- 1. Nghệ thuật sống hạnh phúc
- 2. Tiếp xúc với cái đẹp
- 3. Những biểu hiện của tâm từ
- 4. Tham ái: Chướng ngại của tâm từ
- 5. Đối trị sân hận
- 6. Tâm từ: Mở rộng con tim thương yêu
- 7. Tâm bi: Phát triển con tim cứu khổ
- 8. Tâm hỷ: Một niềm vui giải thoát
- 9. Những đồng minh của tâm hỷ
- 10. Tâm xả: Quân bình và tĩnh lặng
- 11. Năng lượng của sự bố thí
- 12. Đem tình thương vào cuộc đời
SỐNG
VỚI TÂM TỪ
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Trong sự thực tập này, chúng ta cố gắng dùng những cặp đối đãi, hoặc những nhóm bổ túc cho nhau, để từ đó ta có thể bao gồm tất cả mọi người, ở mọi nơi. Ví dụ, ta chọn “nhóm nữ” rồi sau đó đến “nhóm nam.” Nữ và nam là hai phạm trù không phải chỉ giới hạn trong loài người, mà gồm tất cả những gì thuộc về âm tính và dương tính. Bạn có thể cảm thấy dễ chịu, thích hợp với một nhóm này, và cảm thấy khó chịu, chống đối khi phóng tâm từ đến cho nhóm kia. Và chính sự khám phá ấy là một điều rất quan trọng trong bài tập này.
Những ví dụ chọn lựa khác có thể là “những người giác ngộ” và “những người si mê”. Bạn nên nhớ những nhóm chia ra không cần phải có số đông đồng đều nhau, chỉ cần chúng bổ khuyết cho nhau là được. “Những người quen biết” và “những người xa lạ”; “những người gần” và “những người xa”; “những người đang sinh ra”, “những người đang có mặt” và “những người đang chết đi”...
Sau khi quen thuộc với phương pháp này, sự phân chia nhóm phải phản ảnh được những khó khăn của bạn, ví dụ trong hai nhóm “những người bị khổ đau” và “những người gây khổ đau”, bạn hãy quan sát xem những người nào khó nhận tình thương của mình, và dần dần hóa giải bức tường ngăn cách ấy.
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Tâm từ: Mở rộng con tim thương yêu
THỰC TẬP: Những nhóm khác nhau
Đức Phật dạy chúng ta hãy thực tập niệm tâm từ như một người mẹ ôm ấp và bảo vệ đứa con duy nhất của mình. Muốn như thế, chúng ta cần phải thấy được những bức tường ngăn cách do chính mình dựng lên, cũng như sự kháng cự của mình. Một phương cách giúp ta nhận diện và hóa giải mọi sự ngăn chia là phóng tâm từ đến những nhóm người khác nhau.Trong sự thực tập này, chúng ta cố gắng dùng những cặp đối đãi, hoặc những nhóm bổ túc cho nhau, để từ đó ta có thể bao gồm tất cả mọi người, ở mọi nơi. Ví dụ, ta chọn “nhóm nữ” rồi sau đó đến “nhóm nam.” Nữ và nam là hai phạm trù không phải chỉ giới hạn trong loài người, mà gồm tất cả những gì thuộc về âm tính và dương tính. Bạn có thể cảm thấy dễ chịu, thích hợp với một nhóm này, và cảm thấy khó chịu, chống đối khi phóng tâm từ đến cho nhóm kia. Và chính sự khám phá ấy là một điều rất quan trọng trong bài tập này.
Những ví dụ chọn lựa khác có thể là “những người giác ngộ” và “những người si mê”. Bạn nên nhớ những nhóm chia ra không cần phải có số đông đồng đều nhau, chỉ cần chúng bổ khuyết cho nhau là được. “Những người quen biết” và “những người xa lạ”; “những người gần” và “những người xa”; “những người đang sinh ra”, “những người đang có mặt” và “những người đang chết đi”...
Sau khi quen thuộc với phương pháp này, sự phân chia nhóm phải phản ảnh được những khó khăn của bạn, ví dụ trong hai nhóm “những người bị khổ đau” và “những người gây khổ đau”, bạn hãy quan sát xem những người nào khó nhận tình thương của mình, và dần dần hóa giải bức tường ngăn cách ấy.
Send comment