Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

01. Con ngỗng trời vàng

23 Tháng Mười 201200:00(Xem: 6264)
01. Con ngỗng trời vàng

THANH GƯƠM BA-LA-MẬT
Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Con ngỗng trời vàng


Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng. Đây là ngôi làng, là cố hương, là tổ ấm cho muôn chim đủ loại, đủ sắc màu làm nơi tụ hội, hát ca, reo vui, hoặc ái ân tình tự...

Chủ nhân của cây đại thọ là vị thần có râu trắng, hỷ xả, nhiều từ tâm. Ngài đón nhận muôn chim như cháu ngoại, như con cưng hoặc như bằng hữu.

Lâu lâu, vị Thọ Thần lại xuất hiện, như tiên ông trong truyện cổ tích, cầm chiếc gậy mây và nở nụ cười, nói chuyện vui với chúng hoặc vài lời dạy bảo khôn ngoan của bậc già cả.

Lâu lâu, vị Thọ Thần râu trắng lại rướm nước mắt vì bùi ngùi thương tiếc: con chim hoàng oanh kia bị sa lưới mất rồi, con sáo sậu nọ bị lú bùa mê nên chúng bắt. Chứng kiến sự chết chóc do tai nạn, do bị ăn thịt, do bị nhốt trong chốn ngục tù vàng son thường đau xót hơn là chết do bệnh tật hay già yếu. Sau mỗi lần như thế, vị Thọ Thần lại khuyên muôn chim nên sống đời yểm ly đô thị, làng mạc, nơi có loài người. Ôi! Cái loài người kia tâm địa thật khó lường! Sự độc ác, gian xảoquỷ quyệt của chúng còn ngàn lần ghê gớm hơn cọp beo hay chồn cáo.

Tuy thế, chỉ chừng mực nào thôi. Đã nhiều lần, vị Thọ Thần đành phải xuôi tay bất lực, trơ mắt nhìn định luật nhân quả nghiệp báo lạnh lùng!

Đã ngàn năm rồi, vị Thọ Thần cùng cây đại thọ chứng kiến sự thịnh suy, còn mất, thời gian, sự tàn lụi, tử vong, đến rồi đi, đi rồi đến... Cảm thán, vị Thọ Thần bước lên đầu cây, thốt lên một bài ca chưa từng được nghe:

“Ôi! Vĩ đại thay là sự vô thường của ngươi!

Ôi! Kinh khiếp thay là sự rỗng không của ngươi!

Ôi! Khó kham nhẫn thay là trò ảo hóa, ma mị, lá vàng, lá xanh cùng tử vong bên trong mầm sự sống!

Ta đưa cao ngọn cờ munja! Ta sẽ chiến thắng ngươi với trò chơi yểm ly trần thế.

Đời sống của ta: không thỏa hiệp

Vinh quang của ta: trăng gió giữa bầu khuya!

Niềm vui của ta là sự tĩnh an, ngơi nghỉ của linh hồn!

Niềm yêu thương của ta là sự sống đang trôi chảy đến muôn cùng!

Ta không biết nhận về, chỉ biết cho đi!

Thịnh suy, còn mất ta chưa hề sợ hãi!

Chỉ xót xa sinh chúng nhỏ nhoi này!

Chỉ xót xa mật ngọt thấm đầy môi!”

Hôm kia, vào mùa xuân, một con Ngỗng Trời Vàng xuất hiện. Chưa bao giờ vị Thọ Thần thấy được một con chim đẹp như thế! Những chiếc lông vàng óng ả như được dát bằng một loại vàng ròng tinh chất, lại lóng lánh phản chiếu những giọt sương mai, túa ra những tia tía hồng rực rỡ.

Vị Thọ Thần chiêm ngưỡng một hồi rồi bước ra với chiếc gậy mây, nụ cười hỷ xả làm rung rinh hàm râu tuyết bạch:

- Chào bạn Ngỗng Trời Vàng thân mến! Ta là Thọ Thần tại vương quốc này. Bạn xuất hiện như phép lạ. Chiếc y vàng nơi thân bạn thật là rực rỡtuyệt diệu xiết bao! Chẳng hay bạn từ quê hương nào mà đến đây?

Con Ngỗng Trời Vàng vươn cao chiếc cổ tua vàng vương giả, thò cái mỏ dát son lấm tấm những hạt ngọc nâu tươi, cất giọng như pha lê reo giữa trời mưa:

- Kính chào vị tiên ông Thọ Thần khả kính! Tôi từ dãy Tuyết Sơn hùng vĩ giáng lâm, sau ngôi rừng của những ẩn giả bện tóc hiền thiện. Chẳng hay ngài có điều gì cần dạy bảo chăng?

- Không dám! Ta chỉ hiếu kỳ, ngạc nhiênthích thú thôi. Thấy được bộ lông vàng óng trên thân bạn, ta hoan hỷ vô cùng. Bộ lông vàng óng hy hữu kia, không phải không có nhân duyên, chắc hẳn nó phải được sinh ra từ lòng phước báu nào trong quá khứ? Bạn có nhớ là do nhân gì, duyên gì mà bạn được hưởng phước tướng mỹ miều, sang cả như vậy không?

Ngỗng Trời Vàng hốt nhiên như trầm tư, như nhập định, như cúi nhìn vào vùng mịt mù, dày sâu của ký ức tiền kiếp:

- Thưa ngài, thưa tiên sinh! Ngỗng Trời Vàng mở choáng mắt ra - May mắn làm sao là tôi còn nhớ, còn biết! Ngỗng Trời Vàng sửa sang lại dáng đứng để bắt đầu cuộc nói chuyện lâu - Trước đây, một kiếp tức thì thôi, như mới ngày hôm qua, như vừa một cái chớp mắt, tôi sinh ra trong một gia đình tiện dân nghèo khổ. Đến tuổi trưởng thành, tôi lấy vợ rồi sinh được ba con. Chúng đều là gái. Khi có vợ, có con, tôi tần tảo làm ăn, mong cho chúng có được manh áo lành, bữa cơm no bụng. Nhưng mà khổ thay! Suốt đời chúng tôi cứ mãi ăn gạo có trấu, ăn tấm có mùi chua. Và áo quần thì vá đùm, vá chụp, chẳng có cái nào lành lặn. Vì sự đòi hỏi cấp thiết của đời sống nên đôi khi tôi phải bán rẻ một chút linh hồn. Tôi sinh ra nhỏ mọn, giật giành. Bị chi phối bởi sân nhuếxan tham, tôi đã làm một vài việc bất thiện. Tuy vậy, tự sâu xa tâm hồn, tôi vẫn là con người hiền lương, vô hại. Cái đó lên án tôi, và bắt tôi quay về với lẽ phải, với đạo đức chung chung giữa người đời với nhau...

Ngỗng Trời Vàng ngước nhìn vị Thọ Thần với tia mắt như thoáng có bóng tối:

- Thưa Ngài, đời tôi như vậy đó, chẳng có công đức nào, chẳng có phước sự gì. Tâm trí ù lì, đần độn mãi bởi cái ăn, cái mặc, ít khi mà cõi lòng được nhẹ nhàng, khoảng khoát như mây trắng, như không rộng trời cao! Tâm trí tôi cho đến lúc lâm chung là cái trì trệ, nặng nề, tối đen, hôn ám... Ngỗng Trời Vàng lại lắc đầu - có sáng sủa nào đâu, có an lạc nào đâu? Thế là si mê kéo tôi đi, sinh ra cái thân súc vật chẳng tốt đẹp gì!

Ngỗng Trời Vàng nói xong, thở ra, đôi mắt lờ mờ như sương ướt. Vị Thọ Thần thông cảm hoàn cảnh của Ngỗng Trời Vàng, yên lặng, một lát sau mới gật đầu:

- Nhân quả là vậy, bạn ạ! Ta không thể trách ai được. Phải thấy rõ nhân quả để sống được an lạc, hạnh phúc hơn. Nhân quảngọn đèn soi sáng, là chỗ nương tựa cho đời mình. Nhưng trong cái nghiệp chung vẫn có cái nghiệp riêng. Cũng là thân chim, nhưng thân chim như bạn cũng thảnh thơian lạc như kiếp Thọ Thần, như tôi, chẳng khác mấy. Cái quả ấy là do nhờ bạn đã chu toàn nghĩa vụ gia đình, lo cho vợ, cho con, hy sinh bản thân mình vì ấm no của kẻ khác. Bạn có thấy cái riêng đó không? Ngoài ra, bạn lại có cái riêng khác nữa, cái riêng trỗi vượt. Cái riêng này chắc hẳn phải do một việc làm hy hữu, một công đức hy hữu tạo thành. Chiếc y vàng vương giả, diễm lệ nơi thân bạn không phải là không có nhân duyên vậy.

Ngỗng Trời Vàng sực nhớ lại:

- Cái đó thì có, tôi nhớ rồi. Ngày kia, tôi lên rừng kiếm củi độ nhật. Trên đường về, qua suối, tôi gặp một người. Ôi, sao trên đời lại có kẻ khổ sở đến thế? Tôi đã khổ, đã ốm o gầy mòn, da trơ xương mà kẻ kia còn khổ hơn! Tôi còn được chiếc áo rách, vị kia lại mặc bằng lá, bằng vỏ cây. Tôi bèn dừng lại và hỏi: “Này người ơi! Sao người khổ đến thế? Đừng nói đến cơm trấu và tấm chua, ngay đến nước vo gạo để uống cầm hơi, có lẽ người cũng chẳng có? Đừng nói đến chuyện áo rách, áo lành, cái lá cây, vỏ cây kia cũng đã tơi tả! Người chẳng có họ hàng, bà con quyến thuộc gì cả hay sao?” Khi nghe tôi nói thế, vị kia ngước lên nhìn tôi với đôi mắt hiền từ và đầy thương hại. Vị ấy nói: “Này người tiều phu tốt bụng! Nghèo đói cơ hàn là bạn của bậc ẩn sĩ. Chiếc áo vỏ cây là áo giáp thiện hạnh ngăn che sự xâm phạm độc hại của ác uế ngũ trần. Bà con quyến thuộc của ta là vô tham, vô sân, tàm, quý và từ bi hỷ xả. Như vậy, đời sống của ta đã quá đủ đầy, đã quá an lạc. Sao ngươi với gánh củi trên vai, với gánh vợ con trên lưng, lại thương xót ta là người đã buông hết mọi gánh nặng, là người đang sống đời hạnh phúc của các bậc đại tiên?

Ngỗng Trời Vàng nghĩ lấy hơi rồi tiếp:

- Lời nói của vị kia chắc hẳn là hay lắm, nhưng tôi không hiểu hết ý nghĩa. Trên đường về nhà, nghe có gió lạnh, biết rằng mùa đông đã đến, nếu không có tấm vải nào, vị kia làm sao chống nổi với rét buốt giữa rừng già? Nghĩ vậy, động mối từ tâm, giấu vợ, giấu con, tôi mở rương lấy một tấm vải vàng. Đây là tấm vải bó tử thi mà tôi lượm được nơi nghĩa địa, đã giặt giũ sạch sẽ. Tấm vải không quý với ai, nhưng quý với tôi. Thế là tôi chạy lên rừng, tìm kiếm người đói rách, thân tặng tấm vải đến con người đó với tất cả tấm lòng thương xót của mình. Sau này, nghe người ta nói, vị ấy là một nhà tu khổ hạnh, một Sa-môn hay một vị Độc Giác Phật gì đó!

Vị Thọ Thần gật đầu:

- Đúng vậy, chính đó là nhân, là duyên cho bộ lông hoàng kim nơi thân bạn. Cái quả trổ sanh của nó còn vạn lần vi diệu hơn nữa kia. Rồi bạn sẽ được nương tựa dài lâu. Ta thành thật chúc mừng cho bạn vậy.

Vị Thọ Thần chợt nhìn Ngỗng Trời Vàng rồi với giọng thiết tha:

- Như là bổn phận của một lão niên, như là kinh nghiệm của người đã sống quá nhiều, quá lâu, đã chứng kiến không biết cơ man nào là chuyện trong đời sống bất trắc và bấp bênh này, ta có một vài lời khuyên, hỡi bạn Ngỗng Trời Vàng thân mến!

- Ngài cứ nói - Ngỗng Trời Vàng cúi đầu tỏ vẻ trân trọng, tín nhận - chắc hẳn đấy là những lời dạy bảo đầy khôn ngoan và sáng suốt.

- Không dám đâu! Ta chỉ muốn nói lên sự thực thôi. Là bộ lông hoàng kim của bạn, nó đẹp quá, nó quý quá nên dễ đưa đến tai họa. Vậy thì bắt đầu từ ngày hôm nay, bạn chớ có khinh suất mà đi đến đô thị, làng mạc, ruộng đồng, nghĩa là nơi có loài người. Thấy được bộ lông hoàng kim của bạn, họ sẽ phát tâm tham muốn. Họ sẽ bắt, sẽ bắn, sẽ đặt bẫy. Dẫu bạn có biết trước, có khôn ngoan cách mấy cũng không qua được sự ma mảnh, quỷ quyệt của loài người. Và như thế, tính mạng của bạn sẽ bị đe dọa thường xuyên, nguy cơ bị rình rập ở mọi nơi, mọi chỗ. Bạn hãy suy nghiệm kỹ về điều đó.

Ngỗng Trời Vàng thở dài.

- Chí lýchân tình thay là những lời khuyên tốt. Nhưng biết làm thế nào bây giờ? Ở chốn loài người, tôi còn vợ và ba con. Có tôi, chúng sẽ đỡ khổ một phần. Không có tôi, từ lâu chắc chúng phải đi ở thuê, ở mướn, làm việc cực nhọc với nước mắt và đòn vọt. Biết là hiểm họa sẽ đến, nhưng tôi không thể từ bỏ ý định về thăm chúng được.

Vị Thọ Thần thương hại nói:

- Thương vợ, thương con là những tình cảm tốt đẹp. Nhưng ái niệm thái quá lại sinh thêm phiền não, đau khổ cho mình. Bạn đã trút bỏ hết bổn phận nơi cõi người cùng với thân xác và hơi thở của bạn rồi. Bây giờ là nghiệp khác, đời sống khác, bổn phận khác. Hãy nghe lời khuyên của ta mà ở đây hoặc trở lại rừng sâu, nơi chỗ của những ẩn sĩ bện tóc hiền thiện tại Tuyết Sơn. Như thế, bạn sẽ được an lành như trong ngôi nhà của mẹ.

Ngỗng Trời Vàng vẫn lắc đầu:

- Biết là lời khuyên chí tình, chí thiết nhưng tôi vẫn không thể nghe theo. Tôi an tâm mà sống đời ẩn sĩ sao được, khi vợ con tôi đang nai lưng làm trâu ngựa cho người, sống đời tối tăm, cơ cực. Tôi phải về làng để tìm cách giúp đỡ họ thôi.

Vị Thọ Thần với tâm của mình biết tâm của chúng sanh, biết nghiệp sẽ đến như thế nào cho con Ngỗng Trời Vàng này. Nhưng mọi lời khuyên đã như sương trượt đầu lông. Ngài chợt đứng cao mười tầm thốt nốt giữa hư không, cất lời ca hòa lẫn với mây ngàn cùng với gió núi:

“- Hỡi đàn chim bay về phương nam! Ngươi đã biết phương kia trời nắng ấm!

Hỡi đàn chim bay về phương bắc! Ngươi biết rằng nơi ấy tuyết lạnh đã tan đi!

Thế nhưng vẫn có kẻ ra đi trong tăm tối, chẳng biết hướng đến là đâu, chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra!

Trái chín phải đợi tiết, hoa nở phải đợi thời.

Vậy này bạn vàng yêu quý! Hãy thôi đi sự cứu độ vô vọng! Cát bụi quá nhiều làm sao thấy được tấm lòng tốt đẹp của nhau? Đêm đen quá sâu, làm sao chỉ lối dò đường bằng ngọn đèn quá mọn? Đôi tay của chút ít phước báu chẳng thể ngăn nổi dòng sông nghiệp lực? Cõi loài người gian ácphản trắc kia sẽ vặt trụi lông cánh của bạn mất thôi!”

Ngỗng Trời Vàng cúi đầu lắng tai nghe với nước mắt, nhưng tâm ái luyến vợ con quá nặng, đành phải lắc đầu từ chối.

Vị Thọ Thần bùi ngùi nói lời cuối cùng:

- Nơi khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng yên tĩnh, nơi vương quốc hòa bình này, có ta, luôn mong ngóng sự trở về của bạn. Không những bạn trở về với lông cánh trần trụi, cho chí nhưng vết thương đau cả thể xác lẫn tâm hồn, gốc đại thọ bồ-đề này muôn đời vẫn là tổ ấm của chúng ta.

Ngỗng Trời Vàng cúi đầu như tri ân vị Thọ Thần rồi từ giã. Vị Thọ Thần nhìn theo bóng chim mất hút cuối phương trời xa, nhòa lệ ...

Ngỗng Trời Vàng sau khi chia tay với vị Thọ Thần, đêm đi, ngày nghỉ. Với đôi cánh vàng rực rỡ lướt qua hư không, sợ sự dòm ngó của loài người, nên chim bay rất chậm vào ban đêm, ngày thì ẩn trong những lùm cây rậm rạp. Lâu ngày chầy tháng cũng về đến ngoại ô thành Ba-la-nại.

Đúng như dự đoán của Ngỗng Trời Vàng, sau khi nó mất, vợ và ba con phải đi ở thuê cho một hào phú cay nghiệt, ăn cơm với gạo tấm chua, mặc áo quần thô ráp như da vỏ cây; lại còn phải chịu sự chửi mắng, đánh đập thường xuyên nữa. Dẫu có thương vợ, thương con cũng chỉ còn biết sa nước mắt. Chim ẩn mình kín đáo trong lùm cây đại thọ đầu làng, tìm cơ hội để giúp đỡ họ.

Trong sương mờ đầu xuân, trên quan lộ, dưới tầm mắt của chim chợt xuất hiện những chiếc xe ngựa sang trọng. Con trai, con gái trang sức những chiếc lông trên áo, trên mũ, điểm xuyết là những đóa hoa thắm tươi.

Ngỗng Trời Vàng nghĩ thầm:

“- Ôi! Những vật trang sức xấu xí kia thì có gì đáng để hãnh diện? Nếu như chúng mà có được những chiếc lông hoàng kim của ta thì chúng sẽ còn đẹp hơn, trẻ trung hơn, sang trọng hơn. Sao ta không giúp vợ con ta mỗi ngày một chiếc lông để chúng bán cho người ta làm vật trang sức tối thượng?”.

Trời cũng dễ chìu lòng người, chỉ lát sau là vợ và con nó xuất hiện với cày, với cuốc trên vai. Đợi họ đến gần, Ngỗng Trời Vàng bèn nói vào tai họ bằng âm thanh của vị thần khuất mặt:

- Hỡi những kẻ cùng khổ đáng thương! Ta không nỡ thấy các ngươi sống đời nô lệ bần hàn. Vậy mỗi buổi sáng, hãy đến đây, đứng xa dưới cội cây, ta sẽ ban cho các ngươi bổng lộc của cõi trời.

Người nữ tiện dân già cùng ba con nghe tiếng chứ không thấy người, bỏ cuốc, bỏ cày, chấp tay hướng đến gốc cây vái lia lịa:

- Vị Thọ Thần, ngài ở đâu? Đây là lời hứa chắc thật cho những kẻ tội nghiệp chúng con?

Không có ai đáp lại. Bỗng, một vật vàng sáng vọt ra từ lùm cây, rơi xuống trước mặt họ. Cả bốn người đồng sửng sốt. Đấy là một chiếc lông to bằng vàng mười láng mịn đang lóng lánh dưới mặt trời. Chẳng phải là giấc mơ, chẳng phải mắt họ quáng mờ, sự thực đang nằm ở tầm tay họ đây!

Các cô con gái đồng xôn xao:

- Không biết nặng bao nhiêu ma-sa-ka?

- Có lẽ hơn trăm ma-sa-ka?

Người nữ tiện dân già nói với ba con rằng:

- Nếu bán làm vật trang sức cho hạng dân dã thì nó chỉ là chiếc lông đẹp, không hơn không kém. Nếu bán tại tiệm kim hoàn thì giá trị chỉ đo đếm bằng phân, bằng lạng. Muốn được giá cao nhất, hãy bán cho các vị tiểu thư, các bà công nương, mệnh phụ. Khi mà chiếc lông vàng đã tôn sắc đẹp của họ lên, và chắc hẳn như vậy, họ sẽ quẳng cho ta cả nắm vàng không thương tiếc. Tiền bạc đối với kẻ giàu sang, quý phái, ăn không ở rỗi ấy thì có nghĩa lý gì!

Thế là bỏ cày, bỏ cuốc, với chiếc lông vàng, họ đi vào thành phố, quay lưng với Thọ Thần không một lời cảm ơn. Ngỗng Trời Vàng hân hoan nhìn theo họ, nghĩ tốt rằng: “Vì vui mừng quá, khi đi, họ quên chào, cũng là sự thường!”.

Ngày hôm sau, tiếng con Ngỗng Trời Vàng lại vẳng đến tai họ:

- Các ngươi đã khôn ngoan nên bán được giá mà không bị các ông chủ tiệm vàng lường gạt, không bị bọn trọc phú dè bỉu, ỉ ôi! Bây giờ hãy nhận thêm một chiếc lông nữa, bán cho bà công chúa giàu sang với chiếc xe bốn ngựa lộng lẫy sắp đi qua đây. Cộng với số tiền hôm qua, các ngươi hãy mua cho mình những bộ quần áo lành lặn, và ăn những bữa cơm trắng có thịt, có rau.

Thế rồi, một chiếc lông vàng chóe nữa vọt ra. Chốc sau, quả nhiên có chiếc xe bốn ngựa với bà công chúa sang trọng đi qua. Sau khi ngắm kỹ chiếc lông vàng trân quý, bà công chúa sai thị nữ quẳng cho họ một nắm tiền vàng, lại còn ân cần dặn rằng:

- Đây là vật trang sức chỉ để dành riêng cho người hoàng gia, chính bọn giai cấp quý tộc cũng không xứng đáng dùng. Hỡi bọn tiện dân nghèo khổ kia! Ta là công chúa con vua nước Ma-kiệt-đà, ta không tiếc tiền đâu. Có bao nhiêu chiếc lông vàng như thế này, hãy mang đến cung điện bán hết cho ta!

Cả gia đình, vợ và con Ngỗng Trời Vàng thế là thoát kiếp bần cùng, cơ cực. Từ ăn no, mặc ấm, họ đã ăn ngon, mặc đẹp. Từ màn trời chiếu đất, họ đã có một ngôi nhà, một mảnh vườn. Tuy thế, người nữ tiện dân già vẫn chưa bằng lòng. Bà ước mơ một đời sống sang trọng hơn, quý phái hơn, với tôi trai, tớ gái, với thóc đụn đầy kho, với lên xe xuống ngựa, với lầu vàng cửa bạc... Người nữ tiện dân già đã mấy lần theo dõi, để ý, hôm kia phát hiện là chẳng có vị Thọ Thần nào cả, đấy chỉ là một con Ngỗng Trời Vàng đã tự ý nhổ từng chiếc lông của mình mà cho họ. Bà tự nghĩ: “Giá mà có được cả bộ lông vàng ấy nhỉ?”

Sau khi cho chiếc lông thứ mười tám, Ngỗng Trời Vàng xuất hiện, nói chuyện với bốn người:

- Này vợ, này con! Ta là chồng và cha của các người đây. Vì kiếp vừa rồi ta sống đần độn, tối tăm, không tạo được chút công đức gì nên phải trả quả mang thân súc vật. May nhờ ta có tặng một tấm vải vàng đến vị ẩn sĩ thanh tịnh, ta mới có được bộ lông hoàng kim quý giá, đẹp đẽ hôm nay. Nhân quả thật rành rành. Vì tình thương vợ, thương con nên ta phải trở lại chốn loài người để tìm cách giúp đỡ các người. Nay các người đã no ấm, đã có đủ vốn liếng để tự mưu sinh, ta từ giã các người, về rừng là đúng thời và phải lẽ. Vậy hãy sống đời hiền lành, làm các công đức hầu được hạnh phúc trong mai hậu.

Người nữ tiện dân đã sớm bàn với các con rằng: “Phàm sống ở đời là phải ơn đền oán trả. Ân nhân của ta đã giúp chúng ta thoát kiếp tôi đòi, nô lệ; đã cho ta những tấm lụa Kāsi mịn màng, tươi đẹp; đã cho ta những bữa cơm ngon với thịt và cá. Vậy chúng ta phải tìm cách mời thỉnh ân nhân về nhà để cung phụng, hầu hạ như đối với một vị Phạm thiên”. Nay nghe Ngỗng Trời Vàng tiết lộ nó là chồng, là cha của họ, một phần vì xúc động, một phần vì sợ Ngỗng Trời Vàng bỏ đi, người nữ tiện dân già khóc lóc nức nở mà rằng:

- Này ông ơi! Thế ra là tình xưa nghĩa cũ. Ông đã có tâm nghĩ đến vợ con như thế thì trời đất này cũng có lẽ thủy chung. Cái lòng của tôi đối với ông, há lại không được như mảnh trăng tròn vành vạnh hay sao?

Rồi bà chỉ ba con mà kể lể:

- Nay chúng đã nở da nở thịt, lại được phấn son trang điểm, trắng da, dài tóc, nhàn hạ, thảnh thơi. Thấy chúng được như vậy chắc ông cũng hởi lòng, hởi dạ. Cõi người, cõi chim dẫu hai ngả, nhưng tấm lòng nào dễ rẽ phân? Vậy sao ông không trở lại với gia đình, đoàn viên sum họp, cùng chung ấm lạnh ngọt bùi cho bõ tháng ngày xa cáchsinh ly, tử biệt?

Ngỗng Trời Vàng nhìn vợ, nhìn con, tâm tình xúc động. Đã bao tháng, bao ngày xa cõi người, Ngỗng cũng thấy nhớ nhung ngôi nhà và bếp lửa.

- Cha ơi cha! Cha nỡ nào lìa bỏ chúng con? Ba cô con gái đồng khóc lâm ly bi thiết - Khi cha còn sống, chúng con còn thơ dại. Bây giờ dẫu đã thác rồi, thân chim vàng ấy lại chính là thân cha. Sao cha không cho chúng con được đáp trả một phần nào chữ hiếu? Chúng con nào đã có tội tình gì?

Không cầm lòng được nữa, Ngỗng Trời Vàng bay theo họ về nhà. Người nữ tiện dân già dọn một chỗ cao ráo, trang trọng nhất ở tầng thượng, có nhiều cửa sổ, có thảm nhung cho Ngỗng ở; và hàng ngày lo cái ăn, cái uống thật tươm tất, chu đáo. Ba cô con gái lúc này có tiền, có bạc nên xênh xang xe ngựa, điểm trang diêm dúa; rong chơi thị tứ, đô phường; hội hè, đình đám nên vắng nhà luôn. Dẫu thế, họ chưa đến nỗi quên bẵng người cha tội nghiệp.

Ngỗng Trời Vàng cứ theo lệ thường, mỗi buổi sáng, khi mặt trời lên, niệm Ba-la-mật với tâm bố thí, bắn ra một chiếc lông vàng. Nhìn vợ, nhìn con có được cuộc sống sung sướng, Ngỗng thấy lòng được an ủi rất nhiều. Tuy thế, đây không phải là nơi ăn đời, ở kiếp. Ngỗng còn có đồng loại và bằng hữu ở rừng sâu, nên trước sau gì cũng phải từ giã.

Nhưng người nữ tiện dân già đã có manh tâm. Chẳng nghĩ đến ân nhân, chẳng nghĩ đến tình xưa nghĩa cũ bởi lòng tham đã làm cho bà quáng mắt, tối ám lương tri. Hôm nọ, vào lúc bất ngờ nhất, bà rình chụp Ngỗng bằng cả hai tay ham hố của mình, rồi vặt trụi cả bộ lông vàng óng ả!

Khi Ngỗng biết ra thì đã muộn mất rồi. Từng chiếc lông bị bứt lìa khỏi thân là những cơn đau xe trời hòa lẫn với máu và nước mắt. Ngỗng không còn đủ sức để rên la nữa, mà chỉ cảm nghe như bị tước, bị xé ra từng mảnh, rồi ngất lịm đi. Ngỗng chỉ còn trần trụi cái thân đỏ hỏn, máu đọng thành vũng.

Ngỗng tỉnh lại trong thùng rác tối đen và hôi hám. Nó thử xòe đôi cánh máu ra, nhưng chỉ còn sự run rẩy lẫn với cơn đau ngất trời. Nó lại gục xuống trong đống máu bầy nhầy, tanh tưởi. Kiến bắt đầu tìm tới, bò lên những vết thương lở loét mà cắn, mà rứt không thương tiếc. Ruồi nhặng nghe mùi, bám đầy như đám đỗ đen. Ngỗng đau đớn và khó chịu thái quá, nhưng ngàn lần đau đớn hơn là vết thương ở bên trong tâm hồn. Vết thương nơi thân, dầu kinh khiếp, nhưng thời gian sẽ hàn gắn lại, còn vết thương tinh thần thì không bao giờ lành được. Vĩnh viễn, vĩnh viễn vết thương lòng này sẽ mưng độc và lở loét suốt cả cuộc đời còn lại.

“- Ôi vợ, ôi con, ôi nhân tình thế thái!”

Ngỗng rên than âm thầm, nức nở nhưng ai nào có nghe cho!

Về phần người nữ tiện dân già, sau khi vặt trụi lông Ngỗng, chuyện gì xảy ra? Người đàn bà độc ác, tham lamphản trắc ấy ngạc nhiên quá! Ôi! Còn đâu là những chiếc lông hoàng kim óng ả bằng bằng vàng ròng tinh chất túa ra ánh sáng? Chúng đã nhạt màu và hiện nguyên hình là những chiếc lông Ngỗng tầm thường. Người đàn bà ngu si đâu biết rằng, những chiếc lông sở dĩ biến thành vàng mười láng mịn là nhờ vào phước báu riêng, vào nguyện lực và sự tự nguyện “cho đi” của Ngỗng Trời Vàng. Nếu dùng sức mạnh ngoài ý muốn của Ngỗng thì phép lạ kia sẽ không bao giờ xảy ra. Than ôi! Ai có thể hiểu được tham sân chính là lửa; độc ác, phản trắc chính là lửa. Chúng sẽ thiêu rụi, đốt cháy tức khắc những đóa hoa diễm lệ, thanh tân vốn được sanh ra từ lòng phước báu, từ khí hậu mát mẻ, thanh lương của tình thương và niềm hoan hỷ.

Người nữ tiện dân già với tất cả tâm sân hậnbực bội, quẳng Ngỗng Trời Vàng vào một thùng rác rồi bỏ đi. Bà vô cùng sầu muộn và tiếc rẻ.

Những người con gái đi chơi trở về, thấy cha chúng như vậy, không nỡ bỏ phế. Họ bồng Ngỗng ra, phủi kiến ruồi, săn sóc, băng bó vết thương rồi đóng một cái cũi riêng cho Ngỗng ở, cho ăn uống tử tế. Chúng biết nguyên nhân tại sao, nhưng không hỏi, không nói gì cả, cũng không rơi một giọt nước mắt. Chút tình nghĩa cuối cùng này, nếu có, than ôi! cũng đã hóa đá mất rồi!

Ngỗng Trời Vàng nằm yên lặng, chấp nhận hoàn cảnh bi đát, nước mắt rỉ máu. Cho đến lúc này, Ngỗng mới thấy thấm thía lời khuyên bảo khôn ngoan của vị Thọ Thần nơi khu rừng Daliko.

“- Này bạn vàng yêu quý! Hãy thôi đi sự cứu độ vô vọng! Cát bụi quá nhiều làm sao thấy được tấm lòng tốt đẹp của nhau? Đêm đen quá sâu, làm sao chỉ lối dò đường bằng ngọn đèn quá mọn? Đôi tay của chút ít phước báu làm sao ngăn nổi dòng sông nghiệp lực? Cõi loài người gian ácphản trắc kia sẽ vặt trụi lông cánh của bạn mất thôi!”.

Và đây chính là nguồn an ủi của Ngỗng Trời Vàng:

“- Không những bạn trở về với lông cánh trần trụi, cho chí những vết thương đau cả thể xác lẫn tâm hồn; gốc đại thọ bồ-đề này muôn đời vẫn là tổ ấm của chúng ta”.

Thời gian sau, nhờ tâm xả, các vết thương của Ngỗng đều lành. Rồi lú nhú những lông khác bắt đầu mọc ra. Người nữ tiện dân già lòng mừng khấp khởi, sai người đóng một cái thùng khác đẹp hơn, rộng rãi, thoáng mát hơn để cho Ngỗng có chỗ ở sạch sẽ, thoải mái. Bà tính thầm:

“- Lần này ta không dại gì ham hố nữa. Mỗi ngày mỗi chiếc lông, tích thiểu thành đa, nước rơi lâu ngày cũng thành hồ, thành sông. Vả, các bậc khôn ngoan từ ngàn xưa cũng đã từng dạy rằng: ăn ít dễ tiêu, ăn nhiều tức bụng. Cái lý nó vậy mà sao ta không hiểu kìa?”.

Thế là người nữ tiện dân già dành nhiều thì giờ cho việc chăm sóc, tẩm bổ Ngỗng. Bà không tiếc tiền mua những thức ngon vật lạ, với hy vọng Ngỗng nở da, nở thịt thì lông cũng sẽ mau dài. Và quả đúng như thế thực, những chiếc lông dài rất nhanh. Bà đếm tới đếm lui và theo dõi hằng ngày.

Nhưng than ôi! Hy vọng quá nhiều thành ra thất vọng quá lớn! Lông của Ngỗng không còn là màu hoàng kim nữa, mà là màu trắng bạc: màu trắng bạc như vôi! Cái lông mà cũng muốn chế giễu nhân tình thế thái đó chăng?

Khi lông cánh đã đủ đầy, nghĩ rằng mình đã đủ sức bay đi, Ngỗng bắt đầu tìm cách thoát thân. Lợi dụng lúc mọi người vắng nhà, Ngỗng sổ lồng, nhắm hướng Hy Mã Lạp Sơn trực chỉ. Bây giờ thì Ngỗng không còn sợ hiểm họa bởi bộ lông hoàng kim nữa nên nó tung cánh suốt ngày đêm.

Không bao lâu, rừng cũ hiện ra, lòng Ngỗng bồi hồi, mừng mừng, tủi tủi. Đến gốc bồ-đề đại thọ, Ngỗng bay quanh ba vòng, nhớ lại câu nói hôm xưa của vị Thọ Thần: “Nơi đây, muôn đời vẫn là tổ ấm của chúng ta”.

Ngỗng rơi nước mắt. Nó đã trở về Cố Quận!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14306)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14566)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11846)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14366)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13281)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14648)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12648)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25263)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27893)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26366)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17235)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16528)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15918)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22147)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17137)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24915)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21979)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19078)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16175)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21727)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16785)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14669)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16708)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25029)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18782)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21199)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14779)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14378)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16617)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18015)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12929)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14948)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12720)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13892)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14607)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28039)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27208)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14352)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20971)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14673)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24192)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28693)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14737)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13299)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16462)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27255)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12021)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16081)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21502)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12379)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant