MỘT
ĐỜI NGƯỜI MỘT CÂU THẦN CHÚ
Nguyên Thành biên soạn
Đức Quán Thế Âm dõi mắt xót thương muôn loài nên Ngài bi mẫn chỉ ra một mô thức cao siêu vi diệu, giúp chúng sanh vượt cõi luân hồi vào tịnh độ. Ngài dạy:
“Thiền quán về thánh tướng của Ta, trì tụng tâm chú của Ta, và cử hành nghi lễ chay tịnh vì Ta. Những ai nỗ lực thực hành như thế, mặc dù họ từng phạm một trong các tội ác ngũ nghịch đáng đọa vào địa ngục Vô gián, Ta vẫn sẽ dẫn họ tới cõi Cực Lạc Tây Phương.”
Đây là thông điệp mới nhất mà Ngài đã phán truyền lại cho Delog Dawa Drolma vào đầu thế kỷ 20.
Đạo sư Dilgo Khyentse khi bình giảng tác phẩm “Kho tàng tâm của các bậc Giác Ngộ” của Đại thành tựu giả Patrul Rinpoche cũng đưa ra những lời khuyên chân thành dành cho công việc ý nghĩa nhất của đời người:
“Trong thời đại suy đồi này, vì trí năng hạn hẹp và thiếu quyết tâm, người ta cần thực hành Pháp trong một hình thức được tinh chế. Sự thực hành phối hợp lòng sùng mộ vị thầy như Bồ Tát Quán Thế Âm, kết hợp với trì tụng thần chú Mani (Om mani padme hum) đáp ứng tốt cho nhu cầu ấy. Thần chú Mani rất dễ nhớ để trì tụng nhưng lại tập trung tinh hoa của kinh điển Phật giáo. Nó là tinh túy tâm đại bi của Bồ Tát Quán Thế Âm và sức gia trì là vô cùng, vô tận. Nếu bạn lấy nó làm sự thực hành chính cho mình thì người, trời và ngay cả nhưng ma quỷ xấu ác cũng sẽ tự nguyện giúp đỡ bạn, và bạn sẽ có một đời sống lâu dài, thoát khỏi bệnh tật và chướng ngại. Trong đời sau, bạn sẽ được sanh vào cõi Cực Lạc của trụ xứ Potala, hay ít nhất cũng vào một quốc độ có Phật pháp thịnh hành. Đó là bởi thần chú Quán Thế Âm chứa đựng sự gia trì và lòng bi mẫn vô biên của chư Phật...”
Qua đây, chúng ta nhận thức rằng cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi ta biết thực hành Chánh pháp. Kinh điển Phật giáo khẳng định sự cao quý của loài người chỉ thể hiện thực sự khi họ biết tu tập Phật pháp để vượt sinh tử luân hồi. Vì các loài thuộc cảnh giới cao hơn như loài trời, loài thần cũng đều không có khả năng thích hợp cho việc tu tập Phật pháp như loài người. Và trong việc tu tập Phật pháp vào thời đại suy đồi này thì chỉ có thực hành trì tụng thần chú Mani là thích hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi vậy, một đời người sẽ có được giá trị đích thực nhờ sự nối kết với một câu thần chú tinh túy sáu âm của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Chuyện kể rằng, vào thế kỷ 10 có một công chúa của vương quốc Ấn Độ, xuất gia khi còn trẻ, có pháp danh là Gelongma Palmo (hay tỳ-kheo ni Lakshmi). Bà thọ nhận nhiều giáo lý từ những Đạo sư vĩ đại và thực hành tinh tấn miên mật. Do nghiệp quá khứ chín mùi, bà bị mắc bệnh phong cùi, bị mọi người xa lánh, ném vào rừng. Bà có thị kiến về Vua Indrabodhi, Ngài khuyên bà nên thực hành pháp Avalokiteshvara (tức là pháp môn của Bồ Tát Quán Thế Âm).
Bà đã trì chú của Đức Quán Thế Âm nhiều năm liền và liên tục thực hành nhập thất Nyungne, là một thực hành chay tịnh đặc biệt để tịnh hóa nghiệp chướng và tăng thêm sinh khí cho hành giả. Nhờ lòng sùng mộ và tinh tấn không ngừng, bà dần dần khỏi hẳn bệnh phong cùi. Bà cũng đồng thời phát triển tâm đại bi vô hạn đối với mọi chúng sanh. Bà trở thành ni sư giác ngộ, dẫn dắt nhiều đệ tử trong việc thực hành pháp môn của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Một hành giả vĩ đại khác suốt đời hành trì pháp Quán Thế Âm là Tangtong Gyalbo (1385-1509). Ngài sinh ra ở miền Tsang thượng của Tây Tạng. Một hôm, khi đang thực hành trì niệm thần chú Mani, Đức Quán Thế Âm siêu phàm hiện ra trước mắt Ngài và chỉ dạy, ban phép quán đảnh. Ngài đạt giác ngộ nhờ tinh tấn tu hành. Dựa trên sự thành tựu của mình, Ngài biên soạn Nghi quỹ thực hành pháp “Làm không gian ngập tràn lợi ích của chúng sanh” để hướng dẫn chúng sanh thực hành pháp tu Quán Thế Âm. Sau khi giác ngộ, Ngài cũng khám phá nhiều bí lục giáo pháp và giới thiệu cho nhiều người tu học. Ngài đã tôn tạo vô số hình tượng, tháp thờ... tượng trưng cho thân, ngữ, tâm của Đức Phật. Ngài đã xây dựng hơn 100 cầu, phà và cầu treo bằng sắt để làm lợi ích cho chúng sanh. Để khuyến khích thiện hạnh trong dân chúng và để hỗ trợ cho phí tổn công việc xây dựng, Ngài đã miêu tả cuộc đời những Bồ Tát trong quá khứ, đặc biệt là Bồ Tát Quán Thế Âm bằng hình thức biểu diễn nhạc kịch dân gian. Hoạt động hoằng dương giáo pháp, hóa độ quần sanh của Ngài thật là không thể nghĩ bàn...
Để có thêm luận cứ về xác quyết trên, chúng ta có thể tham cứu thêm những lời tâm huyết của Lạt-ma Zopa Rinpoche, người hiện nay đang lãnh đạo Tổ chức Bảo vệ Truyền thống Phật giáo Đại thừa trên thế giới. Lời dạy của Ngài thông qua bài giảng mang tựa đề “Những ích lợi của việc trì tụng thần chú Om mani padme hum”. Đương nhiên, dù chỉ một lần đọc tụng thần chú Mani cũng được lợi lạc vô cùng, nhưng để được kết quả khả quan trong đời hiện tại và đời sau nữa, chúng ta cần tinh tấn trì niệm suốt một đời người. Sau đây là bản văn chi tiết:
“Những ích lợi của việc trì tụng thần chú của Đức Phật Bi Mẫn thật là vô biên, như bầu trời bao la vô tận.
“Cho dù bạn không hiểu biết nhiều về Pháp, cho dù điều duy nhất bạn biết chỉ là câu thần chú Om mani padme hum thì cuộc đời hạnh phúc nhất vẫn là cuộc đời được sống với một thái độ giải thoát khỏi tám mối bận tâm thế tục. Nếu bạn sống cuộc đời mình với thái độ trong sạch, thoát khỏi bám luyến với cuộc đời này và chỉ đơn thuần trải đời mình trong việc trì tụng Om mani padme hum, thì đó là Pháp thanh tịnh nhất.
“Việc trì tụng có vẻ rất đơn giản, rất dễ dàng. Nhưng nếu bạn nghĩ tưởng về những lợi lạc của nó, thì điều đó hoàn toàn không đơn giản. Ở đây tôi sẽ đề cập cốt lõi của những lợi lạc vô biên đó.
“Trì tụng thần chú của Đức Phật Bi Mẫn này chỉ một lần sẽ hoàn toàn tịnh hóa sự phá vỡ bốn giới nguyện gốc của Biệt giới giải thoát, và năm tội nghịch đáng đọa vào địa ngục Vô gián.
“Trong các tantra (mật điển) cũng đề cập rằng, nhờ trì tụng thần chú này bạn sẽ thành tựu bốn phẩm tính để sinh vào cõi Tịnh độ của Đức Phật A-mi-đà và những cõi Tịnh độ khác; vào lúc lâm chung sẽ được thấy Đức Phật và hào quang xuất hiện trên bầu trời; có chư thiên hiện ra cúng dường; không bao giờ bị tái sanh vào các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Bạn sẽ tái sanh trong cõi Tịnh độ của Đức Phật hay vào một cõi tái sinh tốt đẹp.
“Khi một người trì tụng mỗi ngày 10 chuỗi thần chú này bơi lội trong sông, biển... thì nước chạm vào thân thể người ấy cũng có được sức gia trì.
“Ta cũng được biết rằng bảy đời tổ tiên của người đó không còn bị tái sinh trong các cõi thấp. Đó là nhờ năng lực của thần chú, thân thể với lực gia trì của những người trì tụng thần chú và quán tưởng chính họ trong thánh tướng của đức Quán Thế Âm trở nên mạnh mẽ với lực gia trì động đến tâm thức cho tới bảy đời và kết quả là nếu người ấy chết với một niệm tưởng bất thiện, người ấy cũng sẽ không bị tái sanh vào các cõi thấp.
“Vì thế, khi một người mỗi ngày từng trì tụng 10 chuỗi thần chú Om mani padme hum đi xuống sông hay biển, nước chạm vào thân người ấy cũng sẽ có được lực gia trì, rồi chất nước có lực gia trì đó sẽ có thể tịnh hóa hàng tỉ tỉ chúng sinh sống trong nước. Người này cứu giúp những sinh vật trong nước đó thoát khỏi nỗi khổ không thể tưởng tượng được ở các cõi thấp. Lợi lạc như vậy thật đến mức khó tin!
“Khi một người trì chú như thế đi trên đường, gió chạm vào người ấy và sau đó tiếp tục chạm vào những côn trùng có thể giúp cho những nghiệp bất thiện của chúng được tịnh hóa, và nhờ đó chúng sẽ có một tái sinh tốt đẹp. Tương tự như vậy, khi người ấy xúc chạm vào thân người khác, nghiệp bất thiện của người kia cũng sẽ được tịnh hóa.
“Một người như thế thì việc ngắm nhìn cũng thật ý nghĩa! Việc nhìn và xúc chạm trở thành phương tiện để giải thoát chúng sinh. Điều này có nghĩa là thậm chí hơi thở của người đó chạm vào thân của chúng sinh khác cũng tịnh hóa được nghiệp bất thiện của họ. Bất kỳ sinh vật nào uống nước trong dòng chảy từng có người trì chú như thế bơi lội cũng đều được tịnh hóa.
“Chúng ta may mắn lạ lùng là đã gặp được Pháp và có cơ hội để trì tụng và thiền quán về Đức Phật Bi Mẫn. Đó là phương pháp dễ dàng tịnh hóa bất kỳ nghiệp bất thiện nào mà ta từng tích tập, không chỉ trong đời này mà còn trong nhiều đời trước nữa.
“Bởi chúng ta từng gặp được Phật pháp và đặc biệt là phương pháp [trì chú] này, thật dễ dàng để tịnh hóa nghiệp bất thiện và tích tập công đức vô biên, và do đó thành tựu Giác ngộ. Chúng ta thật may mắn không ngờ.
“Như thế, chẳng còn gì ngu muội hơn việc không chịu sử dụng sự thuận lợi của cơ hội làm người này. Nói chung, chúng ta thường xao lãng và phí phạm cuộc đời mình. Không chỉ có thế, mọi hành vi về thân, ngữ, tâm đều bị hoen ố bởi tham, sân, si, tạo nên nghiệp bất thiện, là nguyên nhân của đau khổ. Trong cả cuộc đời, không còn gì ngu muội hơn việc sử dụng thân người hoàn hảo này chỉ để tạo nên đau khổ...”
Trong khi những dòng chữ này đang được viết ra thì ở Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ và Ladakh đều đang thực hiện khóa nhập thất Quán Âm Tứ Thủ và trì niệm 100 triệu biến thần chú Om mani padme hum. Khóa nhập thất này cũng được tổ chức ở Viện Chenrezig dưới sự hướng dẫn của Tổ chức FPMT (Tổ chức Bảo vệ Truyền thống Đại thừa), mỗi năm chỉ diễn ra một lần!
Ở nước ta chưa có những cuộc nhập thất như vậy, mặc dù không thiếu phương tiện và điều kiện tổ chức. Một số tăng ni cho rằng trì niệm thần chú chỉ để phát triển thần thông, không liên quan gì đến tinh thần từ bi của Đại thừa. Song, vấn đề không phải vậy. Bởi thần chú là bản tâm của chư Phật, cho nên càng trì niệm bao nhiêu, hành giả càng đến gần với bản tâm của chư Phật bấy nhiêu, cho đến khi trở thành hợp nhất. Nhận định về luận điểm này, Lạt-ma Thubten Zopa nói:
“Cho dù bạn hiểu biết giáo lý về cách thiền quán tâm Bồ-đề, bạn vẫn cần thọ nhận những lực gia trì đặc biệt của vị Bổn tôn, Đức Phật Bi Mẫn. Bạn nhận những lực gia trì này bằng cách thực hiện thiền định và trì niệm thần chú Om mani padme hum. Như thế, việc thực hành tâm linh này cũng là một phương pháp thể nhập tâm Bồ-đề, chuyển hóa tâm bạn thành tâm Bồ-đề và làm cho việc thiền quán tâm Bồ-đề của bạn có hiệu quả.”
Lạt-ma Zopa còn cho biết, ở trụ xứ của Ngài tại Solu Khumbu trong rặng Hy-mã-lạp sơn thuộc địa giới Nepal có những người sống cuộc đời bằng việc làm duy nhất: Trì tụng Om mani padme hum, nhưng không biết một chút gì về giáo nghĩa. Mặc dù họ không thể đọc được chữ viết, nhưng họ có lòng sùng mộ vĩ đại đối với Bồ Tát Quán Thế Âm. Và như thế họ trải nghiệm một cuộc sống ý nghĩa cao cả mà chính bản thân họ cũng không ngờ được.
Dĩ nhiên, mỗi hành giả Mật chú thừa cần phải nhận lễ Quán Đảnh để cho sự hành trì thần chú Mani được kết quả cao, đặc biệt là nhận được nhiều sự gia trì từ Bổn tôn, Đạo sư, Dakini. Ý nghĩa của việc Quán Đảnh như thế nào, người viết đã có lần đề cập đếntrong một tác phẩm trước đây.
Trong trường hợp chưa được nhận phép Quán Đảnh, hành giả vẫn có thể hành trì cho đến khi có duyên lành gặp được thiện tri thức, đạo sư, chứ không vì vậy mà cô phụ lòng bi mẫn của Đức Quán Thế Âm. Đó là trường hợp của đạo hữu Mật Giác tại thành phố Đà Nẵng.
Nguyên Thành biên soạn
MỘT ĐỜI NGƯỜI, MỘT CÂU THẦN CHÚ
Đời người ngắn ngủi, bất quá chỉ được trăm năm. Trong đó, thời gian dành cho ăn ngủ, công việc, giải trí... chiếm hết khoảng 80%. Thời gian thực sự đến với thực hành giáo pháp, dù bất kỳ tôn giáo nào, cũng thật hiếm có. Đó là chưa kể đến bản tính giải đãi, tập quán ương ngạnh và niệm tưởng bất chánh khiến chúng sanh cứ mãi lang thang trong vực sâu tăm tối của tam đồ ác khổ.Đức Quán Thế Âm dõi mắt xót thương muôn loài nên Ngài bi mẫn chỉ ra một mô thức cao siêu vi diệu, giúp chúng sanh vượt cõi luân hồi vào tịnh độ. Ngài dạy:
“Thiền quán về thánh tướng của Ta, trì tụng tâm chú của Ta, và cử hành nghi lễ chay tịnh vì Ta. Những ai nỗ lực thực hành như thế, mặc dù họ từng phạm một trong các tội ác ngũ nghịch đáng đọa vào địa ngục Vô gián, Ta vẫn sẽ dẫn họ tới cõi Cực Lạc Tây Phương.”
Đây là thông điệp mới nhất mà Ngài đã phán truyền lại cho Delog Dawa Drolma vào đầu thế kỷ 20.
Đạo sư Dilgo Khyentse khi bình giảng tác phẩm “Kho tàng tâm của các bậc Giác Ngộ” của Đại thành tựu giả Patrul Rinpoche cũng đưa ra những lời khuyên chân thành dành cho công việc ý nghĩa nhất của đời người:
“Trong thời đại suy đồi này, vì trí năng hạn hẹp và thiếu quyết tâm, người ta cần thực hành Pháp trong một hình thức được tinh chế. Sự thực hành phối hợp lòng sùng mộ vị thầy như Bồ Tát Quán Thế Âm, kết hợp với trì tụng thần chú Mani (Om mani padme hum) đáp ứng tốt cho nhu cầu ấy. Thần chú Mani rất dễ nhớ để trì tụng nhưng lại tập trung tinh hoa của kinh điển Phật giáo. Nó là tinh túy tâm đại bi của Bồ Tát Quán Thế Âm và sức gia trì là vô cùng, vô tận. Nếu bạn lấy nó làm sự thực hành chính cho mình thì người, trời và ngay cả nhưng ma quỷ xấu ác cũng sẽ tự nguyện giúp đỡ bạn, và bạn sẽ có một đời sống lâu dài, thoát khỏi bệnh tật và chướng ngại. Trong đời sau, bạn sẽ được sanh vào cõi Cực Lạc của trụ xứ Potala, hay ít nhất cũng vào một quốc độ có Phật pháp thịnh hành. Đó là bởi thần chú Quán Thế Âm chứa đựng sự gia trì và lòng bi mẫn vô biên của chư Phật...”
Qua đây, chúng ta nhận thức rằng cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi ta biết thực hành Chánh pháp. Kinh điển Phật giáo khẳng định sự cao quý của loài người chỉ thể hiện thực sự khi họ biết tu tập Phật pháp để vượt sinh tử luân hồi. Vì các loài thuộc cảnh giới cao hơn như loài trời, loài thần cũng đều không có khả năng thích hợp cho việc tu tập Phật pháp như loài người. Và trong việc tu tập Phật pháp vào thời đại suy đồi này thì chỉ có thực hành trì tụng thần chú Mani là thích hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi vậy, một đời người sẽ có được giá trị đích thực nhờ sự nối kết với một câu thần chú tinh túy sáu âm của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Chuyện kể rằng, vào thế kỷ 10 có một công chúa của vương quốc Ấn Độ, xuất gia khi còn trẻ, có pháp danh là Gelongma Palmo (hay tỳ-kheo ni Lakshmi). Bà thọ nhận nhiều giáo lý từ những Đạo sư vĩ đại và thực hành tinh tấn miên mật. Do nghiệp quá khứ chín mùi, bà bị mắc bệnh phong cùi, bị mọi người xa lánh, ném vào rừng. Bà có thị kiến về Vua Indrabodhi, Ngài khuyên bà nên thực hành pháp Avalokiteshvara (tức là pháp môn của Bồ Tát Quán Thế Âm).
Bà đã trì chú của Đức Quán Thế Âm nhiều năm liền và liên tục thực hành nhập thất Nyungne, là một thực hành chay tịnh đặc biệt để tịnh hóa nghiệp chướng và tăng thêm sinh khí cho hành giả. Nhờ lòng sùng mộ và tinh tấn không ngừng, bà dần dần khỏi hẳn bệnh phong cùi. Bà cũng đồng thời phát triển tâm đại bi vô hạn đối với mọi chúng sanh. Bà trở thành ni sư giác ngộ, dẫn dắt nhiều đệ tử trong việc thực hành pháp môn của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Một hành giả vĩ đại khác suốt đời hành trì pháp Quán Thế Âm là Tangtong Gyalbo (1385-1509). Ngài sinh ra ở miền Tsang thượng của Tây Tạng. Một hôm, khi đang thực hành trì niệm thần chú Mani, Đức Quán Thế Âm siêu phàm hiện ra trước mắt Ngài và chỉ dạy, ban phép quán đảnh. Ngài đạt giác ngộ nhờ tinh tấn tu hành. Dựa trên sự thành tựu của mình, Ngài biên soạn Nghi quỹ thực hành pháp “Làm không gian ngập tràn lợi ích của chúng sanh” để hướng dẫn chúng sanh thực hành pháp tu Quán Thế Âm. Sau khi giác ngộ, Ngài cũng khám phá nhiều bí lục giáo pháp và giới thiệu cho nhiều người tu học. Ngài đã tôn tạo vô số hình tượng, tháp thờ... tượng trưng cho thân, ngữ, tâm của Đức Phật. Ngài đã xây dựng hơn 100 cầu, phà và cầu treo bằng sắt để làm lợi ích cho chúng sanh. Để khuyến khích thiện hạnh trong dân chúng và để hỗ trợ cho phí tổn công việc xây dựng, Ngài đã miêu tả cuộc đời những Bồ Tát trong quá khứ, đặc biệt là Bồ Tát Quán Thế Âm bằng hình thức biểu diễn nhạc kịch dân gian. Hoạt động hoằng dương giáo pháp, hóa độ quần sanh của Ngài thật là không thể nghĩ bàn...
Để có thêm luận cứ về xác quyết trên, chúng ta có thể tham cứu thêm những lời tâm huyết của Lạt-ma Zopa Rinpoche, người hiện nay đang lãnh đạo Tổ chức Bảo vệ Truyền thống Phật giáo Đại thừa trên thế giới. Lời dạy của Ngài thông qua bài giảng mang tựa đề “Những ích lợi của việc trì tụng thần chú Om mani padme hum”. Đương nhiên, dù chỉ một lần đọc tụng thần chú Mani cũng được lợi lạc vô cùng, nhưng để được kết quả khả quan trong đời hiện tại và đời sau nữa, chúng ta cần tinh tấn trì niệm suốt một đời người. Sau đây là bản văn chi tiết:
“Những ích lợi của việc trì tụng thần chú của Đức Phật Bi Mẫn thật là vô biên, như bầu trời bao la vô tận.
“Cho dù bạn không hiểu biết nhiều về Pháp, cho dù điều duy nhất bạn biết chỉ là câu thần chú Om mani padme hum thì cuộc đời hạnh phúc nhất vẫn là cuộc đời được sống với một thái độ giải thoát khỏi tám mối bận tâm thế tục. Nếu bạn sống cuộc đời mình với thái độ trong sạch, thoát khỏi bám luyến với cuộc đời này và chỉ đơn thuần trải đời mình trong việc trì tụng Om mani padme hum, thì đó là Pháp thanh tịnh nhất.
“Việc trì tụng có vẻ rất đơn giản, rất dễ dàng. Nhưng nếu bạn nghĩ tưởng về những lợi lạc của nó, thì điều đó hoàn toàn không đơn giản. Ở đây tôi sẽ đề cập cốt lõi của những lợi lạc vô biên đó.
“Trì tụng thần chú của Đức Phật Bi Mẫn này chỉ một lần sẽ hoàn toàn tịnh hóa sự phá vỡ bốn giới nguyện gốc của Biệt giới giải thoát, và năm tội nghịch đáng đọa vào địa ngục Vô gián.
“Trong các tantra (mật điển) cũng đề cập rằng, nhờ trì tụng thần chú này bạn sẽ thành tựu bốn phẩm tính để sinh vào cõi Tịnh độ của Đức Phật A-mi-đà và những cõi Tịnh độ khác; vào lúc lâm chung sẽ được thấy Đức Phật và hào quang xuất hiện trên bầu trời; có chư thiên hiện ra cúng dường; không bao giờ bị tái sanh vào các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Bạn sẽ tái sanh trong cõi Tịnh độ của Đức Phật hay vào một cõi tái sinh tốt đẹp.
“Khi một người trì tụng mỗi ngày 10 chuỗi thần chú này bơi lội trong sông, biển... thì nước chạm vào thân thể người ấy cũng có được sức gia trì.
“Ta cũng được biết rằng bảy đời tổ tiên của người đó không còn bị tái sinh trong các cõi thấp. Đó là nhờ năng lực của thần chú, thân thể với lực gia trì của những người trì tụng thần chú và quán tưởng chính họ trong thánh tướng của đức Quán Thế Âm trở nên mạnh mẽ với lực gia trì động đến tâm thức cho tới bảy đời và kết quả là nếu người ấy chết với một niệm tưởng bất thiện, người ấy cũng sẽ không bị tái sanh vào các cõi thấp.
“Vì thế, khi một người mỗi ngày từng trì tụng 10 chuỗi thần chú Om mani padme hum đi xuống sông hay biển, nước chạm vào thân người ấy cũng sẽ có được lực gia trì, rồi chất nước có lực gia trì đó sẽ có thể tịnh hóa hàng tỉ tỉ chúng sinh sống trong nước. Người này cứu giúp những sinh vật trong nước đó thoát khỏi nỗi khổ không thể tưởng tượng được ở các cõi thấp. Lợi lạc như vậy thật đến mức khó tin!
“Khi một người trì chú như thế đi trên đường, gió chạm vào người ấy và sau đó tiếp tục chạm vào những côn trùng có thể giúp cho những nghiệp bất thiện của chúng được tịnh hóa, và nhờ đó chúng sẽ có một tái sinh tốt đẹp. Tương tự như vậy, khi người ấy xúc chạm vào thân người khác, nghiệp bất thiện của người kia cũng sẽ được tịnh hóa.
“Một người như thế thì việc ngắm nhìn cũng thật ý nghĩa! Việc nhìn và xúc chạm trở thành phương tiện để giải thoát chúng sinh. Điều này có nghĩa là thậm chí hơi thở của người đó chạm vào thân của chúng sinh khác cũng tịnh hóa được nghiệp bất thiện của họ. Bất kỳ sinh vật nào uống nước trong dòng chảy từng có người trì chú như thế bơi lội cũng đều được tịnh hóa.
“Chúng ta may mắn lạ lùng là đã gặp được Pháp và có cơ hội để trì tụng và thiền quán về Đức Phật Bi Mẫn. Đó là phương pháp dễ dàng tịnh hóa bất kỳ nghiệp bất thiện nào mà ta từng tích tập, không chỉ trong đời này mà còn trong nhiều đời trước nữa.
“Bởi chúng ta từng gặp được Phật pháp và đặc biệt là phương pháp [trì chú] này, thật dễ dàng để tịnh hóa nghiệp bất thiện và tích tập công đức vô biên, và do đó thành tựu Giác ngộ. Chúng ta thật may mắn không ngờ.
“Như thế, chẳng còn gì ngu muội hơn việc không chịu sử dụng sự thuận lợi của cơ hội làm người này. Nói chung, chúng ta thường xao lãng và phí phạm cuộc đời mình. Không chỉ có thế, mọi hành vi về thân, ngữ, tâm đều bị hoen ố bởi tham, sân, si, tạo nên nghiệp bất thiện, là nguyên nhân của đau khổ. Trong cả cuộc đời, không còn gì ngu muội hơn việc sử dụng thân người hoàn hảo này chỉ để tạo nên đau khổ...”
Trong khi những dòng chữ này đang được viết ra thì ở Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ và Ladakh đều đang thực hiện khóa nhập thất Quán Âm Tứ Thủ và trì niệm 100 triệu biến thần chú Om mani padme hum. Khóa nhập thất này cũng được tổ chức ở Viện Chenrezig dưới sự hướng dẫn của Tổ chức FPMT (Tổ chức Bảo vệ Truyền thống Đại thừa), mỗi năm chỉ diễn ra một lần!
Ở nước ta chưa có những cuộc nhập thất như vậy, mặc dù không thiếu phương tiện và điều kiện tổ chức. Một số tăng ni cho rằng trì niệm thần chú chỉ để phát triển thần thông, không liên quan gì đến tinh thần từ bi của Đại thừa. Song, vấn đề không phải vậy. Bởi thần chú là bản tâm của chư Phật, cho nên càng trì niệm bao nhiêu, hành giả càng đến gần với bản tâm của chư Phật bấy nhiêu, cho đến khi trở thành hợp nhất. Nhận định về luận điểm này, Lạt-ma Thubten Zopa nói:
“Cho dù bạn hiểu biết giáo lý về cách thiền quán tâm Bồ-đề, bạn vẫn cần thọ nhận những lực gia trì đặc biệt của vị Bổn tôn, Đức Phật Bi Mẫn. Bạn nhận những lực gia trì này bằng cách thực hiện thiền định và trì niệm thần chú Om mani padme hum. Như thế, việc thực hành tâm linh này cũng là một phương pháp thể nhập tâm Bồ-đề, chuyển hóa tâm bạn thành tâm Bồ-đề và làm cho việc thiền quán tâm Bồ-đề của bạn có hiệu quả.”
Lạt-ma Zopa còn cho biết, ở trụ xứ của Ngài tại Solu Khumbu trong rặng Hy-mã-lạp sơn thuộc địa giới Nepal có những người sống cuộc đời bằng việc làm duy nhất: Trì tụng Om mani padme hum, nhưng không biết một chút gì về giáo nghĩa. Mặc dù họ không thể đọc được chữ viết, nhưng họ có lòng sùng mộ vĩ đại đối với Bồ Tát Quán Thế Âm. Và như thế họ trải nghiệm một cuộc sống ý nghĩa cao cả mà chính bản thân họ cũng không ngờ được.
Dĩ nhiên, mỗi hành giả Mật chú thừa cần phải nhận lễ Quán Đảnh để cho sự hành trì thần chú Mani được kết quả cao, đặc biệt là nhận được nhiều sự gia trì từ Bổn tôn, Đạo sư, Dakini. Ý nghĩa của việc Quán Đảnh như thế nào, người viết đã có lần đề cập đếntrong một tác phẩm trước đây.
Trong trường hợp chưa được nhận phép Quán Đảnh, hành giả vẫn có thể hành trì cho đến khi có duyên lành gặp được thiện tri thức, đạo sư, chứ không vì vậy mà cô phụ lòng bi mẫn của Đức Quán Thế Âm. Đó là trường hợp của đạo hữu Mật Giác tại thành phố Đà Nẵng.
Gửi ý kiến của bạn