Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giã Từ Cõi Mộng

08 Tháng Mười Hai 202120:03(Xem: 3664)
Giã Từ Cõi Mộng
GIÃ TỪ CÕI MỘNG

Thích Nhuận Châu

Ánh Sáng Là Một Phẩm Tính Của Tánh Không


Giã từ cõi mộng điêu linh
Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Mưa nguồn)

Cõi mộng nào chẳng chất ngất điêu linh: Ông thực sự đã giã từ cõi mộng. Còn cái điêu linh thì vẫn còn đó để cho người ta tập nhìn ngắm và học cách biết yêu. Ông đã khơi mở khả tính vô hạn của tình yêu như một thông điệp trao cho toàn cõi vĩnh hằng:

“Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi
Trần gian ôi cánh bướm cánh chuồn chuồn
Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
Con vi trùng, sâu bọ cũng yêu luôn.”
(Phụng Hiến)

Trong tình yêu lớn lao vi diệu bao trùm một tinh thể nhiệm mầu này, tôi và anh Trung Dungcảm giác như nói lời vĩnh biệt với ông, chia sẻ cái “điêu linh” phiêu hốt trùng trùng với ông từ hôm đến thăm ông tại phòng chăm sóc đặc biệt thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy.

Thật là quá xúc động. Xúc động đến sững sờ khi thấy ông nằm bọc trong lớp drap trắng xóa, đôi mắt trắng đục nhìn sững chúng tôi. Nét tinh anh ngày nào không còn nữa, chỉ còn đủ để phản chiếu lại hình ảnh lờ mờ của chúng tôi trong ấy. Còn tất cả đều lặng lờ trong tịch mịch.

“Vì con mắt một lần kia đã ngó
Giữa nhân gian bủa dựng một bầu trời
Đài vũ trụ hồn nhiên bao rạng tỏ
Một nụ cười thế giới sẽ chia đôi”.
(Ly Tao 2)

Tôi đọc thấy trong đôi mắt ấy muốn nói thật nhiều. Một ước nguyện vượt thoát qua mọi đối đãi buồn vui, được mất, tử sinh, một ước nguyện thể nhập trọn vẹn vào cuộc tồn sinh, trở về nơi cố quận… Ông chẳng còn gì để tiếc nuối cả, vì tất cả đều là mộng. Nhưng đôi mắt của ông và những sợi dây nylon trong veo truyền dưỡng chất, dưỡng khí từ bình serum treo ngược đầu giường, cắm vào mũi, vào thân thể ông hôm ấy vẫn để lại trong chúng tôi nỗi ngậm ngùi không nguôi:

“Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con”

(Mắt buồn-Mưa nguồn) Còn đâu nữa một Bùi Giáng chất ngất trời tư tưởng tuyệt trần thổi vào dòng thi ca nhân loại. Còn đâu một Bùi Giáng với một biển văn chương chuyên chở lời hội thoại kéo gần lại hai dòng tư tưởng Đông-Tây. Thế mà, ông vẫn xem việc mình làm như:

“Người nằm ngủ thấy gì Thấy rất nhiều nắng lạ.”
(B.G.)

Phải chăng đó là những hạt nắng bảy màu, làm nhức nhối võng mô những tâm hồn ngưỡng mộ thi ca đương thời?

Vậy nên ông xem mọi chuyện như đùa chơi, như lời ông thường nói với các bạn văn của ông thời ấy: “Vui thôi mà!” Cái vui ấy ông đã ban tặng cho đời mãi đến ngàn sau, không những bằng ngôn từ mà cả bằng thân xác. Những buổi chiều thăm ông bên giường bệnh, lại cảm nhận chất điêu linh ngập tràn trong đôi mắt buồn của ông, lại nhớ đến thơ ông:

“Anh cứ ngỡ đùa vui trong tí chút
Đâu có ngờ đùa mãi đến điêu linh.”

Khi ta quan niệm tất cả đều như một cuộc trở về thì rất vui. Và hơn nữa ông đã làm một cuộc trở về trong vòng tay của những người thương mến và ngưỡng mộ ông.

Những ngày nằm điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy, có hai giới đến thăm ông nhiều nhất: Giới văn nghệ và tăng sĩ Phật giáo. Các bác sĩ, y tá ở khoa cấp cứu đặc biệt đã dành cho ông nhiều ưu áiphương tiện tốt nhất để chăm sóc cho ông. Khi xưa, ông xem mọi chuyện như đùa: “Vui thôi mà!” Nhưng khi ông nằm xuống, quanh ông lại thắm đượm tình người. Phải chăng đây là quả ngọt mà ông đã vô tình gieo hạt từ kiếp nào trong cõi nhân sinh?

“Hỏi rằng: người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà.
Thưa rằng ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu nguyên xuân”
(Chào Nguyên Xuân – Mưa Nguồn)

Buổi sáng đưa ông ra nghĩa trang, nhìn tấm hình ông với râu tóc phiêu bồng trên chiếc xe tang màu đen, lại một cơn xúc động dâng tràn trong lòng. Người có ngỡ ngàng không khi trở về với làng phố vắng tanh trong hơi sương mát lạnh đang thì thầm trên từng đọt lá sớm mai?

“Níu vai phố rộng xin về
Với cây gió trút với hè 
nắng rung”
(Bỏ Hai Chân – Mưa Nguồn)

Ước gì sáng hôm đó, được đưa ông đi một vòng quanh Chợ Lớn – Sài Gòn, rồi về lại chùa Xá LợiGià Lam, rồi Trương Minh Giảng, Vạn Hạnh… để cho cây lá, nắng gió, bụi đường được tiễn đưa… giã từ ông về cõi trường mộng.

Trong những ngày về Sài Gòn để dự đám tang ông, tôi nhận được hai tập sách của anh Phạm Công Thiện xuất bản năm 1998: “Làm thế nào để trở thành một bậc Bồ Tát sáng rực khắp 10 phương”, và cuốn “Tinh túy trong sáng của đạo lý Phật giáo”.

Nói đến chuyện này là vì vào những năm của thập niên 60, Phạm Công Thiện và Bùi Giáng là hai con người tiêu biểu độc đáo nhất trong nền thi ca tư tưởng Việt Nam.

Như một cặp “song trùng nhị bội” tung vút đôi cánh chim băng vào bầu trời sâu thẳm của tinh túy đạo học Đông phương. Bầu trời ấy từ đó không còn ẩn mật rêu phong bởi sự tàn phá, thao túng, hạn cuộc bởi triết lý nhị nguyên và duy lý phương Tây nữa, mà hiển bày một cách hùng tráng tuyệt vời, bay bổng lên giữa trầm uất nhân sinh, giữa xô bồ văn minh kỹ thuật, giữa biên kiến tao loạn, bởi tâm thức phân ly, vì tham lam sân hận của con người.

Bùi Giáng đã “giã từ cõi mộng” bằng thể điệu của riêng ông. Còn Phạm Công Thiện cũng đang “giã từ cõi mộng điêu linh” này bằng hùng lực muôn đời của mình. Theo tôi, đó là qua hai tập sách mà tôi đang xúc động đọc từng trang sau khi đưa Bùi Giáng ra nghĩa trang trở về.

Có thể nói: “Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất” và “Những bước chân trở về sự im lặng” là tác phẩm đánh dấu một bước chuyển mình của Phạm Công Thiện. Đó là kết thúc đẹp đẽ một thời kỳ ngang tàng đập phá một cách tài hoa mọi chướng ngại được dựng nên bởi những nhân danh. Ngôn ngữ của anh như có lửa, vì ước nguyện của anh quá lớn và vô cùng chính đáng phù hợp với sự thăng hoa cho tâm thức nhân loại. Và bây giờ anh đã thực sự đặt những bước chân vào một lộ trình mới, đầy hương thơm và ánh sáng. Svàha! Xin nghiêng mình kính cẩn chào mừng anh!

“Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông.”
(Ngày Sinh Của Rắn – P.C.T.)

“Tinh túy trong sáng của Đạo lý Phật giáo” và “Làm thế nào để trở thành một vị Bồ-tát sáng rực khắp 10 phương” là khúc dạo đầu cho một hòa âm mới trong cuộc hòa nhập vào chân thể hồn nhiên vĩnh cửu.

Xin trích một đoạn trong chương 7 của tập “Tinh túy trong sáng của Đạo lý Phật giáo”:

“… Đời người chỉ có ý nghĩa thực sự mỗi khi mình được thường trực sống thở ngay vào trong lòng bông sen thơm trắng, lúc thành Phật thì chính mình sẽ ngồi trên cái bông sen tinh khiết ấy. Phật tử đúng nghĩa phải là người quy y Tam Bảo và không bao giờ quy y tám pháp thế gian. Phật tử đúng nghĩa xa lìa dứt khoát tám điều dao động bản thân một cách dữ dội nhất, gọi là tám cơn gió chướng:

  1. Vui sướng khi được khen ngợi ca tụng.
  2. Đau đớn khi bị mắng chửi.
  3. Vui sướng khi được lợi lộc tài sản.
  4. Đau khổ khi bị mất lợi lộc tài sản
  5. Vui sướng khi được nổi tiếng, khi được thành công.
  6. Đau khổ khi bị thất bại hay vô
  7. Vui sướng khi được tiện nghi thoải mái
  8. Đau đớn khi bị mất tiện

Nói gọn lại: danh thơm, tiếng xấu, được, mất, khen, chê, sướng, khổ. Dù tu hành trọn đời cho đến 95 tuổi, lúc chết lại bất ngờ bị một trong tám cơn gió chướng này thổi đến làm dao động tâm thức, lúc ấy vừa chết liền đọa ngay địa ngục, vì đã đánh mất Bồ- đề tâm…” (trang 33, 34)

Và một đoạn khác trong cuốn Làm thế nào để trở thành một bậc Bồ Tát sáng rực khắp 10 phương:

“… Ngôn ngữ của chư Phật và chư Bồ Tátngôn ngữ tự xóa mất trong từng chữ và từng tiếng để bất ngờ khi mở một thế giới vô tận và mới lạ, và chỉ khi nào cái bản ngã hạn hẹp của mình bị nghiền nát thành tro bụi thì may ra lúc ấy mới bừng sáng lên tất cả chân thực nghĩa vô lượng của Như Lai…” (trang 11)

Bùi Giáng thường nói về “Cố quận” trong thơ:

“Đất hoa khóc vĩnh biệt người
Ngàn cây cố quận đôi lời sương thu.”

Và còn lấy “Lời cố quận” để đặt tên cho một tập khảo luận nữa. Phải chăng “cố quận” như là một cõi lãng đãng phiêu bồng, hé mở một cách tượng hình tương đối về chỗ ngọn nguồn đầu ghềnh cuối bãi của cõi người ta?

Cho đến bây giờ, có thể nói rằng Phạm Công Thiện, bằng cuộc trở về của anh qua hai tác phẩm ấy, mới thực sự góp phần giải mã cái ẩn mật vi diệu trong “Lời cố quận” mà Bùi Giáng đã hằng tâm ngưỡng nguyện, đã đem cho hết cả hiện hữu tồn sinh để xin nhận lấy dù chỉ một sát-na thị hiện:

“Tâm tùy thị hiện sát na
Căn do Hoàng thị đầu hoa Chiên đàn
Cội hồng ánh ngọc cưu mang
Tờ rung Hoa Tạng dư vang vô ngần.” (B.G.)

Vì cảm đến tài hoa mà có đôi dòng mạo muội. Xin chư vị niệm tình tha thứ.

Xin chào mừng cả hai cuộc “giã từ cõi mộng” của hai con người trác việt một thời

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1776)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1749)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2324)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 2037)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1823)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2395)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1989)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2124)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2302)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2617)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2641)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2137)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2631)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1933)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 2054)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2387)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2902)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1824)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1667)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1863)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1716)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2273)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2450)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2137)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1930)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1837)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 2017)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1780)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2779)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1899)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2240)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2193)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2551)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1873)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 2041)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1918)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2091)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2670)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3790)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2344)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2361)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1722)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 2033)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2390)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2357)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2200)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3191)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2185)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2576)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2098)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant