Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nàng Bạch Tuyết

09 Tháng Hai 201100:00(Xem: 5875)
Nàng Bạch Tuyết

Giữa mùa đông tháng giá, tuyết rơi xuống trắng như bông.
Một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ khung gỗ mun, bà mải
nhìn tuyết nên kim đâm phải tay, ba giọt máu rơi xuống tuyết.
Thấy máu đỏ pha lẫn tuyết trắng thành một màu tuyệt đẹp, bà
nghĩ bụng: "Ước gì ta đẻ được một người con gái, da trắng như
tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen như gỗ khung cửa này".
Sau đó ít lâu, bà đẻ một cô gái trắng da như tuyết, môi đỏ như
máu và tóc đen như mun; vì vậy bà đặt tên con là Bạch Tuyết. Bạch
Tuyết vừa ra đời thì mẹ chết.
Một năm sau, vua lấy vợ khác. Bà này đẹp lắm nhưng kiêu
căng tự phụ, không muốn ai đẹp bằng mình. Bà có một cái gương
thần, khi soi, bà hỏi:
Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?
Thì gương đáp:
- Tâu hoàng hậu, hoàng hậu đẹp nhất nước ạ.
Biết gương nói thật, bà rất sung sướng. Nhưng Bạch Tuyết
càng lớn càng đẹp. Năm lên bảy, cô đẹp như tiên sa, đẹp hơn cả
hoàng hậu.
Một hôm hoàng hậu lại hỏi gương:
Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?
Thì gương đáp:
Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Hoàng hậu nghe nói giật mình, ghen tức tái mặt đi.
Từ đó mỗi khi thấy Bạch Tuyết, hoàng hậu lại tức điên lên.
Ngày một thêm kiêu ngạođố kỵ, bà lúc nào cũng bứt rứt. Bà cho
gọi một người đi săn đến bảo:
- Ngươi hãy đem con bé này vào rừng cho khuất mắt ta. Giết
chết nó đi, mang tim gan nó về đây làm bằng.
Người đi săn vâng lệnh, đem cô bé đi. Khi bác lấy dao ra để
chọc tiết thì cô bé vô tội van khóc:
- Bác ơi, bác đừng giết cháu, cháu xin ở lại trong rừng không về
nhà nữa.
Bác thấy cô bé xinh đẹp quá, thương hại bảo:
- Tội nghiệp, thôi cháu đi đi. Bác nghĩ bụng: "Rồi thú dữ cũng
đến ăn thịt nó mất". Nhưng bác thấy hình như cất được một gánh
nặng trong lòng vì không phải giết người.
Lúc đó một con hoẵng nhỏ nhảy tới. Bác giết con hoẵng, lấy tim
gan đem về nộp cho hoàng hậu, nói dối là tim gan Bạch Tuyết.
Người đàn bà độc ác đó sai đầu bếp xào xáo cho mụ ăn. Mụ đinh
ninh đó là tim gan Bạch Tuyết, ăn kỳ hết.
Một mình thui thủi trong rừng rộng. Bạch Tuyết sợ hãi, nhìn lá
cây ngọn cỏ, chẳng biết làm g´. Cô cắm đầu chạy, giẫm phải gai và
đá nhọn, chảy cả máu chân. Thú dữ lượn quanh cô, nhưng không
đụng chạm đến cô. Cô đi mỏi cả chân, chập tối, thấy một cái nhà
nhỏ, liền vào để nghỉ.
Trong nhà, cái gì cũng bé tí ti, nhưng đẹp và sạch lắm. Trên
bàn trải khăn trắng tinh có bảy cái đĩa con, một đĩa có một cái thìa
con, một cốc con. Sát tường kê bảy chiếc giường nhỏ phủ khăn trắng
như tuyết.
Bạch Tuyết đang đói và khát, liền ăn ở mỗi đĩa một tí rau, tí
bánh, và uống ở mỗi cốc một hớp rượu vang, vì cô không muốn ai
phải mất phần. Cô mệt quá, muốn đi ngủ, nhưng không giường nào
nằm vừa, cái thì dài quá, cái lại ngắn quá. Cô thử đên cái thứ bảy
mới thấy vừa, liền vào đó ngủ.
Tối mịt, các người chủ căn nhà mới về: đó là bảy chú lùn làm
công việc đào mỏ. Họ thắp bảy ngọn nên lên. Họ cảm thấy có ai đã
đến nhà vì thấy khác khác.
Một chú nói: "Ai đã ngồi vào ghế của tôi?". Chú thứ hai nói: "Ai
đã ăn ở đĩa của tôi?". Chú thứ ba nói: "Ai đã ăn ít bánh của tôi?".
Chú thứ tư nói: "Ai đã ăn ít rau của tôi?". Chú thứ năm nói: "Ai đã
dùng chiếc dĩa của tôi?". Chú thứ sáu nói: "Ai đã dùng dao của tôi?".
Chú thứ bảy nói: "Ai đã uống vào cốc của tôi?".
Một chú nhìn quanh, rồi đi lại giường mình. Thấy có chỗ trũng
ở đệm, chú bèn nói:
- Ai đã trèo lên giường tôi?
Những chú khác cũng lại giường mình và nói: "Có ai đã nằm
vào giường của tôi?". Chú thứ bảy nhìn vào giường mình thấy Bạch
Tuyết đang ngủ. Chú gọi các chú kia đến. Ai nấy đều ngạc nhiên.
Họ cầm bảy ngọn đèn soi Bạch Tuyết và reo lên: "Lạy chúa! Cô bé
này đẹp quá". Các chú mừng lắm, để yên cho cô ngủ.
Suốt đêm, chú lùn thứ bảy nằm ghé nhờ sáu chú kia, mỗi
giường một lúc.
Sáng hôm sau, Bạch Tuyết dậy, thấy bảy chú lùn, cô hoảng sợ,
nhưng họ thân mật hỏi:
- Cô tên là g´?
Cô đáp:
- Em là Bạch Tuyết.
Họ lại hỏi:
- Sao cô lại tới đây?
Cô kể cho họ nghe là gì ghẻ muốn giết cô, người đi săn đã để
cho cô sống, cô đã chạy suốt ngày mãi cho đến khi thấy nhà họ.
Các chú lùn bảo cô:
- Cô có muốn giúp chúng tôi một tay, làm các việc trong nhà
này không? Cô sẽ nấu nướng, làm giường, giặt giũ, khâu vá, thêu
thùa, cô quét tước, dọn dẹp tốt, thì ở lại đây với chúng tôi, cô sẽ
chẳng thiếu thứ gì.
Bạch Tuyết nói:
- Vâng em xin đa tạ.
Từ đó Bạch Tuyết ở với các chú lùn. Cô làm công việc nội trợ.
Sáng sớm, các chú lùn vào mỏ lấy quặng và vàng cho đến chiều tối,
Bạch Tuyết làm thức ăn sẵn để cho họ về ăn. Suốt ngày, cô ở nhà
một mình. Các chú lùn dặn cô:
- Cẩn thận đề phòng mụ gì ghẻ đấy! Thế nào rồi mụ cũng biết
là cô ở đây. Đừng cho ai vào nhà đấy!
Hoàng hậu đinh ninh là ăn tim gan Bạch Tuyết rồi mụ chắc
rằng từ nay mình đẹp nhất đời.
Bà lại gương hỏi:
Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?
Gương đáp:
Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Nàng ở khuất núi non,
Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.
Bà giật mình vì biết rằng gương không bao giờ nói sai, người đi
săn đã lừa bà và Bạch Tuyết còn sống. Bà lại nghĩ cách hại Bạch
Tuyết. Bà đứng ngồi không yên vì thấy mình chưa đẹp nhất nước.
Sau bà tìm ra một kế: bà bôi mặt và ăn mặc giả làm một bà lão
bán hàng xén, không ai nhận ra được. Bà cải trang rồi vượt bảy
ngọn núi đến nhà bảy chú lùn kia, gõ cửa nói:
- Lão có hàng đẹp bán đây.
Bạch Tuyết nhìn qua cửa sổ nói:
- Chào bà, bà bán gì đấy?
- Toàn là của đẹp, dây buộc, áo lót đủ các màu.
Rồi mụ cho cô xem một chiếc ao lót chẽn bằng xa-tanh ngũ sắc.
Bạch Tuyết nghĩ: "Bà này tử tế, mình cho vào được". Cô bèn mở cửa
cho mụ vào và mua chiếc áo lót.
Mụ bảo cô:
- Con ơi, con buộc vụng lắm, lại đây, bà buộc cho.
Bạch Tuyết không chút e ngại, để mụ buộc hộ. Mụ buộc thoăn
thoắt, thít chặt quá, Bạch Tuyết không thở được nữa, ngã lăn ra bất
tỉnh nhân sự.
Mụ nói:
- Thế là hết đời con đẹp nhất.
Rồi mụ vội vã ra về.
Tối đến bảy chú lùn về nhà, thấy Bạch Tuyết nằm xoài trên
mặt đất, không động đậy thì hoảng sợ lắm. Họ nhấc cô lên, thấy áo
lót buộc chặt quá, bèn cắt đôi ra. Cô lại khe khẽ thở, rồi dần dần
sống lại. Sau khi nghe cô kể chuyện vừa xảy ra, các chú lùn bảo cô:
- Con mụ bán hàng đúng là mụ hoàng hậu độc ác. Từ rày cô
phải cẩn thận, chúng tôi vắng nhà thì chớ có cho ai vào nhé.
Về tới nhà, mụ dì ghẻ đến trước gương và hỏi:
Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?
Gương đáp:
Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Nàng ở khuất núi non,
Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.
Nghe nói vậy, hoàng hậu cảm thấy máu sôi lên vì căm giận, mụ
biết là Bạch Tuyết đã được cứu sống lại. Mụ nói: "Được rồi, thế nào
tao cũng lập mưu trừ được mày". Rồi mụ phù phép làm một cái lược
có thuốc độc và mặc giả làm một bà lão khác lần trước.
Mụ vượt bảy ngọn núi đi đến nhà bảy chú lùn, gỗ cửa và nói:
- Bà có hàng đẹp bán đấy.
Bạch Tuyết ngó qua cửa sổ, nói to:
- Bà đi đi, tôi không được phép cho ai vào đâu.
Mụ già nói:
- Thì ai cấm con xem cơ chứ?
Rồi nó giơ cho Bạch Tuyết xem cái lược có thuốc độc.
Cô thích cái lược quá, xiêu lòng chạy ra mở cửa. Đôi bên thỏa
thuận mua bán xong, mụ già nói:
- Để bà chải cho đẹp nhé.
Bạch Tuyết chẳng ngần ngại gì, để cho mụ chải đầu.
Lược mới đụng vào tóc, Bạch Tuyết đã bị độc, ngã lăn ra bất
tỉnh nhân sự.
Con mụ gian ác nói:
- Thế là cái đẹp tuyệt vời đã đi đời nhà ma.
Rồi mụ bỏ đi.
May sao bấy giờ đã muộn. Chẳng mấy chốc, bảy chú lùn về.
Thấy Bạch Tuyết nằm chết cứng dưới đất, họ nghi ngay thủ phạm
là mụ dì ghẻ. Họ tìm thấy cái lược trên đầu Bạch Tuyết. Vừa gỡ
lược ra thì Bạch Tuyết sống lại ngay, kể lại sự việc cho các chú
nghe. Các chú dặn cô phải cẩn thận. Bất cứ ai đến cũng đừng mở
cửa cho vào.
Hoàng hậu về nhà soi gương hỏi:
Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?
Gương vẫn trả lời như trước:
Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Nàng ở khuất núi non,
Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.
Nghe thấy thế, hoàng hậu tức điên lên, nói:
- Con Bạch Tuyết, mày phải chết, dù tao có mất mạng cũng
cam.
Mụ vào một cái phòng rất kín trong lâu đài, nơi không ai được
bước chân tới. Mụ tẩm thuốc độc vào một quả táo. Quả táo trông rất
ngon, nửa đỏ nửa trắng, ai thấy cũng muốn ăn, nhưng cắn một
miếng là chết tươi.
Sau khi đã chuẩn bị quả táo, mụ bôi mặt, ăn mặc giả làm một
nông dân, vượt bảy ngọn núi đến nhà bảy chú lùn. Mụ gỗ cửa.
Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ, nói:
- Tôi không được phép cho ai vào đâu. Bảy chú lùn đã cấm rồi.
Mụ nông dân kia bảo:
- Thôi cũng được. Tôi muốn đẩy chỗ táo này đi. Để tôi cho cô
một quả.
Bạch Tuyết nói:
- Không, cháu không được phép lấy gì đâu.
Mụ già nói:
- Cô sợ ăn phải thuốc độc ư? Trông đây này, tôi bổ quả táo ra
làm đôi, cô ăn nửa đỏ đẹp, tôi ăn nửa trắng nhé.
Mụ già bỏ thuốc độc vào quả táo rất khéo, chỉ nửa đỏ có thuốc
độc thôi. Bạch Tuyết thèm ăn quả táo quá, thấy mụ ăn táo mà
không sao cả, cô bèn cầm lấy phần mụ đưa. Cô vừa cắn một miếng
thì ngã lăn ra chết. Mụ gườm gườm nhìn cô, cười khanh khách, nói:
- Trắng như tuyết, đỏ như máu, đen như mun, lần này những
thằng lùn hết đường cứu sống mày.
Khi về đến cung hoàng hậu hỏi :
Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?
Gương đáp:
- Tâu hoàng hậu, hoàng hậu đẹp nhất nước ạ.
Lúc đó, lòng mụ mới được thư thái, sự thư thái của kẻ đố kỵ.
Những chú lùn về nhà thấy Bạch Tuyết đã tắt thở nằm dài trên
mặt đất. Họ nâng cô dậy, tìm xem có dấu vết chất độc nào không.
Họ nới áo cho cô, chải đầu cho cô, lấy nước và rượu tắm rửa cho cô,
nhưng chẳng ăn thua gì, cô chết thật rồi. Họ đặt cô lên giường. Cả
bảy người ngồi quanh thi hài than khóc ròng rã ba ngày. Họ muốn
chôn cô, nhưng thấy sắc mặt cô tươi, má cô ửng hồng như người
sống, thì nói: "Ai nỡ vùi cô xuống đất đen". Họ đặt xác cô vào một cỗ
quan tài bằng thủy tinh, trông rõ mồn một, và khắc tên cô bằng chữ
vàng, đề rõ cô là một nàng công chúa. Rồi họ đem quan tài lên núi,
cắt phiên nhau canh gác. Đến cả loài vật cũng đến viếng Bạch
Tuyết, trước hết là cú, rồi đến quạ, sau cùng là một con chim bồ
câu.
Xác Bạch Tuyết để trong quan tài đã lâu mà sắc mặt vẫn tươi
như ngủ, da vẫn trắng như tuyết, môi vẫn đỏ như máu, tóc đen như
gỗ mun.
Một hôm, có Hoàng tử đi rừng về muộn, tới nhà các chú lùn xin
ngủ nhờ. Hoàng tử trông thấy trên núi có chiếc quan tài trong có
Bạch Tuyết, ngoài đề chữ vàng. Hoàng tử liền bảo các chú lùn:
- Các chú để cho ta cái quan tài kia, muốn lấy bao nhiêu ta
cũng trả.
- Hoàng tử có trả chúng tôi một núi vàng, một biển bạc chúng
tôi cũng không bán.
Hoàng tử nói:
- Thế thì các chú biếu ta vậy, vì ta mà không được trông thấy
Bạch Tuyết thì ta không thể sống được. Ta sẽ yêu nàng và chăm sóc
nàng, coi nàng là người yêu của ta.
Nghe Hoàng tử nói thế, các chú lùn tốt bụng động lòng thương
và bằng lòng cho. Hoàng tử sai thị vệ khiêng quan tài đi. Người
khiêng vấp phải rễ cây, làm nẩy người Bạch Tuyết lên. Bạch Tuyết
nôn miếng táo có thuốc độc ra.
Tức thì nàng sống lại, mở mắt, nâng nắp quan tài lên, ngồi
nhỏm dậy, kêu lên:
- Trời ơi, đây là đâu?
Hoàng tử mừng rỡ nói:
- Nàng ở đây với ta.
Rồi Hoàng tử kể cho Bạch Tuyết nghe đầu đuôi câu chuyện.
Hoàng tử nói tiếp:
- Ta yêu nàng nhất đời. Nàng hãy về cung điện vua cha với ta,
nàng sẽ làm vợ ta.
Bạch Tuyết vui vẻ theo gót Hoàng tử về cung. Lễ cưới được cử
hành rất long trọng.
Mụ dì ghẻ gian ác cũng được mới đến dự tiệc. Mụ ăn mặc lộng
lẫy, đến gương soi và hỏi:
Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?
Gương đáp:
Tâu bà, bà đẹp tuyệt trần,
Nhưng bà hoàng mới muôn phần đẹp hơn.
Mụ gian ác chửi đổng một câu, sợ run lên. Mới đầu mụ toan
không đi ăn cưới, nhưng mụ đứng ngồi không yên, sốt ruột đi xem
mặt cô dâu.
Mụ bước vào và nhận ra ngay Bạch Tuyết, sợ quá đứng thần
người ra, không nhúc nhíc được, rồi quả tim độc ác của mụ vỡ tan,
mụ lăn ra chết.
Câu chuyện kể về nàng Bạch Tuyết xinh đẹp, bảy chú lùn tốt
và bà gì ghẻ độc ác và. Qua đó nói lên rằng những người lương
thiện, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc, những kẻ độc ác sẽ bị
trừng phạt.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6336)
Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần.
(Xem: 5810)
Đời Chu Tương Vương (651-617 trước D.L.), Tần Mục Công làm bá chủ các nước ở tây phương. Nhà vua có một người con gái.
(Xem: 5672)
Có một chàng tên Giang Thu San, quê ở An Huy, vốn người phong nhã, tính ưu ngao du sơn thủy. Gặp buổi ngày xuân, chàng liền rủ bạn sang Kim Lăng thưởng xuân.
(Xem: 5877)
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm...
(Xem: 30692)
Ý của câu thành ngữ này là chỉ chim chóc bị săn bắn hết rồi thì cất cung nỏ vào kho. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký - Việt thế gia".
(Xem: 6975)
Điêu Thuyền (chữ Hán: 貂蟬, bính âm: diào chán) là một người đẹp trong tứ đạinhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa.
(Xem: 5905)
"Đẩu ngọc xích bố" có nghĩ là một đấu lúa, một thước vải. Ngày xưa Cao Tổ có hai đứa con Hán Văn Đế và Hoài Nam Vương.
(Xem: 6239)
Đời nhà Tấn (265-419) có quan Thái Úy tên Khước Giám muốn chọn một người rể hiền, mới cho người đến trường của Vương Đạo xem trong đám học sinh...
(Xem: 7381)
Người Việt Nam xưa chia tầng lớp xã hội ra làm 4: Công, Nông, Binh, Thương. Công là những người làm nghề công nhân nhà máy, chuyên về công nghiệp.
(Xem: 7984)
"Xe dê" do chữ "Dương xa". Ngày xưa, nhà vua nào cũng vậy, ngoài có hoàng hậu, thứ phi còn có hàng ngàn cung nữ, chọn lấy người đẹp...
(Xem: 5904)
"Xích thằng" là tơ hồng hay chỉ hồng. "Nguyệt lão" là ông già dưới trăng do chữ "Nguyệt Hạ Lão Nhân", nói tắt.
(Xem: 7046)
Vương Chiêu Quân (王昭君) cũng như Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Quí Phi, nổi danh không chỉ bởi với nhan sắc mà còn bởi tài năng và những dấu ấn nàng để lại trong lịch sử.
(Xem: 6812)
Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497)...
(Xem: 10884)
Thành ngữ "Trung ngôn nghịch nhĩ". Tức nói thật mất lòng, hoặc nói thẳng nghe trái tai. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký-Lưu Hầu Thế Gia".
(Xem: 8924)
Ngày xưa có anh học trò tên là Trần Miên, học hành rất thông minh và siêng năng. Tuy vậy, anh ta rất nghèo.
(Xem: 8031)
"Trúc mai" là cây trúc và cây bương. Trúc thuộc một loại tre nhỏ. Bương là một giống tre to ở rừng. Lá to có thể dùng gói bánh.
(Xem: 6612)
Trong vùng có nàng họ Lương tên Bích Nga, sắc đẹp lộng lẫy, duyên dáng cực kỳ. Cha mẹ mất sớm, nàng họ Lương phải ở nhờ cô ruột.
(Xem: 5813)
Lịch cổ nước Tàu chia một năm ra làm 8 tiết, gọi là "Bát tiết": lập Xuân, lập Hạ, lập Thu, lập Đông, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí.
(Xem: 5986)
"Tựa cửa", "tựa cổng" do chữ "Ỷ môn", "Ỷ tư". Nhạc Nghị là tướng nước Yên đời Chiến Quốc đem quân đánh Tề, hạ được 72 thành.
(Xem: 5860)
Người Trung Hoa ngày xưa chọn bốn người con gái có sắc đẹp tuyệt nhất trong lịch sử, gọi là "Tứ Đại Mỹ Nhân", đó là Tây Thi...
(Xem: 6627)
Đời nhà Lý (1010-1225), vua Lý Thái Tông tên Phật Mã lúc còn làm thái tử (1020), Lý Thái Tổ là Lý Công Uẩn sai đem quân đánh Chiêm Thành.
(Xem: 5482)
Tết Đoan Dương cũng gọi là Tết Đoan Ngọ. Theo phong tục Tàu, tết này ăn vào ngày mồng 5 tháng 5.
(Xem: 5796)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
(Xem: 5956)
Theo phong tục của Tàu, Tết Trùng Cửu ăn vào ngày mồng 9 tháng 9. Nguyên đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam...
(Xem: 5519)
Tết này ăn vào ngày mồng 3 tháng 3. Vào ngày này người Tàu ăn toàn đồ nguội và tổ chức những cuộc chơi vui vẻ lắm.
(Xem: 7017)
Tây Thi (chữ Hán: 西施; bính âm: xi shi, 506 TCN-?) là một người con gái rất đẹp thời Xuân Thu và cũng là một trong Tứ đạinhân Trung Quốc.
(Xem: 9798)
Đạo gia (tức Đạo giáo, theo học thuyết của Lão Tử) cho rằng cái Thần (tinh thần) của con người ở vào ba nơi. Một ở óc, hai ở minh đường (quả tim)...
(Xem: 16411)
Thoạt nghe, không ít người nghĩ rằng, trong nội dung câu thành ngữ "Sư Tử Hà Đông" có điều gì liên can đến đất Hà Đông xưa của Việt Nam.
(Xem: 5781)
"Suối vàng" do chữ "Huỳnh tuyền" tức là suối nước màu vàng. Người Tàu ngày xưa tin rằng ở dưới âm phủ có chín cái suối nước vàng...
(Xem: 8367)
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em
(Xem: 6014)
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ.
(Xem: 5563)
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm...
(Xem: 5650)
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn...
(Xem: 5970)
Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất...
(Xem: 15041)
Sử còn ghi lại, nơi địa đầu tỉnh Quảng Bình ngày nay có một vùng đất rộng lớn cạnh là Hồ Xá, nên gọi là Truông Nhà Hồ.
(Xem: 11992)
Sào Phủ Hứa Do là tên một tích truyện cổ Trung Quốc, lấy tên hai nhân vật trong đó là Sào Phủ (chữ Hán:巢父) và Hứa Do (許由).
(Xem: 7301)
Theo "Tây Hán chí ", "Sa nang ủng thủy" là một kế hoạch của tướng Hán là Hàn Tín đánh bại quân Sở tại ngọn sông Duy thuộc tỉnh Sơn Đông.
(Xem: 8104)
Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về.
(Xem: 10396)
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
(Xem: 5683)
Thời Chiến Quốc, thái tử Đan nước Yến đang làm con tin tại nước Việt đã quen biết với Tần Vương Chính cũng đang làm con tin tại nước Triệu.
(Xem: 5068)
Nhan: Là Nhan Hồi, quê ở nước Lỗ, tự là Tử Uyên, học trò ưu tú của Khổng Tử. Nhan Hồi siêng năng, học giỏi, cam sống cảnh nghèo mà vẫn vui vẻ.
(Xem: 6253)
Ngưu Lang là một gã chăn trâu nghèo, gặp Chức Nữ, một nàng tiên. Hai người yêu nhau say đắm. Ngọc Hoàng Thượng Đế bèn cho hai người lấy nhau.
(Xem: 9869)
Ngày Tết, người Việt Nam thường chúc nhau "Ngũ Phúc Lâm Môn", có nghĩa là năm hồng phúc đến nhà. Ngũ Phúc ấy là: + Phú: Nghĩa là giàu có...
(Xem: 9412)
Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, tên phát xít đầu sỏ Adolf Hitler cầm đầu phần tử Nazi đã thực hiện hành động diệt chủng vô cùng tàn bạo...
(Xem: 7326)
Truyền rằng, thời xưa có hai trái núi là Thái Hàng và Vương Ốc. Có một ông già nhà ở phía bắc núi tên là Ngu Công. Do có hai trái núi này...
(Xem: 16583)
Đời Vũ Đế nhà Hán (140-86 trước D.L.), có một người phường chèo tên Lý Diên Niên múa hát rất giỏi. Được hầu trong nội điện, cung vi của nhà vua...
(Xem: 6288)
Trầm là một loại cây có mùi hương, nên còn được gọi là Trầm Hương, trị được nhiều chứng bệnh, rất quí và hiếm. Những người đi tìm Trầm thường được gọi là "đi điệu"
(Xem: 5388)
Thông thường, trong các kinh điển, thành ngữ «sư tử hống» hay tiếng rống của con sư tử được dùng theo các ý nghĩa như sau:
(Xem: 5258)
"Ngôn quá kỳ hành..." nguyên câu là: "Ngôn quá kỳ hành bất khả trọng dụng" đó là lời nói của Lưu Bị chúa nước Tây Thục đời Tam Quốc...
(Xem: 9271)
Ở Trung Hoa ngày xưa, nơi thôn quê, người ta thường trồng dâu gần bên đường. "Mạch thượng tang" cũng là tên khúc hát cổ nhạc phủ của nàng La Phu nước Triệu...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant