THIỀN
QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN HAI: SỰ KHỞI ĐẦU
Vì vậy, khi tôi bắt đầu hướng dẫn thiền tập, tôi cố gắng để tránh những lời dạy giống như những lời gợi ý trên các tạp chí phụ nữ, mặc dù tôi thấy cách mình suy nghĩ cũng tương tự như vậy:
“Nếu làm đổ nước nho trên mặt khăn bàn, hãy đổ giấm lên lập tức và mang đi giặt trong nước lạnh ngay.”
“Nếu ngồi thiền mà cứ bị phân tâm, lo nghĩ về chuyện ngoài đời, hãy chọn một đề mục đơn giản, như là hơi thở, và tập trung vào đó.”
“Nếu ta quá tập trung vào một đề mục nào đó, như là hơi thở, khiến mình trở nên buồn ngủ hoặc mê mờ, hãy tập trung đến toàn thân và những cảm giác biến đổi đang khởi lên trong thân, giúp cho sự chú ý của ta lúc nào cũng tỉnh giác.”
Những sự gợi ý ấy rất có ích. Có lần thầy của tôi là Sharon Salzberg hướng dẫn cho tôi cách hành thiền: “Nên làm thêm những cái này” hoặc “Bớt làm những cái kia...” Tôi nói: “Tôi có cảm tưởng như lúc nào cũng phải điều chỉnh lại tâm mình.”
Sharon đáp: “Tất cả đều là một sự điều chỉnh.”
Chúng ta lúc nào cũng phải sửa chữa và điều chỉnh lại để giữ cho sự thực tập được quân bình, và từ đó mà tuệ giác được phát triển. Nhưng những lời hướng dẫn, gợi ý chỉ là những phương tiện, tự nó không phải là sự thực tập. Khi người ta hỏi tôi con đường tu tập là gì, tôi trả lời rằng tôi thực tập tuệ giác và tâm từ. Và khi người ta hỏi “Bằng cách nào?”, tôi chia sẻ với họ những lời góp ý của tôi.
Lời chỉ dẫn và gợi ý
Tôi tham dự khóa thiền tập chánh niệm đầu tiên vào lúc 40 tuổi, và tôi cũng hơi mặc cảm vì mình là người lớn tuổi nhất trong nhóm. Đa số những người trong khoá tu lúc đó vừa trở về từ Á châu. Họ gắp thức ăn bằng đũa, rõ ràng là “hợp thời” hơn tôi. Trong khi những người thầy của tôi đang hành thiền trong những tu viện ở Á châu, thì tôi nằm nhà đọc những tạp chí về phụ nữ và gia đình.Vì vậy, khi tôi bắt đầu hướng dẫn thiền tập, tôi cố gắng để tránh những lời dạy giống như những lời gợi ý trên các tạp chí phụ nữ, mặc dù tôi thấy cách mình suy nghĩ cũng tương tự như vậy:
“Nếu làm đổ nước nho trên mặt khăn bàn, hãy đổ giấm lên lập tức và mang đi giặt trong nước lạnh ngay.”
“Nếu ngồi thiền mà cứ bị phân tâm, lo nghĩ về chuyện ngoài đời, hãy chọn một đề mục đơn giản, như là hơi thở, và tập trung vào đó.”
“Nếu ta quá tập trung vào một đề mục nào đó, như là hơi thở, khiến mình trở nên buồn ngủ hoặc mê mờ, hãy tập trung đến toàn thân và những cảm giác biến đổi đang khởi lên trong thân, giúp cho sự chú ý của ta lúc nào cũng tỉnh giác.”
Những sự gợi ý ấy rất có ích. Có lần thầy của tôi là Sharon Salzberg hướng dẫn cho tôi cách hành thiền: “Nên làm thêm những cái này” hoặc “Bớt làm những cái kia...” Tôi nói: “Tôi có cảm tưởng như lúc nào cũng phải điều chỉnh lại tâm mình.”
Sharon đáp: “Tất cả đều là một sự điều chỉnh.”
Chúng ta lúc nào cũng phải sửa chữa và điều chỉnh lại để giữ cho sự thực tập được quân bình, và từ đó mà tuệ giác được phát triển. Nhưng những lời hướng dẫn, gợi ý chỉ là những phương tiện, tự nó không phải là sự thực tập. Khi người ta hỏi tôi con đường tu tập là gì, tôi trả lời rằng tôi thực tập tuệ giác và tâm từ. Và khi người ta hỏi “Bằng cách nào?”, tôi chia sẻ với họ những lời góp ý của tôi.
Gửi ý kiến của bạn