Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Maraṇasati Cho Tất Cả Chúng Ta

Friday, May 20, 202216:30(View: 3213)
Maraṇasati Cho Tất Cả Chúng Ta

Maraṇasati Cho Tất Cả Chúng Ta

Tiến sĩ
 Margaret Meloni
Diệu Liên Lý Thu Linh 

 
Maraṇasati Cho Tất Cả Chúng Ta


Tiến sĩ 
Margaret Meloni là cư sĩ tu theo Phật giáo Nguyên thủy.  Bà là doanh nhân, và là tác giả của nhiều đầu sách.  Một ngày bình thường nọ, bà bỗng nhận ra rằng có những thách thức quan trọng hơn đang đến với Bà nhận ra rằng những người  yêu thương sẽ chết. Mẹ chồng , đã ngoài 90 tuổi, cha mẹ  gần 80 tuổi, và chồng , đã sống lâu hơn cha mình.  bắt đầu tự hỏi: “Tôi phải làm sao khi những người tôi yêu thương nhất ra đi?” Nhờ có tu tập theo Phật giáo, bà đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi của mình.  Giờ bà đã quen với cái chết.  Bà muốn giúp tất cả chúng ta chấp nhận cái chết như một phần thiết yếu của cuộc sống.

+++

2. - Niệm chết, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, nhập vào bất tửcứu cánh là bất tử. Này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy tu tập niệm chết.[1]

Sau đó, một số vị tỷ-kheo lên tiếng và mô tả những cách thực hành chánh niệm khác nhau về cái chết.  Người thì niệm rằng mình chỉ sống một ngày một đêm.  Kẻ lại quán chỉ sống một ngày.  Người khác nữa thì niệm chỉ sống qua một bữa ăn, hay chỉ nuốt xong bốn miếng cơm, hay chỉ kịp nhai một muỗng cơm.  Một vị khác mô tả mình chánh niệm về cái chết chỉ qua một hơi thở.

Sau khi lắng nghe những câu trả lời này, Đức Phật hướng dẫn tất cả các vị tỷ kheo:

- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng ta sống ngày và đêm, tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng ta sống trọn ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn đồ ăn khất thựccho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn và nuốt bốn, năm miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn một miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào sau khi thở vào, ta thở ra hay sau khi thở ra, ta thở vàocho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy". Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy được gọi là những vị sống không phóng dậttu tập rất sắc sảo niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc. Do vậy, này các Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải tu học như sau:

10. "Hãy sống không phóng dật! Ta sẽ tu tập một cách sắc sảo niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc".

Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.[2]

Toàn bộ cuộc thảo luận này diễn ra giữa Đức Phật và các đệ tử của Ngài. Nhiều giáo lý quan trọng trong kinh điển Pāli diễn ra giữa Đức Phật và các đệ tử của Ngài.  Điều này đã khiến nhiều người hỏi tôi: "Những lời dạy này có liên quan đến cư sĩ không?" Chắc chắn có những lúc Đức Phật đã giảng dạy đặc biệt cho các đệ tử xuất gia của mình. Tạng Vinaya là một ví dụ điển hình. Và có những lời dạy mà Ngài chỉ dành cho cư sĩKinh Sigālovāda[3], là một trong những ví dụ phổ biến nhất.

Khi Đức Phật thuyết giảng mà chỉ có sự hiện diện của các đệ tử xuất gia, có phải là cư sĩ không cần phải quan tâm đến những giáo lý này? Nếu những bài học này chỉ dành cho cộng đồng xuất gia, thì tại sao các tu sĩ lại đi khắp nơi để chia sẻ giáo lý mà họ đã được nghe từ Đức Phật?

Đức Phật đã dạy về khổ và cách giải thoát khỏi khổ. Tất cả chúng ta sẽ chết.  Tất cả chúng ta sẽ được ích lợi từ việc có một cái chết  bình an. Được sinh ra trong cõi người là một món quà hiếm có, không được để lãng phí.

Nếu bạn cảm thấy không thể quán rằng mình có thể chết giữa bữa ăn, thì hãy từ từ.  Bắt đầu bằng những bước nhỏ. Bạn không cần phải ngay lập tức đi thẳng đến việc quán: "Tôi sẽ chết!" Mặc dù một số người có thể có khả năng đó.

Nhiều người có thể được lợi ích từ việc thực sự suy ngẫm về sự thật rằng có khổ và nguồn gốc của khổ. Bắt đầu bằng cách quán xét Bốn Sự Thật Cao Quý. Chúng ta khổ, và nguồn gốc của khổ đó được biết đến: đó là tham áitha nhân và hoàn cảnh.  Thêm nữa là ác cảm với một số điều nhất định, hoặc tha nhân, hoặc hoàn cảnh.

Giờ hãy quán xét về vô thường. Mọi thứ luôn thay đổi. Nên khi chúng ta càng bám vào các tưởng về cách mọi thứ phải như thế nào, cuộc sống của ta càng trở nên khó khăn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách quán xét các kế hoạch trong ngày của mình. Đôi khi mọi thứ diễn ra chính xác như bạn tưởng tượng, trong khi những lần khác thì cả ngày là một thảm họa. Nhưng khi kế hoạch của ta sụp đổ, ta được có cơ hội học hỏi về vô thường.

Những kế hoạch không thành tựu là điển hình cho cái chết. Một cái gì đó bạn dựa vào đã biến mất. Một giả định trở nên không hợp lệ, một điều ấp ủ bị phá vỡ, một mối quan hệ kết thúc. Khi bạn bắt đầu thấy kế hoạch của mình đổ vỡ, hãy quán sát cảm xúc - với sự chấp nhận. Khi bạn cảm thấy thoải mái với sự không chắc chắn luôn là một phần trong cuộc sống, bạn có thể bắt đầu những dự án vượt ra ngoài kế hoạch hàng ngày của mình.

Các kế hoạch bạn đã soạn cho tuần, cho tháng và năm của bạn - tất cả được xây dựng trên cái tưởng của sự có thể kiểm soát và ảo tưởng về sự chắc chắnTuy nhiên, các kế hoạch này giúp chúng ta điều hướng cuộc sống của mình.  Do đó, ta vẫn phải tiếp tục lập kế hoạch, với sự hiểu biết rằng vô thường sẽ có mặt. Một số kế hoạch, hoặc các yếu tố trong kế hoạch của ta, có thể bị gãy đổ.  Và khi điều này xảy ra, hãy coi đó là cái chết. Hãy nhắc nhở bản thân rằng đây là một hình thức của cái chết. Và giờ, ta đang sống với cái chết.

Ngay khi có thể, bạn hãy chuyển từ cái chết của sự vật, của tư tưởng sang sự công nhận rằng bạn và những người thân yêu của bạn cũng phải chịu sự vô thường. Hãy luôn tự nhủ: "Một ngày nào đó tôi sẽ chết." "Hôm nay có thể là ngày cuối cùng của tôi." Quán tưởng về những điều này khi hành thiền và ghi nhận các cảm xúc của mình.  Hãy nhận biết và quán sát các cảm xúc phát sinh.  Cố gắng không phán xét. Bạn nghĩ những gì bạn nghĩ, bạn cảm nhận những gì bạn cảm nhận.  Chỉ cần ghi nhận.

Mỗi ngày hãy đọc tụng Năm Điều Quán Tưởng. Khi bạn dành thời gian theo dõi vô thường đến tận cùng qua sự tiến triển tự nhiên từ những kế hoạch bị gãy đổ đến cái chết của bạn, của những người thân yêu, thì dần dần bạn sẽ trở nên tự tại hơn với cái chết.


Diệu Liên
 Lý Thu Linh 4.2022

 

(Chuyển ngữ theo Maranassati IS For All Of US, tạp chí BDG -BuddhistDoor Global, 31/1/2022)

 

Năm Điều Quán Tưởng (AN 5.57)

1. Tôi rồi sẽ già; tôi không thoát khỏi tuổi già.

2. Tôi rồi sẽ bệnh; tôi không thoát khỏi bệnh tật.

3. Tôi rồi sẽ chết; tôi không thoát khỏi tử thần.

4. Tất cả những gì là của tôi, thân thiếtquý báu rồi sẽ đổi thay và tan rã.

5. Tôi là chủ nghiệp của tôi; tôi được sinh ra từ nghiệp của mình; nghiệp của tôi hỗ trợ sự sống của tôi; tôi sẽ thừa hưởng nghiệp của mình; bất cứ điều gì tôi làm, dù tốt hay xấu, tôi sẽ thừa hưởng chúng.



[1] Kinh Tăng Chi Bộ 6.19  Đại lão Hòa Thượng Thích Minh Châu Việt dịch

[2] Kinh Tăng Chi Bộ 6.19  Đại lão Hòa Thượng Thích Minh Châu Việt dịch

[3] Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việ

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 687)
Ngay cả vũ trụ cũng không thoát được luật nhân quả, luân hồi (tái sinh.)
(View: 691)
Con người hơn loài thú vật nhờ ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp con người thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, thậm chí giúp cho ý nghĩ sáng tạo - vì tư duytư duy trên và bằng ngôn ngữ.
(View: 776)
Ngày từng ngày vơi đi như cát biển khô chảy qua kẽ ngón tay Đời từng đời nối tiếp như nước sông chảy ra biển
(View: 962)
Gấn một tháng nay, hiện tượng thầy Minh Tuệ gây xôn xao trên mạng xã hội, trong và ngoài nước;
(View: 1383)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ.
(View: 1116)
Hình ảnh đôi chân trần, y áo vá, 1 cái nồi cơm điện, ăn ngày một bữa, xin ăn qua ngày, không cầm tiền, không tích trữ thức ăn… Thầy mang lại thiện cảm lớn, xúc động mạnh cho nhiều người.
(View: 723)
Chúng ta, những người học Phật, chẳng thể không có tổ quốc, chẳng thể khônggia đình, và cũng chẳng thể không có “tự thân”.
(View: 880)
Sống ở trên đời, ai trong chúng ta chắc cũng có mang trong lòng bốn chữ “nhớ ơn, đền ơn”.
(View: 799)
Khi tôi mới đi học lớp vỡ lòng về Phật học, tôi còn nhớ như in một trong những vị Thầy đầu tiên của tôi có nói về ước nguyện của Thầy
(View: 803)
Trước đây những người theo Đại thừa thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy, là giáo lý Tiểu thừa, không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật,
(View: 998)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnhmà thành tựu đạo quả.
(View: 820)
Trên báo chí thường thuật nhiều tai nạn thảm khốc xẩy ra nhưng vẫn có người sống sót hay không hề hấn gì trong khi tất cả những người chung quanh chết hay bị thương nặng..
(View: 864)
Phật giáo đề cao sự tự giác, tự thực hành tu tập để đem lại sự thấy biết chân thật, mở lòng yêu thươngđến khắp muôn loài và an lạc cho tự thân.
(View: 921)
Chúng ta có thể xem xét bản chất của Đức Phật qua hai lăng kính: Đức Phật của lịch sửĐức Phật của đức tin (saddhā).
(View: 906)
Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợnhất trên cõi đời này?”
(View: 866)
Người sống trên đời nhờ có ngôn ngữ mà giao tiếp được.
(View: 803)
Đức Phật ngài chỉ gia hộ, chỉ dẫn cho chúng sanh cách sống An và phương pháp Tự An, chứ Ngài không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc,
(View: 920)
Không làm các điều ác Thực hành các điều thiện
(View: 900)
Thông điệp của Đức Phật bao gồm giáo lý(dhamma) và giới luật (vinaya).
(View: 904)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 925)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(View: 856)
Bất cứ chuyến đi nào cũng giữ lại trong tôi nhiều kỷ niệm.
(View: 936)
Bệnh tật và thống khổ không thể tách rời nhau, cho nên gọi là “Bệnh thống” [病痛], “Bệnh khổ” [病苦], “Tật khổ” [疾苦].
(View: 994)
Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển.
(View: 1580)
Một ngày nọ, Phật thấy một vị tăng khóc bên ngoài lối vào Tịnh xá Jetavana Vihara (Kỳ đà tinh xá).
(View: 1168)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(View: 1049)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(View: 911)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(View: 1076)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lựclo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(View: 1105)
Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(View: 1256)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(View: 973)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 947)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(View: 1131)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(View: 946)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(View: 1125)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(View: 1009)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(View: 1116)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(View: 1179)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(View: 1022)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(View: 794)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 1043)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(View: 1036)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(View: 1072)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(View: 1128)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(View: 1364)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(View: 1243)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(View: 1100)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹplương thiện hơn.
(View: 1159)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 1649)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant