Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

50. Đảo Bồng Lai bị nhận chìm

05 Tháng Tư 201100:00(Xem: 7288)
50. Đảo Bồng Lai bị nhận chìm

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu

50. ĐẢO BỒNG LAI BỊ NHẬN CHÌM

Tương truyền rằng thời xưa, ở trong biển lớn phía đông của Phổ Đà Sơn có một hải đảo với phong cảnh diệu kỳ, trên bờ thì trăm chim thi nhau ca hót, dưới biển thì cá tôm bơi lội thành đoàn, trai thì bắt cá, gái thì đan lưới, tất cả đều sống một đời sống tự do tự tại nên được gọi là đảo Bồng Lai.

Đến một năm nọ, có một ông vua tham lam hung ác lên ngôi trị vì, muốn xây hoàng cung nên nay thì bức bách dân chúng phải lên núi đốn cây đập đá, mai thì ức hiếp trăm họ bắt xuống biển sâu mò san hô, ngọc trai... Nếu có ai tỏ ý phản kháng thì nhẹ nhất cũng bị roi đòn, nặng hơn thì chém đầu. Từ đấy chim muông bay đi hết, cá tôm cũng bỏ trốn, và trăm hoa đều tàn tạ. Dân chúng không chịu đựng nổi những khổ nạn như thế nữa nên cũng rầm rộ kéo nhau đi tìm đất khác mà nương thân.

Vua thấy như vậy thì nổi trận lôi đình, sai một đại tướng quân dẫn binh đi bắt dân chúng phải trở lại, đồng thời phải tìm chim, cá và hoa tươi mang về đảo. Đại tướng quân nọ lên tàu lênh đênh trên biển cả tìm kiếm khắp nơi nhưng chẳng kiếm được gì.

Một hôm, đại tướng quân đột nhiên thấy trên mặt biển xa xa có một hòn đảo nhỏ, bầu trời ở phía trên hòn đảo ấy lác đác những đám mây ngũ sắc, ráng trời đủ màu chói sáng cả mắt. Ông vội vàng giương buồm, cho tàu chạy mau về nơi ấy. Lên đảo hỏi han rồi mới biết đây là Phổ Đà Sơn.

Ông thấy trên đảo cây cao chọc trời tỏa hương ngào ngạt, trăm hoa nở rộ, từng bầy chim tung bay xòe cánh khoe màu, tranh nhau hót líu lo. Bên cạnh biển xanh thì cát vàng óng ánh, trúc tím thành rừng, và dưới đất thì có những búp măng non vàng ngậy hấp dẫn.

Đại tướng quân mừng quá chạy xồng xộc vào rừng trúc tím lắc những búp măng hấp dẫn ấy để kéo chúng lên. Nhưng lắc tới lắc lui, lắc đến mồ hôi ướt đẫm cả lưng mà búp măng không hề suy suyển, ông tức qua xoay qua nhổ trúc tím, nhổ tới nhổ lui, nhổ tới đau lưng mỏi tay mà trúc tím không hề lay động.

Đại tướng quân tức giận quá độ, “xoẹt” một tiếng rút dao ra bổ bên phải, chém bên trái, “phập, phập, phập”, chém vào măng vàng, măng vàng bắn ra những ngôi sao chói lọi, bổ vào trúc tím, trúc tím tóe ra những tia sáng rực rỡ. Ông đã dùng hết sức lực mà măng vàng chém không đứt, trúc tím bổ không ngã, mệt quá bèn ngồi bệt xuống đất thở phù phù.

Ở đầu bên kia của rừng trúc tím có một ni cô đang ngồi giặt áo. Khi cô nghe tiếng dao chém vào thân trúc thì đứng dậy hỏi:

– Ai chém thần trúc loạn lên vậy?

Đại tướng quân hướng theo âm thanh tiếng nói mà nhìn thì thấy một ni cô vô cùng xinh đẹp, bèn bước tới gần gân cổ lên hét:

– Ta là đại tướng quân của vua đảo Bồng Lai sai đến đây tìm kỳ hoa dị thảo, phượng hoàng chim chóc đem về!

Ni cô nói:

– Núi này là thánh địa, là đất Phật, dẫu một nhánh cây hay một cọng cỏ cũng được tưới tẩm bằng nước cam lồ, xin ông đừng xúc phạm vào lề lối nhà Phật!

Đại tướng quân cười gằn:

– Lề lối nhà Phật cái gì? Quốc vương đã tuyền lệnh hoa nào tươi đẹp nhất, cô nương nào diễm lệ nhất cũng đều phải đem về cống hiến lên cung vua. Một cô gái đẹp như cô chắc chắn sẽ làm cho quốc vương vừa lòng lắm đấy!

Ni cô nào có ai khác lạ, chính là hóa thân của Bồ Tát Quán Âm. Ngài thấy ông đại tướng quân vô lễ quá, hơi bực mình bèn nhổ trên đầu mình một sợi tóc đen nhánh, đặt xuống một khối đá bằng phẳng và nói:

– Nếu ông nhặt được sợi tóc này lên thì trăm loài chim muông trong rừng này ông đều có quyền lựa, trăm loài hoa tươi trên núi ông đều có quyền hái.

Đại tướng quân nghe thế thì ôm bụng cười ngất:

– Ta có sức mạnh nhấc được ngàn cân, xá gì một sợi tóc cỏn con như vậy! Một sợi tóc như vậy mà nhặt không lên thì sao gọi là đại tướng quân!

Không nói thêm lời nào, ông đưa tay ra nhặt. Nhưng bàn tay của ông thô kệch như cán xẻng, bốc tới bốc lui mà nhặt không lên khiến ông nóng nảy mồ hôi dầm dề.

Ngài Quán Âm đứng một bên lạnh lùng nhìn, lúc ấy mới thổi nhẹ một hơi, sợi tóc nọ vờn bay lên trước mặt đại tướng quân, bay thẳng lên đầu Ngài trở lại.

Đại tướng quân mở banh hai con mắt to như cái chén uống rượu, hoảng hốt nói:

– Cái này không tính! Tay ta hơi lớn mà sợi tóc thì quá nhỏ nên ta mới nhặt không lên!

Ni cô cười một cách châm biếm, chỉ một bồn nước rửa chân sơn màu vàng óng ánh trên mặt đất mà nói:

– Nếu ông có thể bưng được bồn nước này lên mà không đổ nước ra ngoài thì trăm loài chim muông trong rừng này ông đều có quyền lựa, trăm loài hoa tươi trên núi ông đều có quyền hái.

Tên đại tướng quân ngây thơ liếc xéo ni cô một cái rồi mừng rỡ trở lại, nghĩ bụng rằng bồn nước rửa chân bé nhỏ như thế làm gì mà đại tướng quân ta không bưng lên nổi!

Ông không thèm nói lời nào, đưa tay ra bưng.

Nào ngờ bồn nước rửa chân sơn vàng này vừa trơn vừa bóng, nếu ông quá dùng sức với tay phải thì nước sẽ đổ xuống hết qua bên trái, còn nếu quá dùng sức với tay trái thì nước sẽ đổ hết lên tảng đá. Ông tìm thế bưng tới bưng lui mà nước cứ tròng trành một cách nguy hiểm. Ông đỏ mặt tía tai, tròng mắt lòi ra ngoài mà chỉ bưng bồn nước lên tới lưng bàn chân, lên cao hơn nữa thì không nổi.

Bồ Tát Quán Âm thấy bộ dạng lố bịch của ông ta bất giác cười phì một tiếng. Nghe tiếng cười, đại tướng quân ngước mặt lên nhìn, người ni cô ban nãy không còn nữa mà đứng trước mặt ông là Bồ Tát Quán Âm, với chuỗi anh lạc đầy người, phóng ánh sáng huyền diệu. Ông sợ quá sững cả người, hai tay run bần bật, hai chân mềm nhũn, “bình” một tiếng, ông quỵ xuống, nguyên cái đầu ụp vô chậu nước rửa chân. Vị đại tướng quân đần độn ấy kinh hãi ú ớ muốn kêu lên nên bị uống mấy hớp nước lạnh.

Ngài Quán Âm đưa chân ra nhẹ khều chậu nước, cả đại tướng quân cả chậu nước đều bị lật ngửa. Mà lạ thay, nước trong chậu sao chảy hoài không ngừng, càng chảy càng mạnh, chẳng mấy chốc như cả vạn thác nước đổ xuống biển Đông. Trong chớp mắt thủy triều dâng cao lên, cuồng phong đẩy những ngọn sóng lên thật cao rồi “ầm” một tiếng, đổ xuống cung điện ở đảo Bồng Lai.

Ngay lúc ấy nhà vua đang vui hưởng ngũ dục trong một buổi yến tiệc linh đình với rượu ngon thịt béo, bỗng nhiên thấy cuồng phong rồi nước biển ào ạt đổ xuống, những ngọn sóng khổng lồ cuốn sập bức tường rào xung quanh cung điện. Nhà vua sợ quá há hốc miệng, các đại thần cũng sợ quá ôm đầu chạy trốn, tạo nên một cảnh vô cùng hỗn loạn. Thủy triều mỗi lúc mỗi to, mỗi lúc một cao, thêm một tiếng động long trời lở đất, ngọn sóng thần đã nhận chìm cả cung điện xuống đáy đại dương mênh mông.

Ông vua tàn ác đã theo cung điện của mình chìm xuống đáy biển. Cái chậu rửa chân sơn vàng ban nãy biến thành một con tàu lớn, cứu vớt dân lành đáng thương trên đảo Bồng Lai, nương theo gió rẽ sóng lướt đến gần Phổ Đà Sơn rồi thoắt biến thành một hòn đảo. Dân chúng xây nhà đắp vườn trên hòn đảo này, và sinh sôi nảy nở tạo lập một cuộc sống mới.

Bởi vì hòn đảo này do một con tàu biến thành nên người dân di cư đến đấy đặt tên cho nó là “Châu Đảo”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14877)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
(Xem: 17813)
Các phần lý thuyếtthực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
(Xem: 18222)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
(Xem: 15004)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
(Xem: 13203)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ.
(Xem: 21178)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 32598)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 15325)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
(Xem: 12354)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
(Xem: 12838)
Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩanguyên nhân của sự đau khổ...
(Xem: 27548)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 12147)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
(Xem: 34977)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 17755)
Tập truyện này kể lại nhiều câu chuyện mang tính giáo dục cao, có thể giúp dạy bảo, khuyên răn nhằm bồi dưỡng nhân cách, đưa con người hướng đến Chân, Thiện, Mỹ...
(Xem: 11833)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não đầy những giá trị giả.
(Xem: 12652)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
(Xem: 14571)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chấttâm linh, của đất nước Tây Tạng...
(Xem: 32477)
"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyện đã có từ xưa, một câu chuyện vô cùng thâm thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm.
(Xem: 19464)
Tu Là Chuyển Nghiệp - Tuyển tập 7 bài viết về "nghiệp" trong Phật giáo - HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12972)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
(Xem: 14088)
Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thươngtrí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ.
(Xem: 14272)
Chỉ khi nào làm mọi việc mà không thấy có mình làm, không thấy có chúng sinh được cứu độ, không thấy mình và chúng sinh có sự khác biệt đó mới là vô ngã.
(Xem: 15318)
Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ...
(Xem: 14147)
...ý nghĩa của đời sống phải được tìm thấy ngay trong những giây phút quý giá mà ta đang còn được sống. Đó là niềm hạnh phúc khi chúng ta được thương yêu...
(Xem: 14136)
Những gì sẽ được trình bày trong tập sách mỏng này thật ra không có gì mới lạ, mà chính là những gì đã từng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ!
(Xem: 11959)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
(Xem: 53195)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 11676)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
(Xem: 13928)
Tập sách vừa là một trang đạo, vừa là một trang đời đẫm đầy mọi thử thách, chông gai mà Thầy đã từng trải, đã đi qua trong suốt cuộc hành trình của tháng năm tuổi trẻ.
(Xem: 13822)
Mỗi người chúng ta thường chỉ nhận biết được một số những khía cạnh nhất định nào đó mà chúng ta cho là khổ đau, và vẫn không ngừng đắm say trong vô số những niềm vui nhỏ nhặt...
(Xem: 20704)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 14314)
Quyển sách này là sáu nói chuyện Jiddu Krishnamurti trình bày tại những Trường đại học Ấn độ và những Học viện Công Nghệ Ấn độ giữa năm 1969 và năm 1984.
(Xem: 13436)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
(Xem: 13629)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
(Xem: 34189)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
(Xem: 16222)
"Phật Pháp Cho Sinh viên" là kết quả của hai buổi nói chuyện đạo của Ajahn Buddhadàsa vào tháng Giêng năm 1966 với các sinh viên viện Ðại học Thammasat ở Bangkok.
(Xem: 14073)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
(Xem: 14204)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
(Xem: 13571)
Yêu thương và được yêu thươnghai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
(Xem: 15931)
Phật pháp quảng đại vô biên, bình đẳng viên dung, có tác dụng thông trên suốt dưới. Phương thuốc ấy là: Người người phải bình tâm tỉnh trí, an lạc không ở bên ngoài...
(Xem: 13522)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách.
(Xem: 22994)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27750)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 13910)
Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi.
(Xem: 24998)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 13958)
Đức Phật dạy chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống qua sự hiểu biết rõ ràng về bốn sự thật trong đời sống: Khổ, nguyên nhân của khổ, làm thế nào diệt khổcách sống an vui hạnh phúc...
(Xem: 31339)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13867)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
(Xem: 15568)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
(Xem: 14981)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phúthiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant