Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3. Các tín ngưỡng

05 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 11534)
3. Các tín ngưỡng

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG V

THIÊN ĐƯỜNG CỦA THẦN LINH

III. CÁC TÍN NGƯỠNG

Các Purana – Sự thác sinh của vạn vật – Sự đầu thai của linh hồn – Luật quả báo – Khía cạnh triết lí của luật đó – Sống là khổ - Giải thoát.

Song song với thần học phức tạp còn có một thần thoại cũng phức tạp không kém, mặc dầu sâu sắc nhưng cũng chứa đầy những điều dị đoan. Các kinh Veda viết bằng tiếng Sancrit – một cổ ngữ sau thành tử ngữ – do đó mà cũng hoá ra mất sinh khí, mà phần siêu hình của các giáo phái Bà La Môn khó quá, dân chúng không hiểu nổi; vì vậy Vyasa và vài nhà khác, trong khoảng một ngàn năm (từ 500 trước Công nguyên tới 500 sau Công nguyên), viết mười tám Purana, “truyện cổ”, gồm 400.000 thi đoạn để giảng cho tín đồ những chân lí về sáng tạo, sự biến chuyển và sự huỷ diệt của thế giới theo từng chu kì; họ còn lập một phổ-hệ của các vị thần và chép lại chuyện thời đại anh hùng nữa. Các tác giả bộ đó không có ý làm văn, không trình bày theo một thứ tự hợp lí và không dè dặt chút nào cả khi đưa những con số; chẳng hạn họ cứ mạnh dạn tuyên bố rằng cặp tình nhân – tình thần thì có phần đúng hơn – Urvashi và Pururavas, sống sáu mươi mốt ngàn năm trong cảnh vui vẻ hoan lạc. Nhưng nhờ ngôn ngữ sáng sủa, có nhiều ngụ ngôn lí thú mà thuyết lại hợp với chính giáo, nên các Purana đó thành như Thánh kinh thứ nhì của Ấn giáo, cái kho bảo tồn những dị đoan, thần thoại, cả triết lí của Ấn giáo nữa, chẳng hạn chúng ta thấy trong Vichnoupurana – nghĩa là Purana viết về thần Vichnou – thuyết rất cổ mà vẫn còn mới hoài trong tư tưởng Ấn Độ: Cái “ngã” của mỗi vật chỉ là ảo tưởng, và đời sống nào cũng đồng nhất thể:

Sau ngàn năm, Ribhu tới

Châu thành Nidagha ở để giảng cho Nidagha hiểu biết thêm.

Ribhu gặp Nidagha ở ngoài châu thành.

Đúng lúc nhà vua sắp vô thành, phía sau là một đám đông tuỳ tùng hộ giá;

Nidagha đứng xa xa ở ngoài đám đông dân chúng,

Cổ ngẳng ra vì nhịn đói lâu ngày, ông ta mới ở rừng về với ít cành khô và cỏ.

Ribhu thấy ông ta, bèn lại gần, chào, hỏi:

“Anh Bà La Môn, làm gì thơ thẩn một mình đó?”

Nidagha đáp: “Ngó dân chúng đi coi nhà vua kìa,

Nhà vua đương về thành. Vì vậy mà tôi đứng né ra đây”.

Ribhu hỏi: “Người nào là vua?

Và người nào không phải là vua?

Anh chỉ giùm cho tôi, vì coi bộ anh thông thạo lắm”.

Nidagha đáp: “Người ngồi trên lưng con voi to lớn kia, hiên ngang như ngọn núi,

Người đó là vua. Còn những người khác là bọn tuỳ tùng”.

Ribhu bảo: “Anh nói tới hai “người”, ông vua và con voi.

Mà không chỉ cho tôi cách phân biệt được người này với người khác;

Tôi muốn biết ai đâu là vua, ai đâu là voi”.

Nidagha đáp: “Voi ở dưới, Vua cưỡi lên lưng voi;

Ai mà chẳng biết rõ kẻ cưỡi và kẻ bị cưỡi, kẻ nào ở trên, kẻ nào ở dưới”

Ribhu bảo: “Vậy xin anh chỉ cho tôi biết

Nghĩa của những tiếng ở dướiở trên”.

Tức thì Nidagha nhảy ngay lên lưng Guru[23] và bảo:

“Đây, nghĩa những tiếng ấy như vầy:

Tôi cưỡi ở trên như nhà vua đây nè, còn thầy ở dưới như con voi đấy

Thí dụ như vậy để cho thầy hiểu”.

Ribhu bảo: “Ừ thì cho rằng anh ở địa vị nhà vua, còn tôi ở địa vị con voi,

Nhưng anh cho tôi biết thêm điều này nữa: hai chúng ta đây, ai là anh, ai là tôi?”

Tức thì Nidagha vội tụt xuống, cúi rạp xuống ôm hôn chân Ribhu, bảo:

“Bẩm chính thần là Ribhu, tôn sư của con…

Nghe thầy nói, con hiểu rằng chính thầy, Guru của con đã tới”.

Ribhu bảo: “Phải, ta tới để giảng cho con bài học đó,

Vì con nhiệt tâm hầu hạ ta.

Ta tên là Ribhu, ta lại đây tìm con,

Và đã vắn tắt chỉ cho con,

Cái tâm điểm của chân lí tối cao này: hoàn toàn không có nhị nguyên tính[24].

Nói xong, Guru Ribhu biến mất.

Từ đó, Nidagha, nhờ cách giảng dạy tượng trưng đó mà chăm chú tìm hiểu sự Vô nhị nguyên.

Từ đó ông ta không phân biệt vạn vật với ông ta nữa.

Và ông ta thành một Brahman. Và đạt được vĩnh phúc.

Chúng ta thấy một thuyết rất “kim thời”[25] về vũ trụ trong những Purana và những sách tương tự ở thời Trung cổ Ấn; nhưng có sự Sáng tạo ra vũ trụ: vũ trụ luôn luôn biến hoá, tan ra, sinh trưởng rồi suy tàn, như cây cỏ, cơ thể, hết chu kì này tới chu kì khác. Brahma – đúng hơn là Prajapati, vì các sách gọi Đức Sáng tạo là Prajapati – là năng lực vô hình nó giữ cho sự chuyển biến đó xảy ra bất tuyệt. Nếu vũ trụ có khởi nguyên thì chúng ta không biết khởi nguyên đó ra sao; các Purana bảo có thể Brahma đã đẻ ra vũ trụ, như gà đẻ trứng, rồi ngồi lên vũ trụ để ấp cho nó nở; có thể vũ trụ này chỉ là hậu quả một sự lầm lẫn hoặc một trò đùa của Hoá công. Trong lịch sử thế giới, mỗi chu kì hay kalpa (kiếp) chia làm ngàn mahayuga hay thời vận, mỗi thời vận 4.320.000 năm; rồi mỗi mahayuga lại gồm bốn yuga hay thời đại, trong đó nhân loại cứ mỗi ngày mỗi suy. Trong mahayuga chúng ta sống đây, đã qua ba yuga, tức 3.888.888 năm rồi; thời đại chúng ta là yuga cuối cùng, gọi là kaliyuga, thời đại khốn khổ, mà chỉ mới qua được 5.035 năm trong thời đại đó, còn phải qua 426.965 năm nữa mới hết[26]. Lúc đó là tới đúng hạn chết của thế giới và Brahma sẽ bắt đầu một “ngày mới của Brahma”, nghĩa là bắt đầu chu kì kalpa mới là 4.320 triệu năm nữa. Trong mỗi chu kì, thế giới biến hoá theo những phương tiện và một cách thức tự nhiên, rồi suy vi cũng theo những phương tiện và một cách thức tự nhiên; sự huỷ diệt của toàn thể vũ trụ cũng chắc chắn như cái chết của con chuột, chứ không quan trọng gì hơn, trong con mắt của triết gia. Vũ trụ được tạo ra không phải để đạt tới mục đích, cứu cánh nào hết; không có gì là “tiến bộ”, chỉ là một sự lặp đi lặp lại hoài không khi nào dứt.

Trong những thời vậnthời đại đó, hằng tỉ năm đã qua, loài này chuyển sinh qua loài khác, kiếp này qua kiếp khác, vật này qua vật khác, cứ vãng lai như vậy đến chán ngấy. Sự thực một cá thể không phải là một cá thể, chỉ là một cái khoen trong cái dây xích sinh sinh, một trang của lịch sử một linh hồn; một loài nào đó không có một thực thể riêng biệt, vì linh hồn của các bông hoa, các sâu bọ kia, kiếp trước hoặc kiếp sau này có thể là linh hồn của con người; cả cái “sinh” chỉ là nhất thể. Một người nào đó chỉ có một phần là người thôi, một phần khác là loài vật; có những mảnh, những âm vang của những kiếp trước còn lưu lại trong kiếp này và làm cho người đó gần với con thú hơn là gần với nhà hiền triết. Loài người chỉ là một phần của vũ trụ, không phải là trung tâm, là chủ của vũ trụ, một đời người hay vật chỉ là một phần của trọn đời một linh hồn; hình thức nào cũng là tạm thời hết. Chỉ cái thực thểtiếp nối hoài và duy nhất. Một linh hồn phải trải qua biết bao nhiêu lần đầu thai, cũng như một đời người có biết bao nhiêu ngày, mỗi lần đầu thai của linh hồn có thể là một tấn bộ hoặc một suy đồi, cũng như trong đời có ngày tốt, ngày xấu. Một đời người ngắn ngủi như vậy, trong cái dòng “sinh” dằng dặt kia, làm sao có thể chứa tất cả lịch sử một linh hồn mà bảo rằng hễ làm điều thiện thì linh hồn được thưởng, làm điều ác thì linh hồn bị phạt? Mà nếu linh hồn đã bất diệt thì làm sao có thể nghĩ rằng số phận nó sau này tuỳ thuộc một đời người ngắn ngủi như vậy được?[27]

Người Ấn bảo muốn hiểu được đời sống thì có cách là nhận rằng mỗi kiếp người chịu hậu quả của những hành vi các kiếp trước. Không một hành vi lớn hoặc nhỏ, tốt hoặc xấu nào mà không tác động tới kiếp sau, mỗi cử chỉ đều có hậu quả của nó. Đó là luật karma, luật quả báo trong thế giới tâm linh; nó là luật tối thượng mà cũng ghê gớm nhất. Một người mà làm điều thiện tránh điều ác thì một đời người đó chưa đủ để thưởng công cho người đó; phần thưởng sẽ chia ra làm nhiều kiếp sau này của người đó, và nếu trong những kiếp này cũng vẫn tiếp tục làm điều thiện thì sẽ được hưởng những địa vị mỗi ngày mỗi cao, được hưởng phúc mỗi ngày mỗi nhiều; trái lại nếu làm nhiều điều ác thì có thể sẽ phải đầu thai làm hạng tiện dân, làm chồn, làm chó[28]. Luật karma đó, cũng như luật Moira, tức định mạng, của người Hi Lạp, chẳng những người mà ngay cả thần linh cũng không thể chống nó được, cái mà các nhà thần học gọi là ý chí của thần linh, chính là cái mà người Ấn gọi là karma. Nhưng karma khác với số phận, vì nói tới số phận tức là nhận rằng con người không làm sao thay đổi số phận của mình được, các thần linh đã bắt sao phải chịu vậy; còn theo luật karma (nếu chúng ta coi tất cả những kiếp nối tiếp nhau chỉ là một kiếp duy nhất) thì chính chúng ta làm chủ, tạo ra cái nghiệp của ta. Thiên đường, Địa ngục đều không thể làm dứt cái tác động của karma được; hoặc làm ngưng cái chuỗi sinh sinh tử tử được; sau khi thể xác chết rồi, linh hồn có thể phải xuống Địa ngục để chịu một hình phạt nào đó hoặc lên Thiên đường để hưởng một phần thưởng nào đó; nhưng không có linh hồn nào bị đày hoài dưới Địa ngục và rất ít linh hồn được ở hoài trên Thiên đường; hầu hết các linh hồn đều qua cảnh Địa ngục và Thiên đường rồi sớm muộn gì lại trở về cõi trần để sống nốt cái karma của mình trong những kiếp đầu thai khác[29].

Về phương diện sinh lí, thuyết đó đúng một phần lớn. Chúng tahậu thân của tổ tiên chúng ta và con cháu chúng ta sẽ là hậu thân của chúng ta; mà những tật của cha có thể di truyền lại cho con cháu, có khi tới mấy đời (mặc dầu không luôn luôn như vậy như một số người lạc hậu nghĩ lầm). Người Ấn đã khéo đặt ra huyền thoại karma để khuyến thiện trừng ác, làm cho cái thú tính con người giảm đi, bớt chém giết nhau, ăn cắp, làm biếng, hoặc bớt keo kiệt khi cúng dường các thầy tu; hơn nữa, nó cho ta một ý niệm vạn vật nhất thể, làm cho con người phải giữ bổn phận luân lí suốt đời, mà luân lí có được một khu vực áp dụng rộng hơn nhiều, hợp lí hơn nhiều, không nền văn minh nào khác sánh kịp được. Có những người Ấn chân chính rán hết sức không làm thương tổn sinh mạng của một con sâu, cái kiến; “cả những người chỉ hơi có tinh thần đạo đức thôi cũng coi các loài vật như bầy em khốn khổ hơn mình chứ không coi là những loài ti tiện mà mình là chúa tể”. Luật karma lại là một triết lí giảng được vài nét trong đời sống Ấn Độ có vẻ khó hiểu hoặc bất công. Những bất bình đẳng bất tuyệt giữa con người với nhau có vẻ như thách thức những nguyện vọng bình đẳngcông bằng của chúng ta; tất cả mọi hình thức của cái ác nó phủ lên thế giới một màn hắc ám, nhuộm đỏ lịch sử của nhân loại, tất cả những nỗi đau khổ nó đeo đẳng con người từ lúc sơ sinh cho tới lúc tắt thở, tất cả những cái đó, người Ấn nào đã tin karma thì cho là rất dễ hiểu; những đau khổ, những bất công đó, sự cách biệt giữa kẻ ngu đần và bậc thiên tài, kẻ nghèo hèn và kẻ giàu sang là cái “quả” của những kiếp trước, là hậu quả không sao tránh được của một cái luật mà nếu đem ra áp dụng vào một kiếp người, vào một quãng thời gian thôi thì có vẻ bất công, nhưng nếu áp dụng vào hết thảy các kiếp, cho tới cùng thì lại hoàn toàn công bằng[30].

Luật karma là một trong những sáng kiến của loài người để rán kiên nhẫn chịu những đau khổ trong đời và giữ được một chút hy vọng. Đa số các tôn giáo đều muốn làm tròn cái nhiệm vụ giảng nguyên nhân sự khổ và tìm cách khuyên tín đồ nếu không vui vẻ thì ít nhất cũng nên an phận, lặng lẽ nhận nó, đừng than thở. Vấn đề làm cho mọi người thắc mắc là tại sao con người lại phải khổ, nhất là những người chăm chỉ, hiền lương không đáng khổ mà phải chịu khổ, và ta phải nhận rằng nhờ Ấn giáo cho sự đau khổ có một ý nghĩa, một giá trị, mà bi kịch của nhân loại hoá ra bớt chua chát. Trong thần học Ấn Độ, linh hồn ít nhất cũng được điều an ủi này, ít nhất mình cũng chỉ phải chịu cái “quả” của cái nhân chính mình gây ra; và nếu ta tin thuyết luân hồi thì ta chịu được nỗi khổ, coi nó là một hình phạt nhất thời, mà hi vọng điều thiện ta làm một ngày kia thế nào cũng được thưởng một cách chắc chắn.

Nhưng sự thực người Ấn không chấp nhận hẳn vấn đề đời sống đó, dù đời sống miên trường theo luật luân hồi. Sống trong một khí hậu nóng nực, bực bội, thấy quốc gia lệ thuộc ngoại nhân, chính mình bị bóc lột về kinh tế, họ muốn coi đời là một hình phạt nghiêm khắc hơn là một cảnh vui vẻ, hưởng phần thưởng của kiếp trước. Các kinh Vedatinh thần lạc quan của một dân tộc bạo dạn, từ phương Bắc xuống; năm thế kỉ sau, Phật Tổ đã phủ nhận giá trị của đời sống; rồi lại năm thế kỉ sau nữa, tác giả các bộ Purana có một thái độ bi quan mà phương Tây không hề có, trừ những lúc họ khủng hoảng nhất, nghi ngờ hết thảy[31].

Phương Đông trước khi bị ảnh hưởng cuộc cách mạng kĩ nghệ, không làm sau hiểu được tinh thần quá ham sống của phương Tây; thấy chúng ta hăm hở hoạt động về kinh tế, tham lam vô độ, tìm mọi cách làm việc cho mau, cho bớt mệt, mỗi ngày muốn tiến bộ hơn, họ cho chúng ta là nông cạn, ngây thơ; họ không thể hiểu cái tinh thần của chúng ta là tránh nhìn thẳng vào cái quan trọng nhất mà nhìn đắm vào cái ngoại diện của sự vật; cũng như phương Tây chúng ta không hiểu được sự thâm thuý của thái độ thản nhiên bất động, “đình trệ”, “tuyệt vọng” của họ. Một bên là nhiệt tâm, một bên là lãnh tâm, làm sao hiểu được nhau.

Yama hỏi Yudishthira: “Trên đời có cái gì lạ lùng nhất?”, và Yudishthira đáp: “Lạ lùng nhất là người nào cũng biết rằng mình sẽ chết, vậy mà vẫn tiếp tục lăng xăng làm cái này cái nọ y như thể mình trường sinh bất tử”[32]. Trong anh hùng ca Mahabharata có câu: “Loài người đau khổ về cảnh chết, già thì suy nhược. Đêm tới rồi đi, đi luôn, không bao giờ lỡ hẹn. Khi biết rằng cái chết không khi nào ngừng một lúc thì tôi còn dùng cái tri thức làm gì đâu?”. Và trong anh hùng ca Ramayana, Sita đã trung tín, tận tuỵ với chồng trong mọi cảnh cám dỗ, gian nan, chỉ xin được mỗi một phần thưởng này, là chết:

Con đã giữ hết đạo với chồng,

Con xin được trút cái gánh nặng của đời, ôi Mẹ Đất của con ơi!

Vậy rốt cuộc, người Ấn mộ đạo chỉ cầu được sự giải thoátmokshagiải thoát khỏi lòng dục rồi giải thoát khỏi vòng sinh tử. Cảnh Niết Bàn có người hiểu là giải thoát khỏi lòng dục, có kẻ hiểu là giải thoát khỏi vòng sinh tử, nhưng phải giải thoát cả hai thì mới thật hoàn toàn. Hiền triết Bhartri-Hari giảng hình thức thứ nhất như sau:

Trên cõi trần này, cái gì cũng làm cho ta sợ, muốn hết sợ thì chỉ có cách là trút bỏ hết các ước vọng… Xưa kia tôi thấy ngày dài quá mà lòng tôi đau khổ vô cùng vì tôi mong được sung sướng như bọn giàu có; vậy mà chính thời đó tôi lại thấy ngày ngắn quá vì tôi không thoả mãn được hết thị dục của tôi. Nhưng bây giờ, thành triết nhân rồi, tôi ngồi trên phiến đá lạnh trong hang, giữa rừng núi, nhiều khi nhớ lại cuộc đời thời trước của tôi mà bật lên tiếng cười.

Còn Thánh Gandhi thì nghĩ tới hình thức giải thoát thứ nhì, ngài bảo: “Tôi không muốn tái sinh”. Nguyện vọng lớn nhất của người Ấn là thoát vòng luân hồi, khỏi phải đầu thai vào một kiếp khác. Vĩnh phúc của con người không do đức tin, cũng không do những việc từ thiện, mà chỉ do sự quên cái “ngã” của mình đi, quên thật lâu chứ không phải trong chốc lát, không cố ý, không vị lợi, tự nhiên nhi nhiên mà cho cái tiểu ngã tan hoà vào trong cái Đại Ngã, tới mức cái tiểu ngã mất hẳn đi và do đó không còn tái sinh nữa. Thế là cái địa ngục của cá thể tới được cái bến Thiên đường của toàn thể, hoàn toàn nhập vào trong cái Brahman[33], nó là sức mạnhlinh hồn của vũ trụ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14315)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14576)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11853)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14373)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13284)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14653)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12649)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25280)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27912)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26384)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17247)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16536)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15932)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22163)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17144)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24949)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 22005)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19087)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16179)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21733)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16799)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14676)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16723)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25042)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18793)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21202)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14783)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14380)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16628)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18021)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12938)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14953)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12731)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13899)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14620)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28057)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27230)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14358)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20998)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14675)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24212)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28720)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14745)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13307)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16470)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27271)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12024)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16081)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21521)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12385)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant