Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

04. Kẻ Nắm Cẩm Nang Thượng Đế

30 Tháng Mười 201200:00(Xem: 6436)
04. Kẻ Nắm Cẩm Nang Thượng Đế
HÀNH HƯƠNG TÂM LINH
Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh


KẺ NẮM CẨM NANG THƯỢNG ĐẾ

Vọng Việt bước lên khán đài thì mọi người im phăng phắc. Danh vọng của cha chàng, giáo chủ Minh triết giáo đã là một nhãn hiệu chóa mắt đám đông. Hơn nữa, ở nơi chàng tỏa ra một từ lực thu hút, hấp dẫn nên các cuộc hùng biện, tranh luận, diễn thuyết chàng thường chiếm ưu thế.

Triết Hựu đứng ở một góc, nhìn nghiêng dáng bạn và thầm nghĩ, hắn sẽ thắng lớn và thắng to như một con mãnh sư hiên ngang trước đám cử tọa này. Các bậc danh sư trong quốc độ đã từng ngợi khen gia tộc của y, đời đời làm những bác học bà-la-môn khả kính, thông tuệ. Bức bình phong truyền thống đó đã như một thứ hào quangthể chế ngự được bóng tối, vẹt tan bóng tối, nghĩa là có thể đảo lộn được mọi giá trị, nghĩa là có thể làm cho hữu lý những cái gì phi lý!

Cuộc diễn thuyết này do cha chàng tổ chức, nói về Minh triết, vừa thăm dò dư luận mà cũng vừa khôn khéo giới thiệu một thiên-tài-trẻ-tuổi đầy danh vọng cho mai hậu. Nếu Quốc vương biết đến thì chàng sẽ là người kế thừa, coi sóc nền Tôn giáo Văn hóa Quốc gia. Do vậy, buổi diễn thuyết được tổ chức chu đáo và quy mô. Có những cỗ xe bốn ngựa rèm nhung. Có những thiếp vàng đóng triện đỏ. Có những chàng kỵ sĩ áo trắng phi ngựa vun vút ngày đêm giăng mắc như màn nhện khắp mấy phương trời. Những nhân vật được mời đều là những kẻ có danh vọng, uy quyền, địa vị. Ấy là các đạo sĩ, sa-môn, giáo sư, đạo sư, chân sư, minh sư, giáo phái chủ, giáo phái sư, tôn sư, đại danh gia, danh sĩ... Dĩ nhiên là có cả các vị đại thần, công tử, vương tôn - những kẻ lãnh đạo, chiến sĩ hoặc quý tộc có mang trong mình năng lực suy tư cùng kiến thức về Thượng đế. Đề tài được thông báo trước như thách thức các sự tra vấn từ các hướng đối phương, khắp thiên hạ! Triết Hựu thầm khen Vọng Việt gan góc dám một mình hứng chịu, đón đỡ búa rìu dư luận. Nhưng không có gan lì như vậy thì làm sao dám hy vọng được quàng vương miện cao cả mà thế gian không có người thứ hai? Y đã dám nhìn thiên hạ như cỏ rác thì cũng dám liều lĩnh đỏ đen với định mệnh. Hắn sẽ thành công, Triết Hựu nghĩ vậy. Những bậc danh sư cũng đã từng thúc thủ trước đầu óc uyên bác và lối lý luận có thể dắt voi qua lỗ kim của hắn đó sao?

Hơn bao giờ hết, Triết Hựu chờ đợi…

“- Minh triết là ánh sáng từ Phạm thể, từ Thượng đế, từ ngài - thưa chư tôn, hiền giả - Vọng Việt - cất giọng sang sảng trên diễn đàn - Ánh sáng từ Thượng đế nghĩa là ánh sáng nguyên vẹn, chưa hề bị pha chất, trộn lẫn - mà là dung nhiếp tạp sắc, tạp đa, và đồng thời, soi rọi vô minh, chọc thủng lưới mây và vén mở đêm đen sinh tử.

Thưa chư tôn hiền,

Vậy thì Minh triết là gì? Là sự thật tồn tại ngoài các giá trị. Là sự hiện hữu ở ngoài và ở trên mọi hủy diệt cùng sinh thành. Là con đường nối dài từ tuyệt lộ. Là thực tại vô trụ ở trên đầu cao trăm trượng. Là thảm nhung dưới vực thẳm. Là bình nguyên ở trong ruột núi lửa. Là ốc đảo giữa sa mạc. Trên tất cả, Minh triết chính là chiếc lưới lớn phủ trùm mọi tư kiến, thiên kiến, não kiến, loạn kiến, điên đảo kiến của trí thức chủ quan nhân loại. Nó là chiếc cầu duy nhất, độc đạo, độc lộ dẫn về nhất thể. Cuối cùng, Minh triết chính là sự-sống-đời-đời bất khả hủy diệt.

Từ lâu, chúng ta không biết gì về Thượng đế, tuy thường đầy ắp kiến thức về ngài. Ngài sáng thế ra sao, tin nhận từ ngài thế nào và con đường dẫn về nhất thể ra sao. Chúng ta biết rõ cả. Chúng ta có thể đọc thuộc lòng trong giấc ngủ, diễn tả không bập bẹ phều phào những chữ và những lời chỉ có giá trị biểu tượng. Chúng ta đã từng víu bắt hư không trong đôi tay trần tục đã mấy triệu kỷ nguyên rồi. Chúng ta đã từng vẽ trên mặt nước những tòa lâu đài cùng những cung điện nguy nga để tọa thị bình yên hoặc ám thị với chính mình rằng đó là những ảnh thực. Ôi, bi thảm biết bao nhiêu, bi đát biết bao nhiêu, lại đại vọng nữa, mà, trong chúng ta ít có người dám nhìn nhận sự thật ấy. Minh triết cũng chính là đối diện tuyệt đối với chính mình, là tước trần mình ra để hoàn nguyên những gì mà ta chưa từng vay mượn từ cuộc đời.

Thưa chư tôn hiền,

Vậy thì Minh triết là gì? Minh triết là Thượng đế. Nhưng ai biết về Minh triết thì kẻ đó chưa biết Minh triết. Ai biết về Thượng đế thì kẻ đó chưa biết Thượng đế. Biết ve ngài là chối bỏ ngài, phủ nhận ngài, phản bội ngài. Kẻ thật sự biết ngài thì không biết về, nghĩ về, suy tư về. Thật sự biết ngài là sống-với-ngài, sống-cùng-ngài, sống-trong-ngài, cùng ăn, thở, nói và bước đi. Cùng là một. Cùng trái tim, khối óc, niềm vui, nỗi buồn. Chúng ta có thể biết về mọi thứ trên trần gian mà chúng ta thường không biết mình. Ấy là sự thực: chúng ta thường quên mình. Chao ôi! Đấng ấy và ta, không hai, không khác. Quên mình chính là quên Đấng ấy. Đấng ấy chính là chân ngã được gói kín trong thân xác và tư tưởng trần tục. Ngài đang có đó, đầy khắp, trong chư tôn hiền, trong tôi, trong cọng cỏ, trong tên trộm cướp, trong muôn vật muôn loài. Vì tình yêu mà ngài cùng chịu định luật sinh thànhhoại diệt. Vì tình yêu mà ngài đã đi bằng hai chân đất với vừng trán rướm máu hằn đau hữu hạn.

Thưa chư tôn hiền,

Chúng tôi vừa gặp ngài nơi ven thung lũng sông linh thánh. Và ngài vừa trao cho thế gian một thông điệp tuyệt vời: “Ánh sáng từ nhất thể, cẩm nang của ta, hãy tin và hãy nhận.”

Vọng Việt ngưng nói và cử tọa cùng im lặng. Triết Hựu nghĩ là, Vọng Việt đã không thu hút gì mấy ở tràng lý luận có quá nhiều sơ hở đó. Nhưng y thành công ở điểm khác, ở nhập đề ởm ờ, hư thực, chân giả lẫn lộn. Ở đây, bóng tối lẫn lộn với ánh sáng, hai nhập trong một. Hai và một là nhất như. Chỉ có một lối đối trị duy nhất, với hắn, không phải là bằng lý luận mà bằng một nụ cười bát ngát sự khinh miệt. Đám môn sinh đi theo các bậc thầy nhỏ to bàn tán: Y sẽ nói rằng, y có thẩm quyền về Thượng đế rồi đây, y có cẩm nang của ngài, nghĩa là sẽ độc quyền về chân lý!

Thưa chư tôn hiền, Ngài gặp chúng tôi vào một buổi sáng mù sương, khi chưa có bình minh và ngôi sao mai đầu tiên - Vọng Việt hùng hồn tiếp lời - Ngày ấy mặt trời chưa mọc. Nghĩa là khi mà huyền nghĩa còn ẩn tại huyền tính. Khi mà đạo, thái cực, vô cực chưa phân ranh, chưa đọa xuống tượng khí và tượng hình. Và tượng hình chưa đọa xuống tượng chữ và tượng nghĩa. Khi mà âm dương nhị khí đang còn chan hòa trong nhất thể. Khi mà chư thần chưa có đôi cánh để bay lượn trên trần gian, tất cả đang còn ôm nhau ngủ ngon trên giường không tịch. Càn khôn, khi ấy mới chỉ là giọt sương, trong ấy long lanh cả mấy triệu châu hà và đậu lại trên đầu ngọn cỏ. Ngọn cỏ biến thành sợi-chỉ-huyết-thiên-thu để khâu lại thánh kinh và cũng để khâu lại từng cuộc đời, từng thân phận cút côi, riêng lẻ. Thánh kinh được ghi bằng một ngôn ngữ đời đời. Ấy là ngôn ngữ của vạn vật, của chim, suối, lá, hoa, mây chiều và nắng sớm - mà may mắn thay - còn có kẻ đọc được - ấy là tượng đá trong đền đức Thánh mẫu Kàlì.

Vọng Việt lại dứt lời. Có tiếng vỗ tay và có cả tiếng la ó phản đối. Triết Hựu nhíu mày lại. Sao y lại dám lộng ngôn trước đám cử tọa khả kính này? Động lực nào làm cho một người tuổi trẻ thánh thiện này, từ một thuở ấu thơ trong trắng biến thành một tên hề vô loại trước đám đông? Động lực nào làm cho Vọng Việt bị nhô ra ngoài cái bên trong của con người vốn đã hoạt kê, hí lộng từ sơ thủy? Động lực nào làm cho chàng ba hoa nhảm nhí đối với đám cử tọa thức giả, đánh lận con đen với Thượng đế? Cái ấy có tham dự, thúc động ở phía bên trong như đã với chàng không? Hay là mọi nỗ lực của tri thức và kiến thức ở nơi y là nhằm tìm đạt cái ấy, thỏa mãn siêu hình cái ấy?

- Thưa chư tôn hiền,

Trong một lần nằm mộng, chúng tôi đã được ngài dẫn đi cùng với quyển sách. Quyển sách được mở ra trước tượng đá. Thượng đế thú thật là đã quên ngôn ngữ của ngài, chỉ có tượng đá mới đọc được. Chỉ có cái không đọc được ngôn ngữ mới đọc được ngôn ngữ của ta. Thượng đế phán như vậy!

Cuộc nói chuyện hôm nay, thưa chư tôn hiền, do vậy, chẳng phải là một buổi diễn thuyết. Chúng tôi chẳng dám lộng ngôn với các bậc thức giả, trí giả hôm nay - mà chỉ là sự chia xẻ lớn lao, thông điệp của bậc tối thượng. Chúng tôi chỉ lặp lại, như lấy lửa từ mặt trời, còn hơn là sự phản chiếu linh thánh trong đôi mắt phàm tục. Lý trí chủ quan ngu xuẩn của con người như chân núi ngàn đời im lặng trước tiếng vỗ xói mòn vô tận của đại dương. Lý trí có thể kiêu căng, ngã mạn, khám phá vũ trụ, chinh phục thiên nhiên, nhưng nó luôn luôn bị công kích, xâm lăng, chế ngự, chẳng bao giờ vượt thoát ra khỏi giới hạn tại thế của nó.

- Này các con của ta - Thượng đế phán, đã một thời ta sai chư thần xuống trần gian, chúng sáng tạo thế giới nhưng đồng thời cũng hủy diệt thế giới!

Hỡi các con của ta! Sáng tạo để làm gì và hủy diệt để làm gì, các con đừng bao giờ tìm hiểu như vậy.

Các con chỉ cần hiểu rằng, khi mà ta hiện hữu thì các con hiện hữu, thế giới này hiện hữu. Vì tình thương mà ta sáng thế, vì tình thương mà ta hủy diệt. Các con hãy tin như vậy!

Hỡi các con của ta! Ta mặc khải điều này, do huyền nhiệm mà các con đã từ ta mà đi, bởi ta mà sống, do ta mà về! Cũng do huyền nhiệm nên chỉ có hai con đường: con đường của bóng tối là bỏ ta mà đi và con đường của ánh sáng là do ta mà về. Bóng tối thì rơi xuống mà ánh sáng thì bay lên. Chẳng có con đường nào nữa, hỡi các con của ta, ta đã khải thị như vậy.

Quả thật, ta nói cùng các con của ta rằng, chỉ có vâng theo hay phản bội. Vâng theo như Áp-bra-ham thì hắn sẽ mất. Vì mất nên được. Phản bội như Giu-đa thì hắn sẽ được. Vì được nên mất. Các con của ta, do huyền nhiệm tối thượng mà ta nói với các con điều chưa từng nói: không được, không mất là chân phúc đời đời!

Hỡi các con của ta! Khi ta mặc khải về nhất-thể, ta quên nói là có nhất-thể-vong-ngã và cũng có nhất-thể-đại-ngã - nên các con đã phỉ báng và hủy diệt ta trong bao lâu. Vì bất toàn nên cũng có khi ta lầm lẫn.

Nay ta sẽ nói với các con rằng: vong ngã cũng có địa ngục, thiên đường. Đại ngã cũng có địa ngục, thiên đường. Chỉ có kẻ nào vô ngã mới hết thiên đường, hết địa ngục. Đấy là điều tối thượng mà ta chưa từng nói.

Thiên đường cũng chán lắm, có kẻ nói như vậy. Nay ta cũng xin mặc khải thêm: cõi chân phúc còn tối thượng hơn cái được gọi là thiên đường nữa. Ai đến, sẽ thấy. Ai gõ, cửa sẽ mở."

Nghe đến đây, Triết Hựu run lên bần bật. Quả là kỳ lạ. Y hình như chỉ nói với ta thôi! Y nói về bóng tối và ánh sáng. Y nói về vâng theo hay phản bội. Y nói về thiên đườngđịa ngục. Sau hết là vong ngã, đại ngã. Và chân phúc. Đây có phải là hai lộ trình cực đoan của thế giới? Cũng là lưỡng cực của vũ trụ, nhân sinh, xã hội? Cũng là con đường của thân-xác-bản-năng và lý-trí tinh-thần? Đại ngã chính là tôn sùng cái tôi-chủ-quan, vạn năng của lý trí, từ đó y hưởng thụ thân xác, thành tựu lý tưởng, phe nhóm tâm linh - từ đó y nói năng, hành động, tư duy, tu hànhlập giáo cùng phụng sự quần sanh. Vong ngã là quên mình, mất mình. Quên mình, mất mình trong vật chất hoặc trong tinh thần. Chúng thường được hiện hữu trong những lúc đi đứng nằm ngồi, sáng tác, đắm say hí tiếu dục lạc, trầm mịch ngây ngất trong các cơn xuất thần của thiền định. Vong ngã là vậy. Đại ngã là vậy. Đúng lắm. Nhưng còn vô ngã? Vọng Việt có biết gì về vô ngã?

Trên diễn đàn, giọng Vọng Việt càng lúc càng như thác đổ:

-Hãy đứng lên, này sư tử! Hãy cúi xuống, này cừu non! Trong đêm trường dạ mịt mù, ai đứng lên, kẻ ấy thắng. Trong cơn sấm to bão lớn, ai cúi xuống, kẻ ấy còn. Nay ta cũng khải thị thêm một điều tối thượng: Chân phúc là cái không thắng, không còn. Không thắng, không còn chẳng phải là thua hay mất!

Thiên đường dành cho kẻ sáng, địa ngục dành cho kẻ tối. Nhưng ta cũng rao giảng thêm điều minh triết: Chân như nó gồm hai: cả cái sáng và cái không sáng. Chân tri cũng gồm hai: cái tri và cái bất tri. Chân ngã cũng gồm hai: vong ngã và đại ngã.

Chân như là gì? Hỡi các con của ta! Chân như là như chân như thực. Ấy là sự điều hành nhân quả của pháp giớipháp giới trong nhân quả điều hành. Không do ai và không bởi từ đâu, nên gọi là vô công.

Chân tri là gì? Hỡi các con của ta! Đó là cái sáng láng. Nó biết được chính nó và có thể nắm vũ trụ trong lòng bàn tay như nắm một quả xoài. Nó biết được, nhưng không có cái mà từ đó nó biết. Tri với sở tri là một. Nên cũng gọi là vô kỷ.

Chân ngã là gì? Hỡi các con của ta! Kẻ nào như thực biết ta là, ta là hiện tính thì kẻ ấy có thẩm quyền về chân ngã. Chủ tri, năng tri hòa nhập với dòng sống. Dòng sống cũng chính là Thượng đế, cái đời đời. Và khi ấy, y chínhhiện thân của Thượng đế, trong y có đầy đủ thập giới, thập loài, muôn hình, vạn tượng. Vì làm Thượng đế nên y không hiện hữu riêng cho một loài, một loại, một giống. Y là tất cả nhưng không tên gọi - nên gọi là vô danh.

Vô kỷ, vô công, vô danhvô ngã vậy.

Các con của ta, nay ta phán truyền thêm điều này: Ta là Thượng đế mới, các con là loài người mới sống trong kỷ nguyên mới. Đây là kỷ nguyên của bình đẳngtự do tối thượng. Ta cho phép các con thành tựu đấng vô ngã. Đấng vô ngã và ta, không hai không khác. Ta cho phép các con được làm Thượng đế cùng ta và bằng ta, ấy là bình đẳng tối thượng vậy. Khi làm Thượng đế rồi thì các con được quyền sáng hóa và sáng tạo, ấy là tự do tối thượng vậy."

Các kiến thức của y tương đối quảng bác. Có những điều y căn cứ để lập luận chưa được mọi người công nhận như một định luật phổ quát. Y độc đoánđộc tài về chân lý. Nhưng quả thật, nhờ thông minh, y đã làm cho những cái vô lý trở thành hữu lý. Chẳng có gì mới mẻ cả, Triết Hựu nghĩ. Tại sao y lại dám vọng ngôn là “đoạt cẩm nang của Thượng đế”? Hay do từ cẩm nang này, rồi y sẽ nhân danhhậu duệ, là đích tử của ngài để lập giáo và xiễn dương? Cũng từ cẩm nang này y sẽ rêu rao với quần chúng, là chỉ có y mới có thẩm quyền về tri thức? Để độc quyền chiếm hữu Thượng đế trong bàn tay lông lá thú vật của y?

Trong lúc Triết Hựu đang miên man suy nghĩ thì Vọng Việt vẫn đều đều cất tiếng nói. Y bắt đầu nói về sự bế tắc của các con đường, các tông giáo. Y lập luận từ cái cục bộ để đi đến toàn diện, từ cá thể để đi đến toàn thể. Trên tiến trình về tuyệt đối, y phá hủy từng bước một, phủ nhận từng bước một, đồng thời, xác định giá trị, tuy hữu hạn của các con đường. Hầu như y không phủ nhận gì nhưng lại chối bỏ toàn triệt. Đây là cái khó khăn của y, đồng thời cũng là thành công lớn của y. Như tên thợ gốm lành nghề, y nhồi bóp nghịch lý trong đôi tay thiện nghệ rồi nắn đúc thành một tạo phẩm tuyệt mỹ. Như một tên thợ dệt, y tướt tư tưởng ra từng sợi rồi dệt nên một tấm vải tổng hợp tư tưởng vĩ đại. Rồi cuối cùng, giống như một tên thợ khảm, y đập vỡ ly tách, lọ kiểu, chén kiểu rồi khảm thành một con phụng hoàng to lớn giữa hư không. Con phụng hoàng có tên là minh triết, được điểm nhãn, rồi tung cánh bay rợp trời tư tưởng Ấn Độ. Và từ đó, những phần tử, yếu tố, căn để cấu tạo nên con phụng hoàng ấy chỉ còn là cái vô danh, bị hy sinh, bị quên đi - hay là được dính liền vào thân xác con phụng-hoàng-nhất-thể-minh-triết để sống mãi đời đời trong chân lạc, chân phúc và chân tri.

Đấy là toàn bộ cẩm nang của Thượng đế mà Vọng Việt nhân danh sứ giả giải kết lại. Cả đám thính giả rã rời, tê liệt trước ngôn ngữ sấm chẻ của chàng. Vọng Việt đắc thắng và hân hoan nhìn đám thức giả cử tọa: những mái tóc bạc, những manh áo cà sa, những thân thể tượng đồng rám nắng, những vừng trán bao la, những đôi mắt sâu thẳm, những rèm mi khép lại, những dáng ngồi trầm mặc, những chiếc khố rách thân hạc, những kẻ phong trần, những chiếc áo sặc sỡ, những thân thể phì nộn, những đôi mắt xanh, áo the, áo lụa, những giải điều hồng…...

Không ai chất vấn. Triết Hựu nghĩ. Chất vấn là phản kháng, là dấu hiệu bối rối hoặc bất an ở phía bên trong - nó chứng tỏ một non yếu về nội lực, sự ngây thơ của lý trí, thiếu sự trưởng thành của trí tuệ, một suy kém về tâm linh! Có lẽ là đám cử tọa quá minh triết, đã lãnh hội điều minh triết nên đã im lặng đầy minh triết? Nghịch lại với nó là hình thức im lặng khác. Là hạ trí, ngu độn, tối tăm? Vọng Việt đã lợi dụng hai trạng thái dị tánh mà đồng tướng này chăng? Cái khôn ngoan quá mức của Vọng Việt làm chàng se lòng lại. Mà thế gian, có phải, rồi cuối cùng, chỉ biết hoạch đắc những cái tầm thường đến ghê tởm như vậy? Đấy có phải là diệu dụng lớn của ma vương, sa tăng hay là trò diệu hóa của Thượng đế? Vọng Việt đâm gốc rễ từ trong lòng thế gian, đã bám chặt vào truyền thống gia tộc, danh vọng, địa vị, tiền tài, thế lực, quyền uy - cái đống bùn tanh hôi - mà dám nói về minh triết? Ngôn ngữ của y rõ ràngtỏa ra quá nhiều xú khí đến lợm giọng, nôn mửa - mà sao y không sợ xúc phạm đến ngài? Với những thuộc tính trần ai, tử sinh kia mà dám nói đến một cách tự mãn, tự hào về những điều tối thượng, về nhập thể, minh triết, ly xuất thế gian, Thượng đế!

Than ôi! Cái ấy có phải chỉ cần tư duy? Chỉ cần nói năng mà không cần ba ngàn oai nghi và tám muôn tế hạnh?

Một nỗi buồn nản đến tê tái xâm lấn tâm hồn Triết Hựu, nên chàng đã quay lưng đi với mọi danh vọng của người bạn thân. Chàng đã để lại trên khán đài huy hoàng kia một người bạn chân tình. Có lẽ vì quá chân tình nên phải đành phản bội! Vương miện đó cuộc đời sẽ trao cho ngươi nhé - cả tình yêu, danh vọnggiàu sang nữa - sau buổi diễn thuyết này. Xin chào, xin chào thế giới đầy ánh sáng quang vinh của ngươi, Vọng Việt nhé! Còn ta? Rốt cùng, vẫn chui rúc trong bóng tối đơn điệu nhưng cũng đầy kiêu hãnh của ta.

Trong lúc tuyệt vọng ấy, một tiếng nói mỏng như hơi sương thoảng qua tai chàng:

- Hãy tỉnh trí lại, người tuổi trẻ!

Triết Hựu đứng sững lại. Đây quả là một huyền nhiệm mới, truyền thông mới: Thượng đế, qua hiện thân của Người-xin-lửa lại đến với chàng.

- Con đã vừa bỏ quên Thượng đế. Bỏ quên mình chính là bỏ quên Thượng đế. Con vừa bị đọa xuống trần gian nên đã để cho các niềm vui, nỗi buồn chi phối. Con vừa nghe những lời phán truyền của ngài qua ngôn ngữ của minh triết giáo mà con có hiểu gì đâu.

Chàng vừa bị vong ngã? Quả thật vậy. Bị sự thúc hối của ngoại cảnh, của tư duy, chàng bị đẩy bật ra khỏi chàng lúc nào không biết, không hay. Tiếng nói của Người-xin-lửa đã đưa chàng trở về! Ôi! Hạnh phúc biết bao nhiêu, chàng đã có một vị từ mẫu, đã có một quê hương…! Triết Hựu chấp tay giữa hư không. Và quả thật, chàng thấy mình như đang ở giữa hư không bát ngát.

- Con vẫn tối đen, thưa ngài. Con hiểu nhưng chưa thực hiểu.

Giọng nói giữa không trung vẫn từ hòa, êm ái:

- Con hãy trình bày lại những sở kiến của con về cái gọi là “cẩm nang của Thượng đế” kia.

- Đấy chỉ là ngôn và lời, chẳng phải là Đấng ấy. Cái tư duy của y không khác với tư duy của con, lại càng không khác với kinh điển tự ngàn xưa còn để lại. Y chỉ hâm nóng thôi. Trước mặt, con vẫn vô định. Sau lưng, con bị định mệnh săn đuổi. Bên trong, rối loạn, đau khổ và hoang mang. Con chỉ muốn xin ánh sáng của ngài thôi, của thầy thôi. Xin thầy hãy cho con ánh sáng mới và đôi cánh mới để con thấy đường và bay qua vực thẳm cũ xưa này!

- Con có tin ta không?

Triết Hựu lại chấp tay xá:

- Con tin, hỡi ngài đại sa-môn, hỡi đức thầy cao cả. Con giao trọn tính mệnh con cho ngài!

- Có mù quáng không?

- Không. Nếu gọi được là đức tin thì đây chính là đức tin tuyệt đối, đức tin tối thượng. Cũng gọi là trí tuệ bất khả tư nghì. Con tin ngài.

Có tiếng cười rất nhỏ giữa mù sương:

- Nếu ta bảo con chết đi? Vì chết mới phục sinh?

- Con sẽ chết - Giọng Triết Hựu đầy vẻ tín phụccương quyết.

- Nếu ta bảo con hãy trở về với gia đình, vì, phiền não dấy sinh nơi đâu thì phải dập tắt ở nơi đấy.

- Con sẽ trở về gia đình, an phận thủ thường và làm đầy đủ bổn phận tại thế hữu hạn.

- Nếu ta bảo con xuất gia? Vì xuất gia mới trọn vẹn với con đường, mới đáp đền tứ trọng ân một cách tròn đủ, hợp lẽ và cao thượng?

- Con sẽ xuất giatheo gót đức thầy.

Im lặng hồi lâu.

- Được rồi! Nhưng, những biện pháp kia chẳng có biện pháp nào sai, tuy thế, chúng chẳng phải là cách giải quyết của bậc tâm linh. Tất cả đấy chỉ là pháp đối trị, là trò chơi như huyễn. Con hãy nghe!

Và Triết-Hựu chờ đợi. Một lúc chợt có tiếng thở dài:

- Rồi ta cũng phải dùng ngôn và lời thôi, có khác gì minh triết giáo đâu.

- Chắc chắn rằng ngôn và lời của đức thầy khác.

- Khác như thế nào?

- Đằng sau ngôn và lời của y, của Vọng Việt, có bóng tối. Và tử sinh.

- Con lấy gì mà nhìn để biết rằng y có bóng tối và tử sinh?

Triết Hựu ngập ngừng giây lâu:

- Cái linh quang vô sinh của con!

- Vậy ngay cái linh quang vô sinh ấy đã là cái sáng suốt mầu nhiệm. Nó thấy rõ con đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc ác, làm việc thiện. Vì vô sinh nên nó bất tử. Không những nó thấy rõ bóng tối mà còn thấy rõ ánh sáng. Con đã có được cái linh quang sáng suốt mầu nhiệm vô tử bất sinh ấy mà sao còn đi tìm cái ánh sáng tâm linh nào khác nữa?

Triết Hựu bàng hoàng. Chàng lặng người một lúc và cảm thấy rằng: mình đi tìm cái mà từ lâu mình đã có sẵn rồi.

Giọng nói vô hình còn rót nhẹ vào tai chàng:

- Con đã từ cái linh quang vô sinh ấy mà đến, trong cái linh quang vô sinh ấy mà sống và cũng bởi cái linh quang vô sinh ấy mà về. Con còn sợ bị lạc lối đi đâu nữa? Nó thường hằng và ở mãi bên con không rời nhưng vì mây che lấp nên không thấy đó thôi.

Triết Hựu im lặng, chàng không biết nói gì nữa cả.

- Bấy lâu con bị vọng hoặc săn đuổi, ma vương tiếp tay, vô minh bịt mắt nên đã đông, tây, nam, bắc kiếm tìm. Đấng ấy chỉ cần thấy chứ không phải kiếm tìm, có phải? Bấy lâu con cũng đã không còn tin ai và hoài nghi tất cả mọi người, nhưng con đã không dám hay không biết tin mình và hoài nghi chính mình. Tin chính mình là tin vào chân ngã tối thắng, từ đó, đạp đổ tất cả mọi giá trị ước lệ, những niềm vui thúc phược, những hiểu biết, tri thức, giáo điều. Nghĩa là đạp đổsan bằng ba ngàn thế giới trong một niệm hiện tiền tỉnh thức. Chỉ có đức tin rốt ráo vào chính mình như vậy mới thực hiện nổi Đấng ấy trong con. Như vậy, trên lộ trình vô thượng ấy làm gì có những cái gọi là giáo chủ, đức thầy, tôn sư, đệ tử? Dám tin chính mình cũng dễ đưa đến đại ngã, tăng thượng mạn, do vậy, phải biết hoài nghi mình nữa. Hoài nghi mình là để quân bình lại cái bản ngã vốn được khuyếch đại do tự tín cực đoan đem đến. Hoài nghi mình là gì? Là coi chừng bị cái ấy điều động, thúc giục, chi phối. Cái ấy nó ở ẩn thâm sâu trong tự ngã của mỗi chúng sinh. Dục vọng là tự ngã. Tự ngã cũng chính là Đấng ấy. Nhưng Đấng ấy là vô dục mà tự ngã hữu dục. Tự ngã cũng minh mà cũng vô minh. Nhưng chân phúc thay cho ai là kẻ thực hiện dung nhiếp hài hoà và trọn vẹn hai bề mặt của thực tại ấy. Bậc ấy gọi bậc tự dotự tại.

Triết Hựu thấy mình lãnh hội đầy đủ từng chữ, từng lời, từng nghĩa. Trên tất cả, Triết Hựu hiểu ở phía sau những chữ, những lời, những nghĩa ấy. Nó như là một thứ ánh sáng không màu, chan hòa, không nhân, không quả, không trước, không sau. Nó tràn lan đầy ắp không gian, xuyên sâu vào các tế bào, nguyên tử, phân tử, điện tử. Nó vô ngại không thời gian. Cái ánh sáng vô căntuyệt đối ấy – nó đẩy lùi mất cái bóng tối trong chàng.

- Kẻ nào muốn làm sư tử, coi chừng đại ngã. Kẻ nào muốn làm cừu non, coi chừng vong ngã! Nhưng chân phúc thay cho ai thấy rõ mình vừa là sư tử vừa là cừu non. Đấng ấy gọi là đấng thành tựu vô thượng tối thắng hậu đắc trí!

Sứ mạng của thiên thần khác sứ mạng của cọng cỏ - nhưng chân phúc thay cho ai thấy rõ cả hai sứ mạng đều được Thượng đế giao phó và đều bình đẳng trước ngài. Đấng ấy gọi là đấng hoà bình, thuận nhĩ và vô chấp.

Có hai con đường dẫn về chính mình: Đường bên ngoài và đường bên trong. Kẻ nào thực hiện con đường bên trong, coi chừng đại ngã và nội ma. Kẻ nào thực hiện con đường bên ngoài coi chừng vọng ngãngoại ma. Nhưng chân phúc thay cho ai thấy rõ cả hai con đường là một, là bất nhị. Đấng ấy gọi là đấng trung đạo, đấng trung dung, đấng tự chủ.

Cũng có hai con đường dẫn về chính mình nữa: địa ngụcthiên đường. Thân xác cho địa ngụctinh thần cho thiên đường. Nhưng chân phúc thay cho ai thấy rõ mình không phải là thân xác cũng chẳng phải là tinh thần. Đấng ấy gọi là đấng cõi ngoài, đấng toàn diện.

Hãy lên đường, người tuổi trẻ! Nay ta cũng vừa trao cẩm nang của Thượng đế cho con. Ta không chúc con chứng nghiệm đau khổ hay thành tựu hạnh phúc mà chỉ chúc con nhìn thấy Thượng đế trong chính mình...

Tiếng nói đã chấm dứt từ lâu mà Triết Hựu còn quỳ lạy mãi. Hình như cả thế gian chỉ có tiếng nói ấy là thực. Ngoài tiếng nói ấy, không còn ai, không có gì nữa cả... nhà cửa, đường phố, ngựa xe...

Lúc ấy một đám đông đang vây quanh chàng. Người, ngựa, xe dồn nghẹt cả một góc đường. Chàng chợt mỉm cười vô cảm với đám đông: chúng đi xe, đi ngựa thì ta đi chân! Con đường nào rồi cũng dẫn về chính mình. Cuộc đời sở dĩ có sự sống, màu sắc trăm hoa là nhờ có muôn vạn con đường sai khác. Nếu trong một ngôi vườn mà thuần một loài hoa thì chán mắt biết bao nhiêu? Nếu cuộc đời chỉ có một loại người như chàng thì vũ trụ này sẽ hủy diệt!

Triết Hựu đứng phắt dậy và cười ngô nghê như tên loạn trí:

- Mọi sự đều tốt lành. Mọi sự đều tốt lành!

Và chàng chấp taymọi người:

- Thâm tạ bộ hành, thức giả, bậc tâm linh, đại trí, thượng nhân! Thâm tạ mọi người, cuộc đời, vạn cuộc đời, cây cỏ, đất cát, gió mây, nắng mưa, vui khổ... Thâm tạ… Thâm tạ!

Một thanh niên, bỏ ngựa, bước tới nắm vai chàng lắc mạnh:

- Hằng trăm người ở đây, chẳng lẽ rỗi công để chứng kiến cái ngu ngốc điên loạn của ngươi sao? Cút nhanh đi!

Con cừu non trong Triết Hựu nói nhỏ: Xin vâng, xin vâng! Và chàng mỉm cười nhẹ, không nói. Thanh niên xô mạnh chàng vào một cột trụ. Có máu chảy trên trán thì phải. Chàng lập lại tiếng cừu non: “Xin vâng, xin vâng!” rồi lại mỉm cười. Bình an biết bao nhiêu, chàng nghĩ.

“Chân phúc cho ai thấy rõ mình vừa là cừu non vừa là sư tử”. À, trong ta không chỉ có cừu non! Và tiếng sư tử chợt rống lên bên trong chàng: “xin đừng, xin đừng”. Thế rồi, sau cái mỉm cười thầm lặng nhưng chắc nịch và nặng ngàn cân, chàng mạnh bạo nhấc người thanh niên rồi quẳng vào phía một chiếc xe hai ngựa. “Xin đừng, xin đừng”, con sư tử trong ta nó rống như vậy đó mà. Triết Hựu cười hô hố rồi co giò chạy mất.

- Chúng nó không biết rằng, ngoài cừu non, trong ta còn có cả sư tử nữa.

Chàng để lại tiếng nói đó cho đám đông. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14302)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14562)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11841)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14356)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13270)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14634)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12641)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25230)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27865)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26339)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17228)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16525)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15914)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22134)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17131)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24900)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21956)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19057)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16170)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21720)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16779)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14664)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16698)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25026)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18770)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21197)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14775)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14371)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16611)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18012)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12921)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14942)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12700)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13885)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14599)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28020)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27179)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14346)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20949)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14671)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24174)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28674)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14733)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13284)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16444)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27228)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12018)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16074)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21481)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12376)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant