Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3. Tánh Biết Vọng

08 Tháng Năm 201100:00(Xem: 6895)
3. Tánh Biết Vọng

THIỀN LÀ GÌ?
Thích Thông Huệ
Nhà xuất bản Phương Đông TP. HCM 2002

CHƯƠNG BA: TRI VỌNG

III. TÁNH BIẾT VỌNG

Phần trên, chúng ta đã khảo sát về pháp Biết vọng. Gọi là “pháp” vì vẫn còn có phương pháp hành trì, vẫn còn thứ lớp và diễn tiến từ từ. Ở đó vẫn còn có cái vọng bị biết và cái tâm hay biết, nghĩa là còn phân ranh năng sở chủ khách trong công phu. Pháp Biết vọng được xem là giai đoạn đầu của pháp môn Tri vọng.

Những thiền sinh tu tập nhiều năm, hoặc có căn cơ nhạy bén, nên khéo đi vào tinh thần Bất nhị. Khi chim hót, ta nghe có tiếng chim; khi chim không hót nữa, ta nghe không có tiếng chim. Rõ ràng cái nghe không bao giờ vắng mặt, dù có tiếng hay không có tiếng. Có vọng hay không vọng cũng thế, chỉ là hai tình huống đắp đổi thay phiên nhau, còn cái biết luôn luôn hiện hữu. Trong ánh sáng chánh niệm, các trạng huống luân phiên ấy không hai không khác. Và cái quán triệt tất cả mọi hoàn cảnh tình huống ấy, cái ánh sáng chánh niệm hằng tỉnh hằng giác ấy, không bao giờ thiếu vắng, dù đang ở thời điểm nào, nơi chốn nào. Đây là Tánh biết vọng.

Chúng ta cùng xem qua một số ví dụ sau đây, minh họa cho phần này:

1/ Ví dụ 1

Kinh Lăng- Nghiêm có đoạn mô tả cảnh Đức Phật bảo La-Hầu-La đánh một tiếng chuông, nhân đó Ngài giảng cho đại chúng về tánh nghe. Tiếng chuông lúc có lúc không, nhưng tánh nghe luôn luôn có mặt. Cũng vậy, các tâm niệm lăng xăng khi khởi khi diệt, nhưng có một cái gì luôn quán xuyến chúng. Trong kinh Niệm-Xứ, Phật dạy tuệ tri 16 loại tâm hành, cũng trong ý nghĩa này. Cái quán xuyến tuệ tri được tất cả tâm sinh diệt, đó là Tánh biết vọng.

2/ Ví dụ 2

Một đoạn khác trong kinh Lăng-Nghiêm, lúc Đức Phật đưa cánh tay lên, tôn giả A-Nan thấy có tay. Nhưng khi Phật bỏ tay xuống, Tôn giả thưa rằng không thấy. Thật ra, lúc ấy Tôn giả thấy không có tay chứ không thể nói không thấy. Nếu cái thấy không còn, làm sao Tôn giả biết không có tay ? Cho nên, giống trường hợp tánh nghe ở trên, có vật hay không vật là chuyện bên ngoài, còn thấy nghe là chuyện của mình, không lúc nào vắng thiếu. Tánh biết vọng  cũng như thế.

3/ Ví dụ 3

Người bị nhặm mắt thấy hoa đốm loạn xạ trong hư không. Vì sao có hoa đốm?- Vì mắt bệnh. Hoa đốm sanh ra đối với người bệnh mắt, còn không sanh với người có mắt bình thường. Như thế, hoa đốm không thật sanh; do không thật sanh nên cũng không thật diệt. 

Hoa đốm thật ra không có sanh và diệt, bởi vì nó không thật có. Vọng cũng như vậy. Ý thức dấy khởi khi căn trần giao thoa. Căn và trần đều do duyên sinh không thật, nên thức khởi cũng chỉ là vọng tưởng. Chúng ta tọa thiền, những hình ảnh lưu trong tàng thức được dịp trổi dậy với đủ mọi hình thái. Nếu cho đó là thật, bị nó dẫn dắt là phàm phu; nếu đè ép diệt trừ nó là tu chưa đúng pháp. Tọa thiền chỉ cần luôn luôn tỉnh giác, bao nhiêu vọng tưởng sinh diệt đều biết rõ, thế là đủ. Lục Tổ dạy: “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Giác chậm nghĩa là không kịp thời phản tỉnh ngay khi vọng vừa sinh, không theo dõi suốt quá trình sinh khởi, tồn tạiđoạn diệt của vọng, cũng như không thấu suốt tính hư ảo huyễn mộng của chúng. Nhận chân được tiến trình của vọng cũng như thấu triệt bản chất hư huyễn ấy, chính là Tánh biết vọng.

4/ Ví dụ 4

Một đóa hoa được đưa ra trước mắt. Đóa hoa là một vật có hình tướng rõ ràng. Vật có hình tướng nằm trong hư không chẳng hình chẳng tướng, vật ấy cách hư không bao xa? Mặt khác, đóa hoa được tạo nên từ nhiều yếu tố nên nó không đồng nhất, không có chủ tể, vì thế tánh nó là Không. Tự tánh không nhưng hình tướng giả có: Chúng ta đi vào tinh thầnSắc tức thị không, không tức thị sắc”, ngôn ngữ Bất nhị của Phật môn.

Hiểu tường tận hai vấn đề trên, ta trực nhận ra rằng: Hoa là vật thể hư vọng đổi dời nhưng không rời khỏi hư không chẳng hề dời đổi; hoa là hiện tượng sinh diệt trong bản thể hư không bất diệt. Lúc đủ duyên, hoa thành hiện tượng; khi hết duyên, nó trở về bản thể hư không. Rõ ràng, hiện tượngbản thể không hai không khác. Tương tự, vọng tức là chơn, chơn tức là vọng. Nếu cho vọng là cái phải trừ diệt, chơn là cái cần thủ đắc, ta đã rơi vào trạng thái thủ xả nhị biên.

Kinh Duy-Ma nói: “Bất tận hữu vi, bất trụ vô vi”. Bồ Tát không dẹp trừ hết hữu vi và cũng không an trụ vào vô vi, không thấy Ta-bà đáng chán bỏ và Tịnh-Độ đáng ưa thích, không diệt tận phiền não cũng không thủ chứng Bồ-Đề. “Bồ-Tát thương chúng sanh, không nỡ dẹp trừ hết vọng tưởng”, vì như vậy sẽ không còn trở lại cõi Ta-Bà làm lợi lạc quần sinh. Đối với các Ngài, phiền não tức Bồ-đề, sinh tử tức Niết-bàn. Đây là tinh thần Bất nhịTánh biết vọng. độc đáo của Phật giáo Đại thừaTối thượng thừa Thiền, cũng là tinh thần của

5/ Ví dụ 5

Trên biển có muôn ngàn đợt sóng. Sóng là hiện tượng có sinh có diệt, còn bản thể nước thì chưa từng sinh diệt bao giờ. Lại nữa, sóng dù sinh hay diệt cũng không ra khỏi nước, cho nên sóng và nước không hai.

Phiền não là những đợt sóng. Muôn ngàn đợt sóng phiền não dù biến dù hiện cũng không khi nào rời khỏi biển chân-như. Tại sao ta thấy sóng phiền nãođáng sợ mà biển chân như là miền đất hứa? Bỏ phiền não rồi, liệu ta tìm được chân-như chăng? 

Thân năm uẩn khi còn khi mất cũng là đợt sóng lúc sinh lúc diệt. Sóng năm uẩnhình tướng, biển tự tánhbản thể, sóng và biển không hai. Tại sao ta không ngay nơi sóng mà khéo thầm nhận biển, ngay vọng tưởng biến thiênnhận ra tánh biết thường hằng?

Một điều khác, thân ta là sóng thì thân người khác có phải là sóng không ? Rõ ràng tất cả chúng sanh đều là những đợt sóng, dù hình thái khác nhau nhưng cùng có bản chất là nước. Thấu triệt điều này, ta cảm nhận một sự hòa điệu tột cùng với tất cả mọi loài chúng sanh, nỗi khổ niềm vui của kẻ khác cũng chính là khổ vui của chính mình. Tự nhiên ta sẽ có ý nguyện dâng hiến trọn vẹn cho tha nhân, xa lìa ngã tướng; và tinh thầnmỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” mới được thực hiện với đầy đủ ý nghĩa cao quí của nó.

Lại nữa, chúng sanh là những đợt sóng còn chìm đắm nổi trôi trong giòng sinh tử, do quên bản thể của mình. Đức Phật là bậc giác ngộ, trở về với tự tánh thường nhiên nên Ngài là nước. Nước không khác sóng nên Phật nào khác chúng sanh, chỉ vì có ngộ có mê nên nghìn trùng sai biệt. Điều này khiến cho ta phát khởi một niềm tin mãnh liệt, rằng tất cả mọi chúng sanh đều có chánh nhân thành Phật. Vấn đề ở chỗ, chúng ta có nắm vững pháp tu và có tinh cần công phu theo chánh pháp hay không.

6/ Ví dụ 6

Khi đèn bật sáng, mọi vật trong phòng hiện bày rõ ràng. Khi tắt đèn, phòng tối om, mọi vật đều không được nhìn thấy. Có ánh sáng, ta thấy vật; không có ánh sáng, ta thấy tối. Điều này chứng tỏ:

1. Cái thấy không khi nào vắng mặt, do đủ duyên (có ánh sáng) thì thấy vật, không đủ duyên thì thấy tối. Như vậy, sáng và tối là hai mặt đắp đổi cho nhau, tùy duyênhiện tướng, còn thể tánh hư không chỉ có một. Sáng và tối không hai, vọng và chơn cũng thế. Do tối mới lập bày ra sáng, do vọng mới nói đến chơn, còn tánh thấy hay tánh biết luôn luôn hiện hữu.

2. Khi đèn sáng, ta thấy mọi vật được sắp xếp thứ tự. Lúc tắt đèn, mọi vật vẫn ở nguyên đó chứ không biến mất. Cũng vậy, khi Đức Phật giác ngộ, trong ánh quang minh Ngài thấy toàn bộ vũ trụ vạn hữu đều là Phật pháp, mười phương thế giới đều là Tịnh độ. Còn chúng ta, do vô minh tăm tối, nên nhìn đâu cũng thấy phiền não khổ đau, thế giới là cõi Ta-bà uế trược. Cùng một thế giới mà thấy biết khác nhau, đó là do người nhìn đã giác hay còn mê. Thế thì chúng ta có phải lặn suối trèo non để tìm cõi Phật, hay đã thấm thía câu “Phật pháp tại thế gian” của Lục Tổ Tào-Khê?

7/ Ví dụ 7

Mái nhà có lỗ hổng, ánh sáng mặt trời xuyên qua tạo một vùng sáng. Trong vùng sáng này, ta thấy vô số hạt bụi bay lượn; tùy có gió mạnh hay yếu mà bụi bay nhiều hay ít.

1. Bụi bay là động, ánh sáng là tĩnh. Bụi nhiều hay ít đều nằm trong vùng sáng, vì ngoài vùng này ta không thấy có bụi bay. Cũng vậy, vọng tưởng sinh diệt dù nhiều hay ít đều không thoát khỏi tự tánh hằng tri. Đây là tinh thần của Tánh biết vọng, quán xuyến tất cả mọi tình huống, dù có vọng hay không.

2. Còn ánh sáng, ta còn thấy bụi; khi mặt trời lặn, ta hết thấy bụi bay. Thật sự lúc ấy có bụi không? Trong công phu, có lúc ta lầm lẫn tương tự như thế. Do bị lôi cuốn bởi trần cảnh nên ta không nhận ra các trạng thái của tâm, tưởng mình không còn vọng tưởng. Ví như khi chăm chú thưởng thức một bản nhạc hay, ta tưởng mình hoàn toàn vắng lặng, thật ra mình đang bị lôi cuốn theo tiếng nhạc nên quên mất mảnh đất thực tại của tâm mình.

3. Bụi bay nhiều hay không là do gió mạnh hay không có gió. Những hiện tượng này không ra khỏi hư không, và cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hư không. Bụi bay là động, là biến đổi; hư khôngthể tánh bất động thường hằng. Nhận được thể tánh hư không bất động thì phải khéo nhận tinh thần Tánh biết vọng.

8/ Ví dụ 8

Người chủ nhà tiếp khách. Khi khách đến đông, chủ nhà biết có khách nhiều; khách về bớt, chủ nhà biết khách còn ít; khách về hết, chủ biết không còn khách. Nhà không còn khách nhưng chủ nhà luôn luôn có mặt. Khách nhiều, khách ít, không khách là ba tình huống của khách, không dính dáng đến chủ nhà. Khách là đối tượng nhận thức, chủ nhà là chủ thể nhận thức

Tương tự trong công phu, có vọng nhiều, vọng thưa hay hết vọng đều là những trạng huống của đối tượng nhận thức. Còn cái biết được, xuyên suốt được cả ba trạng huống ấy là chủ thể nhận thức. Đối tượng thì biến đổi, khi loạn động, khi lặng lẽ; còn chủ thể thì chẳng chuyển dời mà luôn tỉnh biết. Sao ta không khéo nhảy thẳng vào chỗ đó để lập thân, mà cứ mãi băn khoăn về vọng sinh vọng diệt?

Những ví dụ trên đây phần nào giúp chúng ta có một cái nhìn đúng đắn về các pháp thế gianxuất thế. Vọng và chơn chỉ là hai mặt của một thực thể, do có vọng mới lập bày ra chơn, lập bày một cách ước lệ theo qui ước pháp thế gian. Thật sự, vọng và chơn không hai không khác: đây là tinh thầnLiễu vọng” tức Tánh biết vọng. Hiểu được bản chất của vọng, chúng ta không cần đè nén đàn áp vọng tưởng; vì dùng bạo lực trên vọng thì có lúc vọng tạm ngủ yên, nhưng sau đó nó vùng dậy càng mạnh mẽ lẫy lừng hơn trước. Điều nầy giải thích tại sao nhà Thiền thường nói “Cực tĩnh sinh động”. Lối dùng đá đè cỏ này không phù hợp với Thiền tông. Chúng ta cũng không sợ vọng khởi, vì khi liễu được vọng tức chơn, lập tức những đám mây vọng tưởng không còn có thể che lấp bầu trời tự tánh, mà ngược lại còn tô điểm cho nền trời. Như sóng và biển, cả hai cùng bản chất là nước, muốn tìm nước cứ ngay sóng mà tìm. Sóng biển có nổi có chìm, nhưng nước không bao giờ sinh diệt. Vọng tưởng lúc khởi lên khi lặng xuống, nhưng không thể nào rời khỏi biển chân như. Cho nên, nếu sợ vọng là đem tâm sợ cái tâm, nghĩa là nước mà sợ sóng, không đúng với lẽ thật.

Chúng ta bị trói buộc trong thân năm uẩn, thấy mình yếu đuối nhỏ nhoi trước vũ trụ bao la, và cách biệt với thế giới bên ngoài; do vậy nảy sinh vọng chấp vào bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Cũng như một túi nước thả xuống biển, khi túi còn nguyên vẹn thì nước trong túi còn cách biệt với nước ngoài biển cả. Nhưng khi túi bị thủng, nước bên trong và bên ngoài hòa nhập làm một. Đi sâu hơn, ta thấy nước trong túi và nước ngoài biển đã từng đồng thể tánh nước, không đợi đến khi túi bị thủng. Cũng vậy, chúng taphàm phu, nhưng vẫn có sẵn Phật chất đồng với chư Phật Bồ-Tát. Không phải khi ngộ mới là chân như, mà lúc còn vô minh ta đã chân như rồi! Chỉ vì chúng ta còn u tối, chưa biết mìnhtự tánh hằng tri. Chúng sanh sống bằng thức giác, chư Phật sống bằng trí giác; nhưng kỳ thực, thức và trí không hai, chỉ vì thức như bóng tối còn trí như ánh sáng vậy thôi. Đây là lý dosao kinh Niết-bàn dạy rõ: “Chúng sanh đã là Phật”!

Hiểu sâu sắc ý nghĩa lời kinh, đời tu chúng ta rất vui vì mình có mục đích rõ ràng và một niềm tin kiên cố. Ta cũng nên ôm niềm thao thức “Mình có trí giác như các Ngài, sao mình không nhận ra?”. Đây là mối nghi tối cần của người tu, canh cánh trong lòng không sao quên được. Một lúc nào đó, đủ thời tiết nhân duyên, vấn đề này đột nhiên bùng vỡ. Hành giả giải quyết xong việc đại sự cho chính mình.

Như vậy, trong tinh thần Tánh biết vọng, ta phải ngay nơi động mà nhận ra cái bất động, ngay nơi vọng mà khéo nhận chân thể thường hằng. Thiền tông chủ trương tu ngay nơi động, chứ không thừa nhận trạng thái lặng lẽ của Thiền tịch mặc hay trầm không trệ tịch. Vì Thiền là chủ động, nên khi nhận ra thể tánh bất sinh, thì ở mọi tư thế, mọi hoàn cảnh, hành giả đều sống được với nó. Do đó, Lục Tổ không chủ trương tọa thiền, nhằm phá chấp cho những người thường đồng hóa Thiềntọa. Nói thế không phải là bài bác việc tọa thiền. Khi tâm ta còn loạn động, dễ duyên theo trần cảnh, tọa thiền là tư thế thù thắng nhất để định tâm. Nhưng nếu cứ một bề nghĩ rằng chỉ tọa thiền mới là tu, vô tình ta đã xa rời tinh thần sống động tùy duyên của Thiền. Cho nên, xem thường, bài bác việc tọa thiền là một cực đoan; quá tôn sùng, cho tọa thiềncứu cánh cũng là một cực đoan khác. Cả hai đều không đúng với đường lối Trung đạo của nhà Phật. 

Trở lại vấn đề Liễu vọng, có thể nói rằng hành giả đến đây là đã đi được nửa đường, nghĩa là đã thấy đường về nhà nhưng chưa đến nhà. Nhà Thiền gọi là Đốn ngộ tiệm tu hay Kiến tánh khởi tu. Người có duyên sâu dày với Phật pháp, nghe giảng hay đọc kinh lục, tự nhiên nhận ra tánh biết thường hằng, qua một trong sáu căn. Ở đây, chúng ta tu trên vọng là tu theo ý căn, gọi là cửa Phổ-Hiền. Các Thiền sư ngày xưa, tùy đương cơ mà dùng nhiều thủ thuật khác nhau để chỉ bày chân tánh qua các cửa tương ứng với sáu căn. Chúng ta sẽ khảo sát kỹ các phương tiện khai thị này trong chương “Thuật tác động thẳng”.

Nương ý căn ngộ nhập Phật tánh cũng là pháp an tâm của Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma dạy Ngài Thần Quang thuở trước. Sau khi chặt tay cầu đạo, Ngài xin Tổ dạy pháp an tâm. Đây là vấn nạn lớn của Ngài, vì lâu nay thấy tâm mình không an, tham vấn nhiều nơi mà chưa tìm ra lối thoát. Khi nghe Tổ bảo một câu đơn giảnĐem tâm ra ta an cho!”, thì như làn chớp giật, Ngài chợt thấy rõ ràng sự thật: Xưa nay cái bất an mà mình cho là tâm, chỉ là bóng dáng không thật của tiền trần. Do chạy theo cái bất an, cho tâm bất an này là thật mình, đem cái tâm này sợ cái tâm kia, nên có sự mâu thuẫn dằng co trong nội tâm, lớp này chồng lên lớp khác, gây đau khổ triền miên. Bây giờ nhìn thẳng vào nó, Ngài chợt thấy nó chỉ là vọng tưởng hư dối, do đây thầm nhận bản tánh hằng tri, nên được Tổ đổi tên là Huệ Khả.

Sau khi kiến tánh, còn phải dày công bảo nhậm, bào mòn tập khí, gọi là “khởi tu”. Bởi vì, tuy đã giác ngộ là đồng với chư Phật, nhưng “Đa sanh tập khí thâm”, nhiều đời tập khí đã chồng chất rất sâu rất dày. Tập khí là những thói quen huân tập từ vô lượng kiếp, là nghiệp nhân lôi chúng ta trầm luân trong sinh tử. Vọng tưởng cũng là tập khí, nên dù thấy rõ lý đạo nhưng vẫn còn thất niệm, phải mất nhiều thời gian công phu tinh cần, tâm mới thành một khối. Quốc sư Huệ Trung sau khi được tâm ấn nơi Lục Tổ, phải mất 40 năm tu hành ở cốc Đảng Tử trên núi Bạch Nhai. Thiền sư Đại An trải qua 30 năm sống cùng “Ông chủ” ở núi Qui mới thấy “con trâu trắng sờ sờ trước mắt”.

Gọi là “tu hành”, nhưng ở giai đoạn này thì các Ngài không phải khổ công tu luyện, mà là vô công dụng hạnh. Tu mà không có pháp để tu, nên không thấy mình chứng đắc. Các Ngài chỉ một bề, hoặc luôn tỉnh giác quan sát tâm mình để trong không chạy theo vọng tình, ngoài không dính mắc với trần cảnh, gọi là “Giác ngộ vô niệm”; hoặc luôn sống với bản tâm chân thật thanh tịnh của chính mình, gọi là “Giác ngộ tri hữu”. Các Ngài không khởi vọng niệm như phàm phu, cũng không trừ vọng tâm như Nhị thừa. Làm sao được như thế?- Đây là công việc riêng của mỗi người, mà nếu nắm được bí yếu của nó, đời tu của chúng ta mới nhẹ nhàng và có ý nghĩa. Ta cũng sẽ quán triệt lời dạy của Lục TổĐối cảnh tâm thường sanh, Bồ-đề làm gì lớn!”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19850)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20924)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19262)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40522)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21251)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 41064)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24102)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23048)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17841)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26956)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20733)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33629)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 21020)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28926)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12695)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25291)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19139)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17518)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25778)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 19006)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18994)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 29020)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18908)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33327)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38398)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31245)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18226)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24510)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19453)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17909)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 23050)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 18025)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32194)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17383)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17435)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16075)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18571)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20774)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18071)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20111)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14885)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20912)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15069)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15764)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12942)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14512)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14911)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29400)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12770)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14527)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant