Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

7. Vua Pasenadi và vương quốc Kosala

19 Tháng Tư 201100:00(Xem: 14069)
7. Vua Pasenadi và vương quốc Kosala

ÐỨC PHẬT LỊCH SỬ
The Historical Buddha
H.W. Schumann (1982) M. O' C. Walshe dịch sang Anh ngữ (1989)
Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việt (1997)
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam Xuất Bản


Chương 03
Hai mươi năm đầu tiên (528-508 TCN)

VUA PASENADI VÀ VƯƠNG QUỐC KOSALA

Ðại Vương Kosala với dáng đẫy đà xuất hiện theo lời mô tả trong Kinh Tạng Pàli như một mẫu người rất sống động phối hợp cuộc đời xa hoa, thái độ ân cần thân thiện với cách suy tư đầy triết lý và tài chính trị tinh khôn đầy mưu lược.

Vua này là con của Ðại Vương Mahàkosala. Phụ vương đã trao quyền cai trị cho ông ngay sau khi ông du học trở về từ Takkasìla, và sau khi ông chứng tỏ tài cai trị trong chức vị thống đốc thành Kàsi (Benares). Viện Ðại học ở Takkasìla, thủ đô Gandhàra, là cơ quan giáo dục cao trọng nhất ở Nam Á, với một chương trình học đầy hấp dẫn. Ngoài các môn triết lý và thần học (nghiên cứu triết lý Vệ-đà, các kỹ năng tế lễ, chú thuật, văn phạm kinh Vệ-đà) và các môn thế học về luật pháp và chính trị, còn dạy nhiều nghề thực tiễn (như y khoa, luyện voi, đấu kiếm và bắn cung). Ðại học này mở ra cho bất cứ người nào thuộc giai cấp quý tộc Sát-đế-lỵ và Bà-la-môn có đủ các điều kiện cần thiết. Học phí rất cao, nhưng các sinh viên nghèo thời ấy có thể phục vụ các giáo sư để thay vào món học phí phải trả (Jàt.252). Mọi sinh viên đều sống trong khu đại học theo kỷ luật nghiêm khắc. Hình phạt đối với các vị vi phạm trật tự thường là cách trừng trị bằng roi gậy.

Cả việc vua Pasenadi tham đắm lạc thú ẩm thực lẫn khát vọng đền bù khoảng thời gian đã mất ấy bằng những cuộc tình ái có thể phát sinh từ lối sống khắc khổ thời sinh viên ở Takkasìla. Kinh sách vẫn thường nói đến nhiều vị vương phi của ông. Gạt bỏ qua một bên mọi thông lệ của xã hộigiai cấp, ông đã chọn nương tử yêu kiều Mallikà làm chánh hậu, đó là con gái của một nhà làm vòng hoa, người đã biết dùng mọi vẻ diễm lệ an ủi khôn khéo cho ông nguôi sầu sau một trận chiến bại. Nhà vua rất quý trọng trí thông minh xử sự của bà, và thường tham khảo ý kiến bà trước khi quyết định việc cai trị. Ta còn biết được tên của bốn vương phi khác nữa: đó là chị em vương phi Somà và Sakulà, vương phi Ubbìrì và vương phi Vàsabhakkhattiyà thuộc dòng Thích-ca. Khi vua Pasenadi muốn cưới một người vợ từ bộ tộc Thích-ca, nàng đã được rước về từ kinh đô Kapilavatthu theo lời cầu hôn của ông. Sau này nàng trở thành mẫu hậu của thái tử Vidùdabha.

Việc học tập của vua ở Takkasìla đã làm cho trí tuệ ông thêm sắc bén, nhưng khó làm cho ông thích hợp việc trị nước. Ðôi khi các tư duy triết lý ngăn cản ông quyết địnhthỉnh thoảng các ý tưởng ấy lại khởi lên giữa công việc triều chính khiến cho ông chán nản. Ông từng nói với đức Phật là ông quá bực mình vì nhiều điều dối trá mà ông phải nghe khi làm chủ tọa pháp đình đến độ ông giao quyền xử án cho một vị phán quan khác (SN 3. 7. 2). Lắm phen ông dùng câu nói này với đức Phật: "Khi con lắng tâm suy nghĩ, tư tưởng này nảy ra trong trí con..."(SN 3. 4. 2), một cách phát ngôn rõ ràng biểu lộ bản tính hay suy tư của ông.

Nếu quốc sự cho phép, vua Pasenadi hẳn đã dành nhiều thì giờ hơn cho các mối quan tâm về triết lý và đạo giáo của ông. Tuy nhiên, những suy tư về chính trị buộc ông phải biết hạn chế và phân phát ân huệ đồng đều giữa các giáo phái có thể ảnh hưởng đến dư luận quần chúng. Ông đã làm cân xứng với các tặng vật dành cho hội chúng đức Phật -- trong đó nổi bật nhất là ngôi giảng đường của tinh xá ở quần thể Kỳ Viên và Vương Lâm Tinh Xá (Ràjakàrama) -- bằng cách ban lợi tức thu thuế ba ngôi làng cho ba vị Bà-la-môn chuyên nghiệp lừng danh về tri thức Vệ-đà. Thực ra ông không bao giờ từ bỏ đạo tế thần theo Vệ-đà, và có lần chẳng chú ý gì đến sự khinh bỉ của đức Phật, ông đã tổ chức một đại tế lễ bằng máu (SN 3.9).

Việc ủng hộ tôn giáo đòi hỏi rất nhiều tiền bạc. Có một lần, khi nhà vua muốn đào sâu vào trong công khố để làm lợi cho Tăng chúng đức Phật, vị triều thần Kàla cố can ngăn ông. Sự can đảm này phải trả giá đắt. Ðức Phật bày tỏ thái độ bất bình đối với Kàla, ngay sau đó vua Pasenadi bãi chức viên quan này. Trường hợp trên nêu rõ ảnh hưởng của đức Phật đối với nhà vua, đồng thời chứng minh rằng ngài biết cách bảo vệ quyền lợi của ngài nữa.

Quốc độ Kosala của vua Pasenadi dài 350 km từ tây sang đông và rộng 270 km từ bắc xuống nam. Ðiểm cực tây của nó nằm khoảng 70 km phía tây vùng Lucknow ngày nay. Từ đây biên giới quay ngược lên phía bắc và đông bắc, đi vào vùng trung tâm cao nguyên Tarai rồi cong dần về hướng đông đến sông Gandak (tức Sadànìra), nó đi dọc sông này một đoạn nữa về phía nam, tiếp tục xuôi về nam đến tận sông Hằng, chạy song song với thượng lưu sông này cho đến khi nó rời con sông ở phía đông bắc thành Benares, sau đó lại tiếp tục theo hướng tây bắc trở về khởi điểm.

Một phần ba địa hình bầu dục mô tả theo đường biên giới này, toàn thể phía bắc và đông bắc không phải là vùng trung tâm của Kosala, mà bao gồm các lãnh thổ do các quốc vương được địa phương ấy bầu lên cai trị. Ðây là các nước cộng hòa và địa phận các bộ tộc mà Ðại Vương Pasenadi làm chúa tể. Cơ cấu hành chánh mà vua Pasenadi đã nhận được từ phụ vương để cai trị cả lãnh thổ rộng lớn này không được hữu hiệu lắm, khiến cho trách nhiệm lãnh đạo không dễ dàng gì. Ngoài hai vị đại thần đáng tín nhiệm là Ugga và Àrohanta, nếu không có hai vị này cố vấn thì nhà vua ít khi quyết định được một vấn đề chính trị, nói chung vẫn có mối bất hòa giữa đám quần thần và sự tranh chấp của họ đã nhiều lần làm kinh thành bàn tán xôn xao. Cũng chính vì các triều thần này nói bóng gió với nhà vua rằng Ðại tướng Bandhula đang nhắm đến ngai vàng mà nhà vua đã tin theo, để rồi sai người giết vị đại tướng, mang lại những hậu quả sẽ được bàn đến sau này.

Những hiềm khích giữa đám quần thần và mối nghi hoặc thường xuyên ám ảnh vua về lòng trung thành của họ khiến cho ta dễ hiểu việc ông dành cho mình mọi sự bang giao thương nghị với các nước cộng hòa và bộ tộc dưới quyền thống trị tối cao của ông. Trong các vấn đề liên quan các nước chư hầu, đám quần thần không được xen vào. Ðại Vương bàn luận trực tiếp với từng vị tiểu vương và buộc họ phải tuân theo vì ông đã đặt các đại tướng "của họ’ dưới mệnh lệnh riêng của ông. Thỉnh thoảng các tiểu vương đến báo cáo tại hội nghị tiểu vương diễn ra ở thành Savatthi dưới quyền chủ tọa của Ðại Vương Pasenadi.

Một bài kinh trong Tương Ưng Bộ (3.12)kể lại một cuộc hội nghị gồm năm vua, song không nói tên bốn vị vua vây quanh Ðại Vương Pasenadi là ai. Có lẽ đó là quốc trưởng bộ tộc Sakiya từ Kapilavatthu, quốc trưởng bộ tộc Koliya từ Ràmagàma, quốc trưởng bộ tộc Moriya từ Pipphalivana, và một trong hai quốc trưởng của cộng hòa Malla, hoặc từ Kusinàrà hoặc từ Pavà tới. Thay vào một trong hai vị này, quốc trưởng Kàlàma từ Kesaputta cũng có thể đã hiện diện.

Bài kinh không nói cho ta biết mục đích chính trị của hội nghị này, mà chỉ cho ta thấy thỉnh thoảng các quốc vương cũng bàn luận triết lý -- trong dịp này đó là vấn đề giác quan nào -- mắt, tai, mũi, lưỡi, thân -- đem lại lạc thú tối cao. Theo đề nghị của vua Pasenadi, vấn đề được đưa đến đức Phật, ngài đáp rằng mỗi giác quan đều mang lại lạc thọ lẫn khổ thọ. Không giác quan nào có thể được đánh giá cao hơn cái khác, nhưng trong trường hợp so sánh các dục lạc, thì giác quan nào đem lạc thú tối cao phải được xem là thượng đẳng, bất kể giác quan nào cả. Nay chúng ta có thể giả thiết rằng việc tham vấn này theo lời đề nghị của Ðại Vương Pasenadi đã làm tăng thêm uy tín của đức Phật trong các xứ sở chính gốc của các quốc vương kia và mở đường cho việc tiếp nhận Giáo Pháp ngài.

Chúng ta cũng không nên đánh giá quá cao tầm cỡ thủ đô nước Kosala. Bức tường bao quanh thành Sàvatthi (tức là Mabeth) vẫn còn được phát hiện ngày nay. Nó mang hình chữ nhật giáp giới phía bắc với sông Aciràvati (hay Ràptì) và chiếm khoảng 3 km2. Một chỗ trũng dài trên mặt đất ở phía nam thành, hình như ám chỉ rằng Sàvatthi ngày xưa được hào lũy bao bọc. Kinh thành được phồn thịnh nhờ các phương tiện giao thông thuận lợi hơn là nhờ vị trí thủ đô. Sông Aciràvatì nối thủ đô nước Kosala với hệ thống thủy lộ trên sông Hằng. Ðường xe ngựa từ Takkasìla ở phía tây chia ra hai nhánh tại Sàvatthi, nhánh đông nam đưa đến Ràjagaha và nhánh nam xuôi về Kosambì. Như vậy Sàvatthi nằm trên một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất ở cổ Ấn Ðộ.

Sự kiện này đem lại nhiều tiền bạc, nhưng cũng tăng thêm vấn đề canh phòng an ninh. Vua Pasenadi đã phải chiến đấu không ngừng chống bọn đạo tặc thảo khấu trong nước. Và đôi khi lại còn ra lệnh bắt "một số đông thường dân" (SN 3. 10). Nguy hiểm nhất là Rừng Người Mù (andhavana) trải dài từ Sàvatthi về hướng nam, nơi bọn cướp đã có lần làm mù mắt một Tỳ-kheo. Ngay cả nhà vua cũng không được an toàn ở đó. Có lần vua Pasenadi sắp du hành ngang qua rừng ấy với một đám hầu cận ít ỏi, các thám tử cấp báo tin rằng bọn sơn tặc đang mai phục ông. Lập tức ông ra lệnh quân đội bao vây khu rừng. Bọn cướp liền bị bắt và bị đâm bằng cọc xuyên qua người.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10507)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9602)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9286)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31312)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20739)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 23175)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17801)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11668)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21471)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8784)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22259)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13353)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38566)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13495)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24408)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 15004)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24750)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10214)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17678)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22811)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22708)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7555)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 14103)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 27118)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26860)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19907)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20891)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21433)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13238)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13376)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29924)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13920)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13963)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32544)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 24117)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29856)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31641)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34232)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18504)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19544)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32906)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18764)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30899)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16169)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26823)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32680)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39432)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40539)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19350)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19336)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant