Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

10. Viên ngọc như ý

23 Tháng Mười 201200:00(Xem: 6461)
10. Viên ngọc như ý

THANH GƯƠM BA-LA-MẬT
Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Viên ngọc như ý

Một thời, tiền thân Phật Thích Ca làm Thiên Vương cõi Ba Mươi Ba, thường dùng thiên nhãn xem khắp mọi nơi, hễ ai hữu duyênbiến hóa hiện thân, dùng phương tiện trí để cứu độ.

Cõi Diêm Phù Đề, thành Ba-la-nại lúc bấy giờ, có một vị vua tham lambỏn xẻn. Tuy bạc vàng châu báu dẫy đầy cung khố mà nhà vua lúc nào cũng cảm thấy mình thiếu thốn. Quốc độ trù phú và rộng mênh mông mà luôn đưa mắt dòm ngó sang các nước lân cận. Hai muôn cung nga thể nữ phi tần mỹ miều, duyên dáng, ngày đêm túc trực hầu hạ vẫn không thỏa mãn được dục vọng vô độ của nhà vua. Sơn hào, hải vị thay đổi từng bữa, từng ngày, vẫn không đáp nổi khẩu vị của nhà vua...

Hưởng thụ thì như vậy, nhưng chưa bao giờ đức vua ban thưởng cho ai một điều gì, bố thí cho ai một đồng nào. Thật là một kẻ chỉ biết nhận về chứ không biết cho đi!

Dẫu vậy, nhưng y cũng có túc duyên, hóa độ được.

Nghĩ thế xong, đức Đế Thích với thời gian khảy móng tay đã hiện ra trước mắt đức vua trong dáng dấp một thanh niên Chiên-đà-la rách rưới bẩn thỉu.

Vua ngạc nhiên:

- Này, này, gã Chiên-đà-la kia! Đi, đi, đi ra, ta không có xu lẻ, ta không còn cả đồ ăn nguội! Quân đâu? Đuổi nó đi!

Tiếng dạ rân bốn phía

Thanh niên trầm tĩnh:

- Ta không đến để xin, ta đến để cho đức vua đấy chứ!

Nhà vua chỉ nghe được chữ “cho” mà thôi, nên không hề để ý đến cách xưng hô ngang tàng của thanh niên. Đôi mắt sáng rực, vua hối hả:

- Cho ư? Ồ, được! Cái gì ta cũng thiếu. Ngươi cho ta gì nào? Mỹ nữ chăng?

Thanh niên mỉm cười:

- Hơn thế nữa.

- Ồ, châu báu hử?

- Hơn thế nữa.

Nhà vua bèn thay đổi thái độ:

- Vậy thì quân đâu? Mời ngài ngồi, và rót cho ngài một ly nước... lạnh! Ồ, ngài cho gì nào?

Đang sốt sắng, rối tít, niềm nở, bỗng thấy bộ quần áo rách rưới của thanh niên, đức vua vô cùng thất vọng. Sự tức giận nổi lên đùng đùng làm cho đức vua đỏ mặt tía tai:

- Gã Chiên-đà-la láo xược. Người rách nát thế kia, thân tàn ma dại thế nọ, vậy mà bảo cho ta ư? Cho cái gì? – Rồi tròng mắt trợn trắng lên – Chém đầu, quân bay!

Nhà vua thở hổn hển, hai tay run run nắm chặt lại. Thanh niên bỗng cười ha hả:

- Đức vua lầm rồi!

Nhà vua vỗ mạnh lên ngai vàng, đứng bật dậy:

- Lầm, ta mà lầm ư? – Lại vỗ ngực – một đức vua tài trí, giàu sang và hùng mạnh cõi Diêm Phù Đề?

Thanh niên thần sắc vẫn tươi tỉnh, nụ cười dí dỏm vẫn nở trên môi, thò tay kéo mảnh áo rách lên:

- Thánh nhân xưa có dạy rằng: “Viên minh châu nằm trong chiếc áo rách”. Vậy thì đức vua có muốn xem chăng? Ở đây, sẽ có những tấm vàng mịn, rất mịn.

Nghe đến vàng, dẫu chưa biết thực hư, đức vua từ từ ngồi xuống, chăm bẳm nhìn không nói gì.

Một tiếng “roạt” vang lên. Một tấm lá vàng lóe lên chấp chóa. Đức vua chồm tới nom cho thật rõ, thốt lên:

- Đúng, đúng là những tấm vàng mịn, rất mịn.

Lại đưa mắt nhìn, trợn ngược, lại than:

- Ồ! Mà ta chưa bao giờ có được những tấm lá bằng vàng mịn đẹp đẽ dịu dàng đến thế!

Thanh niên từ từ tiếp:

- Chưa hết đâu. Sau những tấm lá bằng vàng mịn còn có những hạt kim cương…

- Kim cương hả? Kim cương à? Đức vua dồn dập trong hơi thởKim cương thật chứ?

Thanh niên gật đầu:

- Có bao giờ mà ta lại không nói thật? Đúng là ở đây có trăm ngàn hạt kim cươngtoàn thể châu Diêm Phù Đề chưa có được một.

Đức vua, quần thần vây quanh không nhắm mắt lại được nữa: những hạt kim cương cứ đổ ra từ bên sau tấm áo rách của chàng thanh niên Chiên-đà-la. Những hạt kim cương to lớn dị thường, lóng la lóng lánh muôn hồng nghìn tía nhảy múa đến loạn cả mắt.

Đức vua hối hả chồm tới:

- Còn nữa không? Đổ ra, cứ đổ ra nữa xem. Càng nhiều càng tốt. Hãy cho ta thêm nữa, càng nhiều càng… tốt…!

Đức vua quỳ xuống hả hê ôm cả đống kim cương vào lòng, reo to lên sung sướng:

- Kim cương! Kim cương vạn tuế!

Để cho đức vua chết mệt một hồi, thanh niên cất từng tiếng:

- Bên sau những hạt kim cương, ta lại còn...

Đức vua quay lại nhanh hơn cả loài sóc:

- Gì nữa? Còn gì nữa hả đại nhân? Bậc rộng lượng? Kẻ đức độ? Ôi tấm lòng ngài cao cả xiết bao? Ngài cứ ban cho ta nhiều thêm nữa, vật quý trọng chừng nào thì người cho càng quý trọng chừng đó...

Thanh niên cười thầm trong bụng, nói to:

- Ngọc tỵ thủy!

- Ồ, sung sướng quá! Thứ này có thể rẽ nước mà đi, ta chỉ mới được nghe qua trong những trang sử hoang đường. Ôi! Quý hóa đến vô cùng vô tận. Đâu ngài hãy cho kẻ hèn hạ này xem thử coi?

Một viên ngọc xanh biếc và trong suốt như mắt mèo hiện ra. Vua thò tay chộp lấy, nhảy cẫng lên:

- Ồ, mà ngài cho thiệt hử?

Thanh niên mỉm cười không nói gì. Một viên ngọc rực lửa rơi xuống, chóa lên, tưởng như bốc cháy cả cung điện.

- Cái gì thế? Vua hốt hoảng la lên, đôi mắt chằm chặp nhìn cái vật kỳ lạ.

- Đấy là ngọc tỵ hỏa, vào lửa không cháy, vật trân bảo ấy xin dâng hiến đức vua.

Thanh niên ngưng một lúc, viên ngọc khác rơi ra. Cứ thế, tỵ thổ, tỵ phong... những viên ngọc mà thế gian tưởng như huyền thoại lần lượt trình diện trước những cặp mắt thèm thuồng của mọi người.

Ngọc cứ rơi ra, đức vua cứ chộp lấy. Như ngấu nghiến. Ngộp thở. Vươn miện nghiêng lệch. Long bào xuệch xoạc. Bá quan văn võ chôn chân tại chỗ, lặng như tờ.

Thanh niên đã ngồi chễm chệ trên chiếc ghế da hổ, chân bắt chéo, cất giọng rõ ràng trầm ấm bằng tiếng nói của của chư thiên:

- Những viên ngọc kia thế gian vô giá, tuy thế, ta còn có cái trân quý hơn thế nhiều. Muôn triệu vàng bạc, kim cương, ngọc ngà; kể cả ngàn quốc độ, vương vị… đối với nó dường như cỏ rác.

Một tiếng ồ đồng loạt khởi lên. Rồi đột ngột im lặng. Hàng trăm đôi mắt đứng tròng.

Đức vua không còn tự chủ được, đã đến quỳ bên chân thanh niên tự bao giờ, ngập ngọng, lắp bắp:

- Ta... ta... Hãy... cho... ta...!

- Đây mới chính là vật mà ta định cho đức vua – thanh niên giảng giải – khi có vật này rồi thì muốn mỹ nữ, nó cho mỹ nữ, muốn châu báu nó cho châu báu, muốn quốc độ, vương vị nó cho vương vị, quốc độ... Nghĩa là muốn gì thì có nấy.

Bất giác, đức vua sụp xuống lạy thanh niên, thở không ra hơi:

- Hãy... cho... ta... Ta lạy ngài vạn lạy! Chẳng hay nó la... Nó là...

- Ngọc Như Ý.

Ba tiếng Ngọc Như Ý từ miệng thanh niên rơi xuống giữa cung khuyết như ba nhát búa của thiên lôi gõ xuống đầu mọi người làm cho xây xẩm.

Thanh niên từ từ đứng dậy bước đến long án, khoan thai lấy từ đỉnh đầu ra một viên ngọc trắng tinh tinh. Viên ngọc bắt gặp ánh sáng chợt túa ra muôn đạo hào quang, muôn vạn sắc màu lóng lánh. Như triệu triệu ngôi sao đồng ngời lên một lượt, cung điện bỗng rực rỡ như cung điện của trời Đế Thích. Đức vua và quần thần cảm nghe một sự mát mẻ kỳ lạ thấm nhuần khắp cả châu thân; nó làm cho tâm hồn cảm thấy no đầy, khinh khoái và an lạc.

Viên Ngọc Như Ý đang trước tầm mắt của đức vua. Không chờ đợi được, vua đưa tay chộp lấy.

Bỗng, đức vua “á” lên một tiếng đau đớn, nhăn mặt, thối lui. Viên ngọc vẫn còn nằm kia, sáng rực rỡ trên long án, nhưng bàn tay phải của đức vua máu chảy ròng ròng. Mọi người kinh ngạc không hiểu tại sao? Đôi mắt đức vua vẫn không rời viên ngọc, lại cố gắng bặm môi, cắn chặt răng, thò bàn tay trái ra, chộp mạnh.

Một tiếng la lên đau đớn, như tiếng la của một con thú bị tử thương, đức vua nhìn cả hai bàn tay máu tuôn từng giọt. Trên long án, viên ngọc bất khả xâm phạm vẫn cứ sáng rỡ như khiêu khích.

Thanh niên chợt ồ lên một tiếng:

- Ta quên. Ta quên nói điều quan trọng. Viên Ngọc Như Ý này vốn “kỵ tham!”. Tham lam nhiều, máu chảy nhiều. Tham lam ít máu chảy ít. Hỡi đức vua vô tham cao cả và chí thiện, viên ngọc trân quí không hai này, ta cung kính hiến dâng ngài...

Thanh niên cầm viên ngọc bước tới. Đức vua hốt hoảng thối lui, xua tay lia lịa:

- Ta... ta...

Máu từ hai bàn tay của đức vua không ngớt rỉ ra, đọng thành vũng. Thanh niên nhìn rồi khẽ à một tiếng, than dài:

- Ồ! Đáng tiếc thật là đáng tiếc! Té ra đức vua vì tham lam quá độ nên không có duyên phần làm chủ được viên ngọc vô giá này. Vậy hẳn để ta cho người khác.

Thanh niên quay lại. Bây giờ, bá quan, hoàng tử, công chúa, hoàng hậu, phi tần, cung nga... đã đứng chật cả triều phòng. Đức vua nghe thanh niên nói, sợ Ngọc Như Ý vào tay kẻ khác, hốt hoảng chạy đến, không để ý máu đã vương vãi lấm lem khắp người.

- Nó là phần của ta!

Đức vua hét ngược, sát khí đằng đằng.

Chưa thôi, vua lại còn rút dao ra, dữ tợn như loài thú điên:

- Ai bước tới, ta chặt đầu!

Nhìn cử chỉ, ngôn ngữthần sắc quái dị của đức vua, thanh niên chán nản và ngao ngán cho tâm địa con người; nhưng nghĩ rằng cơ hội đã đến, là thời điểm giáo hóa, bèn nói:

- Phải rồi. Là của đức vua. Ta đã hứa. Vậy xin ngài hãy nhận.

Thanh niên trao viên ngọc, đức vua định thò tay, nhưng chợt như vừa tỉnh ngộ:

- Ta... còn tham! Máu... máu sẽ còn chảy nữa...

Thanh niên trầm ngâm rồi trang nghiêm nhìn đức vua:

- Thật tình nhà vua có muốn viên Ngọc Như Ý này chăng?

Vua gật đầu lia lịa:

- Muốn! Muốn vô cùng!

- Nhưng khốn nỗi, Ngọc Như Ý lại kỵ tham, nhà vua cũng biết vậy chứ?

- Biết! Biết vô cùng!

- Vậy, muốn làm chủ Ngọc Như Ý, nắm Ngọc Như Ý mà không đổ máu, cái điều kiện là như thế nào, đức vua có rõ không?

- Rõ! Rõ vô cùng! – Đức vua trả lời như cái máy – Tham lam nhiều, máu chảy nhiều. Tham lam ít, máu chảy ít. Muốn được Ngọc Như Ý thì phải vô tham!

- Hay quá – Thanh niên cười to – Đức vua đã hiểu biết rành rẽ như vậy thì viên Ngọc Như Ý này thế gian ai giành phần được. Hỡi đức vua cao cả và chí thiện, ngài có muốn hết tham không?

Đức vua đôi mắt sáng lên:

- Muốn! Muốn vô cùng!

- Vậy thì hãy thực hành những điều ta chỉ dạy.

Đức vua hối hả trợn mắt, cầm đao đuổi tả hữu chạy ra ngoài...

Bắt đầu từ dạo ấy, người ta thấy đức vua tự nhốt mình trong cung cấm. Tất cả việc triều chính đều giao cho các quan đại thần xử lý. Cung nga, thể nữ không được bén mảng tới nơi. Rõ là đức vua đang tinh tấn thực hành những lời chỉ dạy của thanh niên để hy vọng hôm nào nắm được Ngọc Như Ý.

Đã một lần. Hai lần. Rồi hàng chục lần, thanh niên kỳ dị, bí mật kia trở lại, viên ngọc được đưa ra. Nhưng lạ lùng sao, tay đức vua vừa nắm đến là từ viên ngọc như có những chiếc gai nhô ra, đâm sâu vào tay ngài đau điếng, máu phọt ra có vòi. Dường như càng ngày cường độ gai đâm và máu chảy càng nhiều chứ không giảm bớt. Lửa tham âm ỉ thiêu đốt đêm ngày làm cho đức vua quên ăn, bỏ ngủ; hết kinh hành thì thiền định, hết thiền định thì kinh hành. Sự tinh tấn và nhẫn nại ấy thật khó có người hơn được.

Cho đến hôm kia, thanh niên đến, với Ngọc Như Ý trước mắt, nhưng nhà vua bình thản lạ lùng, nhìn thanh niên một hồi rồi dịu dàng mỉm cười:

- Đây là Ngọc Như Ý ư?

Nói xong đức vua chậm rãi cầm lấy viên ngọc bỏ lên lòng bàn tay, mân mê, ngắm ngía.

Lạ lùng chưa: viên ngọc giờ lại không có gai! Đức vua đã nắm được!

- Đế Thích Thiên Vương – Đức vua mở lời bằng thái độ hoàn toàn tự chủ – Dẫu ngài bỡn cợt ta bấy lâu nay nhưng ta cảm kích ngài lắm, vô vàn cảm kích.

Đức vua giỡn với viên ngọc trong tay, lại nói tiếp:

- Không tu trì, không hiểu được; không lên đường đâu biết lộ trình gần xa? Thật khó mà tưởng tượng được rằng, viên Ngọc Như Ý tối trân quý này, đã làm cho ta khao khát thèm muốn lại không phải là thứ thiệt! Đế Thích Thiên Chủ ơi! Nó không phải là giả nhưng kỳ lạ chưa, chắc chắn nó không phải là thứ thiệt. Thứ thiệt đó... quả là bất khả tư nghì, ta cũng có một viên, ngài có muốn xem không?

Đức vua dứt lời, thanh niên cười ha hả, hiện thành Đế Thích Thiên Vương, to lớn, oai nghiêm với rực rỡ dung sắc, biến mất giữa hư không rồi về thiên giới.

Đức vua nhìn theo, hoan hỷ mỉm cười.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14302)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14562)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11841)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14356)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13270)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14634)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12641)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25230)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27865)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26339)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17228)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16525)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15914)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22134)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17131)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24900)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21956)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19057)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16170)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21720)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16779)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14664)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16698)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25026)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18770)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21197)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14775)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14371)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16611)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18012)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12921)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14942)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12700)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13885)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14599)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28020)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27179)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14346)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20949)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14671)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24174)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28674)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14733)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13284)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16444)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27229)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12018)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16074)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21482)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12376)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant