Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

49. Chuyện lạ của Hòa thượng Nhất Phong

05 Tháng Tư 201100:00(Xem: 7667)
49. Chuyện lạ của Hòa thượng Nhất Phong

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu

49. CHUYỆN LẠ CỦA HÒA THƯỢNG NHẤT PHONG

Cuối đời Đường, đầu nhà Tống, chuyện Bồ Tát Quán Âm giúp đỡ một người hiền lương thoát khỏi bàn tay gian ác hãm hại được lưu truyền rộng rãi trong khắp khu vực thành Cô Tô.

Người hiền lương nói trên tên là Yêu Nhất Phong, chủ một cửa tiệm tạp hóa. Đó là một người thành thật, lương thiện, tốt bụng, đối với người khác thì vui vẻ tử tế, không bao giờ so bì tị nạnh, không tranh giành hơn thua. Vì thế người ta thường gọi ông là “người hiền”.

Ông thâm tín Phật giáo, trong nhà hay ngoài tiệm đều có thờ Bồ Tát Quán Âm, mỗi ngày sớm chiều thành tâm lễ bái, rảnh thì ngồi trước bàn thờ tụng kinh niệm Phật, không ngày nào giải đãi.

Tuy Yêu Nhất Phong là người tốt nhưng có một bà vợ đẹp thì lại rất dâm đãng. Bà thừa lúc chồng phải đi xa buôn hàng để thông gian với một tên vô lại ở ngay bên cạnh nhà tên là Khang Thất. Những chuyện tình cảm lăng nhăng như vậy thường không qua mắt được ai, vì thế người ngoài ai cũng biết, chỉ trừ có Yêu Nhất Phong thật thà khờ khạo là trước sau không hề hay biết gì cả.

Mọi người ai cũng than thở và bất bình giùm ông. Họ nói rằng: “Ai cũng nói là thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, mà sao người tốt bụng này, đã không có quả báo thiện thì thôi, đằng này còn phải chịu ác báo? Huống chi ông lại là người tin Phật, không lẽ Bồ Tát không linh ứng hay sao?”

Không phải là Bồ Tát không linh ứng, vì đúng lúc đó Bồ Tát Quán Âm vừa vặn đến Cô Tô. Không những Ngài biết hết chuyện nhà của Yêu Nhất Phong, mà còn biết sau này Yêu Nhất Phong phải chịu nhiều tai ách.

Hôm ấy, Yêu Nhất Phong lại đi ra khỏi tỉnh để buôn hàng, ban đêm bỗng nhiên nằm mộng thấy Bồ Tát Quán Âm xuất hiện trong nhà của mình. Tay Ngài cầm ngọc Như Ý, trên đỉnh đầu lại có một con rồng xanh. Ngài đặt viên ngọc Như Ý lên đỉnh đầu Yêu Nhất Phong và nói:

– Yêu Nhất Phong, nghe ta nói đây, không lâu nữa ông sẽ gặp đại họa. Ta thấy ông là người chân thành tin Phật, không nhẫn tâm để cho ông bị tai nạn nên tới đây cứu ông. Ta dạy cho ông bốn câu kệ, ông hãy nhớ cho kỹ:

Gặp cầu chớ dừng tàu,

Gặp dầu trét lên đầu.

Đấu thóc ba thăng gạo,

Ruồi xanh bu bút đầu.

Bằng bất cứ giá nào ông cũng không được quên bốn câu kệ này.

Quán Âm nói xong liền ẩn mất. Yêu Nhất Phong giật mình thức giấc, những gì xảy ra trong mộng còn rành rành trước mắt. Nghĩ tới sự Bồ Tát ứng mộng để cứu mình, Nhất Phong vừa mừng rỡ vừa kinh sợ, biết rằng điều Bồ Tát nói tất nhiên không thể sai, ông vội quỳ xuống đất nhìn lên không trung khấu đầu lễ lạy. Rồi tuân lời dặn dò của Bồ Tát, ông nhẩm đi nhẩm lại bốn câu kệ cho tới thuộc lòng như cháo, ghi khắc trong đầu không làm sao quên được.

Hôm sau ông đáp tàu ra đi, mới khởi hành thì sóng yên gió thuận, tiết trời quang đãng. Nhưng đến khoảng chừng nửa ngày đường thì đột nhiên mây đen giăng mịt, sấm chớp ngang trời, mưa như trút nước. Cũng vừa đúng lúc ấy, tàu hướng tới một cái cầu trước mặt. Người phu lái tàu sợ ướt, nghĩ rằng gặp cái cầu này thật đúng lúc, tốt nhất là dừng tàu ở dưới cầu để trốn mưa nên tính gác mái chèo đậu lại ngay ở đấy. Còn Nhất Phong thì lúc nào cũng nghĩ tới bốn câu kệ của Bồ Tát dạy, tuy không mấy gì hiểu nghĩa, nay thấy tàu muốn dừng lại dưới một cái cầu thì câu “gặp cầu chớ dừng tàu” chợt loé lên trong óc khiến ông lập tức nhận ra, vội lớn tiếng la người phu lái tàu:

– Không thể dừng lại ở đây, mau chèo tiếp!

Tuy ông không hiểu rõ tại sau gặp cầu lại không được dừng tàu, nhưng ông nghĩ cứ làm đúng theo lời Bồ Tát dạy thì không thể sai lầm. Ông không cần biết người phu lái chịu hay không chịu, cứ bắt buộc ông ta phải chèo tiếp để ra khỏi gầm cầu.

Khi tàu rời khỏi gầm cầu không tới một tầm tên bắn thì một tiếng “rầm” long trời lở đất đập vào tai họ chát chúa, những ngọn sóng tung toé lên tới trời, người phu lái tàu cùng Yêu Nhất Phong quay đầu lại nhìn thì thấy cái cầu mình mới đi ngang đã sập xuống quá nửa. Nếu tàu ngừng lại tránh mưa ở dưới ấy thì có lẽ giờ này đã bị đập nát!

Người phu tàu líu lưỡi lại vì sợ hãi:

– Ghê quá! Ghê quá! Nếu không có ông hối phải chèo tiếp thì giờ này chết toi rồi! Ông Phong ơi, ông có phải là thần tiên không mà biết trước vậy?

Yêu Nhất Phong bèn kể lại chuyện Bồ Tát ứng mộng cho phu lái tàu biết. Người này cũng cảm tạ ơn đức của Bồ Tát, nên từ đấy cũng trở thành một Phật tử thuần thành.

Yêu Nhất Phong đến thị trấn nọ, buôn xong hàng hóa rồi lên đường trở về. Mỗi lần đi, về như vậy phải tính vắng nhà hai tháng trời. Trong suốt hai tháng trời ấy, vợ ông cùng tên du đãng Khang Thất đã sống những ngày trăng hoa nóng bỏng. Khi Nhất Phong về nhà thì trời đã hoàng hôn, nhờ có Bồ Tát báo mộng sập cầu cứu ông nên việc đầu tiên sau khi vào nhà là đến trước bàn thờ Bồ Tát Quán Âm chí thành đảnh lễ bái tạ.

Lễ xong đứng dậy, đột nhiên cây đèn lưu ly treo trên xà nhà bị đứt dây rơi xuống, ông bị dầu bắn lên khắp cả người, và vì bị dầu bắn lên người như thế nên ông lập tức nhớ đến câu kệ thứ hai “gặp dầu trét lên đầu”, thế là còn bao nhiêu dầu trong đèn ông bèn đổ cả lên đầu lên tóc.

Lễ Phật xong, ông mới gặp vợ hỏi han việc nhà và sau khi ăn cơm, hai vợ chồng vào phòng thay quần áo đi ngủ.

Tên du đãng Khang Thất biết rằng Yêu Nhất Phong đã về rồi. Trong hai tháng vừa qua, hắn đã cùng người đàn bà kia mặn nồng trăng gió với nhau, một phút cũng không muốn rời. Nay Yêu Nhất Phong trở lại rồi thì đêm nay hắn không thể qua nhà người đàn bà để cùng nhau mây mưa, về sau cũng sẽ khó mà tiếp tục dan díu với nhau lâu dài. Đêm hôm ấy hắn không ngủ được, cứ trăn qua trở lại, lửa ghen thiêu đốt tâm cang, càng nghĩ càng căm giận, hận là không thể tức khắc xông qua nhà bên cạnh bắt con dâm phụ ấy về với mình.

Ý nghĩ giết người manh nha trong đầu từ đấy, hắn nghĩ rằng giải pháp gọn nhất là giết quách Yêu Nhất Phong đi, giấu thi thể để phi tang rồi sau đó mới có thể cùng tình phụ ăn ở với nhau lâu dài được. Nghĩ xong là làm, hắn xuống bếp lấy một con dao nhọn và bén, trèo tường qua nhà hàng xóm, lẻn vào phòng ngủ của Yêu Nhất Phong.

Trong phòng tối đen như mực, Khang Thất cầm dao mò mẫm đến trước giường, nhưng hắn không thể phân biệt ai là Yêu Nhất Phong ai là người đàn bà. Hắn lại nghĩ, trong đêm tối không nên giết lầm người, đàn bà vốn thường hay xoa dầu thơm lên đầu nên phân biệt hai người có lẽ cũng dễ thôi. Hắn đưa mũi đánh hơi, thấy rằng người ngủ phía ngoài có mùi dầu sực nức, thì chắc chắn đây là người đàn bà rồi, vậy người nằm trong ắt phải là Yêu Nhất Phong. Tức thời hắn vung dao lên chém mạnh xuống, chỉ nghe “phập!” một tiếng, đầu dâm phụ bị chẻ làm hai mảnh. Yêu Nhất Phong nghe tiếng chém thì giật mình thức dậy, hô hoán lên ầm ĩ, khoác áo vào ngồi dậy đốt đèn. Tên sát nhân Khang Thất biết mình giết lầm người, vội vàng trèo cửa sổ chạy trốn mất.

Yêu Nhất Phong thấy đầu vợ bị bửa ra thành hai mảnh thì thương tâm quá khóc rống lên, tìm kiếm khắp nơi mà hung thủ thì đã biệt tăm biệt tích. Ông bèn sai người đi liền đêm ấy báo cho nhạc phụ biết tin dữ.

Khi nhạc phụ tới nhà Yêu Nhất Phong xem xét thì không cần biết trắng đen phải trái ra sao, nhất định buộc tội Yêu Nhất Phong giết vợ, lồng lộn tra vấn con rể:

– Cửa ngoài vẫn đóng, cửa nhà không mở, ngay trên giường mi xảy ra án mạng, không phải mi giết thì còn ai vào đây?

Yêu Nhất Phong tình ngay lý gian, có miệng mà không cãi được.

Hôm sau người nhạc phụ ra nha môn trình cáo, vị quan huyện đến điều tra rồi cũng nghi rằng hung thủ chính là Yêu Nhất Phong.

Đây là một vị quan huyện rất hà khắc, ưa dùng hình phạt tàn khốc để bắt tù nhân khai tội, nên cho tra tấn Yêu Nhất Phong trong lúc thẩm vấn. Yêu Nhất Phong là một thương nhân, một chủ tiệm, làm sao chịu nổi cuộc tra tấn đau đớn ấy, chỉ biết tự than rằng kiếp trước đã gây tội, vận mệnh đã an bài như thế rồi, thôi thì cứ nhận tội oan, dẫu có chết cũng còn đỡ khổ hơn là sống mà phải chịu đọa đày như vậy. Quyết định như thế rồi ông bèn nhận tội.

Quan huyện thấy Yêu Nhất Phong đã nhận tội rồi bèn một mặt cho giam ông vào ngục tối, một mặt chuẩn bị phác thảo tờ công văn để xử án tử hình. Ngờ đâu khi ông cầm bút lông lên vừa tính đặt xuống giấy thì đột nhiên có vài con ruồi xanh bay tới, vây chặt lấy đầu bút khiến cho ông không thể nào đặt bút xuống. Ông đưa tay xua ruồi, nhưng vừa tính hạ bút thì chúng lại bay tới bu lấy đầu bút, cứ thế nhiều lần nên tờ công văn không sao viết được. Vị quan huyện cảm thấy kỳ quái, bèn nghĩ rằng ruồi xanh bu vào đầu bút không cho ông viết công văn để xử tội, phải chăng có oan tình chi đây? Ông bèn cho mời vị quan cố vấn tới thỉnh ý. Quan cố vấn nói:

– Để tôi vào ngục hỏi lại Yêu Nhất Phong rồi sau đó hãy tính.

Quan cố vấn vào ngục, thấy Yêu Nhất Phong ngồi bình tâm niệm Phật lại càng thấy quái lạ, bèn hỏi:

– Ông đã khai rồi, tội giết người đã định, niệm Phật có ích gì?

Nhất Phong đáp:

– Tôi không chịu nổi tra khảo nên phải nhận tội chứ sự thật oan cho tôi lắm. Tôi không hề giết người! Bồ Tát có nói sẽ cứu tôi nên tôi niệm Phật cầu Ngài đến cứu, vì Bồ Tát tuyệt đối không bao giờ gạt người.

Tới đây ông kể lại chuyện được Bồ Tát báo mộng và đem bốn câu kệ lặp lại cho quan cố vấn nghe. Quan cố vấn nghe rồi vô cùng kinh dị, nghĩ thầm:

– “Ruồi xanh bu bút đầu” phải chăng là ứng cho chuyện quan huyện mới gặp vừa rồi chăng? Vậy thì câu thứ ba “đấu thóc ba thăng gạo” có nghĩa là gì?

Ông suy nghĩ, nghiền ngẫm, trở đi trở lại vấn đề trong đầu nhưng vẫn nghĩ không ra. Cuối cùng bỗng nhiên ông đại ngộ:

– Một đấu là mười thăng, nếu một đấu thóc mà chỉ cho có ba thăng gạo thì phải chăng còn lại bảy thăng cám? Chữ cám (khang - 糠), bỏ bộ mễ (米 - gạo) ra còn lại họ Khang (康). Bảy là Thất (七), vậy phải chăng hung thủ tên là Khang Thất?

Nghĩ thế xong ông bèn hỏi Yêu Nhất Phong:

– Ở chỗ ông ở có ai tên là Khang Thất không? Ông có quen ai tên đó không?

Yêu Nhất Phong đáp:

– Có, có người tên đó, mà tôi cũng biết ông ta nữa. Đó là người hàng xóm bên tay trái của nhà tôi, đúng tên là Khang Thất.

Quan cố vấn gật đầu bỏ đi, đem hết câu chuyện trình lại cho quan huyện nghe. Hôm sau, tên gian phu Khang Thất bị bắt đem lên nha môn, và bị tra vấn ngay tại chỗ. Khang Thất bèn khai thật mọi sự, Yêu Nhất Phong được xử trắng án.

Qua tai nạn bất ngờ nói trên và tuy được xử trắng án, thoát được họa bị xử tử hình, nhưng Yêu Nhất Phong cảm thấy thế sự biến đổi vô thường, chán nản cùng cực, bèn đem tài sản ra bố thí hết cho người nghèo và quyết định đến Hàng Châu, vào chùa Linh Ẩn xuất gia.

Ông đi bộ suốt cả đoạn đường, một hôm đến Gia Hưng, nghỉ lại trong một lữ điếm. Trong đêm sâu ông mơ hồ nghe ai gọi tên mình, mở mắt ra nhìn thì thấy vợ mình cùng Khang Thất, hai người mỗi người đều ôm cái đầu lâu đẫm máu xông tới đòi mạng. Nhất Phong sợ quá run bần bật, vội vàng nhắm nghiền đôi mắt niệm thầm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, sau một lúc không nghe động tĩnh gì nữa, bèn mở mắt ra nhìn, không thấy hai con quỷ đâu mà lại thấy một vị Bồ Tát đứng trên một chiếc lá sen, bên cạnh có một cậu bé trai thân trần, đứng chắp tay hướng về Bồ Tát như thể đang lễ bái. Chỉ trong sát na, cảnh ấy cũng biến mất luôn.

Lúc ấy Nhất Phong mới biết là mình mới nằm mộng. Nhớ lại chuyện vừa qua, biết rằng Bồ Tát Quán Âm đã một lần nữa hiển linh để cứu mình, ông thấy mình quá sức có phúc nên quyết định xuất gia nương cửa Phật càng thêm kiên cố.

Hôm sau ông rời huyện Gia Hưng, tiếp tục nhắm hướng Hàng Châu mau lẹ tiến bước. Gần tới Hồ gia trang, thấy có một đám người đang đứng vây xung quanh một luống ruộng, chẳng biết xảy ra chuyện gì, ông bèn nhanh chân tiến đến gần xem.

Thì ra có một người nông phu họ Vương, trong lúc cuốc đất, cuốc phải một pho tượng Phật cao cỡ một xích rưỡi. Pho tượng này làm bằng ngói lưu ly màu xanh ngọc bích, điêu khắc rất tinh vi đẹp mắt, mọi người tranh nhau nhìn ngắm nên mới tụ lại vây quanh đông đảo như vậy. Nhưng tượng Phật này là Phật nào?

Yêu Nhất Phong chen vào nhìn, nhìn kỹ càng rồi thì mới nhận ra rằng tuy tượng Phật có tướng người nam nhưng mắt mũi diện mục thì đích thị là Bồ Tát Quán Âm. Ông hân hoan thấy rằng giữa Bồ Tát và mình quả thật có duyên nên đã được gặp Ngài mấy lần, vì thế ông vui vẻ nói với mọi người rằng:

– Quý vị ở đây thật có phúc nên hôm nay được gặp Bồ Tát. Quý vị hãy mau thỉnh Bồ Tát về ngôi chùa nào trong thành mà cúng dường, Bồ Tát sẽ hộ trì cho quý vị được bình an và năm nào gặt hái cũng được mùa.

Người nông phu họ Vương hỏi:

– Ông nói đây là Bồ Tát, vậy chứ tôi hỏi ông, ông có biết đây là Bồ Tát nào không chứ chúng tôi nhìn mãi mà không biết?

Yêu Nhất Phong nói:

– Đây là Bồ Tát Quán Thế Âm.

Mọi người nghe thế nhao nhao lên cãi:

– Không phải, không phải, pháp tượng của Bồ Tát Quán Âm như thế nào chúng tôi đây ai cũng đã từng nhìn thấy, không phải là lối ăn mặc như thế này, là người nữ chứ không phải là người nam. Còn tượng này là tướng người nam, làm sao là Bồ Tát Quán Âm được?

Nhất Phong nói:

– Sau khi đắc đạo rồi, vì muốn cứu độ người đời và đi khắp thế gian nên Bồ Tát tùy thời tùy nơi mà ứng hóa, có khi thân nam có khi thân nữ, có khi già có khi trẻ không nhất định, có khi lại còn ứng hóa đủ thứ thân để cảnh báo thế gian. Sao quý vị lại còn nghi ngờ?

Sau đó ông đem chuyện mình hai lần gặp Bồ Tát hiển linh kể cho mọi người nghe. Lúc ấy mọi người mới chịu tin và đem pháp tượng Bồ Tát vào chùa thờ phụng. Vì tượng Bồ Tát này từ luống cày xuất hiện nên mọi người đặt tên là “Lũng Kiến Quán Âm” (Quán Âm gặp trong luống cày).

Yêu Nhất Phong đi suốt ngày lẫn đêm, cuối cùng cũng đến chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu. Có một vị thiền sư pháp hiệu là Nguyên Tịch, thấy ông chí thành muốn xuất gia nên thâu nhận ông làm đệ tử. Từ đó Nhất Phong xuống tóc xuất gia làm tăng, theo chúng mà tu hành, về sau người ta gọi ông là Nhất Phong Hòa thượng.

Nhất Phong mới xả bỏ phàm trần nên tuy có nhiều thiện căn, nhưng vì đã lăn lộn nhiều trong thế gian nên trong tâm hãy còn nhiều tạp niệm, lục căn chưa thanh tịnh, lúc mới học ngồi thiền ông không cách nào định tâm được. Thường thường hễ ngồi xuống lại thấy hồn ma Khang Thất cùng vợ mình bưng đầu lâu đẫm máu đến phá quấy. Buổi thiền tọa hôm ấy hai hồn ma lại về quấy nhiễu nhưng lần này hung tợn hơn, Khang Thất dẫn đầu một đoàn quỷ sứ không đầu ào ào ùa tới khiến Nhất Phong hồn phi phách tán, vội niệm thầm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.

Một lúc sau ông thấy một vị Bồ Tát xuất hiện trước mặt, vị Bồ Tát này có cái cổ màu xanh, một đầu mà ba khuôn mặt, mặt chính ở giữa là mặt từ bi của một vị Bồ Tát, mặt tay phải là mặt sư tử, mặt tay trái là mặt heo. Đầu Ngài đội mũ báu, trên mũ có hóa thân của Vô Lượng Thọ Phật. Ngài có tới 4 cánh tay, tay thứ nhất bên phải cầm tích trượng, tay thứ hai cầm hoa sen: tay thứ nhất bên trái cầm bánh xe, tay thứ hai cầm loa ốc. Ngài mặc áo bằng da cọp, tua ren là những con rắn đen, đứng trên một hoa sen tám lá, tay đeo vòng anh lạc, xung quanhhào quang, trông rất là uy dũng.

Vị Bồ Tát cổ xanh này tóm lấy những con quỷ không đầu mà ăn, chỉ trong thoáng chốc là ăn trọn hết bầy quỷ. Ăn xong, Ngài dùng tích trượng gõ Nhất Phong hoà thượng một cái, Nhất Phong chợt thấy tâm mình trở nên minh mẫn sáng suốt, từ đó trong tâm không còn cấu nhiễm, trần duyên cắt tuyệt.

Ngày hôm sau, Nhất Phong hòa thượng đem chuyện đêm qua trình lên Nguyên Tịch Thiền sư, Thiền sư nói:

– Đêm qua ông thấy Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát (Bồ Tát Quán Tự Tại cổ xanh), chính là Bồ Tát Quán Âm dưới hình tướng của Minh Vương, ông hãy thành tâm trì niệm danh hiệu vị Bồ Tát này thì có thể thoát khỏi mọi sợ hãi khủng bố.

Nói xong ngài lấy ra một quyển kinh “Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát Đà La Ni” trao cho Nhất Phong, dặn ông khi nào còn gặp cảnh khủng bố thì đọc tụng kinh này để giải trừ.

Hoà Thượng Nhất Phong tu hành tại chùa Linh Ẩn một cách chí thành, công hạnh tinh tiến, vài năm sau trở thành một vị cao tăng nổi danh. Ngài đi khắp nơi đảnh lễ các danh sơn, vì nhớ ân sâu của đức Quán Âm đã nhiều lần cứu hộ cho mình nên cứ thấy những tảng đá lạ ở danh sơn nào đều lấy để tạc tôn tượng của ngài Quán Âm lưu truyền cho hậu thế. Ngài đã bốn lần được thấy Bồ Tát Quán Âm hiển hóa: một lần thấy trong mộng thị hiện trên đầu có con rồng xanh, một lần thấy Ngài đứng trên chiếc lá sen, một lần thấy pháp tượng của Ngài giữa một luống cày và một lần thấy Quán Âm cổ xanh, vì thế những bức tượng ngài khắc nếu không là “Thanh Long Quán Âm”, thì cũng là “Lũng kiến Quán Âm”, nếu không là “Nhất Diệp Quán Âm” hoặc “Đồng Tử bái Quán Âm” thì cũng là “Thanh Cảnh Quán Âm”.

Về sau, Nhất Phong hòa thượng đi triều bái ở Nam Hải, đứng trên bờ bất ngờ nhìn thấy trong sóng to một pho tượng Quán Âm bằng lưu ly dài một xích ba thốn, toàn thân trong suốt, bảy báu trang nghiêm. Nhất Phong Hoà thượng cung kính cẩn thận vớt pho tượng lên đem về chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu thờ phụng. Bức tượng này được đặt tên là “Lưu Ly Quán Âm”. Vì tượng này đã bồng bềnh trên sóng nên cũng có tên là “Thỗn Lai Quán Âm” (Quán Âm bồng bềnh trôi đến).

Cho đến ngày nay, chuyện Nhất Phong hòa thượng được Bồ Tát Quán Âm cứu độ rồi xuất gia tu hành cho đến thành một vị cao tăng, suốt đời có những kỳ duyên hạnh ngộ với ngài Bồ Tát Quán Âm vẫn còn được lưu truyền.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14873)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
(Xem: 17798)
Các phần lý thuyếtthực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
(Xem: 18212)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
(Xem: 14989)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
(Xem: 13183)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ.
(Xem: 21163)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 32578)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 15318)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
(Xem: 12348)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
(Xem: 12833)
Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩanguyên nhân của sự đau khổ...
(Xem: 27521)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 12135)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
(Xem: 34947)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 17748)
Tập truyện này kể lại nhiều câu chuyện mang tính giáo dục cao, có thể giúp dạy bảo, khuyên răn nhằm bồi dưỡng nhân cách, đưa con người hướng đến Chân, Thiện, Mỹ...
(Xem: 11825)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não đầy những giá trị giả.
(Xem: 12648)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
(Xem: 14569)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chấttâm linh, của đất nước Tây Tạng...
(Xem: 32468)
"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyện đã có từ xưa, một câu chuyện vô cùng thâm thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm.
(Xem: 19460)
Tu Là Chuyển Nghiệp - Tuyển tập 7 bài viết về "nghiệp" trong Phật giáo - HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12970)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
(Xem: 14086)
Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thươngtrí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ.
(Xem: 14270)
Chỉ khi nào làm mọi việc mà không thấy có mình làm, không thấy có chúng sinh được cứu độ, không thấy mình và chúng sinh có sự khác biệt đó mới là vô ngã.
(Xem: 15315)
Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ...
(Xem: 14143)
...ý nghĩa của đời sống phải được tìm thấy ngay trong những giây phút quý giá mà ta đang còn được sống. Đó là niềm hạnh phúc khi chúng ta được thương yêu...
(Xem: 14135)
Những gì sẽ được trình bày trong tập sách mỏng này thật ra không có gì mới lạ, mà chính là những gì đã từng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ!
(Xem: 11959)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
(Xem: 53169)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 11663)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
(Xem: 13926)
Tập sách vừa là một trang đạo, vừa là một trang đời đẫm đầy mọi thử thách, chông gai mà Thầy đã từng trải, đã đi qua trong suốt cuộc hành trình của tháng năm tuổi trẻ.
(Xem: 13818)
Mỗi người chúng ta thường chỉ nhận biết được một số những khía cạnh nhất định nào đó mà chúng ta cho là khổ đau, và vẫn không ngừng đắm say trong vô số những niềm vui nhỏ nhặt...
(Xem: 20694)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 14313)
Quyển sách này là sáu nói chuyện Jiddu Krishnamurti trình bày tại những Trường đại học Ấn độ và những Học viện Công Nghệ Ấn độ giữa năm 1969 và năm 1984.
(Xem: 13432)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
(Xem: 13614)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
(Xem: 34173)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
(Xem: 16210)
"Phật Pháp Cho Sinh viên" là kết quả của hai buổi nói chuyện đạo của Ajahn Buddhadàsa vào tháng Giêng năm 1966 với các sinh viên viện Ðại học Thammasat ở Bangkok.
(Xem: 14073)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
(Xem: 14203)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
(Xem: 13564)
Yêu thương và được yêu thươnghai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
(Xem: 15910)
Phật pháp quảng đại vô biên, bình đẳng viên dung, có tác dụng thông trên suốt dưới. Phương thuốc ấy là: Người người phải bình tâm tỉnh trí, an lạc không ở bên ngoài...
(Xem: 13508)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách.
(Xem: 22969)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27743)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 13904)
Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi.
(Xem: 24969)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 13948)
Đức Phật dạy chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống qua sự hiểu biết rõ ràng về bốn sự thật trong đời sống: Khổ, nguyên nhân của khổ, làm thế nào diệt khổcách sống an vui hạnh phúc...
(Xem: 31330)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13863)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
(Xem: 15562)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
(Xem: 14975)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phúthiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant