Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kẻ phóng sanh cô độc

04 Tháng Hai 201100:00(Xem: 16798)
Kẻ phóng sanh cô độc


Dắt con trẻ về thăm cố hương qua bao năm lập thân nơi đất khách, chiều tà đã len lỏi và khuất dần bên kia phía tây bờ hồ, nơi đây một thời tôi yêu lắm, tuổi thơ tôi đã từng cùng đám bạn trai ngỗ nghịch nô đùa bơi lội, tát nước vào nhau ướt sũng. Tôi miên man nhớ về cái cảm giác ngày nào giờ đã không còn…

Giật mình khi có tiếng bước chân nhè nhẹ phía sau, quay lại tôi thấy một phụ nữ tuổi trạc tứ tuần, gương mặt nhợt nhạt dường như có vẻ yếu đuối vì mỏi mệt, cô ta bước xuống ao dùng cái lưới vớt những con cá lên cho vào thùng. Có chút tò mò, tôi giả vờ đi qua để xem cô ta đang định làm gì, nhưng khi đi ngang qua tôi mới biết được là cô ta vớt những con cá đã chết cho vào thùng. Người phụ nữ chăm sóc những con cá mà trên gương mặt vô cùng đau xót, dường như cô cảm thương cho những sinh linh xấu số kia.


Sự hiếu kỳ và chút tò mò đã khiến tôi bắt chuyện và hỏi cô ta: sao chị lại đến đây vớt những con cá này làm gì? Nghe tôi hỏi thế, cô bỗng nhiên đỏ mặt, có chút ái ngại, nhỏ giọng lí nhí mà nói lời xin lỗi: “Tôi không phải đến bắt cá, mà là đến phóng sanh… Tôi mua 100 con cá đến đây phóng sanh, sau khi phóng chúng rồi tâm lại lo lắng, không biết chúng có thích hợp với nước ở hồ này không? Cuối cùng tôi phát hiện đã có mấy con bị chết. Thật tội nghiệp!” Miệng nói mà mắt cô nhìn vào những con cá đã chết từ lúc nào, trông cô ta thật đau khổ.

Nhớ lại ngày ấu thơ, lúc 12 tuổi, vì tôi thường xuyên phát bạo bệnh, mẹ dắt vào chùa làm lễ quy y, lúc ấy thực lòng tôi chẳng hiểu gì, chỉ đến khi nghe Sư Phụ đọc, “giới thứ nhất không sát sanh, quý Phật Tử có giữ được không?” Mọi người đồng loạt nói giữ được, còn tôi thì chỉ im lặng, vì không dám nói là giữ được hay không, vả lại cũng không hiểu được điều sư phụ dạy đó có ích gì? Đang miên man ngược về quá khứ, bỗng cô ta lại tiếp: “Tôi sợ người khác đến bắt chúng về ăn, lại sợ chúng chết làm ô nhiễm nước trong hồ, do vậy mới vớt chúng lên cho vào thùng mang đi nơi khác”. Thì ra người phụ nữ họ Châu này khi đi chợ thấy người bán cá đập những con cá còn sống làm sạch để bán cho người đi chợ, trong lòng cảm thấy quặn thắt nỗi đau thương, lòng từ bi vốn có đã sanh khởi, liền mua 100 con cá này đi phóng sanh. Khi mua xong mới phát hiện không có chỗ để thả, cá ở nước ngọt đương nhiên là không phù hợp. Trông cô ta do dự suy nghĩ, không biết giờ nên đem chúng thả ở đâu? Cuối cùng tôi nhớ lại một cái hồ nhỏ cạnh nhà tôi, và bảo hay là cô nên đem số cá này đến đó mà thả, thế nhưng cô vẫn cảm thấy lo lo điều gì đó, tâm trạng vẫn lo người khác thấy được lại vớt lên mà nấu ăn, nên lén lén núp vào bụi cây rậm cạnh hồ, miệng lâm râm khấn vái điều gì đó mà từ từ thả từng con cá xuống ao.

Cô nói, loài cá này vốn dĩ khả năng sống của chúng rất mạnh nhưng vì mang đi quá xa, vả lại thùng quá nhỏ lượng khí oxy không đủ, do vậy có mấy con đã bị chết, thật tội nghiệp… Nói xong trên gương mặt nhợt nhạt và ánh mắt buồn buồn của người phụ nữ kia khiến lòng tôi cũng nao nao theo tâm trạng cô độcđau khổ của cô. Dường như cô muốn khóc, nhưng lại thẹn thùng trước mặt tôi do vậy mà kiềm chế những giọt lệ đã lưng tròng. Cô luôn miệng nói tiếng cảm ơn tôi đã chỉ cho cô nơi phóng sanh.

Tôi an ủi cô: chị đã có tâm cứu độ chúng nó cũng đã quá đủ rồi, vì hằng ngày có muôn vạn cầm thú bị đem mổ thịt để làm món ăn cho con người, thì làm sao chị có thể cứu tất cả chúng thoát khỏi bàn tay vô tâm của con người được, hơn nữa xã hội càng tiến bộ, người ta càng tìm đến sự thỏa mãn khẩu vị và họ càng tìm kiếm những món ngon lạ được chế biến từ các loài động vật quý hiếm, huống chi thân phận những con cá mỗi ngày bị người ta luôn giăng lưới vây bắt, chúng đâu biết sự sống của chúng vô cùng mong manh, một khi đã lọt vào tay ngư phủ. Nếu như chúng không được chị mua đến đây phóng sanh thì không chừng giờ này chúng cũng đã trở thành món ăn khoái khẩu trên bàn của người ta rồi Nghe thế người phụ nữ dần bớt đi nỗi đau thương.

bùi ngùi nói, thật tình tôi lần đầu tiên phóng sanh. Vì gia cảnh khó khăn lắm, cứ mỗi lần đi chợ nhìn thấy người ta giết gà, vịt, cá, tôm,… lúc đó chẳng hiểu sao lòng dạ đau như dao cắt, nước mắt cứ chảy dài mà không khống chế được, muốn mua chúng đi phóng sanh nhưng lại không có tiền, chỉ biết đứng một nơi gần đó mà thầm niệm chú vãng sanh cho chúng thôi, hy vọng chúng có thể giải thoát kiếp động vật. Nhưng sau lại nghĩ thế này cũng chưa phải là cách tốt, do vậy mà phát tâm mua chúng đến đây phóng sanh.

Nhìn dáng vóc cô, tôi có thể đoán được gia cảnh của cô ta cũng hạng thường, dường như cũng không phải là người học cao hiểu rộng, thậm chí tiếng mẹ đẻ mà cô nói còn không được rõ ràng, chuẩn xác, thế nhưng tâm từ vốn có là động cơ khiến cô ta làm việc nghĩa thiện này.

Sau một lúc trò chuyện, cô hỏi tôi, sau này nên đến đâu mà phóng sanh? Lúc này tôi lại có chút lúng túng mà không nhớ ra được, nghĩ một lúc tôi nói: cạnh khu Đài Bắc có một con sông nước rất trong sạch, tôi lại nói thêm, hay là đến núi Dương Minh hoặc núi Bình Lâm hay công viên Tân Thành, ở những nơi đó đều có sông có thể phóng sanh. Kỳ thực lúc nói như thế, trong lòng tôi cũng không chắc là những nơi đó nước có trong sạch hay không, cá có thể sống hay không. Nhưng người phụ nữ họ Châu nghe thế liền rất vui mừng, cô ta nói lần sau nhất định sẽ mua cá đem đến đó phóng sanh.

Sau cùng, cô nói lời cảm ơntạ từ quay đi, lúc ấy tôi cũng cảm thấy tự sâu thẳm của tâm hồn có chút gì đó hổ thẹn với cô ta, vì tôi đã hơn hai mươi mấy năm quy y Phật, gia cảnh cũng là bậc trung, chức nghiệpđịa vị trong xã hội tôi đều có, ấy vậy tôi nào có làm được cái điều mà hôm nay tôi đã tận mắt chứng kiến.

Người phụ nữ ấy đã đi khỏi, còn lại tôi, tôi vẫn thẫn thờ nhìn ánh chiều tà len lỏi qua từng ngọn cây phía tây bờ hồ, ngọn gió mùa hạ về chiều thật ngọt ngào dễ chịu, lúc này nơi đây tôi lại thấy xuất hiện 7, 8 đứa trẻ và hai người trung niên đã cầm sẵn cái lưới trên tay chuẩn bị bước xuống ao để bắt cá. Nghĩ lại hình ảnh và tâm trạng đem những con cá phóng sanh của người thiếu phụ họ Châu, tôi không thể nhẫn được bèn lớn tiếng hỏi những người kia: “Sao lại có thể đến đây mà bắt cá, đây là cái ao của nhà người ta mà?”

Không ngờ người trung niên không một chút lễ độ, phản kháng tôi không chút do dự. Ông ta nói: “Cái ao này đâu phải của nhà ông, sao lại quản những chuyện thừa như thế?” Tôi không có cách nào khác là đi gọi bảo vệ của công viên đến, nhưng đường quá xa, khi tôi gọi được bảo vệ đến thì chúng đã vớt gọn những con cá vừa được thả xuống và đi khỏi từ lúc nào, chỉ còn lại tôi như một tên ngốc nghếch đứng ngây bên bờ hồ. Lúc này con gái tôi lên tiếng hỏi: “Bố ơi! Sao người ta lại muốn bắt cá ở đây?”

Trả lời con trẻ, tôi chỉ biết nói: “Vì họ tham, vì họ ích kỷ, bắt cá của người khác về nhà mình ăn”. Nói như thể cho đỡ cơn tức giận, nhưng kỳ thật tôi cũng không biết chính xác sao họ lại có thể đến đây bắt cá, vì mỗi ngày số cá họ bắt cũng chỉ ăn được vài bữa cơm, vốn không thể vĩnh viễn no đủ nhưng sao họ lại có thể chờ người khác thả xuống rồi đến vớt lên mà làm món ăn cho mình như thế! Bao nhiêu điều tại sao, tại sao vẫn không giúp tôi có câu trả lờicuối cùng tôi tự an ủi mình, cuộc đời là thế. Cuộc đời thật kỳ quặc, người vì sợ chúng sanh bị sát hại mà phóng thích chúng để được điều thiện, phóng thích chúng mong chúng giải thoát cái kiếp nhồi da nấu thịt, mong chúng được tái sanh làm người trong vị lai, ngược lại người sát sanh thì lại không có chút hổ thẹn lại lý giải theo cái kiểu “vật dưỡng nhơn” mà tùy tiện sát hại những sanh linh một cách vô tội vạ. Tôi nghĩ phóng sanhsát sanh là hai khía cạnh của một vấn đề mà vẫn không thể lý giải nổi, thì có lẽ còn nhiều vấn đề to lớn hơn trong cuộc sống càng khiến chúng ta vô cùng thất vọng.

Trên đường trở về nhà, con gái cứ luôn ngọng ngọng nghịu nghịu hỏi tôi: “Bố ơi, mấy con cá bị người ta bắt đi thật là tội nghiệp!” Nghe thế, tôi chỉ biết ngẩng đầu lên nhìn trời xanh, nhìn những đám mây chiều lững lờ, lững lờ trôi rồi khuất dần bên kia bờ hồ. Cái dáng dấp nhỏ nhoi, ốm yếu của thiếu phụ lúc ban chiều đã đánh thức lương tri trong tôi, tôi giật mình nhìn lại mình, mình cũng chưa làm được cái gọi là một chút từ tâm, nhớ lại người phụ nữ vừa phóng sanh bỗng dưng tôi không khóc mà nước mắt đã lưng tròng. Hình ảnh người phụ nữ dáng vẻ cô độc ấy đã đi vào tâm khảm tôi tự lúc thái dương đã hoàn toàn nhường bước cho bóng đêm bao phủ trong một lần về thăm cố hương.

Kẻ như tôi đã đọc khá nhiều kinh Phật, nhưng sao lại không làm được cái điều đơn giản như người phụ nữa kia, tôi đã từng đọc qua một đoạn trong kinh: “Hết thảy người Nam đều là cha ta, hết thảy người Nữ đều là mẹ ta, chúng ta không phải đã từ đời đời kiếp kiếp thọ thân mà sanh ra chăng, cho nên nói lục đạo chúng sanh đều là cha, mẹ chúng ta vậy, nếu giết sanh vật để mà ăn tức là giết cha mẹ chúng ta không khác”.

Cảnh giới Phật, Bồ-tát dường như quá cao siêu, người phàm khó mà đạt được, thế nhưng một chiều bên bờ hồ, một chiều nơi cố hương, hình ảnh người phụ nữ cô độc kia đã cho tôi một cảnh giới của lòng từ, của sự thương yêu, và sự trân quý sanh mạng của tất cả sanh linh khác. Đó phải chăngcảnh giới cực lạccuộc đời hiện tại đang cần có. Tôi muốn đại diện những người bắt cá mà hướng lòng âm thầm sám hối “kẻ phóng sanh cô độc” kia.■

Nguồn: Tập San Pháp Luân 77


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11479)
Đạo Phật là đạo của từ bi luôn mang yêu thương đến với muôn loài và sẵn sàng chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, hầu giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê.
(Xem: 8861)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8176)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9622)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
(Xem: 10318)
Trong kiếp sống nhân sinh ai cũng phải trãi qua những thăng trầm của cuộc sống để kinh nghiệm được những bài học vố giá của trường đời.
(Xem: 9496)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
(Xem: 9733)
Nếu chúng ta có một trái tim tràn đầy tình thương yêu thì có phải sẽ mang lại bình an không? Một trái tim tràn đầy thương yêu mà ta đang nói tới có nghĩa là gì?
(Xem: 11369)
Dân gian ta có câu: “Dầu xây chin bậc Phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.
(Xem: 9663)
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta
(Xem: 10158)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.
(Xem: 9403)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịchkết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.
(Xem: 9029)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 11347)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11380)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9663)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 8248)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 9614)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9868)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 9261)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
(Xem: 9777)
Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh"
(Xem: 9773)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8178)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 9125)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22559)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9384)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17824)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 10144)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10692)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10885)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9754)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9382)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10369)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9467)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10649)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9665)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15449)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8552)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 11155)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9317)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8573)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8826)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14623)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12741)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9656)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9285)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9907)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14755)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 9123)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10592)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10537)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant