Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

5. Ông nhẫn, ông không nhẫn

23 Tháng Ba 201100:00(Xem: 5656)
5. Ông nhẫn, ông không nhẫn

TAM BẢO VĂN CHƯƠNG
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

I. CÁC THỂ CA (kệ, hát nói, lục bát, song thất lục bát)

ÔNG NHẪN, ÔNG KHÔNG NHẪN

Tú Xương

Bài này tuy là dịch từ chữ Hán dịch ra, song xem cho kỹ độc giả sẽ thấy có cái phong vị của những truyện truyền kỳ Thiên Trúc. Như vậy rất có thể trước đây gốc là chữ Phạn, do các nhà truyền giáo đưa sang Trung Quốc, rồi sau mới được dịch sang chữ Hán.

Đức nhẫn là một đức lớn trong đạo Phật, có thể giúp người đạt đến chỗ giải thoát.

Trời thu hiu hắt gió vàng,
Rặng lau hoa nở, đôi hàng lá thưa.
Thơ đường nhân lúc hứng thừa,
Vui lòng mượn bút lọc lừa ngâm nga...

Thấy trong lục cũ truyền ra,
Thiệt, hư chưa tỏ, gần xa chưa tường.
Tiếc là tựa lối theo đường,
Cứ trong tích trước rõ ràng chép chơi:

Tích xưa nghe có một người,
Gia tư điền sản phỏng vời thích trung.
Một ông đức hạnh lạ lùng,
Chẳng hay làm sự ngoài vòng phi vi.

Tánh hằng nhẫn nhục từ bi,
Thiệt hơn chẳng chút tranh thi cùng người.
Dù ai cả tiếng dữ lời,
Làm thinh, gãi tóc, đắp tai ra về.

Một ông thì lại hay nề,
Nết thì cả giận, nào hề nhịn ai.
Cùng lòng chánh trực trời trai,
Đã lòng hỷ xả, hiệp tài nở nang.

Cùng nhau kết bạn đá vàng,
Cùng đi làm phúc Thập phương Ta-bà,
Chẳng nề chùa quán gần xa,
Thấy đâu dột nát cửa nhà, hưng công.

Hai người đi đến ba đông,
Bãi đâu xảy thấy non thung lạ dường.
Đỉnh cao nghi ngút nghìn hàng,
Dợn xanh ấy đá, chói vàng nọ hoa.
Huệ lan đôi khóm rườm rà,
Hóa long trúc đã thiệt da điểm mồi.
Suối đàn cuộn nước cùng vui,
Chim rừng làm tổ tranh mồi líu lo.

Rồng nam phun nước thập thò,
Thông thì thổi gió ỳ ù cheo leo.
Một chùa bỗng thấy bên đèo,
Bốn bề đá chổm rồng leo ngất tường.

Trong chùa chói lói chữ vàng,
San hô, hổ phách cột giường khảm quanh.
Bốn bề cảnh vật khoe thanh,
Muôn gian ngàn nóc thênh thênh rộng dài.

Nhìn xem chẳng khác Bồng Lai,
Đã nên một cảnh trần ai tếch chừng.
Hai người đến đấy lòng mừng,
Vào chùa lễ Phật, đều chưng tu hành,

Tháng ngày náu tiếng ẩn danh,
Gió xuân đỡ quạt, trăng thanh thay đèn.
Khát thì uống nước cam tuyền,
Đói thì lại nếm đào tiên qua thì.

Niệm kinh, lắng kệ đòi khi,
Vui niềm Phật pháp sớm khuya chẳng nài.
Biết rằng xuân tới hoa khai;
Thu sang lá rụng, chẳng sai tơ hào.

Tháng ngày luống những ước ao,
Vui bề đạo đức, biết nào Kỷ, Canh
Hai ông tu đấy đã đành,
Cùng khuyên nhau ở lòng lành mới nên.

Ở lâu cầm thú liền quen,
Con vào hái quả, con lên dâng trà.
Chúng cầm đã ở chiền già,
Lòng ông Năng Nhẫn hiền hòa yêu đang.

Cho ăn, cho uống, giữ giàng,
Rác thì quét tước, sửa sang một mình.
Ra vào mặc chúng tung hoành,
Chẳng hề nặng đến chúng sanh một lời.
Dù lòng chúng vật chơi bời,
Đã trong Thượng điện lại ngoài Tam quan.

Một ông thấy chúng lăng loàn,
Khôn chừa nết cũ, tức gan thay là.
Ngày ngày đánh đánh khua ra,
Mắng rằng rác ráy chiền già vì bay.
Cũng nhiều phải cái quá tay,
Lòng ông Năng Nhẫn thương thay muôn phần!

Khuyên ông Bất Nhẫn đòi danh:
Kẻ đà làm phúc xả thân tu hành,
Còn làm những sự chẳng lành,
Hư công vả lại uổng danh thay là.

Chẳng bằng nhẫn nhục hiền hòa,
Từ bi hỷ xả, vốn ta ghi lòng.
Để cho dày thửa âm công
Thân sau lại sửa hóa rồng chút chăng.

Ấy là lời thiệt trình rằng,
Xin đừng làm sự lăng nhăng nữa là.
Cùng nhau đều trở lại nhà,
Sớm kinh, tối kệ xướng hòa chẳng khuây.

Bạn cùng non nước, cỏ cây,
Hay đâu trời đất vần xây mấy đời.
Đạo cao, đức rộng tót vời,
Đã mười lần hóa lại mười lần sinh.

Đều cùng được phép tiến linh,
Lốt phàm lột khỏi nhẹ mình lưng lưng.
Ăn chăng không, ý cũng đừng,
Chẳng hề đói khát, rửng rưng tháng ngày.

Ông kia nết cũ chưa khuây,
Thấy loài cầm thú còn hay giận cùng.
Một hôm Chư Phật hội đồng,
Phán rằng hai ấy tu công đã chầy.

Đạo nhân đức trọng cao dày,
Song còn người nọ chưa hay nhẫn lòng.
Âu là người ấy hãy không,
Hẳn cho Năng Nhẫn lên thông tòa vàng.

Bàn xong, biện bạch tỏ tường,
Long xa, phụng liễn nghênh ngang tống hoàn.
Lũ thì bảo cái tràng phan,
Ngất trời rợp bóng dù tàn bể sen.

Kiệu vào đến trước cửa chiền,
Rước ông Năng Nhẫn vào đền lưu ly.
Phong làm Bồ Tát ngự vì,
Ông kia thấy vậy lòng thì buồn thay!

Song le tu Đạo đã chầy,
Đằng vân giá võ cũng hay phép thần.
Tức thì nương gió dời chân,
Xăm xăm thẳng bước tới sân Phật đài.

Bước vào quỳ dưới ngọc giai,
Khấu đầu bèn kể mọi lời khúc nôi.
Rằng tôi từ thuở ra đời,
Cùng ông Năng Nhẫn hai người kết thân.

Đi làm phúc khắp xa gần,
Ba đông bèn mới mai chân cửa Chiền.
Hằng từ đạo đức tăng thiền,
Vui bề Phật pháp những quên cửa nhà.

Lẽ thì ơn Phật lòng xa,
Anh em cùng được một tòa vinh phong.
Cớ sao kẻ được, người không?
Dám xin xem xét cho cùng kẻo oan.

Phật rằng: Sự đã luận bàn
Hai người tu đạo đã ngoan, đã chầy.
Song ngươi nhẫn nhục chưa hay,
Cho nên chưa được sánh bầy tòa sen.

Bạch rằng: Tội ấy đã nên,
Bây giờ Phật phán ở đền làm sao?
Hay là tu lại thế nào.
Mà cho được dự bước vào lưu ly?

Phán rằng: Nào có khó gì,
Non kia tụ điểu gần thì chẳng xa.
Gìn lòng nhẫn nhục thì là,
Chẳng là nhẫn nhục, thì ta trở về.

Lên non đứng đấy một bề,
Ba năm ba tháng chớ hề giận ai,
Thì cho vào chốn Phật đài.
Vâng lời Phật phán bèn dời chân ra.

Cách non phỏng hãy còn xa,
Tiếng chim eo óc nghe đà ỏi tai.
Xăm xăm bước đến nửa vời,
Trèo lên đỉnh núi đứng nơi thạch bàn.

Dãi dầu nắng sém mưa chan,
Ước mong thấu đến Tam quan Phật đài.
Tân toan khổ ải chẳng nài,
Cứ lời Phật phán dám sai chút nào.

Chim đều đậu khắp vai, đầu,
Tổ làm rừng rực trước sau trọn ngày.
Chim con theo mẹ tập bay,
Vẫy vùng nhảy nhót thâu ngày gọi nhau.

Dậy đường chuyển động trên đầu,
Cứ lời Phật phán dễ hầu dám xao.
Đêm ngày luống những ước ao,
Đốt tay tính sắp lý đào khai hoa.

Đến tuần trăng mãn, trăng tà,
Đành hay tháng trọn, biết là niên chung.
Ra ngoài hai tháng ba đông,
Mười lăm ngày nữa thì công hoàn thành.

Ở lành gặp sự chẳng lành,
Đôi chim chinh chích trên cành bảo nhau.
Ta đừng tha rác chi lâu,
Kìa kìa đã sẵn trên đầu người kia.

Cùng nhau ríu rít bay về,
Liền làm tổ bé ở kề bên tai.
Nhỏ nhen chẳng dám gần ai,
Vợ chồng đẻ ấp hôm mai một mình.
Bốn con tốt tốt sơ sinh,
Chồng liền dặn vợ tâm tình khúc nôi:
Giữ con chẳng khá khi nguôi,
Để anh sẽ liệu kiếm mồi cho ăn.

Bay xuôi, bay ngược xa gần,
Chẳng hề có được nghỉ chân ở nhà.
Hết gần lại dạo miền xa,
Kiếm cho con trẻ, đàn bà đủ no.

Một mình hầu mượn ai lo,
Tối về thì lại dặn dò, hỏi han.
Sớm thì chắp cánh băng ngàn,
Thương con, xót vợ, tân toan chẳng nài!

Đến tuần con đã ra ngoài,
Nể chồng, chim cái ngỏ lời vân vi.
Rằng: Anh tối lại, sớm đi,
Nhọc nhằn mưa nắng, thiếp thì ở không.

Rày con cũng đã đủ lông,
Nghỉ chân, thiếp sẽ cất công đỡ chàng.
Chim đực rằng: Chớ nói quàng,
Em còn non nớt, nắng sương phong hàn.
Nào anh có quản lầm than,
Vợ lành, con lớn thì an dạ này.
Phỏng đà qua được ba ngày,
Tối về, chim cái lại nài xin đi.

Thấy lòng vợ đã nằn nì,
Nhủ rằng: Mặc ý, anh thì giữ con.
Nói rồi, chim cái liền bon,
Lạ lùng phong thổ, nước non biết gì.

Tìm mồi bay lại, bay đi,
Vẩn vơ chẳng biết rằng thì ở đâu.
Bay quanh đã một ngày thâu,
Chẳng hề có một cái sâu, cái ruồi.

Non đoài hầu lặn mặt trời,
Chồng mong, con đói, dỗ thôi lại mòng.
Dường như lửa chất bên lòng,
Thương con vả lại sợ chồng giận chăng.

Khi trời tối đến liên băng,
Thấy hoa sen nở, nhện giăng tổ ngoài.
Lòng mừng bay thẳng đến nơi,
Nhện kinh thoắt đã chạy dời vào trong.

Đuổi theo vào giữa liên phòng,
Mãi ham bắt nhện mơ mòng biết chi.
Hay đâu sen cũng như quỳ,
Âm thì hợp lại, dương thì nở ra.

Yếu thơ, con trẻ đàn bà,
Phải chờ bạch đán khai hoa mới về.
Đến nhà con khóc như ri,
Chồng thì chẳng có ủ ê một điều.

Tấc lòng lo sợ trăm chiều,
Dỗ con thôi mới đánh liều tới nơi.
Chồng rằng: Đã thỏa sự đời,
Lênh đênh thuyền bách sóng khơi mặc dù.

Hẹn hò đã phỉ sở cầu,
Một mình ai dễ biết đâu là chừng!
Chạnh lòng chim cái ngập ngừng,
Than thân, rằng: Khế lộn gừng chua cay!

Bây giờ sự đã dường này,
Lạy chồng thôi lại bày ngay mọi lời:
Thấy chàng chen chúc ngược xuôi.
Xót chàng thiếp phải bước dời chân ra.
Song le thơ yếu đàn bà,
Vả thêm non nước gần xa lạ lùng.
Trọn ngày mồi hãy còn không,
Tối về thấy nhện liên phòng giăng tơ.

Mãi tham bắt nhện nào ngờ,
Khí âm hòa hợp thì vừa khôn ra.
Trước sau sự đã thật thà,
Há rằng thiếp dám sai ngoa điều nào.

Chim đực rằng: Sự lạ sao?
Hoa đâu lại có hợp vào nở ra.
Thôi thôi hãy trở về nhà,
Sự đà có đấy ắt là khỏi dôi.

Hôm nay đã được nhiều mồi,
Con thì no dạ đều ngồi, khỏi lo.
Thấy chồng mai mỉa nhỏ to,
Dẫu ngay ai kẻ hỏi cho được tường.

Tấc lòng thảm thiết tư lương,
Mặt hoa thêm đượm hai hàng mưa sa.
Nói thôi bèn trở về nhà,
Đỗ cành, chim đực thiết tha một mình.

Giận sao vợ ở bạc tình,
Bèn đem hát thử hoa tình câu chơi.
Hát rằng: Gần bén, xa rời,
Một chăn đắp được mấy người tri âm?

Trong nhà đã sẵn hoàng cầm,
Song le lại muốn nhân sâm nước người.
Đành hay kho Tạo chẳng vơi,
Pha phôi ai dễ biết nơi cõi bờ.

Thương vì chút phận con thơ,
Cho nên trải chiếu đắp dơ trăm chiều.
Ưa là chơi đã đến điều,
Bạn sen đà phỉ hết điều nói năng.

Nghe thôi chim cái nghĩ rằng:
Đã nên một sự vô bằng mất đôi.
Sự oan biết thuở nào nguôi,
Âu là phải trả khúc nôi mấy lời.

Hát rằng: Vào sóng ra khơi,
Một mình ai kẻ biết vời sâu nông.
Tử sanh ngỡ vẹn chữ đồng,
Nào hay nhìn đến mênh mông trăm chiều.
Thôi thôi sương tuyết đã nhiều,
Càng cao tuổi tác, càng nhiều mỉa mai.
Bây giờ tía lạc hồng phai,
Cho nhau những tiếng đơn sai vào mình.

Lọ là phải nói tận tình,
Nghe lời thì biết, xem hình thì hay.
Hát thôi chim đực giận thay,
Nhủ rằng: Trong ấy, gian ngay đã liều.
Đất kia mà ném ao bèo,
Dao kia rạch nước hết điều đôi co.
Ngỡ là phải lưới, mắc dò,
Ai ngờ hoa hợp, kể cho làm kỳ.
Thôi đừng hát khảy làm chi,
Vào nhà nghỉ khỏe mai đi kiếm mồi.
Thấy chồng ngờ vực chưa thôi,
Tức gan, chim cái khôn ngồi, chạy ra.
Đến gần lạy đã trình qua:
Vợ chồng là nghĩa ruột rà ngàn năm.
Đã nguyền kinh bố, thạch châm,

Dám đâu bả lả âm thầm riêng ai.
Niềm gian phó quỷ thần hay,
Nâng mâm, cầm chổi xưa nay một bề.
Đắng cay, chua chát chẳng nề,
Ước cầu cho vẹn, lời thề cho xong.

Thiếp dù ở chẳng hết lòng.
Lại nguyền như đá đợi chồng đứng đây.
Thầy nghe nó nói giận thay,
Mắng rằng: Chim chóc chúng bay nói càn.

Vốn tao nết dữ đã quen,
Cứ lời Phật phán về ngàn từ bi.
Dù bay xảy có việc gì,
Cớ sao mà lại nói chì đến tao.

Tao mong lên cõi đài cao,
Cho nên tao mới ra vào đứng đây.
Tổ làm, con đẻ mặc bây,
Từ bi, nhẫn nhục xưa nay ghi lòng.

Làm sao lại có đợi chồng,
Mà cho mầy lại vợ chồng ví von?
Xưa lên cây được bốn con,
Cùng hai trai gái kiểu tròn như vo.

Vật vào hòn đá dương cô,
Thương ôi! chim chích nên tro còn gì
Trên đầu mấy tổ dứt đi.
Cỡi mây nương gió, tốc về Tây Phương.

Bước vào tới trước tòa vàng,
Phật liền phán hỏi mọi đường xưa sau.
Dư ngày dự đã về chầu,
Liền quỳ, bèn mới ngỏ tâu mọi lời:

Con vâng Phật phán tới nơi,
Đã trong ba tháng, lại ngoài ba năm.
Trên đầu chim đẻ dư trăm,
Cứ lời Phật phán dám lầm một phân?


Hằng trông cho được toàn thân,
Đôi chim chinh chích tổ gần bên tai.
Ghen tương lắm sự gái trai,
Chẳng như lại ví thân ai đợi chồng.

Giận, con đã sốt cả lòng,
Bốn con cho lẫn vợ chồng xua tay.
Ấy là lời thiệt bày ngay,
Dám xin truyền phán lẽ này làm sao?

Công con khó nhọc tiêu hao,
Tòa vàng may được chút nào cùng chăng.
Phật rằng: Làm sự chẳng hằng,
Sát sanh thôi lại nói năng ấy gì?

Có đường, có nẻo thì đi,
Già lam yết đấy tức thì đuổi ra.
Giận thay liền trở về nhà,
Quyết rằng tìm cảnh yên hà thong dong.
Non Bồng nước Nhược dù lòng,
Vui bề sơn thủy, lánh vòng trần gian.

Truyện này chẳng lọ luận bàn,
Ai xem thì khá tu hành nết na.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14309)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14572)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11847)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14372)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13284)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14652)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12649)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25274)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27906)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26383)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17246)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16531)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15925)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22159)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17142)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24947)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 22003)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19085)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16178)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21733)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16796)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14675)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16718)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25036)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18791)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21200)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14783)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14380)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16625)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18018)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12938)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14952)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12731)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13896)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14619)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28053)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27226)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14355)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20993)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14675)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24206)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28712)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14744)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13305)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16468)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27263)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12022)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16081)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21519)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12385)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant