TAM BẢO VĂN CHƯƠNG
Tác giả: Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
NXB: Tôn giáo
Khổ sách: 14.5x20.5cm
Độ dày: 144 trang
Tựa
Tác giả: Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
NXB: Tôn giáo
Khổ sách: 14.5x20.5cm
Độ dày: 144 trang
Tựa
Sách xưa có câu: Văn chương là phương tiện để ghi chép đạo lý, cũng có nghĩa là cỗ xe chở đạo. Lại có câu: Nói mà không có văn chương thì lưu
hành chẳng được xa. Vậy bất cứ tôn giáo nào cũng đều cần dùng văn chương để gửi gắm, phát triển, và truyền bá đạo lý, làm cho đạo lý có thể lưu
lại ngàn đời, truyền xa ra ngoài muôn dặm. Ví như có một thắng cảnh kia, chân ta chưa từng bước tới, mắt ta chưa được xem qua, có thể nhờ văn chương của các tao nhân mặc khách miêu tả mà cảnh trí thanh lịch rực rỡ đều như hiện ra trước mắt, chẳng khác gì ta đã từng đi đến tận nơi vậy.
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh, xuất hiện ở Thiên Trúc từ hơn 25 thế kỷ trước đây, mà lan rộng ra khắp mười phương, lưu lại lâu dài tới vạn kiếp, cũng nhờ có văn chương làm phương tiện ghi chép đạo lý, khiến cho chúng sanh ở khắp mười phương, ở sau vạn kiếp đều đặng hiểu rõ mà tin tưởng, tôn trọng đạo mầu.
Phật giáo truyền sang Việt Nam ta, không kể giai đoạn Bắc thuộc vốn chưa có chứng cứ khảo cứu chắc chắn, chỉ kể từ sau khi độc lập, trải qua các triều Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, cho tới triều Nguyễn, trên ngàn năm nay, ngày lần thịnh hành, từ thành thị cho đến hương thôn, đâu đâu đều có chùa chiền, danh lam thắng tích rất nhiều, thì thấy rằng chúng sanh phương Nam này rất đông người tin tưởng và tôn trọng đạo Phật.
Nhưng tin tưởng và tôn trọng mà không bày tỏ thành lời thì không đủ tỏ được lòng thành tín. Cho nên các tín đồ đạo Phật thường dùng các thể thi ca từ phú để ngâm vịnh, miêu tả, đặng gửi gắm lòng đạo, phát triển ý đạo, mà lưu truyền Ba món báu cho được dài lâu. Những áng văn chương ấy góp lại cũng nhiều, đều là việc dẫn giải đạo lý, để bày tỏ sự mến mộ đối với đạo mầu.
Những giá trị ấy, há nên để tán lạc mà mai một mất đi sao? Vậy bổn tòng thơ sưu tập các bài thi ca từ phú của các tao nhân mặc khách xưa nay, lựa ra từng phần, lấy nhan đề chung là Tam Bảo văn chương, in làm một quyển sách, nhằm cống hiến cho các bạn thiện tín thường ngày ngâm vịnh mà nuôi dưỡng tấm lòng mộ đạo.
Source: rongmotamhon
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh, xuất hiện ở Thiên Trúc từ hơn 25 thế kỷ trước đây, mà lan rộng ra khắp mười phương, lưu lại lâu dài tới vạn kiếp, cũng nhờ có văn chương làm phương tiện ghi chép đạo lý, khiến cho chúng sanh ở khắp mười phương, ở sau vạn kiếp đều đặng hiểu rõ mà tin tưởng, tôn trọng đạo mầu.
Phật giáo truyền sang Việt Nam ta, không kể giai đoạn Bắc thuộc vốn chưa có chứng cứ khảo cứu chắc chắn, chỉ kể từ sau khi độc lập, trải qua các triều Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, cho tới triều Nguyễn, trên ngàn năm nay, ngày lần thịnh hành, từ thành thị cho đến hương thôn, đâu đâu đều có chùa chiền, danh lam thắng tích rất nhiều, thì thấy rằng chúng sanh phương Nam này rất đông người tin tưởng và tôn trọng đạo Phật.
Nhưng tin tưởng và tôn trọng mà không bày tỏ thành lời thì không đủ tỏ được lòng thành tín. Cho nên các tín đồ đạo Phật thường dùng các thể thi ca từ phú để ngâm vịnh, miêu tả, đặng gửi gắm lòng đạo, phát triển ý đạo, mà lưu truyền Ba món báu cho được dài lâu. Những áng văn chương ấy góp lại cũng nhiều, đều là việc dẫn giải đạo lý, để bày tỏ sự mến mộ đối với đạo mầu.
Những giá trị ấy, há nên để tán lạc mà mai một mất đi sao? Vậy bổn tòng thơ sưu tập các bài thi ca từ phú của các tao nhân mặc khách xưa nay, lựa ra từng phần, lấy nhan đề chung là Tam Bảo văn chương, in làm một quyển sách, nhằm cống hiến cho các bạn thiện tín thường ngày ngâm vịnh mà nuôi dưỡng tấm lòng mộ đạo.
Source: rongmotamhon
Gửi ý kiến của bạn