay búp sen kính tặng nhau, chào vị Phật tương lai. A Di Đà Phật!)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13801)
Loài cỏ bệnh úa tàn thân xác, Đã gầy hao từ gốc rễ cằn khô, Chắc tại nắng, tại mưa, tại bao điều khác, Nằm co ro đợi chết đến giờ
(Xem: 11253)
Trước khi khởi sự tu tập để phát huy lòng từ bi và tình thương, cũng cần nên tìm hiểu ý nghĩa của hai chữ ấy là gì...
(Xem: 11460)
Tất cả chúng sanh vì chẳng thấy Phật tánh nên thường bị phiền não trói buộc mà phải lưu chuyển trong sanh tử.
(Xem: 9889)
Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ...
(Xem: 11368)
Lúc ấy Đức Thế Tôn đã ôn tồn mà nói cùng đại chúng: “Này A Nan! sau khi ta diệt độ các ông hãy nương tựa vào chính mình và hãy lấy giới luật làm thầy.”
(Xem: 9157)
Tất cả những giáo lý của Đức Phật căn cứ trên Bốn Chân Lý Cao Quý. Trong giáo lý Bốn Chân Lý Cao Quý chúng ta nhận ra hai tập hợp của nguyên nhân và hệ quả.
(Xem: 9738)
Thầy dìu dắt từ đó tôi được tiếp xúc gần và rất gần Ngài do vậy tôi học ở ngài được nhiều thứ trong cuộc sống, giờ giấc, tinh tấn, chuyên cần , nhất là việc tu tập v.v...
(Xem: 9817)
Một trong bốn chân lýĐức Phật dạy là chân lý về sự khổ, khổ đế trong Tứ diệu đế. Đức Phật dạy bản chất của thế gian là bất toàn, bất toại nguyện, là vô thường, là đau khổ.
(Xem: 13795)
Chẳng có gì đơn độc sinh ra, tồn tại, chuyển động, và biến mất giữa cõi đời. Chẳng có gì gọi là độc hành, độc lập, độc bộ, độc cư, cô thân, cô độc, cô đơn…
(Xem: 9815)
Đâu hay tất cả đều là sự công bằng tuyệt đối khi ta soi vào nhân duyên nghiệp báo không chỉ ở kiếp này mà từ những kiếp quá khứvị lai được giải thích cặn kẽ trong kinh điển nhà Phật.
(Xem: 12897)
Vận nước như dây quấn, Trời Nam mở thái bình, Vô vi ở điện các, Chốn chốn dứt đao binh...
(Xem: 9895)
Trong giáo lý của đạo Phật, “cho sự không sợ hãi” được xem là một hạnh nguyện cao quý gọi là vô úy thí (abhada-dàna), là Thánh hạnh (Ariya-cariyà), thiện hạnh (kusala- cariyà)
(Xem: 10441)
"Này Angulimala! Ta đã dừng lại từ lâu rồi, chính anh mới là người chưa dừng lại..."
(Xem: 17217)
Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ - Trôi chảy mãi ngày đêm không ngừng nghỉ như thế này ư?
(Xem: 9355)
"Từ lúc này cho đến hết ngày hôm nay, tôi sẽ đưa vào sự thực tập những gì tôi tin tưởng một cách tối đa như tôi có thể"...
(Xem: 10576)
Khi trải qua một cơn bạo bệnh hay tuổi đã xế chiều thì ý niệm về lão-bệnh-tử, tức phải đối mặt với sự chết hiện ra ngày một rõ ràng hơn...
(Xem: 14244)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ)
(Xem: 10006)
Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp...
(Xem: 11460)
“Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu hiện ở một tần số đặc biệt nào đó."
(Xem: 9286)
Sau khi quy y Tam bảo, trở thành Phật tử rồi thì kính lễ, cúng dường Phật-Pháp-Tăng mỗi ngày, mỗi lúc là một trong những hạnh tu căn bản của người con Phật.
(Xem: 11389)
Đọc trong “Tưởng Niệm và Tri Ân,” người đọc sẽ thấy nhà thơ trẻ của chúng ta lúc nào, ở đâu và đối với bất cứ điều gì cũng nghĩ đến ân đức và tình nghĩa.
(Xem: 10861)
Bài phát biểu của của đô đốc William McRaven, người đứng đầu Bộ chỉ huy Các chiến dịch liên hợp đặc biệt - NAVY SEAL - MỸ
(Xem: 14597)
Không có người bạn nào tốt hơn cho tương lai hơn là bố thí - ban cho tặng phẩm thích đáng. Đối với tu sĩ, giáo sĩ, người nghèo, và bạn hữu - Biết những tài sản là chóng tàn phai và vô lực.
(Xem: 10575)
John Stuart Mill: “Tôi đã học cách tìm hạnh phúc bằng cách giới hạn các ham muốn của mình hơn là nỗ lực để thỏa mãn chúng”
(Xem: 9395)
Có lẽ ngày nay nhân loại đã thực sự thức tỉnhnhận ra rằng, không ai có thể cứu rỗi được cho ai hết. Và sẽ không có một thiên đường nào ở ngày mai...
(Xem: 13461)
Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu.
(Xem: 9799)
“Người ngu thấy là ngọt, Khi ác chưa chín muồi; Ác nghiệp chín muồi rồi; Người ngu chịu khổ đau”.
(Xem: 14005)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uốngnhẫn tâm giết hại các loài vật.
(Xem: 20302)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 10222)
Ta giao tiếp với bạn bè điều tối kỵ nhất là nói về lợi và đừng bao giờ dùng thủ thuật về lợi để mưu cầu.
(Xem: 8657)
Bệnh tật là một nỗi khổ căn bản của chúng sanh, sanh lão bệnh tử khổ. Hễ có thân thì có bệnh, mà đã bệnh tật đau yếu thì không ai muốn và chẳng vui chút nào.
(Xem: 9724)
Nghiệp là một thói quen được tích lũy từ ba nghiệp thân, khẩu, ý, đồng hành với chúng ta trong từng hơi thở, gắn bó thủy chung từ khi ta vừa lọt lòng mẹ cho đến ngày ta nhắm mắt xuôi tay.
(Xem: 8785)
... những câu chuyện buồn và bất hạnh bao giờ cũng để lại những vết khắc sâu thẳm trong tim, khó mà nguôi ngoai dễ dàng.
(Xem: 11028)
Chúng ta đến đây với những giọt nước mắt để hết sức mở một con đường, để rẽ sóng mà đi trên biển đời vô tận.
(Xem: 12544)
Phật tử, chúng ta cần phải nhận định rõ ràng, đức Phật không phải là một vị thần hay thượng đế để ban ơn, giáng họa cho bất cứ ai.
(Xem: 28083)
Tôi tin rằng mọi khổ đau đều sinh ra từ ngu muội. Người ta gây ra đau đớn cho người khác, khi ích kỷ theo đuổi hạnh phúc hay thỏa mãn riêng mình...
(Xem: 10633)
Một vài chiếc thuyền máy lướt qua, tạo những vòng sóng từ nhỏ đến lớn, tỏa ra rồi tan biến trên mặt hồ. Bọt trắng lao xao nổi bật trên giòng nước xanh.
(Xem: 9798)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ là thấy tánh. Muốn thấy tánh thì tu thiền, như đức Thích Ca Mâu Ni do thiền dưới gốc cây Bồ Đềgiác ngộ thành Phật.
(Xem: 11855)
Nhờ chút công đức phóng sanh ngày ấy cho mẫu thân mà tôi cũng được hưởng phước lây, bởi căn bệnh lạ tôi phải chịu đựng 25 năm qua bỗng dưng ra đi không nói lời từ biệt.
(Xem: 10444)
Sống làm sao cho cuộc đời trở nên đáng sống, có ý nghĩa, có lý tưởng, có thương yêu hiểu biết thì đó là Đời Đạo.
(Xem: 8901)
Nhà Phật thường nêu châm ngôn “Bi – Trí – Dũng” để khuyến khích hành giả vận dụng đầy đủ ba đức tính này trong đời sống, không để khiếm khuyết mặt nào.
(Xem: 10555)
Tôi ngồi lặng lẽ, nhìn những lá phong vàng sậm và đỏ ối, âm thầm rơi trong không gian tinh mơ quanh khu nhà quàn. Thấp thoáng vào, ra, là những người chít khăn tang trắng, gương mặt phờ phạc, buồn rầu.
(Xem: 8928)
Cuộc đời của đức Phật rất vĩ đại, vô vàn những điều hay, chúng ta không tài nào học hết được.
(Xem: 9907)
Bài viết dưới đây được dịch từ một bản tiếng Pháp mang tựa là Compassion, medecin insurpassable (Lòng Từ Bi, một vị lương y vô song) của một học giả Phật Giáo rất uyên bác là bà Sofia Stril-Rever.
(Xem: 9577)
Ngọn núi cao như Hy Mã Lạp Sơn cũng từ một hạt bụi mà thành. Đại dương mênh mông như Biển Thái Bình cũng do từng giọt nước mà có.
(Xem: 13977)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ...
(Xem: 16141)
“Con lớn rồi vẫn là con của mẹ, Suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con…”
(Xem: 11772)
Hoan hỷ trong mùa Phật Đản đang về, xin cung kính đảnh lễ đức Thế Tôn, bậc Thầy vĩ đại của thế gian, bậc trí tuệ tối thắng không ai bằng.
(Xem: 9073)
Tham lam cũng giống như áng mây mù dày đặc nhưng đôi lúc chúng ta thường gặp ở miền đồi núi, khiến chúng ta không thấy rõ đường đi trước mặt mình.
(Xem: 17724)
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant