Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thi Ân Bất Cầu Báo Và Tinh Thần Biết Ơn

24 Tháng Ba 202215:44(Xem: 2699)
Thi Ân Bất Cầu Báo Và Tinh Thần Biết Ơn

Thi Ân Bất Cầu Báo Và Tinh Thần Biết Ơn

Thích Chân Tính

 
Tri An


Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thi ân trước và người biết nhớ ơn đã làm. Hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời”.

Đức Phật dạy có hai hạng người khó tìm được ở đời, đó là người thi ân bất cầu báo và người thọ Thi ân bất cầu báo và tinh thần biết ơn ân không bao giờ quên.

Đối với người Phật tửchúng ta đều biết bốn ơn lớn: ơn cha mẹ, ơn thầy Tổ, ơn đất nước và ơn chúng sinh. Trong bốn ơn, ơn cha mẹ và ơn thầy Tổ là gần gũi và quan trọng nhất.

Hôm nay, thầy sẽ trình bày về hai ơn này.

Thứ nhất là ơn cha mẹNếu không có cha mẹchúng ta sẽ không có mặt trên cuộc đời này, bởi ơn sinh thành dưỡng dục không gì có thể đền đáp được. Mẹ mang nặng đẻ đau, cha làm việc vất vả để kiếm tiền nuôi con khôn lớn. Cả cha lẫn mẹ đều yêu thương, chăm sóc chúng ta từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thànhCha mẹ là vị thầy đầu tiên dạy cho ta những điều căn bản nhất: tập ăn, tập nói, tập ngồi, tập đứng, tập đi, tập làm việc, cách đối nhân xử thế,… Người lo cho ta từ vật chất đến tinh thần, biết bao giọt mồ hôi cha đã đổ xuống, bao giọt nước mắt mẹ đã tuôn rơi, bao công sức cha đã bỏ ra, bao khó nhọc mẹ phải gánh chịu.

Tình cảm của cha mẹ dành cho con cái là không bờ bến, không cùng tận. Trong kinh dùng hình ảnh cha mẹ là hai đấng Phạm thiên trong nhà, vì cha mẹ luôn sống với con cái bằng tấm lòng từ, bi, hỷ, xả. Chỉ có cha mẹ mới thật sự mong cho con được hạnh phúc, bình yên, không đau khổ, đó là tâm từ không giới hạn, không bờ mé, quảng đạivô lượngvô biên. Hai người xót xa và lo lắng, muộn phiền, đau đớn bởi những lần con vấp ngã, mất mát, thất bại trong cuộc đời, đó là tâm bi sánh với lòng bi của các bậc Phạm thiên. Chỉ có cha mẹ mới vui mừng, không ganh tỵ, không ghen ghét khi thấy con mình thành công, vinh hiển, nên danh với đời, đó là tâm hỷ. Với tất cả lầm lỡvụng dạitội lỗi mà con cái đã gây ra thì cha mẹ sống bằng tâm xả, dù có giận cách mấy, dù có buồn bao nhiêu, nhưng hai người cũng thương yêu, chăm sóc và lo lắng.

Vậy mà có những người con chưa bao giờ nghĩ đến ơn nghĩa sâu nặng ấy. Khi con lớn lên, đến tuổi niên thiếu mười lăm, mười sáu, mười bảy hay mười tám tuổi, đòi hỏi điều gì mà cha mẹ không đáp ứng, hoặc chúng không hài lòng với cha mẹ, hay bất đồng quan điểm về một vấn đề gì đó thì bọn trẻ sẵn sàng cãi lại rồi bỏ nhà đi. Có người đòi chiếc điện thoại không được mà chửi cha mắng mẹ, có người vì người yêu mà đánh lại mẹ cha, có người vì chút quyền lợi phân chia tài sản trong gia đình mà giết cả mẹ lẫn cha. Đôi khi, vì chuyện tình cảm của mình với chồng, vợ hay người yêu mà con cái giận hờn, thù oán, không nhìn mặt hai đấng sinh thành – hai người có ơn sâu nặng nhất trong cuộc đời. Bao nhiêu công lao khó nhọc của cha mẹ lo cho ta từ khi còn trong bụng cho đến ngày khôn lớn, chúng ta quên sạch, phủi trơn, không nhớ nghĩ gì đến một chút thâm ân sinh dưỡng. Chỉ vì một chút không hài lòng mà mình sẵn sàng quay lưng, thậm chí có những hành động bất hiếu, bất nhân, bất trung, bất nghĩa.

Ơn thứ hai là ơn thầy Tổ. Trong bài nói chuyện này, thầy chỉ nói gọn trong phạm vi người xuất gia, nói rộng ra thì ơn thầy rất bao la: thầy dạy học, thầy dạy nghề, thầy dạy đạo,...

Cuộc đời của chúng ta có rất nhiều vị thầy, nhưng đối với người xuất gia thì vị thầy thế phát được xem là người có vai trò quan trọng nhất. Chúng ta gọi thầy bằng hai chữ thân thương: “Sư phụ”. “Sư” là thầy, “phụ” là cha. Thầy thế phát vừa đóng vai trò là thầy dạy đạo, vừa như cha mẹ chăm lo cho mình. Ngoài đời, cha mẹ lo về đời sống vật chất, dạy đạo đức và nhân cách để mình sống sao cho xứng đáng với danh nghĩa là một con người. Đến chùa, ngoài việc lo cho mình đời sống vật chất, thầy còn hướng dẫn mình bước đi trên con đường đạo giải thoát. So với những ơn nghĩa thế gian, tình thầy cao quý hơn tất cả, vì thầy chỉ dạy cách thức tu tập, giúp mình vượt thoát nỗi khổ triền miên của sinh tử luân hồi.

Ngày đầu tiên bước vào chùa, chúng ta mang hình tướng của một người cư sĩ có tóc, là người đời, người tại gia, người phàm tục. Đến khi được thầy thế phát, mình trở thành một vị xuất gia, một thầy tu, dùng hình ảnh văn chương là giống như “cá chép hóa rồng”. Từ bỏ hình tướng của người thế tục, khoác trên mình tấm áo giải thoáttrở thành bậc tu hành Phạm hạnh. “Tóc đã cạo, tơ lòng đoạn phủi Cuốn sổ đời tên tuổi đã bôi Thế gian từ ấy không ghi nữa Phật pháp từ đây quyết cận kề”.

Tấm áo ấy ai cho mình? Chiếc đầu này do ai cạo? Pháp danh do ai ban? Nếu không có vị thầy thế phát thì làm gì mình có được tướng đầu tròn áo vuông, làm sao để trở thành một thành viên của Tăng đoàn. Ngoại trừ những người trộm phẩm mạo tăng tướng, tự ý cạo đầu đắp ychúng ta không xếp họ vào hạng người xuất gia chính thống, còn bất kỳ những ai tu hành chân chính đều phải có vị thầy thế phát.

Ngày chúng ta thế phát xuất gia được xem là ngày quan trọng và đáng nhớ nhất trong cuộc đời của một vị Tăng. Trong kinh Tăng Chi Bộđức Phật dạy người xuất gia phải ghi nhớ những sự kiện quan trọng bậc nhất trong đời tu, trong đó có việc mình được xuống tóc. Chúng ta phải nhớ đó là ngày nào, ai thế phát cho mình, và thế phát ở ngôi chùa nào? Vì sao vậy? Vì đó là ngày đánh dấu một sự thay đổi rất lớn trong cuộc đời mình, từ một kẻ vô văn phàm phu trở thành người bước đi trên con đường của Thánh nhân, từ một người tại gia trở thành bậc xuất trần thượng sĩ, từ một người đời trở thành một vị Tăng. Chúng ta ở ngoài đời phải nhớ ngày sinh của mình, biết rõ nơi mình sinh ra, trừ trường hợp đặc biệt là những người mồ côi nên không ai nói cho họ biết. Ngày sinh đánh dấu sự có mặt của chúng ta trên cuộc đời này, do vậy không ai quên được. Ngày xuất gia cũng vậy, người tu không thể quên. Nếu không có sự kiện đặc biệt quan trọng đó sẽ không có mình của ngày hôm nay. Người nào quên ngày mình thế phát, quên vị thầy thế phát xuất gia, quên nơi mình đã trở thành một vị Tăng, người đó là kẻ “mồ côi” trong giáo pháp vì đã mất đi gốc rễ tâm linh.

Chúng ta bước vào chùa với đôi bàn tay trắng, không ai đi xuất gia mà mang theo tài sản và của cải làm gì. Người phát tâm đi trên đạo lộ giải thoát đã để tất cả vật chất phù du bên ngoài cổng tam quan. Mình bước vào chùa với đôi bàn tay sạch và với tấm lòng trong. Bàn tay sạch vì buông được những hệ lụy, buộc ràng, dính líu với thế gian. Tấm lòng trong là sơ tâm Bồ đề, thiết tha cùng đạo pháp, chỉ mong được theo chân chư Phật và hiền Thánh ba đời. Nhưng xuất gia được vài năm là chúng ta lại nắm giữ một vài thứ. Sau một thời gian tu tập, mình dần dần có được chiếc Iphone, Ipad, xe máy, ô tô, tài khoản ngân hàng và thêm nhiều thứ khác. Có người cất giữ được vài chục triệu đồng, thậm chí vài trăm triệu đồng, có người mua được miếng đất vài tỷ đồng, nhiều nữa thì ra riêng cất được ngôi chùa chừng vài chục tỷ đồng.

Những thứ đó mình có được ở đâu ra? Chúng ta suy nghĩ thử: Thuở sơ tâm ban đầu ấy, chúng ta đến với đạo bằng hai bàn tay trắng, theo ngày tháng hai bàn tay đó nắm giữ nhiều thứ hơn, cất chứa tích cóp nhiều hơn. Thế nhưng mấy ai ngồi nhìn lại những thứ mình đang sở hữu ở đâu ra? Cũng nhờ thầy, nhờ chùa, nhờ sống trong ân đức Tam bảo mà chúng ta được Phật tử hiến cúng, không phải tự nhiên tiền bạc hay đồ dùng từ trên trời rơi xuống cho ta sử dụng.

Có người chưa tốt nghiệp Trung học Phổ thông, khi vào chùa được thầy cho đi học từ lớp chín lên lớp mười rồi lớp mười một, lớp mười hai, những ai cố gắng nhiều hơn học lên đến đại học. Những người mới vào tu thì kiến thức Phật pháp bập bõm, vỡ lòng, thầy khuyến khích đọc sách, xem kinh, bắt đầu cho đi học các lớp sơ cấp, trung cấp, học viện Phật giáo. Có người đã tốt nghiệp cử nhânthạc sĩ Phật học, có người được thầy cho đi du học ở nước ngoài. Chúng ta có được trình độ và bằng cấp đó là nhờ ai? Nhờ thầy sách tấn, chùa hỗ trợ, không phải tự nhiên mà mình thành tựu. Bao nhiêu năm sống trong chùa, nhờ thầy và đại chúng nên mình hoàn thành cả chương trình thế học lẫn Phật họcChúng ta đi học về có được cơm ăn là nhờ huynh đệ và Phật tử bỏ công sức, thời gian nấu nướng, những công việc trong chùa cũng có anh em gánh vác, giúp đỡ, tiền học phí thầy cũng lo liệu, các chi phí khác cũng nhờ thập phương tín thí cưu mang.

Lúc mình mới vào chùa, có Phật tử nào ủng hộ mình không? Ngoài đời, người ta gọi là “fan” hâm mộ. Lúc mới tu, chúng ta có “fan” hâm mộ nào không? Chẳng có Phật tử hay “fan” nào hết. Tu học một thời gianban đầu có được năm hay mười người Phật tử tìm đến, dần dần tăng lên hai ba chục người, năm bảy chục người, vậy là mình có được sự yểm trợ, hộ độ, cũng từ đó quên dần sự trợ giúp ban đầu của thầy. Thầy nào thuyết pháptụng kinhvui vẻ hòa đồng một chút là có thể thu hút được một số người ủng hộ. Những Phật tử đó ở đâu? Cũng từ ngôi chùa của thầy mình. Người ta biết đến mình là nhờ vào thầy Tổ, nhờ vào danh tiếng ngôi chùa. Nếu Phật tử không biết chùa Hoằng Pháp thì làm sao người ta biết đến mình. Anh em không nhờ nơi này, không nương vào thầy tu học, không nhờ vào đạo tràng để tập thuyết giảng thì làm sao chúng ta có được Phật tử? Chúng ta cần phải suy nghĩ về điều đó.

Những người không biết nhớ đến ơn nghĩa sẽ nghĩ rằng: “Những thứ vật chất có được là do tự mình vận động, nhờ mình quen biết Phật tử, do Phật tử ủng hộ, người ta quý mến mình nên đem đến cúng, thầy Tổ không dính líu gì đến chuyện này!”. Chúng ta xem lại điều đó đúng hay sai? Khi mình vào chùa có ai biết mình không? Lúc đó, anh em có những gì? Hai bàn tay trắng. Không có kiến thức đời, kiến giải Phật pháp chẳng đáng bao nhiêu, cũng không quen biết Phật tử, không có “fan” hâm mộ, không có tiền, không có xe, không có điện thoại, không có đất, không có chùa,... Bây giờ, mình được nổi tiếng, có nhiều mối quan hệ, có chùa, có tiền, có xe,... Những thứ đó ở đâu, nếu không phải là nhờ thầy, nhờ chùa?

Đôi lúc, chúng ta không nhìn về nguồn gốc những thứ mình đang có, từ đó dần tự biến mình thành kẻ vô ơn. Gặp chuyện gì không vừa lòng thì mình lại buồn thầy. Đòi hỏi điều gì đó không được thì mình cũng giận thầy. Còn khi bị thầy nhắc nhở sai phạm thì mình lập tức rời chùa, bỏ thầy, dứt áo ra đi. Thậm chí, có người quay lưng nói xấu lại thầy. Hôm trước, thầy suy nghĩ về những việc đã qua và những người đã rời xa chốn Tổ nên có làm câu thơ:

Ơn bao nhiêu cũng chẳng vừa Nghịch lòng một chút, bỏ chùa ra đi.

“Ơn bao nhiêu cũng chẳng vừa” –

Thật vậy! Nghĩa là thầy có làm bao nhiêu chuyện cho đệ tử cũng chẳng đủ, chẳng thấm, nhưng chỉ cần “nghịch lòng một chút” là họ “bỏ chùa ra đi”. Hay câu: Tình đời bạc bẽo như vôi Khi cần tìm đến, được rồi quay lưng. Hoặc: Khi cần tìm đến dựa nương Đủ lông, đủ cánh tìm đường bay đi.

Đó là những câu thơ thầy làm, chiêm nghiệm từ thực tế cuộc sống, từ những trường hợp đã xảy ra trong chính ngôi chùa này. Ngoài đời, ơn nghĩa của cha mẹ dành cho con cái là sâu nặng nhất. Cha mẹ cho ta hình hài vóc dáng, nuôi dưỡng ta khôn lớn thành người, lo cho chúng ta mọi điều không kể đến bản thân. Người ta nói: “Con cái có thể bỏ cha mẹ, nhưng dù con cái có hư hỏng và tệ bạc đến đâu thì cha mẹ cũng không bao giờ bỏ con cái được”.

Buồn thay, có những người con chửi cha mắng mẹ, bỏ nhà ra đi, không nhìn mặt hai đấng sinh thành, thậm chí vì chút bất bình mà giết cả cha mẹ. Tình thầy trò so với cha mẹ chỉ đứng vị trí thứ hai. Người ta lớn lên mới vào chùa tu tập, lại không có ruột rà máu mủ với nhau, không có sự buộc ràng về huyết thống. Cho nên khi họ cần thì đến mình nương tựa, khi không cần nữa thì bỏ đi, đó là chuyện bình thường. Nhưng nhiều khi ngồi suy nghĩ thầy cũng buồn, mình thương đệ tử, lo cho đệ tử, có thương có quý mới dạy dỗ, khuyên răn và can ngăn việc xấu ác. Dù thầy đã cố hết sức để sống sao cho đắc nhân tâm, nhưng cũng không sao mà vừa lòng tất cả. Đức Phật dạy thật đúng: “Người biết nhớ ơn đã làm, trên cuộc đời này khó kiếm!”.

Ông bà ta có câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Có những người ở đây từ rất lâu rồi một ngày bỏ đi nơi khác, đến những ngôi chùa Nam truyền, họ xem như không còn liên quan đến thầy, không liên hệ đến chùa, không dính líu đến nơi mình đã từng tu tập từ lúc sơ cơ chưa biết gì, từ những ngày chập chững bước chân vào giáo pháp. Họ ra đi, không một lời từ biệt, không một tiếng hỏi han, không nhớ nghĩ gì về chút ơn nghĩa bấy lâu nay được thọ nhận. Chúng ta suy nghĩ xem điều đó có đúng hay không?

Nếu nói rằng anh hay, anh giỏi, tại sao anh không qua những ngôi chùa đó tu tập ngay từ đầu? Anh đến chùa này tập sự rồi xuất gia mấy năm trời. Trong mấy năm ở đây, chính thầy hướng dẫn anh đọc kinh Nikāya, thầy cho phép anh tự do tìm hiểutự do tư tưởngtự do tu tập theo sở nguyện của mình. Thế rồi tự nhiên anh rời chùa bỏ thầy đi nơi khác, khi đi không thưa gửi một lời nào. Anh biết đến những bộ kinh Nikāya, biết được giáo pháp Nguyên thủy là do ai chỉ dạy? Nếu không nhờ thầy hướng dẫn mình đọc những bộ kinh đó, dạy mình biết được những tư tưởng cốt tủy của giáo pháp Nguyên thủy thì làm sao mình có thể hiểu biết và định hướng cho sự tu hành.

Chúng ta phải suy nghĩ về điều này. Thầy có tư tưởng thoáng, không chấp vào Nam truyền hay Bắc truyền, không kỳ thị phân biệt mà thầy chỉ chú trọng giáo lý tu hành nên anh em có cơ hội tìm hiểu, nhờ đó mà mình biết cách tu. Thầy có nói tu gì tự mình biết, tu sao cho tham, sân, si giảm dần, tu sao để mình bỏ đi tính ích kỷngã mạntà kiến, biết nghĩ về chúng sinh, biết hoằng dương Phật pháp, không phải tu ở hình thức trên tấm áo hay những nghi thức ồn ào náo nhiệt. Nhưng có mấy ai hiểu rõ những điều đó và nắm được tư tưởng đó? Chúng ta cố gắng ghi nhớ câu nói của thầy: “Học tu theo giáo lý Nguyên thủyhoằng pháp theo chí nguyện Đại thừa”. Rất rõ ràngminh bạch.

Một số Phật tử ở chùa cũng vậy. Chúng ta bắt đầu biết đến đạo Phật từ đâu? Mình bỏ đi những thói mê tín dị đoan, biết thọ trì Tam quy Ngũ giới là nhờ ai? Lý do nào mình đến chùa Hoằng Pháp tu học và làm công quả? Chính nhờ ngôi chùa Hoằng Pháp này đã giúp mình có được nền tảng giáo lý, biết làm lành lánh dữ. Khi vào chùa công quả mình đọc được một số sách của các sư Nam truyền, mới hiểu và thích đường lối tu bên đó, cũng nhờ vào ngôi chùa này. Có phải chúng ta nhờ ơn của thầy hay không? Nhờ ơn của chùa Hoằng Pháp hay không? Có ngôi chùa Nam truyền nào ở Việt Nam nhận hàng trăm Phật tử vào ở lại tu tập như chùa Hoằng Pháp không? Có ngôi chùa nào vừa tạo điều kiện cho Phật tử được cùng học cùng tu với quý thầy, không đòi hỏi điều kiện gì như chùa mình không? Vậy mà có người chê: “Chùa Hoằng Pháp tu không có đúng với Chính pháp, ông thầy trụ trì không biết cái gì hết”. Nói như vậy mà cũng có người nói được! Không đến đây, làm sao anh biết được kinh Nikāya, biết được những ngôi chùa Nam truyền? Khi đi qua đó, sao mình không nghĩ lại đã sống trong ngôi chùa này được bao nhiêu năm? Mình đã được học, được ăn, được ở, được tu và được rất nhiều thứ.

Có người ra đi không nói với thầy một lời, chưa xả giới mà bỏ chùa đi. Không biết bên đó nhận mình có đúng pháp không? Vì mình đã thọ giới, khi đi đáng lý ra phải xả giới bên này cho đúng pháp. Trong khi đó, anh chưa có xả giới mà qua bên chùa khác tập sự lại thì có đúng pháp không? Thầy lo cho mình bao nhiêu năm, bỏ đi là phủi hết công ơn đó. Dù chúng ta có còn mang hình tướng xuất gia hay không mang hình tướng này nữa thì một chữ cũng là thầy, một ngày mình ở với thầy thì cũng thọ nhận ơn nghĩachúng ta phải biết ghi nhớ ơn đó.

Trong luật ghi rất rõ, muốn đọc gì phải thưa với thầy, thầy đồng ý mới được đọc. Thầy rất thoải mái về tư tưởng, khuyến khích việc học hành, cho nên ai muốn đọc gì cũng được, muốn tu gì thì tu, không có cấm cản, nhờ vậy mà mình biết thêm các pháp môn khác. Nhưng khi biết rồi mình lại quay đi, phủi sạch hết ơn nghĩa của thầy, người như vậy không xứng đáng là đệ tử Phật. Người đệ tử Phật phải sống trong tinh thần tri ơn và nhớ ơn. Chúng ta tu tập bao nhiêu năm nay, vậy mà lại quên đi điều căn bản đó. Cuối cùng, thầy muốn nói một điều là mình có đi đâu thì cứ thưa cho thầy biết, thứ hai là dù ở đâu chúng ta cũng phải sống trong sự tri ơn, đó là hạnh lành đáng quý.

Bài kinh này đức Phật nêu ra hai hạng người khó tìm ở đời. Thứ nhất là người thi ân bất cầu báo – là người làm ơn không mong cầu sự đền đáp lại. Thứ hai là người thọ ơn không bao giờ quên ơn.

Ngày 22 tháng 12 năm 2019

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1308)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1431)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1331)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1405)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1386)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1284)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1340)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1350)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 2037)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1384)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1410)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1279)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1538)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1378)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1240)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1207)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1272)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1257)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1396)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1129)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1116)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1173)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1313)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1333)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1103)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1220)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1157)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1299)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1285)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1422)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1528)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1269)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1254)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1390)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1428)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1342)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1672)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1315)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1318)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1351)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1199)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1222)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1354)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1474)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1534)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1697)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1562)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1457)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1235)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant