Thiền Sư Phật Giáo Thời Hậu Lê (thế Kỷ Xvi-xvii)
Thích Nữ Nhuận Mỹ
DẪN NHẬP
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo trong bối cảnh đất nước bị chia đôi Đàng Trong – Đàng Ngoài. Các dòng thiền Phật giáo thời Hậu Lê đã hưng khởi và truyền thừa rộng khắp trên lãnh thổ nước ta, nhất là thời các chúa Nguyễn trong quá trình đi về phương Nam để mở mang bờ cõi. Tư tưởng thiền của các thiền sư một phần kế thừa từ tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm thời Trần, một phần chịu ảnh hưởng từ các dòng thiền truyền từ bên ngoài vào, đã duy trì và truyền thừa mạng mạch Phật giáo thời Hậu Lê, tạo nên nét đặc sắc của Phật giáo Đại Việt, phù hợp với nhu cầu tín ngưỡng của dân tộc ta thời bấy giờ.
SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ THIỀN TÔNG
Thiền tông Phật giáo là tinh hoa của đạo Phật. Thiền tông Phật giáo cho rằng trong pháp hội Linh Sơn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đương thuyết pháp, Ngài chợt đưa cành sen lên, trong hội thánh chúng ai cũng ngơ ngác, chỉ có ngài Ma Ha Ca Diếp lãnh hội được ý của Đức Phật nên mỉm cười. Đức Phật liền phó chúc Ca Diếp có được chánh pháp nhãn tạng của Như Lai. Ngài Ma Ha Ca Diếp được xem là sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ. Thiền tông từ Tổ Ca Diếp truyền cho ngài A Nan, rồi truyền thừa đến đời thứ 28 là tổ Bồ Đề Đạt Ma. Ngài Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Quốc làm sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc. Truyền đến đời thứ 6 là lục tổ Huệ Năng. Như vậy, kể từ tổ thứ nhất Ma Ha Ca Diếp truyền đến Huệ Năng tất cả 33 vị đều được tâm ấn và có y bát làm chứng. Từ Huệ Năng về sau, theo lời dạy của ngũ tổ Hoằng Nhẫn thì không truyền y bát nữa mà chỉ truyền tâm ấn và ấn chứng cho đệ tử [1].
Thiền tông Phật giáo vốn dĩ chủ trương “kiến tánh thành Phật”, “dĩ tâm truyền tâm”, kế thừa chánh pháp, là truyền đăng tục diệm; hay “bất lập văn tự – giáo ngoại biệt truyền”. Tâm không chạy theo cảnh, đối cảnh tâm không khởi niệm, nên gọi là “giáo ngoại biệt truyền”. Tuy nhiên có nghi vấn là có văn tự, ở đây nói “bất lập văn tự” để giản trạch lối đọc tụng kinh sách làm sở tu. Tâm không chạy theo cảnh hay đối cảnh tâm không khởi niệm, nói là “giáo ngoại biệt truyền”, kỳ thật đây là trọng tâm giáo lý. Bao nhiêu kinh điển chủ yếu dạy người tu, tâm không dính với cảnh, tâm đừng chấp cảnh, đối cảnh tâm được an định [2]. Chúng ta có thể nghi vấn về câu “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” trong kinh, cái gì là Phật tánh? Và dõi theo mãi cho đến ngày giác ngộ thì có khác gì với Phật ngày xưa. Bởi vậy nên lối tu này gọi là “Phật tâm tông”. Tuy nói “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” mà lại là trọng tâm của Phật giáo, là truyền Phật tâm tông, là kế thừa chánh pháp, là truyền đăng tục diệm của Phật pháp [3].
Thiền: dịch nghĩa là tư duy tu, tịnh lự. Tư duy nghĩa là đối cảnh mà suy nghĩ, xét nét, nghiên cứu, tu tập cho chí cùng. Tịnh lự là tâm thể tịch tĩnh (yên lặng), như vậy mới có thể thẩm xét. “Định” tức chữ Phạn Tam-muội dịch nghĩa: Tâm định chỉ vào một cảnh, bèn rời khỏi các sự phân tán, lay động. Tóm lại, một lòng khảo cứu sự lý, kêu là “thiền”; Tĩnh niệm vào một cảnh, gọi là “định” (Đoàn Trung Còn (1997), Phật học từ điển, quyển III, Nxb. TP HCM, tr.457). “Thiền” cũng thể hiện qua hành động và lời nói, các cử chỉ hàng ngày cũng đều là thiền, nếu áp dụng được “thiền” trong cả khi đi, đứng, nằm, ngồi và công việc hàng ngày, đó đều là những cơ hội cho hành giả chứng ngộ. Thiền là phát minh, cũng gọi là giác ngộ. Sự giác ngộ này tùy vấn đề lớn nhỏ mình đang theo đuổi, nên kết quả có sai biệt [4]. Tu thiền là phải quyết tâm, gan dạ và bền bỉ, có dám chết mới được sống. Thiền đào tạo những con người hùng dũng, phát minh và sáng tạo, chính là cốt lõi của đạo giác ngộ giải thoát [5].
THIỀN HỌC PHẬT GIÁO THỜI HẬU LÊ
“Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện của con người với thế giới xung quanh” [6]. Tư tưởng thiền học của các tông phái Phật giáo thời Hậu Lê cũng một phần chịu tác động của bối cảnh lịch sử nước ta thời bấy giờ. Kế thừa tư tưởng thiền Trúc Lâm Yên Tử từ thời Trần do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, các thiền sư thời Hậu Lê đã đặc biệt chú trọng đến tư tưởng “Phật tại tâm”, “Cư trần lạc đạo”, “tùy duyên bất biến” trong việc gây dựng và phát triển truyền thống thiền Đại Việt. Việc trước tác và trùng khắc các tác phẩm văn học Phật giáo đã thể hiện rõ tinh thần này. Trong đó, hai ngọn đuốc sáng của Phật giáo Đàng Ngoài tích cực xiển dương, truyền thừa dòng thiền Đại Việt là thiền sư Minh Châu Hương Hải và thiền sư Chân Nguyên.
Thiền sư Minh Châu Hương Hải
Ngài là ngọn đèn sáng của Phật giáo Đàng Trong với Thiền Tĩnh Viện (Quảng Nam) và Phật giáo Đàng Ngoài với Đạo tràng Nguyệt Đường (Hưng Yên) [7]. Tư tưởng thiền của ngài Minh Châu Hương Hải trong rất nhiều tác phẩm văn học Phật giáo có tính nhất quán vì chủ trương của thiền sư là “sự giữ tiệm tu” và “hằng rèn Giới hạnh công phu”. Những người tu thiền theo quan điểm của ngài Minh Châu Hương Hải cũng nhất quán ở chỗ xuất phát từ truyền thống thiền tông Việt Nam, có một bề dày lịch sử, đã hình thành một số quan điểm và phương pháp tu hành không hoàn toàn rập khuôn theo quan điểm phương pháp tu thiền của Trung Quốc. Chính trong xu hướng ấy, ngài Minh Châu Hương Hải đã phát biểu ý kiến của mình bằng thơ và văn Nôm [8]. Ngoài những sách chú giải về kinh, thì kệ thơ và Thiền ngữ đã thể hiện rõ tư tưởng thiền Phật của ngài. Sư thường nêu lên mối quan hệ giữa Phật và chúng sanh cùng thể tính, nếu giác ngộ thì chứng nhập thể tính ấy, mối quan hệ giữa mê và ngộ, giữa tâm và cảnh… Vì thế, thiền sư chủ trương phương pháp tu tập: Không chạy trốn sự vật, Giới luật cao nhất là sự vô tâm, thành Phật ngay trong giờ phút này trong tác phẩm Sự lý dung thông [9].
“Vô tâm” là danh từ và phương châm rất đắc ý của thiền sư Hương Hải. Hình ảnh đẹp nhất về vô tâm là hình ảnh mà ngài đã trình bày cho vua Dụ Tông nghe, khi nhà vua hỏi về thâm ý của đạo Phật: “Nhạn quá trường không/ Ảnh trầm hàn thủy/Nhạn vô di tích chi ý/ Thủy vô lưu ảnh chi tâm) [10]. “Vô tâm” tức tâm không, tư tưởng “Tâm không” cốt tủy của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đóng vai trò chủ đạo trong Phật giáo thời Trần. “Không” theo tinh thần Phật giáo nói chung, Thiền tông nói riêng không có nghĩa là không có gì cả, mà vừa hữu vừa vô, vừa không hữu vừa không vô,… nghĩa là luôn ở trong trạng thái không đối lập, không mâu thuẫn; tức ở trạng thái vô sở trụ, vô chấp. “Tâm” là cái bao trùm, là cái chất của vạn pháp. Vì vậy, Phật và chúng sinh đều cùng một bản thể là tâm, tức cùng một bộ mặt (Phật dữ chúng sinh tô nhất diện)[11].
“Vô tâm” trong Kinh Kim Cang, Đức Phật dạy: “Tu-bồ-đề, tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại không thể được, tâm vị lai không thể được [12]. Nếu chúng ta hằng biết được như vậy thì chúng ta vượt hơn phàm tình, phàm tình chỉ biết tâm vọng tưởng của người, như đang vọng tưởng một điều- Từ khóa :
- Thích Nữ Nhuận Mỹ