Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chiếc Bè Qua Sông

02 Tháng Mười Hai 202120:04(Xem: 2945)
Chiếc Bè Qua Sông
CHIẾC BÈ QUA SÔNG 

Thích Tịnh Nghiêm

Bao Giờ Ta Biết...

Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát. Chúng ta có thể chọn lựa việc học pháp thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Gia giáo – thầy truyền cho trò, tham gia các cơ sở giáo dục đào tạo, hoặc qua thực tiễn đời sống… Tất cả đều phụ thuộc vào sự cân nhắc, tính toán của mỗi người. Tuy nhiên, quan trọng nhất của việc học pháp là phải có thái độ chân chính, biết ứng dụng pháp học ấy có hiệu quả vào đời sống tu tập để đạt được an lạc, giải thoát ngay trong hiện tại

Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật dạy: “Ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp” [1].

Tạm dịch: “Pháp ta nói ra dụ như chiếc bè, pháp còn nên xả huống gì là phi pháp”.

Nghĩa là, những pháp do Phật nói ra cần được hiểu như một phương tiện, giống như chiếc bè có thể đưa người qua sông. Chúng ta có thể nương vào pháp mà nắm lấy những lợi ích của nó để vượt qua những con sóng phiền não, vượt qua khổ đau và đến được bờ giải thoát.

Từ pháp có nhiều nghĩa, nhưng trong lời dạy trên, pháp có thể hiểu là giáo lý, những gì Phật đã dạy. Ngược lại, phi pháp là những gì không phải do Phật nói hay trái với giáo lý Phật đã nói, đưa đến dục vọng, si mê, sân hận, tà kiến. Đối với người học Phật, chúng ta cần phải hiểu rõ ba khía cạnh liên quan đến pháp học mà Đức Phật đã truyền dạy.

CHỨC NĂNG CỦA PHÁP

Pháp là phương tiện, ta nương vào đó tu tập để đạt đến sự giải thoát. Pháp không phải là cứu cánh; pháp giống như chiếc bè đưa ta qua sông, khi qua được sông ta không nên dính vào đó mà trở thành chấp pháp, chấp văn tự. Không nên khư khư giữ pháp như đội chiếc bè trên đầu hay vác nó trên vai, mà phải biết đặt nó xuống đất hoặc thả trôi sông, rồi đi đến nơi ta cần đến. Vì pháp hay các khái niệm, các suy tưởng thuộc kiến, văn, giác, tri đều là vọng thức, nếu bám chấp vào đó thì ta không thể giải thoát.

Đức Phậtpháp như chiếc bè nhằm nhấn mạnh đến mục đích của sự tu tậpgiải thoát, giác tỉnh đi vào trí tuệ chứ không phải là cung cấp kiến thức về con đường giải thoát để luận bàn. Lại nữa, pháp cũng giống như “ngón tay chỉ trăng”, theo hướng ngón tay để thấy ánh trăng, chứ không phải nhìn vào ngón tay mà có được ánh sáng của mặt trăng đó.

Trong quá trình tu tập, tùy theo từng giai đoạn, từng vấn đề đang vướng mắc, ta có thể nương vào pháp để vượt qua mà không bám lấy pháp như là một sở đắc. Khi đã vượt qua những vướng mắc đó, ta có thể buông bỏ, chuyển sang thực hành pháp khác một cách phù hợp.

CÁCH THỨC SỬ DỤNG PHÁP

Trong Kinh Xà Dụ (Trung Bộ Kinh số 22), Đức Phật có nói đến người biết cách sử dụng pháp, giống như người biết cách bắt rắn; phải biết quán sát bằng trí tuệ [2].

Mỗi pháp tu có một tác dụng riêng, cần phải được sử dụngbuông bỏ đúng lúc. Sử dụng pháp không đúng cách, không đúng lúc, giống như cầm đuôi rắn. Con rắn ấy có thể quay lại cắn người đó nơi tay, nơi cánh tay hay ở một phần nào khác của cơ thể và người đó có thể do nhân việc ấy mà chết hay đau khổ gần như chết. Sử dụng pháp không đúng cách, chấp thủ các pháp cũng làm ta khổ đau; pháp nếu biết sử dụng đúng cách, như bắt rắn mà nắm đầu rắn, ta có thể dùng nó giải quyết những khổ đau của bản thân mà không bị tác dụng phụ.

MỤC ĐÍCH CỦA HỌC PHÁP

Ta học pháp là để ra khỏi khổ đau, để đoạn trừ tham ái, chấp thủ, vô minh, chứ không phải nắm giữ để tranh luận, chỉ trích, hí luận hay để dùng vào các mục tiêu lợi dưỡng, cũng không phải để phô diễn hay làm đẹp tự thân. Những điều này đã được Đức Phật bác bỏ trong Kinh Ba-lê (Kinh Trường Bộ, số 24) khi Sunakkhatta cho rằng Đức Phật nói pháp nhằm chứng được các pháp thượng nhân, thần thông, hay giải thích về khởi nguyên của thế giới… Đức Phật khẳng định: “Mục đích mà Ta thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau” [3].

Do vậy, pháp là hướng đến tu tập giải thoát, đạt được tỉnh giác, đi vào trí tuệ, chứ không phải cung cấp kiến thức về con đường giải thoát. Cũng thế, trong Kinh Tiễn Dụ (Trung A-Hàm số 221), Đức Phật đã khẳng định Ngài không quan tâm và không trả lời các vấn đề thuộc hí luận, không liên hệ đến mục đích của đời sống phạm hạnh [4].

Vì suy cho cùng, dù quan điểm có như thế nào, vấn đề sanh, lão, bệnh, tử vẫn chưa được giải quyết. Do đó, Đức Như Lai xác định: “Chư Tỳ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ” [5]. Trong Kinh Kim Cang, mục đích học pháp cũng được nhắc đến, chính là buông bỏ chấp thủ, kể cả pháp mà chúng ta từng học. Cho nên, trong kinh nói rằng: “Tu-bồ-đề! Ông chớ cho Như Lai có nghĩ rằng: Ta có nói pháp. Ông chớ nghĩ như vậy. Bởi vì sao? Vì nếu người nào nói rằng: Như Lai có nói pháp, tức là chê ta, không hiểu được lời nói của Ta nói. Tu-bồ-đề! Nói pháp là không có pháp gì nói được, ấy gọi là nói pháp” [6].

Điều đó, không có nghĩa Đức Phật không nói gì. Qua đây, ta thấy Đức Phật nói pháp nhằm giúp ta tỉnh giác rời khỏi các ngôn ngữ khái niệm của lời dạy (giáo lý) để đi vào đoạn trừ ái, thủ. Vấn đề chính yếu, do đó là giải thoát, là chứng ngộ thực tại.

IM LẶNG LÀ PHÁP HỌC CẦN THIẾT

Trong mối quan hệ giao tiếp, đôi lúc ta cần im lặng để lắng nghe, để hiểu được người nói, tuỳ cơ ứng đáp cho thích hợp. Hoặc biết rằng, ta có nói ra nhưng không đem lại ích gì cho cả đôi bên thì sự cần im lặng cũng rất có giá trị. Nên tránh việc “thể hiện”, “phô diễn” kiến thức. Đức Phật ngày xưa chỉ nói cái người nghe cần, để giác ngộ, giải thoát, chứ không hí luận. Thế nên, khi có ai hỏi, Ngài đều tùy căn cơ mà khai thị. Đôi lúc có người hỏi nhưng Ngài chỉ giữ im lặng, vì biết rằng nói ra chỉ tạo hiểu lầm vô ích. Đó là bài học cho chúng ta noi theo.

Người mới học pháp với nhiều sở tri, sở kiến còn nặng sách vở, thiết nghĩ ta nên dành nhiều thời gian dụng công để suy tư, trải nghiệm về những gì đã học. Chúng ta hãy nỗ lực thực hành để có thể mang lại lợi ích cho tự thân hơn là làm vật trang trí, bám chấp vào đó nhằm chứng tỏ rằng ta là người có hiểu biết. Thực hành pháp đúng cách, đúng lúc, nói năng đúng thời chính là những gì mà Đức Phật đã nhiều lần căn dặn!

 

Chú thích:

* Tỳ kheo Thích Tịnh NghiêmCử nhân Triết học Phật giáo, chùa Huệ Nghiêm (TP. Hồ Chí Minh).

[1] Thích Huệ Hưng (dịch), Kinh Kim Cang Giảng Lục, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, 2020, tr.66.

[2] Thích Minh Châu (dịch), Kinh Trung Bộ 1, 22. Kinh Ví Dụ Con Rắn, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2012, tr.177.

[3] Thích Minh Châu (dịch), Kinh Trường Bộ 2, 24. Kinh Ba Lê, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1991, tr.272.

[4] HT. Thích Tuệ Sỹ (dịch), Kinh Trung A-Hàm Tập 2, 221. Kinh Tiễn Dụ, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2008, tr.638.

[5] Thích Minh Châu (dịch), Kinh Trung Bộ 1, 22. Kinh Ví Dụ Con Rắn, NXB.Tôn Giáo, Hà Nội, 2012, tr.185.

[6] Thích Huệ Hưng (dịch), Kinh Kim Cang Giảng Lục, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, 2020, tr.174.

Trích từ: Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo Số 378 ngày 15-11-2021
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13907)
Đã mấy mùa Xuân đi qua, mùa Thu trở lại, dòng đời vẫn trôi chảy, mây vẫn bay, nước vẫn thì thầm với rừng núi và cỏ cây… HT Thích Như Điển
(Xem: 16789)
Đẹp đến nao lòng, khi trong tiết tháng Bảy mưa phùn giăng nhẹ, và bất chợt nở nghiêng giàn những chùm hoa mướp cong cong. Thắt the và tươi mới. Nôn nao và tha thiết.
(Xem: 12915)
Những cơn sóng lăn tăn đủ kỳ cọ những vết sương gió trên da thịt con trôi đi và còn lại đứa con của mẹ dại khờ. Con thả lỏng và nằm nổi trên mặt nước xanh...
(Xem: 12320)
Có cái gì đó nơi nụ cười, cứ như ông Phật của 40 năm trước bằng cách nào đó đã quay lại với ông. Ông thấy thích pho tượng, thích như chưa bao giờ thích đến thế.
(Xem: 11585)
Cuộc sống này quý báu vô vàn, Đức Phật dạy thế cho nên tôi không bao giờ có ý nghĩ hủy hoại cuộc sống. Tôi yêu mến cuộc sống của tôi và của mọi người.
(Xem: 13953)
Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, một nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell...
(Xem: 15883)
Lâu rồi mới thấy tâm hồn mình thanh thản đến thế. Đứng dưới cội cây vàng nhìn lá rơi ngập phố, chợt nghe mơ màng cả một khoảng trời...
(Xem: 14108)
Ngắm chiếc lá thu chín đang lìa cành rơi rụng ta hiểu được sự hoàn tất của một chu trình chuyển hóa để thăng hoa.
(Xem: 16228)
Thuốc giải thù hận ở trong trái tim, cội nguồn của bạo động, là bao dung. Bao dung là một đạo đức quan trọng của bồ tát [những anh hùng và anh thư giác ngộ]...
(Xem: 12397)
Sáng nay, Sư Cô định lên đỉnh núi tìm hái một ít lá cây đem về làm thuốc cho bà con trong làng.
(Xem: 13562)
Là loài hoa sanh trưởng nơi vùng nhiệt đới, nhờ kết hợp nắng mưa vào hạ mà trổ nhụy ra hoa. Do đó sắc hoa sen luôn tươi nhuần, hương hoa thì thanh nhã dịu dàng mà lan tỏa.
(Xem: 11963)
Tuổi trẻ chứa chan niềm nhiệt huyết, tâm chí cầu đạo toả sáng, học hạnh kiêm ưu, trí năng càng hiển lộ. Thuận Nguyên lại nung nấu biết bao tâm nguyện.
(Xem: 11043)
Một vùng đất bán sơn địa khô cằn sỏi đá, mùa nắng thường kéo dài. Cây cối gần như khô kiệt. Nhưng cây bồ đề vẫn xanh mát, gần như tách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh.
(Xem: 11291)
Mới đầu hạ mà sen đã nở rộ. Nhìn những cánh sen trắng hồng tươi tắn vươn lên từ trong đầm nước, cũng làm dịu bớt cái nắng nóng mà tôi mang tận từ thành phố về đây.
(Xem: 11477)
Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.
(Xem: 12216)
Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trống múa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao bao nỗi niềm nhớ...
(Xem: 12274)
Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh Cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê...
(Xem: 11920)
Đây là một câu chuyện thật về sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàngNhật Bản. Sau khi trận động đất đã qua đi...
(Xem: 11513)
Mười năm hay bao nhiêu năm đi nữa, thì ánh đạo từ bi và niềm tin của em đối với chị vẫn nguyên vẹn như cái thuở chúng ta cùng hiện hữu trên cõi đời này.
(Xem: 11939)
Dư âm về người là đời sống thanh cao thoát tục, là hạnh nguyên vị tha, là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sư ra đi mang theo nhiều tâm nguyện còn dang dở.
(Xem: 12058)
Sáu mùa xuân trôi qua kể từ ngày chị rời xa trần thế, tôi vẫn không ngờ mình đã xa chị trong ngần ấy thời gian. Một người chị mà tôi luôn gắn bó trong suốt quãng đời tuổi thơ.
(Xem: 13535)
Từ cuối tháng 7 âm lịch, hoa ngô đồng bắt đầu rộ đỏ trên toàn đảo, làm cho Cù Lao Chàm thêm một vẻ đẹp vừa sinh động lại vườn huyền hoặc.
(Xem: 12414)
Biết cảm thông và chia sẻ niềm an vui với huynh đệ, lắng nghe và chấp nhận yếu kém của người khác để cùng nhau tinh tiến tu học, đó là những hạt giống thiện lành.
(Xem: 11806)
Đầu đuôi câu chuyện xảy ra tại Ấn độ, và đúng thật là như thế! Vào khoảng đầu kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, người ta mới thấy bắt đầu xuất hiện các kinh sách Phật giáo...
(Xem: 11504)
Theo các các ấn bản lưu truyền tại Âu châu vào thời Trung cổ thì tại Ấn độ có một vị vua tên là Abener sinh được một hoàng tử kế nghiệp và đặt tên là Joasaph.
(Xem: 10849)
Mỗi chuyến đi là mỗi tầm nhìn được mở rộng. Mỗi chuyến đi giúp chị nhận thức rõ hơn bức tranh muôn màu của kiếp sống nhân sinh.. Chị có được những giây phút tĩnh lặng...
(Xem: 10164)
Bờ biển buổi sáng thật yên tĩnh. Tôi đi lần ra cồn cát ngay phía trước cổng chùa. Nước rút làm cho bờ cát thoai thoải trải dài một màu trắng bạc lấp lánh.
(Xem: 10636)
Dù gì thì đời sống tu hành của thầy cũng thật giản dị. Nơi thầy ở vẫn là mái am tranh đơn sơ, ăn uống thì đạm bạc, áo vải sờn vai mà vẫn thong dong tự tại với tháng ngày.
(Xem: 10941)
Quanh bờ suối, rải rác nhiều tảng đá lớn nhỏ với đủ hình thù tạo dáng lạ mắt gợi lên một phong cảnh trầm mặc u nhàn. Tuấn nhìn thấy màu y vàng của một vị sư...
(Xem: 10401)
Thời gian thấm thoắt qua nhanh, cuối cùng Ông tìm đến khu rừng Tuyết này để tịnh tu. Đạo mầu chưa chứng, nhưng Ông cũng tự tìm thấy niềm vui trong pháp thiền định.
(Xem: 11407)
Ấn tượng nhất vẫn là tượng Phật lộ thiên cao gần ba mươi mét, uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời gió núi. Tượng Phật đúc xi măng, trong ruột đổ đá xanh...
(Xem: 9986)
Ánh nắng chiều xuyên qua cửa sổ làm thầy thức giấc. Bước ra sân, thầy ngạc nhiên nhận ra cây cỏ trong vườn dịu dàng lan tỏa một sắc xuân.
(Xem: 10970)
Tâm tư cảm kích, nguồn cảm hứng dâng trào, nhà văn yên lặng suy nghĩ ra chiều tâm đắc. Ờ! Ta cũng là kẻ ăn mày nương nhờ cửa Phật.
(Xem: 11247)
Mấy năm sau này mẹ chị thích lui về sống cuộc đời tu niệm tại gia. Thế là chị cho xây một am thất ngay trong khu vườn cây xanh tĩnh lặng ở ngoại ô...
(Xem: 12683)
Thầy luôn ở bên cạnh, đôi mắt hiền từ nhìn con đầy tình thương ấm áp của người cha, miệng mỉm cười trao truyền sự an lạc từ tâm hồn tới tâm hồn.
(Xem: 13036)
Kính bạch thầy Quan Thế Âm. Thầy là vị Bồ tát có lòng đại từ, đại bi nên thầy có thể nghe mọi nỗi khổ đau của không chỉ nhân thế mà cả vạn loại chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 12021)
Kính bạch thầy Di Lặc. Thầy có biết không, con đã ứng dụng thực hành giáo lý mà thầy Bổn sư Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy. Mỗi ngày con phải biết mỉm cười...
(Xem: 11752)
Nếu hành Bồ tát đạo thì bạn sẽ kiến tạo được bằng an cho mình - một trong vô vàn chúng sinh trong lục đạo. Khi ấy bạn sẽ có vốn liếng bằng an để hiến tặng cho người.
(Xem: 11492)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ biểu hiện khi tâm ta bị màn vô minh che lấp, bị chi phối bởi sự điều động của bản ngã tham sân si.
(Xem: 10244)
Sanh tử khứ lai chỉ là mộng huyễn. Làm thế nào khi rời trần thế mà lên được đài sen mới là thượng sách, mới là Phật tử chân chính...
(Xem: 11961)
Hãy im lặng để nhìn thì tôi tin bạn sẽ “ngộ” ra nhiều thông điệp sống mà cuộc đời trao ban cho mình.
(Xem: 11038)
Trời ở đây đã bắt đầu vào thu. Mỗi sớm mai khi mở cửa tôi vẫn được nhìn thấy mặt trời dần lên sau những cụm mây hồng.
(Xem: 10985)
Từ khi, tôi biết chú ý đến hơi thở và biết lắng nghe tiếng nói của con tim mình, tôi biết buông xả hơn, cười tươi hơn và biết thở đúng hơn.
(Xem: 12733)
Tôi chưa bao giờ thấy thầy tôi nổi giận, cho dù anh em chúng tôi có làm điều sai lầm. Thầy thường nhỏ nhẹ, nhắc nhở và dạy thật cặn kẽ mỗi khi chúng tôi phạm lỗi.
(Xem: 16442)
Chùa Thiện Minh, nơi tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn lần thứ 5, do Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt là trưởng ban... Thích Nguyên Siêu
(Xem: 12229)
Ðạo Phật hiện diện êm đềm quanh ta. Trong một thời gian dài, cứ chặng năm giờ sáng là nằm trong giường tôi nghe tiếng gõ mõ tụng kinh...
(Xem: 11972)
Nắng trong vườn thơm hương hoa bưởi, nắng gió ngạt ngào quyện bát ngát cõi tâm hương. Giới, Định, Tuệ là đây; Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến cũng là đây.
(Xem: 10539)
Sư vốn con nhà trưởng giả ở Kinh Thành. Xuất gia từ nhỏ. Cốt cách tài hoa, nên càng lớn càng tự thị. Sở học rộng rãi.
(Xem: 10656)
Theo luật nhân quả, tất cả mọi sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Như người trồng cam thì sẽ được cam.
(Xem: 10576)
Ông là một “người lính già” đặc biệt, một “người lính già” bất tử, vì ông cũng đồng thời là một thiền sư, vì ông đã ngộ đạo với Thượng sĩ Huệ Trung trước đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant