Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3. Con Đường Thể Nhập Tâm Thiền

08 Tháng Năm 201100:00(Xem: 7420)
3. Con Đường Thể Nhập Tâm Thiền

THIỀN LÀ GÌ?
Thích Thông Huệ
Nhà xuất bản Phương Đông TP. HCM 2002

CHƯƠNG SÁU: TÂM THIỀN

III. CON ĐƯỜNG THỂ NHẬP TÂM THIỀN:  

1/ Kinh Niệm xứ và Thiền Nguyên thủy

Kinh Niệm xứ là một bài kinh phổ thông, trình bày một cách căn bản về Thiền Minh Sát Tuệ (Vipassana), có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống kinh điển Nguyên thủy. Nội dung của kinh là chánh niệmquán niệm trên bốn lĩnh vực thân - thọ - tâm - pháp (*). Trong phạm vi chương này, chúng ta không đi sâu vào chi tiết của các kinh, mà chỉ nhằm làm sáng tỏ tính nhất quán trong những lời Phật dạy, dù người sau phân chia làm nhiều hệ thống, tông phái. Sự phân chia ấy thật cần thiết để phù hợp với căn cơ, trình độ của người học Phật, nhưng tất cả đều nhắm đến một mục tiêu tối hậu, là giác ngộgiải thoát sinh tử.

Quán niệm trên các pháp, ta thấy rõ chúng do nhân duyên sinh. Vì do duyên sinh nên tự tánh của chúng là không, còn sự hiện hữu chỉ là tạm có. Không ở đây nghĩa là không có tự thể, chứ không phải ngoan không. Đó chính là Vô ngã tánh, Bình đẳng tánh, Không tánh của vạn pháp. Nhận ra Tánh không tức ta có cái nhìn thấu thể đối với vạn pháp, có sự bình đẳng giữa mình và mọi vật; từ đó, không còn nhận thức lầm lẫn về tự thân và cuộc đời.

Thực hiện tinh thần Phản quan tự kỷ, Đức Phật dạy chánh niệmquán niệm trên thân, thọ và tâm. Về thân, quan trọng nhất là theo dõituệ tri trên hơi thở. Thở vào - ra, dài - ngắn ta đều biết rõ, biết mà không can thiệp, không sanh tâm. 

Giai đoạn đầu là liên hệ giữa tâm và hơi thở; sau đó, hơi thở là gạch nối giữa thân và tâm. Cuối cùng là hợp nhất thân tâm. Khi tuệ tricó thân đây”, chúng ta đã trực diện với thân trong giờ phút hiện tại, bằng cái thấy như thị. Chủ thể nhận thức tâm hay biết và đối tượng nhận thứcthân bị biết trở thành nhất như. Đây là tri kiến như thật, diệu dụng của bản tâm thanh tịnh thường nhiên.

Đối với các cảm thọ, phát sinh từ sự giao thoa giữa căn và trần, Phật dạy chúng ta theo dõituệ tri mà không phát triển tư duy về chúng. Cảm thọ luôn thay đổi, lúc sinh lúc diệt, còn cái tuệ tri trên cảm thọ thì không bao giờ đổi thay. Đây là phương tiện để nhận ra tâm thể thường hằng.

Khi quán niệm trên mười sáu loại tâm hành, chúng ta thấu rõ hành tung bất địnhbản chất hư ảo của chúng. Tuệ tri tất cả vọng tâm tức ta đã duy trì tự tánh hằng biết, để nắm bắt đương niệm ngay trong cuộc vận hành, ngay trong dòng sinh diệt của chúng. Tuệ tri ở đây chính là cái biết thâm nhập, cái biết bằng trực giác không qua ý thức phân biệt nhị nguyên, cái biết Tri kiến vô kiến, ý nghĩa của tự tánh hằng tri.

2/ Các kinh điển Đại thừa

Chúng ta đều biết, tất cả những điều Phật dạy trong suốt 49 năm thuyết pháp đều nhằm giúp chúng sanh thoát khỏi phiền nãosanh tử. Nhưng tùy căn tánhchúng sanh có thể chọn lựa cách tu hành thích hợp, tựu trung gồm 5 phương tiện chính, như năm loại xe đưa chúng sanh đến bến bờ tương ứng. Đó là Ngũ thừa Phật giáo:

1. Nhơn thừa: Tu năm giới, giúp chúng sanh tiếp tục trở lại làm người, tránh vào bốn cõi Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, A-tu-la.

2. Thiên thừa: Tu thập thiện, giúp chúng sanh vượt khỏi tứ châu (Nam-thiệm-bộ châu, Đông-thắng-thần châu, Tây-ngưu-hóa châu, Bắc-câu-lô châu), sinh lên cõi Trời.

Hai đường tu này vẫn còn trong vòng luân hồi, chưa phải thật sự giải thoát.

3. Thanh văn thừa: Tu pháp Tứ đế, giải thoát sanh tử, chứng A-la-hán.

4. Duyên giác thừa: Tu mười hai nhân duyên, giải thoát sinh tử, thành Bích Chi Phật.

Thanh VănDuyên Giác thừa đã liễu thoát tam giới, nhưng nặng phần tự lợi mà xem nhẹ lợi tha, nên tạm gọi là Tiểu thừa (cổ xe nhỏ).

5. Bồ-tát thừa: Cầu đạo vô thượng Bồ-đề, tu Lục độ vạn hạnh, nguyện độ tất cả chúng sanh. Vừa tự lợi vừa lợi tha nên được gọi là Đại thừa (xe lớn).

Trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật chỉ dạy cặn kẽ: Dù trước đây Phật có nói nhiều pháp khác nhau, nhưng đó chỉ là những phương tiện dẫn dắt chúng sanh từng bước đến mục đích cuối cùng. Mục đích này cũng là bản hoài của chư Phật - khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Chỉ có một Phật thừa, không có thừa nào khác. “Phật tri kiến” sẵn đủ nơi tất cả chúng sanh, không phân biệt giống loài, giới tính, căn cơ, tuổi tác. Khai và thị (mở ra và chỉ cho thấy) Phật tri kiếnviệc làm của chư Phật Bồ-tát, còn ngộ và nhập (nhận ra và sống với) tánh giác là vấn đề của chúng sanh, mỗi cá nhân phải tự đảm đương lấy. Tánh giác ở ngay nơi thân thất đại; muốn nhận ra nó, phải thu nhiếp mọi vọng tưởng, như muốn thấy Phật Đa Bảo trong tháp bảy báu, phải nhóm tất cả Phật phân thânmười phương về một chỗ.

Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật chỉ rõ hơn. Từ câu hỏi đầu tiên cho tôn giả A Nan: “Vì lý do gì ông xuất gia?” đưa đến bảy chỗ hỏi tâm, Phật lần lượt phá tất cả các chấp giả, đồng thời chỉ cái chân thật. Từ tánh thấy ví như mặt trăng thứ hai, Phật dạy về Như Lai Tạng. Đây chính là tâm thể, là mặt trăng thật. Lối chỉ thẳng này dành cho hàng thượng căn đốn ngộ, có khác gì “trực chỉ nhân tâm” của nhà Thiền? Khi nhận ra bản tâm tức đã kiến tánh, hành giả khởi tu bằng phương tiện của Bồ-tát Quán Thế Âm, phương tiện thù thắngthích hợp nhất đối với chúng sanh cõi Ta-bà: Hằng sống với tánh nghe mà không dính mắc với tiếng bị nghe (phương pháp Nhĩ căn viên thông hay Phản văn văn tự tánh); khi thuần thục thì năng và sở đều dứt, chỉ còn một thể thanh tịnh như như - ý nghĩa của tâm Thiền.

Đọc kinh Kim-Cang, chúng ta thoạt nhớ câu chuyện ngộ đạo của Lục Tổ Huệ Năng ở Trung Hoa và vua Trần Thái Tông của Việt Nam. Toàn bộ bản kinh nhằm trả lời hai câu hỏi của tôn giả Tu Bồ Đề: “Khi người nam lành, người nữ lành phát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, làm sao an trụ? Làm sao hàng phục tâm ấy?”. Phật dạy, muốn hàng phục tâm, phải đưa mọi vọng tưởng (chúng sanh tâm) vào chỗ vô sanhkhông chấp bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Muốn an trụ tâm, phải buông xả hết sáu trần, ngay nơi không có chỗ dính mắc mà sanh tâm Vô thượng Bồ-đề. Như vậy, người phát tâm cầu thành Phật, phải thực hành theo tinh thần: “Ngoài không dính mắc các trần, trong không theo vọng tưởng”, ngay đó liền nhận ra tánh giác bất sanh bất diệt của chính mình. Lục Tổ và vua Trần nghe đến đoạn này liền nhận được yếu chỉ.

Trong kinh Viên-Giác, ngay chương đầu đức Phật đã nói thẳng về nhơn địa tu nơi Viên Giác của Như Lai: Chỉ cần biết tất cả pháp như hoa đốm trong hư không, liền không bị lưu chuyển trong sanh tử. Tựu trung chỉ có một chữ BIẾT- biết bằng trực giác, biết không qua trung gian suy luận, không phân ranh người biết và đối tượng biết. Ánh sáng trực giác thẩm thấu vào muôn pháp, biết chúng đều là huyễn. Biết huyễn thì lìa huyễn, lìa huyễn liền là giác. Đây là pháp môn đốn siêu phương tiện, dành cho các bậc thượng căn.

Đối với kinh Lăng-Già, bộ kinh được dùng làm tâm ấn trong nhà Thiền, tư tưởng chủ đạo thật rõ ràng: “Dĩ tâm vi tông, dĩ vô môn vi pháp môn” (Lấy tâm làm chủ, lấy cửa không làm cửa pháp). Người tu thấy tất cả các pháp đều như mộng huyễn, nên tất cả chấp trước đều xa lìa, ngay cả cái chấp vào Phật năng giácNiết-bàn sở giác. Thấu triệt Bình-Đẳng-Tánh của muôn pháp, hành giả không dính mắc hai bên; từ đó nhận ra Mâu-ni tịch tĩnh, tức Pháp thân thường trụ.

Một số bản kinh chúng ta vừa khảo sát, cho thấy một điều quan yếu: Dù đức Phật dùng phương tiện gì, dùng cách diễn đạt nào, dùng tên gọi ra sao, cũng chỉ có một chủ đích duy nhất: chỉ cho thính chúng nhận được bản tâm tịch tĩnh hằng giác của mỗi người. Bản tâm vốn sẵn đủ, không có hình tướng, trùm khắp pháp giới, tĩnh lặng mà chiếu soi. Vì không hình tướng nên không chuyển dịch theo không gianbiến đổi theo thời gian; vì trùm khắp nên không đến không đi; vì tĩnh lặng mà chiếu soi nên không có gì là chẳng biết. Đức Phật dùng rất nhiều tên để gọi và nhiều lời để diễn tả, chỉ vì quá từ bi, muốn chúng sanh bước đầu làm quen với một cái không tên và không diễn tả được bằng lời. Sau này, các vị Thiền sư tùy duyênsử dụng mọi phương tiện khác nhau, cũng chỉ nhằm mục đích giúp môn đệ nhận ra bản tâm ấy.

3. Thiền Đốn ngộ

Đoạn vấn đáp sau đây giữa một Thiền khách với Quốc sư Huệ Trung có thể tóm lược toàn bộ pháp tu của nhà Thiền:

Tăng hỏi (H): Làm sao được tương ưng?

Quốc sư đáp (Đ): Chẳng nghĩ thiện ác, tự thấy Phật tánh.

H: Thế nào là Phật?

Đ: Tức tâm là Phật

H: Tâm có phiền não chăng?

Đ: Tánh phiền não tự lìa.

H: Chẳng rơi vào đoạn diệt sao?

Đ: Đoạn phiền nãoNhị thừa, phiền não chẳng sanh gọi là Đại Niết-bàn.

H: Ngồi thiền, quán tịnh, việc ấy thế nào?

Đ: Vốn chẳng nhơ sạch, đâu cần khởi tâm quán tướng tịnh.

H: Tức tâm là Phật, có cần tu muôn hạnh chăng?

Đ: Chư Phật đều đủ Phước và Trí trang nghiêm, đâu có bác không nhân quả.

“Chẳng nghĩ thiện ác, tự thấy Phật tánh” yếu chỉ Thiền Tông, theo tinh thần của Lục Tổ khai thị cho Thượng Tọa Huệ Minh thuở trước. Thiện-ác là tượng trưng cho tất cả tâm phân biệt hai bên (phải-trái, tốt-xấu, đúng-sai, hay-dở...). Do phân biệt nên có ưa ghét, của ta của người... Đây là đầu mối của sanh tử. Tâm thường lặng lẽ, không dính mắc, luôn tỉnh luôn giác, ấy là Phật tánh tự hiển bày. Tâm ấy tức Phật, chẳng phải tìm cầu bên ngoài.

Thượng tọa Bằng-Nhan một hôm tham vấn Thiền-sư Thần Lộc:

- Thế nào là tâm xưa nay?

Sư gọi:

- Bằng Nhan!

Thượng tọa Nhan ứng thinh:

- Dạ.

Sư bảo:

- Cùng lão tăng uống trà đi!

 “Tâm xưa nay” ở chỗ lời gọi tên Bằng-Nhan hay ở chỗ uống trà? Nếu khéo từ cửa Quan Âm thể nhập tự tánh, thì có thể cùng Thiền sư uống trà Triệu Châu. Nếu mờ mịt chẳng hiểu gì, đã bị đầu lưỡi Hòa thượng lừa, dẫn đi xa tít.

Vậy thì, tìm giác ngộ ở đâu? Thiền Đốn Ngộ chủ trương chỉ thẳng tâm người ngay thực tại hiện tiền, tác động vào sáu căn. Quá khứ là những gì đã qua, tương lai thì chưa đến, đều không thực có. An trú trong hiện tại, chánh niệm tỉnh giác trong mọi nơi chốn, mọi thời khắc, mới khế hợp với tâm Thiền.

Thế nào là “Tánh phiền não tự lìa”? Hoàng-Bá-Hy-Vận trong Uyển Lăng lục đã nói: “Ngay khi ông biết vọng khởi, biết ấy chính là Phật”. Tâm biết có vọng, biết có phiền não là tâm hằng hữu tỉnh giác. Phiền não là khách, tự đến tự đi; tâm tỉnh giác là chủ, chẳng sanh chẳng diệt. Nếu thấy có phiền não để đoạn, Niết-Bàn để chứng, đó là cái thấy hai bên của Nhị Thừa. Không sanh không diệt, không đến không đi là Đại Niết-Bàn, là Như Lai không từ đâu đến, chẳng đi về đâu.

Lời Quốc Sư đáp lại câu hỏi: “Ngồi thiền quán tịnh...” khiến chúng ta nhớ đến câu chuyện mài gạch không thành gương của Ngài Nam Nhạc, lúc khai thị cho Mã Tổ Đạo Nhất: Ông học ngồi thiền hay học ngồi Phật? Nếu học ngồi thiền, thiền chẳng phải ngồi nằm. Nếu học ngồi Phật, Phật không tướng cố định, không trụ các pháp, cũng chẳng lấy bỏ. Nếu chấp tướng ngồi, chẳng đạt lý kia”. Nếu đã sống bằng tâm Thiền, thì mọi giờ phút, mọi oai nghi đều là Thiền, không chỉ có tướng ngồi. Bản tâm luôn thanh tịnh, không một vật thì không có nhơ sạch, vốn tự tánh định, tự tánh huệ. Nếu khởi quán tịnh tức có phân chia năng quán sở quán, ấy đã xa rời tự tánh.

Ở đây, chúng ta cần lưu ý một điều: Hiểu theo lý, Phật tánh sẵn đủ ở muôn loài, không phải tìm cầu mới thấy. Chúng sanh do quên tánh giác nên tạo nghiệp và trầm luân; nếu thầm nhớ và sống với tánh giác thì đồng đẳng với chư Phật. Vậy, mê (quên) là chúng sanh, ngộ (nhớ) là Phật, thật là đơn giản! Do hiểu quá dễ dàng và đơn giản như thế, chúng ta cứ ngỡ thành Phật tác Tổ là chuyện một sớm một chiều. Từ đó không tinh cần công phu, bài bácnhân quả, xem thường muôn hạnh. Đây là điều lầm lẫn lớn lao!

Trong thời đại khoa học kỹ thuật tiên tiến, trí thông minh của con người cũng phát triển. Chúng ta dễ dàng được đọc, được nghe rất nhiều kinh lục và lời giảng của các bậc cao tăng. Chúng ta dễ dàng thấu hiểu những vấn đề uyên áo tế nhị của Thiền gia, mà người xưa đôi khi mất một thời gian dài mới lãnh hội được. Chúng ta cũng dễ dàng rõ biết mình có tánh giác bản lai, và biết nhiều phương tiện thể nhập tự tánh. Nhưng đó chỉ là kết quả của suy luận, phân tích, tư duy nhờ ý thức, nên lúc nhớ lúc quên; lúc vô sự tưởng mình là Thánh, khi có chuyện bất như ý xảy ra thì mình vẫn là một chúng sanh với đầy đủ phiền não mê lầm! Ngài Nam-Nhạc Hoài-Nhượng là bậc tu hành chân chính, đã có chỗ giải ngộ nơi Quốc sư An. Thế mà, để trả lời câu hỏi của Lục Tổ: “Đem vật gì đến?”, Ngài phải mất đến 8 năm ôm ấp mối nghi, mới thưa được một lời:

- Nói giống một vật tức chẳng trúng

Vấn đề cốt lõi ở đây là, tám năm trời ròng rã, Ngài chỉ chuyên chú với một nghi tình duy nhất cho đến khi bùng vỡ. Phải có sự trực nhận bằng trực giác mới có chuyển hóa tận gốc rễ, mới hoàn toàn sống được với bản tâm, mới có thể một bước không lìa. Cho nên, khi Lục Tổ hỏi câu thứ hai: “tu chứng chăng?”, Ngài trả lời ngay: “Tu chứng chẳng phải không, nhiễm ô không thể được”. Bản tánh thanh tịnh vốn sẵn đủ, vốn chẳng thể nhiễm ô, nhưng phải có công phu tu trì miên mật mới mong có kết quả.

Khi đã kiến tánh, tức mới đi được nửa đoạn đường. Việc tu hành đã nhẹ nhàng, nhưng cũng phải tinh cần bào mòn tập khí, chuyên tu muôn hạnh. Người xưa có câu “Thật tế lý địa bất thọ nhất trần, Vạn hạnh môn trung bất xả nhất pháp”. Tuy trong lý chân thật không nhận một mảy trần, nhưng trong cửa muôn hạnh thì chẳng từ một pháp nào. Đây là ý nghĩa của Phước-Huệ song tu. Phước đức sung mãn, hành giả chuyển được nghiệp xấu, tránh bớt chướng duyên, tạo điều kiện cho trí huệ tăng trưởng. Càng có trí huệ, hành giả càng có cơ hội thể nhậpnhư thật. Đức Phật được tôn xưng là Bậc Lưỡng túc tôn hay Minh Hạnh túc, Vì Ngài đã thành tựu viên mãn Phước và Trí. Vì thế, những hàng hậu học chúng ta, nếu tự xét thấy chưa đủ hai điều kiện trên, chớ vội bác không nhân quả, làm người vô sự!

Và đây là hai câu nói của hai vị Thiền sư, có thể minh chứng cho cái tri kiến qua từng giai đoạn trong đời tu: Thiền sư Duy Tín nói: “Trước ba mươi năm, tôi thấy núi sông là núi sông. Khi gặp Thiện tri thức chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải là núi sông. Sau ba mươi năm, tôi thấy núi sông vẫn là núi sông.” Thiền sư Vân Môn đưa cây gậy lên trước chúng, bảo: “Phàm phu gọi nó là thật, Nhị thừa phân tích gọi nó là không, Duyên giác gọi là huyễn có, Bồ-tát thì đương thể tức không. Thiền gia thấy cây gậy nói là cây gậy, đi chỉ đi, ngồi chỉ ngồi, không được động đến”. Phàm phu chưa biết đạo, sống trong mê mờ, nhận cái giả cho là thật nên vướng kẹt vào các pháp. Vì thế, nhìn núi sông hay cây gậy đều cho là thật có. Đối với người tu, tùy công phu quán chiếu các pháp mà có cái thấy khác nhau, dù tựu trung đều biết các pháp không thật. Hàng Thanh Văn thấy các pháp vô thường, nay còn nhưng mai mất. Duyên Giác quán các pháp do nhân duyên sanh, thấy chúng không có tự thể, nên là huyễn có. Các bậc Bồ-tát thấu tột lý nhân duyên, nhận ra tự tánh không của các pháp nên ngay đó biết rõ chúng là không. Cái thấy của Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ-tát đều thấu rõ bản chất các pháp là vô thường, duyên sinh, vô ngã; nhưng các Ngài nhìn sự vật theo khái niệm chủ quan của mình mà chối bỏ sự hiện hữu của các pháp.

Đối với các Thiền sư, các Ngài nhìn muôn sự muôn vật bằng tâm như như của chính mình. Đây là cái thấy trong trạng thái vô tâm, không hủy hoại, không sanh tâm trên các pháp, và trả các pháp về ngay bản vị của chúng. Đây là cái thấy trút sạch khái niệm vọng chấp, không phân biệt người thấy và vật bị thấy. Đây là cái thấy đúng như thực tại đang là, nên có tên “như thị tri, như thị kiến”. Giai đoạn này được các Ngài diễn tả bằng vài từ tuy rất nhẹ nhàng nên thơ “thấy cây gậy nói là cây gậy”, hoặc “thấy núi sông vẫn là núi sông”, nhưng đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa tâm chứng của mình!

Thiền là tâm của Phật, kinh là miệng của Phật. Đức Phật tâm-khẩu tương ưng, nên ý kinh không khác yếu chỉ của Thiền. Chúng sanh có tám vạn bốn ngàn trần lao phiền não, thì Đức Phật cũng có tám vạn bốn ngàn phương thuốc điều trị, nên gọi Ngài là Bậc Vô Thượng Y Vương. Tuy nhiên, những phương thuốc ấy chỉ trị được triệu chứng của bệnh; còn muốn điều trị tận gốc, tức dứt tuyệt mối manh sinh tử, phải có loại thuốc đặc hiệu, độc đáo. Sau 49 ngày đêm thiền định, Đức Phật đã tìm ra loại thuốc ấy và đã trị lành bệnh cho mình. Sau đó, như một người thầy tận tụy, Ngài dạy lại cho chúng sanh, không giấu giếm điều gì. Rất nhiều môn đệ của Ngài, theo đúng lời Ngài dạy, cũng đã tự chữa khỏi bệnh, thoát ly sanh tử. Chúng ta ngày nay, có những cơ sở để tin lời Phật dạychân lý, tin con đường Ngài đi có thể đưa đến giác ngộ giải thoát, thì còn chần chờ gì nữa mà không mau tiến bước theo lộ trình của Ngài?

-----------------------


*Xin xem Thiền kinh niệm xứ lược giải cùng một tác giả


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19851)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20927)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19263)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40524)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21251)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 41064)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24102)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23049)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17841)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26957)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20733)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33630)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 21021)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28929)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12695)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25292)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19140)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17518)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25782)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 19006)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18996)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 29021)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18908)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33327)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38398)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31245)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18226)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24510)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19453)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17910)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 23050)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 18025)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32194)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17385)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17436)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16075)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18572)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20774)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18071)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20112)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14886)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20913)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15069)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15764)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12942)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14512)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14911)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29401)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12770)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14528)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant