Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Buông Xả

19 Tháng Bảy 202216:14(Xem: 2326)
Buông Xả

Buông Xả


Ajahn Lee Dhammadharo
Diệu Liên Lý Thu Linh  


Dùng Thiện Pháp Tẩy Rửa Tâm Ô Uế 


Ajahn Lee Dhammadharo  (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).

 

&  "Chúng ta" giống như cây. "Chấp thủ" giống như dây leo. Nếu như ta khao khát được ngắm cảnh, thì cảnh chập chờn quanh mắt ta. Nếu muốn nghe âm thanh, thì chúng sẽ quanh quẩn bên tai, vân vân. Khi tất cả đều vướng vào trong đó, chúng ta sẽ phải chết. Một số người không để mình chết một cách tự nhiên. Họ đem sự chấp trước quấn vào cổ mình. 

&  Thế gian giống như những con kiến càng bò dọc theo dây leo. Nếu chúng ta cắt bỏ những sợi dây leo vướng vít vào cây, kiến sẽ không thể leo lên cây.

&  Chúng ta phải cắt bỏ mọi thứ có thể. Nếu tâm ta dài, cắt nó ngắn lại. Nếu nó ngắn, làm cho nó tròn. Nếu nó tròn, làm cho nó bóng.  Nếu nó bóng, làm cho nó sáng chói. Như thế, tâm có thể quay vòng mà không bị vướng vào bất cứ thứ gì, và có thể được giải phóng khỏi mọi đau khổ và phiền não.

§ Khổ do "hữu". Đây là lý do tại sao mọi người trên thế gian khổ như vậy. Nếu có năm, họ muốn tăng lên mười. Họ nghĩ rằng khi có mười, họ sẽ có thể thư giãn. Nhưng khi họ thực sự được mười, họ tăng nó lên 100. Và rồi họ phải luôn tiếp tục tìm kiếm nhiều hơn, vì họ sợ sẽ đánh mất những gì họ đang có. Chỉ khi ngừng thở, họ mới ngừng tìm kiếm thêm. Đây là lý do tại sao chúng ta được dạy rằng có là khổ. Và đây là lý do tại sao Đức Phật sắp xếp để không có bất cứ gì cả. Ngài nói, "Thân, thọ, tưởng, hành và thức không phải của tôi. Nhãn , nhỉ, tỉ, thiệt, thân, ý không phải của tôi.  Khi không có gì là của ta, thì làm sao ai lấy được gì của ta? Ai có thể áp bức ta? Nếu có người cho chúng ta  thứ gì, ta nói rằng ta "được", rằng ta "có". Nếu họ lấy chúng đi, ta nói rằng ta "mất". Nhưng khi không có gì để sở hữu, thì không có gì có hoặc mất. Trong trường hợp đó, làm gì có khổ đau?

&  Nibbāna là kết thúc của tất cả những gì có và không có.

&  Nếu không biết cách buông bỏchúng ta sẽ khổ.  Giả dụ rằng ta đang nắm gì đó trong tay, nếu ta không thả tay, buông nó xuống, ta sẽ không thể nắm thứ gì tốt hơn cái ta đang có. Đây là lý do tại sao Đức Phật dạy chúng ta buông bỏ. Chưa kể là tay ta sẽ bị nhớp nhúa vì phải cầm nắm đồ vật luôn tay. Thứ đến, ta có thể quán sát sự vật dưới mọi khía cạnh khi ta để nó xuống, để ta biết nó thực sự là gì. Thí dụ ta đang nắm chặt một con dao trong tay, thì ta không thể nhìn để biết nó là loại dao gì. Nhưng nếu ta mở nắm tay, đặt dao xuống, thì ta có thể nhìn nó kỹ hơn, để xem nó được làm từ thép, gỗ, sừng hay ngà voi, có chất lượng hay không, nó có thể được sử dụng cho mục đích gì.

&  Bám víu vào thân là bám víu vào nghiệp cũ.  Buông được thân là buông được nghiệp cũ. Và khi chúng ta có thể buông bỏ theo cách này, sẽ không còn nghiệp nơi thân nữa. Giống như một miếng đất. Nếu chúng ta sở hữu nó, với giấy chủ quyền, và ranh giới rạch ròi, thì ta phải đối mặt với những vấn đề như lấn đất, lừa đảotranh chấp ranh giới và kiện cáo ra tòa. Nhưng nếu ta không sở hữu miếng đất đó, mà nó là tài sản công cộng, sẽ không có rắc rối hay cãi vã gì. Như thế, tâm ta có thể yên ổn.

&  Nếu tâm ta bị cuốn hút vào bất cứ điều gì, thì đó cũng là xấu. Nếu bạn có thể thấy được có thân hay không có thân là như nhau, bệnh tật hay không bệnh là bình đẳng, chết và sống như nhau, như có cùng giá trị, thì tâm có thể buông thư và không bị cuốn hút vào bất cứ điều gì cả.

&  Trong giai đoạn đầu, chúng ta buông cái ác và bắt đầu làm điều thiện. Giai đoạn kế tiếp, ta buông cái ác và một số điều thiện. Giai đoạn thứ ba, ta buông bỏ mọi thứ thiện và ác, bởi vì mọi thứ bản chất do duyên hợp, không thể dựa vào chúng.  Ta làm điều tốt, nhưng không chấp vào đó.  Khi buông, ta phải biết làm điều đó một cách thông minh, không phải hủy hoại - tức là không bằng cách không làm điều tốt. Ý nghĩ của ta, ta còn không giữ được, nói gì đến vật chất bên ngoài.  Khi ta làm điều thiện, ta làm vì lợi ích của chúng sinh trên thế gian, cho con cháu của ta. Ta làm mọi thứ theo cách tốt nhất có thể, nhưng không chấp vào đó, vì ta biết rằng tất cả những thứ do duyên hợp đều vô thường.  Như thế, tâm ta có thể rõ ràngtrong sáng như viên ngọc quý. Nếu ta chấp vào lời khen, chê, ta thật dại khờ.  Khác gì uống nước bọt của người.  Khi ta hành động đúng, có người nói ta đúng, người nói ta sai. Khi ta hành động sai, có người sẽ nói ta sai, người nói ta đúng. Không có gì thường hằng giữa thiện hay ác, đúng hay sai.

&  Cái ác ở trong cái thiện, và thiện ở trong ác. Thí dụ, khi ăn cơm, chúng ta nói rằng nó ngon, nhưng sau đó khi nó đi khắp cơ thể, nó sẽ biến thành một thứ gì đó ngược lại. Có những kẻ trộm cướp vì có những người giàu có. Nếu mọi người không có tài sản, kho báu, thì làm gì có kẻ trộm cướp? Đức Phật thấy rằng cái ác không phải là điều ta có thể phụ thuộc vào. Cái thiện cũng không phải là điều ta có thể phụ thuộc vào. Đó là lý do tại sao Ngài buông bỏ cả thiện và ác bằng cách không chấp chúng vào tâm.  Ngài đã được giải thoát khỏi mọi điều thiện ác và vì thế đã vượt qua tất cả các pháp thế gian (loka-dhamma). Đó là cách Ngài đạt được hạnh phúc tuyệt đỉnh.

&  Sức mạnh của thiện và ác giống như một thỏi nam châm có sức hút tâm trí ta làm điều thiện, điều ác, để rồi sau đó sinh vào những nơi thiện hoặc ác phù hợp với lực hút của nó. Khi làm điều thiện hay điều ác, ta tưởng chừng mình đã để lại thế gian thỏi nam châm đó. Nhưng những thỏi nam châm đó sẽ kéo tâm trí của ta đến tầng bậc của chúng. Những ai không đủ thông minh để biết cách tránh né hoặc tự tách mình khỏi sức hút của thiện và ác chắc chắn sẽ bị kéo theo trường lực của chúng.  Họ sẽ phải tiếp tục bơi trong luân hồi sinh tử.  Đây là lý do tại sao người trí cố gắng tìm cách cắt trường lực đó để họ có thể thoát khỏi sức mạnh của nó, đạt được tự do. Nói cách khác, họ làm tốt nhưng không chấp vào đó.  Họ làm những việc có thể không tốt, và họ cũng không chấp vào đó.  Họ không để những điều này kết nối với nhau. Nói cách khác, họ không chấp giữ những việc họ đã làm. Họ không tiếp tục nghĩ tưởng đến chúng. Đây là ý nghĩa của việc có trí tuệ: biết cách cắt đứt các chấp dính của thế gian.

&  Tâm không tốt hay xấu, nhưng nó là cái biết điều tốt và xấu. Nó là cái làm điều thiện và ác. Nó là cái buông bỏ cái thiện và buông bỏ cái ác.

&  Không phải là trường hợp mọi thứ sẽ tiến triển nếu chúng ta bám vào chúng, hoặc xấu đi, nếu ta buông chúng.

&  Bám chấp giống như cây cầu. Nếu không có cầu, ai sẽ đi bộ qua bờ bên kia? Chỉ có bên này và bên kia của dòng sông. Nếu có mắt, ta có thể nhìn thấy cả hai bên bờ, nhưng không có kết nối. Tâm không bị cuốn vào các thiên kiến của nó giống như một chiếc lá sen trong nước. Nước không thể thấm vào lá. Nó chỉ lăn qua lại trên bề mặt. Có nhận thức, nhưng không có chấp trước.

&  Nhận thức mà không có sự chấp giữ giống như điện không có dây. Chỉ có độ sáng. Khi không có dây, không ai có thể bị điện giật. Hoặc bạn có thể nói rằng nó giống như một ngọn lửa không cần đèn. Không có bấc nào được sử dụng, không có tốn dầu, nhưng vẫn có ánh sáng.

&  Nếu chúng ta tách rời thân và tâm, thì nhận thức thông thường sẽ biến mất, nhưng điều đó không có nghĩa là nhận thức bị tiêu diệt. Nó vẫn còn đó, nhưng nó là loại nhận thức đặc biệt không phụ thuộc vào thân hay tâm. Giống như khi chúng ta tách sáp của một ngọn nến ra khỏi bấc của nó: Ngọn lửa biến mất, nhưng tiềm năng của lửa không bị tiêu diệt. Cho dù có nhiên liệu hay không, lửa vẫn tồn tại trên thế giới bởi bản chất của nó. Đây là nhận thức về nibbāna.

&  A-la-hán cũng nói và hành động, nhưng họ không nói hoặc hành động theo cách mà người phàm phu vẫn thường làm. Họ biết cách tách biệt mọi thứ. Giống như phát thanh viên nói qua radio: Ta có thể nhấn vào radio, nhưng ta không thể chạm được đến người đang nói.

&  Sự trải nghiệm của giải thoát không có ý nghĩa của "trước" hoặc "sau", hoặc thậm chí "hiện tại".

&  Khi tâm trống rỗng, nó cảm thấy nhẹ nhàng, tự do, không có mối bận tâm nào cả. Giống như chim: Nó không để lại dấu vết gì trong thinh không. Tương tự, khi tâm trống rỗng, dẫu có người chỉ trích ta, vẫn không có gì lưu dấu trong thinh không. Không có gì vướng mắc trong tâm.

&  Thiền chỉ là giữ cho tâm lắng đọng.  Thiền quán là biết cả khi tâm an tĩnh và khi tâm không an tĩnh.  Biết cái tưởng của quá khứ và tương lai vì chúng là kiến thức trực quan. Loại kiến thức này không bị mắc kẹt trên các tưởng.  Đây được gọi là kỹ năng buông xả. Nó không bị mắc kẹt trong tâm tham hay vô tham.  Nó giống như viết trong thinh không. Thinh không không ảnh hưởng gì, ta viết nhẹ nhàng, mà không ai đọc được.  Dù ta viết điều tốt hay xấu, không ai đọc được.  Thinh không có mặt, nhưng không dáng hình.

 

Diệu Liên Lý Thu Linh-7.2022

 

Chuyển ngữ từ LETTING GO, trong sách SKILL OF RELEASE, do Tỳ kheo Ṭhānissaro Bhikkhu (Geoffrey DeGraff) tổng hợp và chuyển dịch sang tiếng Anh)-1995.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11177)
Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Cha mà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ.
(Xem: 13245)
Tự lựcyếu chỉ để mình vượt thoát mọi khổ đau, nó có được khi mình hiểu đến nơi đến chốn, khi mình biết thương mình thật sự.
(Xem: 13404)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
(Xem: 14005)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
(Xem: 13251)
Ngài có công lớn đem Phật giáo vào thế giới phương Tây, mang lại hòa hợp giữa các tôn giáo, trồng cây Bồ Đềvị trí tương xứng với nhân loại ngày nay.
(Xem: 13650)
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.
(Xem: 13300)
Ờ, thì nôn nao, thì nhớ, thì… nôn nao. Nhớ hình bóng quê nhà, là nhớ mẹ. Nhớ lúc mẹ lật đật chạy từ trong nhà ra ngõ đón mình về.
(Xem: 13221)
Một vị Bồ tát đạt được giải thoát như một vị a la hán bồ tát trên con đường trở thành một vị Phật. Nhưng ngài không dừng ở đấy; ngài sẽ hoạt động xa hơn để đạt đến giác ngộ.
(Xem: 13021)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả)...
(Xem: 12526)
Kính đa tạ quý Ôn giảng sư, quý thầy, quý ni sư, quý sư cô luôn hiện diện đầy đủ trong lớp học để thời gian an cư ngắn ngủi tại PHVQT năm 2011
(Xem: 14148)
Đời sống của ngài hàng ngày theo một thời khóa giản dị. Ngài dậy trước khi hừng đông, một thời gian hoàn toàn êm ả và tĩnh lặng thật tuyệt hảo để thiền quán.
(Xem: 12423)
Mỗi ngày được lên trang nhà và đọc một câu chuyện đêm khuya cũng giúp mình tịnh tâm học hỏi được chút ít gì làm hành trang cho chính mình trên con đường tu tập nên mình vui lắm.
(Xem: 13016)
Với dân số khoảng hơn 6 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa cao nhất thế giới so với số dân.
(Xem: 13358)
Phật giáo vượt qua giới hạn của cá nhân-nhận ra sự thật của sự liên kết lẫn nhau có nghĩa là cùng tham gia với mọi người trong một thế giới rộng lớn hơn.
(Xem: 11724)
Giới trí thức Phật giáo luôn quan tâm đến nghiệp vận tôn giáo mình trên quê hương cũng như nơi đất khách. Họ vẫn ngồi lại mỗi khi có dịp, nỗi ưu tư được nêu ra...
(Xem: 12590)
Về phương diện tinh thần, hơi thở còn có khả năng làm lắng dịu và chữa trị những cảm xúc tuyệt vọng, lo âu, sợ hãi, bất an v.v... trong ta được bình phục.
(Xem: 13276)
Con người ta nếu sống chân thành, thật thà với chính mình, với người thì cái tâm ấy như vàng, như kim cương nên không sợ chi lửa.
(Xem: 13131)
Văn học Phật giáo có kể về những kỹ nữ là những Phật tử thuần thành. Trưởng lão ni kệ có kể về hai kỹ nữ, cũng là hai chị em Vimala và Sarama.
(Xem: 19475)
Thủ Dầu Một đầu tiên là địa danh vùng, rồi địa danh các đơn vị hành chính các cấp: hạt TDM (1869), tỉnh TDM (1899), thị xã TDM (1975).
(Xem: 13364)
Dù lý giải như thế nào đi nữa thì cũng dễ dàng nhận thấy là mối quan hệ tình cảm của con người là cái quan trọng nhất vượt lên trên cả tiền bạc, vật chất...
(Xem: 13536)
Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại...
(Xem: 17691)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 14108)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời.
(Xem: 12976)
Một vị thiền sư nọ cất túp lều tranh trong rừng sâu sống ẩn dật tu luyện không tranh đua với đời. Thiền sư tiếp xúc với cỏ cây nhiều hơn con người cho nên tâm hồn ông rất thanh thản vô vi.
(Xem: 14053)
Thanh lọc tâm mình bằng cách thiền tập hoặc niệm Phật để tiếp xúc với năng lượng tĩnh lặng từ bên ngoài lẫn bên trong là cách làm của người tin Phật, có trí.
(Xem: 12162)
Có một thứ mà khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều, đó là lòng tốt. Có một loại năng lượng nào càng sử dụng, thậm chí càng xài phí thì càng có nhiều thêm, đó là lòng tốt.
(Xem: 11893)
Thời giansự thật, nơi bôi xóa, giấu che và hiển lộ tất cả. Trong nghĩa ấy, thời gianlịch sử. Lịch sử được làm nên từ những ánh rực rỡ và những lặng thầm, trên đường đi của nhân loại.
(Xem: 13097)
Một ngày nọ, chàng trai muốn đi xuất gia. Chàng nói ý định này với người bạn thanh mai trúc mã của mình. Nàng thiếu nữ nghe xong thoáng buồn và hỏi lại...
(Xem: 13380)
Sơ suất có thể làm hại mình, hại người, nhất là trong những quyết định quan trọng. Đó là bài học tôi nghe được từ một người thầy.
(Xem: 11937)
Dầu cuộc đời có bận rộn và nhiêu khê đến đâu, hãy nhớ dừng lại để thở, để nhìn nụ cười trong những đóa hoa, mây bay trong tách cà phê thơm...
(Xem: 17063)
Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.
(Xem: 12422)
Đức Phật đã khẳng định rằng nữ giới và nam giới đều bình đẳng trong khả năng chứng ngộ, và vì lý do đó Ngài đã cho phép họ được xuất gia...
(Xem: 12741)
Hè đến, những cánh phượng nhuộm đỏ một góc đường. Ta lại bồi hồi nhớ lại ký ức xưa cũ. Con đường đất, mái nhà xiu vẹo...
(Xem: 12324)
Hành trang đi vào trong vô thường để tìm chân thường, biết huyễn mộng vẫn đi vào huyễn mộng, để tìm lại con người chân thật, con người của thảnh thơi, thanh tịnh, hạnh phúc...
(Xem: 14005)
Mỗi bước chân và mỗi cái nhìn của mình có thể chế tác được năng lượng an lạc. Mình bước tới và mình biết là mình đang chạm vào tịnh độ.
(Xem: 12390)
Hạnh phúc luôn có mặt trên những chặng đường ta đi qua chứ không phải ở cuối con đường. Hạnh phúc có thể được tìm thấy trong từng phút giây ta sống...
(Xem: 11749)
Nếu mọi người, mọi nhà đều thực hành Luật Nhân Quả họăc biết sợ Nhân Quả thì thế giới này biến thành một Cung Trời mà chẳng cần phải bôn ba tìm kiếm Thiên Đường ở đâu khác.
(Xem: 12487)
Chư Phật Bồ tát xuất hiện ở đời vì chúng sinh mà khởi đại bi tâm, khải mê khai ngộ. Các Ngài đã phát đại nguyện ban vui cứu khổ, phụng sự cho chúng sinh mà không quản nại mọi khó khăn...
(Xem: 12979)
Khi bạn đau khổ, có những vấn đề, mắc bệnh ung thư, bệnh aids, rắc rối trong mối quan hệ, bất kỳ điều gì, hãy nghĩ: “Nguyện đại dương khổ đau sinh tử của tất cả chúng sinh khô cạn.”
(Xem: 13068)
Ở đây, mình đi tìm mùa xuân của lòng người, lòng mình, nên chỉ cần ngồi thật im, thật vững chãi và chế tác năng lượng mùa xuân...
(Xem: 12338)
Để có được sự trưởng dưỡng nội tâm, chúng ta cần phải sống chậm lại, chú ý lắng nghe nhiều hơn, nói ít đi, quan tâm nhiều hơn tới tiếng nói của nội tâm mình...
(Xem: 12408)
Trong cuộc sống cần rất nhiều thiện hạnh để nâng đỡ cho tinh thầnđời sống của chúng ta. Nếu không có những thiện hạnh, chúng ta sẽ dễ sao nhãng tinh thần...
(Xem: 11796)
Một phê bình luôn phải đặt vững trên nền tảng thực tại riêng của nó – thực tại mà nhãn quan của nó làm phát lộ, cái thực tại đặc thù bởi trong cách thức đặc thù mà liên hệ đến cái thực tại...
(Xem: 11845)
VNPG không phải là một phong trào hay một giai đoạn làm ăn phát đạt nhờ mua bán giỏi, mà là một nền tảng đạo đức chuyên biệt, dung chứa những tâm nguyện cao cả...
(Xem: 12123)
Chúng ta may mắn có một đạo Phật, dưới ánh sáng của Đấng Giác ngộ với tấm lòng Từ bi và Trí tuệ, xuất hiện trên cuộc đời uế trược nầy vì lợi ích cho trời người.
(Xem: 13199)
Lắng nghe mọi người, để hiểu và thương. Đó cũng là một cách nói rằng: tôi luôn có mặt cho mọi người, nhất là những người đang khổ đau.
(Xem: 12728)
Khi mình niệm hơi thở, nụ cười, là khi mình làm cho tâm mình lắng dịu, như hồ nước không gợn sóng, có nghĩa là mình có định.
(Xem: 13154)
Giác ngộ mới là cái cần làm, trong đó trước tiên là hiểu mình, đến hiểu bản chất của cuộc sống vạn vật, rồi quay lại với cuộc sống sôi động.
(Xem: 11761)
Thịt bò nói riêng và súc vật nuôi để làm thức ăn cho con người nói chung đã và đang tổn hại môi trường sinh thái.
(Xem: 14937)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng tathể không phải hành động tổn hạithực hiện những điều tốt đẹp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant