Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

02. Người Xin Lửa

30 Tháng Mười 201200:00(Xem: 6547)
02. Người Xin Lửa
HÀNH HƯƠNG TÂM LINH
Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh


NGƯỜI XIN LỬA

Sau lần đụng chạm với cha, Hựu chớm có ý định thoát ly gia đình, chạy trốn gia đình càng xa càng hay. Tình cảm đeo níu yếu ớt của người mẹ không thể cưỡng lại, làm dịu lại nỗi thúc hối thâm sâu đã trở nên dai dẳng và cường liệt.

Trình bày ý ấy với Vọng Việt, chàng chỉ nhận được một lối lý luận của đầu óc, sách vở và từ chương:

- Đào tẩu định mệnh cũng là vong ngã ở hình thức khác. Nó cũng là mâyâ đấy, thiện hữu!

Đây có lẽ là lần thứ nhất Triết Hựu thấy mình ghét bạn thậm tệ. Hình ảnh thiếu cân đối của một người què quặt chợt hiện ra trong trí chàng. Hắn là một thanh niên bà-la-môn tinh thông phạm điển. Là một học giả uyên bác, được trưởng thành trong khí hậu tiện nghidễ dãi, có biết gì về đời sống? Hắn là một động vật chỉ có đầu óc mà không có tứ chi, thân thể. Hắn đi một đầu xuống đất mà vào cuộc đời. Hắn chỉ biết suy tưởng chứ biết gì về hành động?

Hựu không muốn hỏi han gì nơi Vọng Việt nữa.

Chàng biết rằng đây là định mệnh của mình, sự bế tắc này phải tự chàng giải quyết lấy, không bởi từ đâu và do ai. Hạnh phúc hay đau khổ cũng do ta, có phải? Nhưng khi mà đặt niềm tin tuyệt đối vào nơi ta, thì chính ta đã là Thượng đế. Sự tôn sùng cái-ta-cực-đoan, có phải là thẩm quyền tuyệt đối của trí năng, lại là một hình thức đại ngã khác?

Triết Hựu bất lực và bối rối ở điểm này, và chàng lại đi thơ thẩn đến các đại tự, thánh đường, bờ sông, công viên… Ở thánh miếu, thánh đường, chàng chiêm ngưỡng những hình tượng, những ngẫu tượng cùng những tư thế kỳ bí của chư thần. Ở đại tự, thiền viện chàng chiêm ngưỡng dung sắc cùng nụ cười huyền nhiệm của đức Phật. Ở bờ sông, chàng nhìn những chiếc thuyền xuôi ngược khứ lai của khách thương. Ở công viên, chàng ngồi thầm lặng nhìn bộ hành qua lại, từng nụ cười, từng dáng đi, từng khuôn mặt. Chàng chẳng biết có sự mầu nhiệm nào từ trong đời sống mà nó vẫn tỏa ra trên bề mặt của mọi sinh hoạt cái sinh khí tràn trề và đa lực. Cái sinh khí ấy, cái hơi thở ấy, cái linh hồn của sự sống ấy, nó có ở đấy nhưng không biết ở đâu?! Nó có ở đấy làm cho vũ trụ chuyển động, tuy đa diện, đa tạp, đa phức, nhưng mà vẫn ở trong một trật tự cùng quy củ thật là kinh khiếp. Hình như chẳng có một cái gì thừa thãi cả trong cái vườn chơi của Thượng đế. Ôi, cái lão tặc – thiên – xích - tử bất - khả - tư - nghị đáng ghét và đáng yêu, cái gì cũng toàn bích và tuyệt mỹ hết sao? Một ngọn lá vàng bên đường, một tiếng cười trên sông, một viên gạch vụn trong khu vườn hoang, một hạt bụi dính trên gót chân của ngôi tượng cổ, một đứa trẻ mồ côi nằm co ro trên sạp hàng của khu chợ chiều, một giọt mồ hôi của người mẹ già bên bếp lửa trưa, một cái nhìn ân tình vụng trộm của thiếu phụ, một tên hoạt đầu chính trị, một lão gian thương, một kẻ sát nhân, một người đói khổ. Trong tất cả những hiện hữu không thừa, không thiếu ấy, cũng có chàng. Có chàng đang ngồi đây để nhìn ngắm cuộc đời và nhìn ngắm sự vận hành. Chàng ở bên trong hay bên ngoài cuộc đời? Nếu là bên ngoài thì làm sao chàng lại có được đời sống tư duy, cơm ăn, áo mặc? Nếu là bên trong thì sao chàng chẳng có được sự nhiệt tình, sinh thái trẻ trung để bước vào, nhập cuộc? Vậy thì rõ ràng chàng đang ở đâu đó, xa lạ với mọi sinh hoạt. Rõ ràng chàng đang bị đẩy bật ra khỏi sức quay, bị tước đoạt mất linh hồn của sự sống. Chàng bị tách lìa khỏi đồng chủng. Chàng cô độc giữa mọi hiện hữu.

Một lần kia, ngồi một mình giữa công viên đến chín rục thân xác, chàng lững thững ra về. Sương đêm xuống lạnh, từng bước một rã rời trên con đường tối tăm. Hựu chợt thấy mình thích con đường tối tămước mong con đường tối tăm này kéo dài vô tận. Ánh sáng được chiếu hắt ra từ những căn nhà làm chàng nhức nhối và khó chịu vô cùng. Cái ánh sáng ấy, nó là cái biểu tượng cho thế giới thực, thế giới mà chàng đang bị bắt buộc phải đối diện, đã bóc trần truồng sự cô đơn của chàng ra. Nơi cái thế giới ánh sáng ấy chàng có quen biết, thân thiện với ai nữa không? Với bóng đêm, chàng trọn vẹn với mình và không bị ai dòm ngó, chiếm hữu. Với bóng đêm, chàng được nguyên vẹn trong ý thức tự quy mà không sợ bị tha thể hóa. Cái thế giới ánh sáng đầy kênh kiệu và khả ố, hình như chỉ biết soi rọi hoặc tước đoạt những cái thầm mật của mỗi tự hữu. Chúng muốn sử dụng chàng, làm mất chàng, đồng hóa chàng, để biến chàng thành những công cụ cho xã hội, cho các giá trị phạm trù, các công thứcquy củ ước lệ, những khuôn mẫu hình thức cho tập quán và luân lý cưỡng chế. Chúng muốn nô lệ hóa hết thảy. Bởi chỉ muốn tự do nên chàng đã bị chúng bao vây, nhốt kín. Bao ngày, bao đêm chàng đã tự lực vùng vẫy một cách vô vọng. Vòng đai càng lúc càng được siết chặt lại, vòng đai được kết dệt bằng máu, hơi thở, cay đắngtư duy không lối thoát.

Cuộc chiến đấu tuy đơn điệu, thầm lặng nhưng cường liệt này - đúng như Vọng Việt nói - là thái độ tự kháng bắt buộc trên lộ trình tự sinh, tự hóa. Đôi lúc quá tuyệt vọng, chàng nghĩ là chàng không còn ngồi dậy được nữa, đã vĩnh viễn nằm xuống, còn thực tại kia - cái ánh sáng kia - vẫn lạnh lùng kiên cố ngàn đời. Thế hệ, lịch sử, thời đại, kỷ nguyên, thành quách, vàng son dù qua đi, dù thành hoại, tử vong thì nó vẫn tồn tại vô tri, vô đạo ngoài dòng chuyển dịch của không thời. Chàng có thể là một con vật hy sinh trong cuộc tế lễ lớn không? Nếu không thì có sinh lộ nào, lối thoát nào để nhảy vọt ra ngoài định mệnh?

- Thỏa hiệp là đồng lõa, cam phận với cái thông tục là nô lệ, xuẩn ngốc. Mà chạy trốn ra ngoài là mâyâ. Bạn ơi, có một lối thoát nào không ngoài hai phạm trù ở và đi, ly và trụ, khi một ý nghĩ vượt thoát như vậy đã là một tiền đề bất khả tri nhận của lý trí? Vượt thoát là cái nghịch lý của mọi nghịch lý, mâu thuẫn của mọi mâu thuẫn.

Triết Hựu hỏi như vậy và đăm đăm nhìn Vọng Việt, bạn chàng. Có nhiệm mầu nào ở phía bên trong vầng trán cao rộng mênh mông kia? Có ánh sáng huyền bí nào sẽ được tuôn ra từ cái tâm linh vốn được dưỡng nuôi từ suối nguồn của Vệ-đà, của minh triết?

Hôm đó, Vọng Việt không trả lời, y đưa tay ngắt những đọt lá non. Triết Hựu ngồi trên tấm thạch bàn,

kiết già phu tọa nhìn mông mông vào dòng sông bát ngát chiều hôm. Từ chiếc lá này đến chiếc lá khác được Vọng Việt nhồi nát, vo tròn, rỉ nhựa rồi thả trôi theo lạch nước. Hựu thấy cái hành động của Vọng

Việt chừng như là vô tâm, nhưng thật ra là do cái “vô thức hủy diệt” ở phía bên trong ngấm ngầm thúc đẩy. Là một môn sinh mẫn tuệ, trí thức, một giáo chủ của tương lai, một con người tự hào là có giáo dụcvăn hóa; và nhất là một kẻ tự nhận là một hành giả đang lên đường - lại ngầm chứa bên trong cái năng lực tàn bạo, vô nhân tính, là cái vô-thức-hủy-diệt, là cái từ đó, bóp nát những sự sống! Kẻ không biết kính trọngyêu thương một sự sống thì không thể biết kính trọng hoặc yêu thương ai. Nếu có chỉ là nhãn hiệu trá ngụy. Hựu chợt nghĩ rằng mình chẳng nên tin cậy lắm ở một nhân cách như vậy.

Khi Triết Hựu lặng lẽ định quay đi thì Vọng Việt gọi giật lại:

- Đấng sáng hóa là đấng ở ngoài ngôn và lời. Tôi thâm hiểu và cảm thông bát ngát niềm đau định mệnh khôn nguôi của thiện hữu. Cái biết của bạn không khác cái biết của tôi, thì làm sao tôi có được một ngôn và lời ở ngoài đấng ngôn và lời? Chúng ta nên biết rằng - Vọng Việt nhấn mạnh, đôi mắt nhìn sâu, hai tay nắm chặt - là nó thuộc thẩm quyền của con mắt thứ ba, là một bước chuyển nghịch lý tự căn, nó bóp vụn không - thời trả cho tại thế hữu hạn. Và nó bay cao chóa ngợp vòm mây hư hóa, siêu việt mà hiện tồn, vô-hình-kỳ-trung mà thực tại. Bạn cũng đã hiểu như vậy mà, thiện hữu!

Hựu lơ đãng nghe bạn nói. Đằng sau những ngôn và lời ấy có bóng tối, Hựu nghĩ. Bóng tối của riêng mỗi người mà chúng đã thâm nhập thành máu huyết, tủy xương và hơi thở. Bóng tối ấy là gì nơi Vọng Việt? Riêng chàng thì chàng hiểu rõ lắm. Sự yêu thích bóng tối thường là dấu hiệu của tội ác, hoặc là từ nơi bóng tối ấy, tội ác được hình thành, nẩy mầm. Chàng rất minh bạch về thiện ác nhưng chẳng bao giờ muốn giải quyết thiện ác vì chúng đôi khi cũng hàm hồ và bất xác. Ở nơi này là tội ác và ở nơi kia là thiện lương. Thiện ác bao giờ cũng đóng đinh trên môi trường chủ quan của nó. Cả bóng tối cũng vậy nữa chứ sao. Bóng tối trong Vọng Việt phải chăng có quá nhiều ánh sáng bao bọc che phủ? Hoàn cảnh làm cho bóng tối kia bị chế ngự hay tưởng như nó được chế ngự? Nhưng dù sao chẳng có nơi nào có ánh sáng mà không có bóng tối, Hựu thấy rõ như vậy vừa bằng lý trí vừa bằng cả trực giác nữa. Vậy thì đây đâu là vấn đề mà chàng phải bận tâm? Cái vấn đề vốn đã hiển nhiên như hai với hai là một, cái phi lý đã là tất hữu thì mọi kiếm tìm thành ra vô vọng sao? Thái độ yêu thích bóng tối có phải là yêu thích tội ác? Hay nhờ tội ác mới hiển bật các giá trị thiện đức? Nghĩa là nhờ bóng tối mới có được ánh sáng và ngược lại?

Tuyệt đối không giải quyết gì được qua các phạm trù của lý trí, chàng nghĩ. Lý trí là kiếm tìm, là câu hỏi nhưng chưa bao giờ là đáp số chung cuộc. Những đáp số bị bỏ quên trên đường đi trong cuộc tiến hóa. Những đáp số phủ nhận những đáp số để cùng nhau ngẩn ngơ và tuyệt vọng trước hố thẳm vô lượng của cuộc đời, phải thế? Chỉ có một điều duy nhất là chàng hiểu được thôi: nhờ bóng tối mà chàng thấy mình được tự do. Tự do suy tưởngtự do cô độc, khổ đau. Trong bóng tối chàng được nguyên vẹn chứ không bị chia lìa.

- Cho già xin một chút lửa!

Một bóng đen lù lù trước mặt cất tiếng nói khi Hựu sắp bước vào con đường nhỏ.

- Tiện sinh không có lửa, lão trượng ạ!

- Thì ánh sáng vậy. Ánh sáng có được từ Đấng lửa. Hãy cho già xin một chút ánh sáng.

- Sao kỳ vậy, lão trượng có lầm chăng

- Lão xin ánh sáng đấy mà, lầm sao được.

- Xin ánh sáng? Triết Hựu lắp bắp - tôi lại đang tư duy về bóng tối. Tiện sinh chỉ là bóng tối và đang là với bóng tối. Làm gì có ánh sáng nơi tôi, nơi này?

- Hãy bi mẫn với kẻ thiếu ánh sáng, người tuổi trẻ! Hãy cho lão ánh sáng có từ trong trái tim người!

Như một luồng điện cực mạnh va chạm các đầu dây thần kinh, Hựu giật lùi trở lại nhìn cho rõ mặt người xin lửa. Đấng đại sĩ đã đến với chàng trong cái cô đơn tuyệt đối này sao? Ngài đã đến đúng lúc để xin ánh sáng - nghĩa là thắp lửa trong trái tim chàng!

- Hãy cho già xin cái ánh sáng ấy, người tuổi trẻ! Cái ánh sáng có thể nhìn suốt qua hai màu trong đôi mắt hữu hạn trần tục của người.

Hựu vươn tay thật nhanh và mạnh chụp vào vai người lạ mặt. Nhưng chỉ có khoảng không! Và giọng nói kia vẫn còn rõ mồn một trong tai chàng:

- Không có ánh sáng ấy thì sao người trẻ tuổi nhìn thấy được ta? Không có ánh sáng ấy thì làm sao người tuổi trẻ nhìn được ánh sáng và bóng tối? Thiên đường không có thừa chỗ cho người dối trá đâu. Nguyện cầu cho địa ngục đến với ngươi! Nguyện cầu cho ngươi thấy rõ địa ngục.

Ôi, giọng nói gì mà thu hút làm sao? Ôi, giọng nói gì mà chan hòa êm ái đến thế? Nó mang một tiết điệu nhịp nhàng, là kết cấu của từng cung bậc diệu hóa, từ bàn tay ngọc của thần Vichnou. Trong một lúc mà Triết Hựu nghe được ngôn ngữ viên dung, viên âm của đấng ấy - đấng cõi ngoài - nghiêm khắctừ ái, lạnh lùngbao dung.

Hựu đưa mắt kiếm tìm quanh quất rồi cất mình chạy theo âm hưởng của giọng nói vừa mất. Hựu ngây ngất và hăm hở chạy mãi về phía núi. Chàng không hề thấy bụi bờ, gai góc mà chỉ thấy ánh sáng - một vùng hào quang tròn ở phía trước - như hào quang của đức Phật và của chư thần mà chàng thường thấy trên các điện thờ.

Không biết Hựu chạy được bao lâu thì đến một vùng hoang dã. Bây giờ thì ngày đã lên trong ánh sáng nhờ nhợ. Có tiếng độnghơi thở trong không gian của mọi vật đang cựa mình sau một đêm dài thiếp ngủ.

Nhìn quanh chàng thấy mình đang đứng ở một nghĩa địa. Và rải rác đây đó là những đầu lâu, sọ người, xương khô. Chúng như nhìn trừng trừng vào nỗi hoang liêu cô độc của đời chàng. Cái thế giới tĩnh vật đúng là tĩnh vật này, chúng cũng có tiếng nói nội tâm? Hựu cũng không đã từng lắng nghe ngôn ngữ của một đám mây, lời thì thầm của gió, sự hoan ca của nắng, niềm ngây ngất của bình minh rồi đó sao? Có những dòng sông đã trườn mình qua bao thác, bao ghềnh và cũng đã từng tâm sự với chàng về nỗi phế hưng thăng trầm của cuộc đời. Có những đỉnh núi đã ngạo nghễ cất lời ca cao vút bạt ngàn hoặc vỗ tay chế nhạo những bẩn chật, những tranh giành đê hạ của con người. Và bây giờ là lũ “cốt khô” này, chúng nói gì? Chúng đang yên nghỉ ở đây, như một tay lực sĩ điền kinh đã về đến đích, nhìn chàng và đồng loại chen lấn, xôn xao, mòn hơi, kiệt sức. Ta là cái đích của chúng, ta đang ngồi ở cuối đỉnh vinh quang trong cuộc trở về của chúng, lũ cốt khô nói như vậy? Thảm thương thay các ngươi đang mệt lả, đang khổ đau và hoan lạc giữa đường trường!

Hựu phác một cử chỉ khinh miệt rồi ngửng đầu bước qua một bộ xương trắng hếu. Và từ đằng xa kia, trên tảng đá dưới một cội tùng già, vị sa-môn đang ngồi nhập định. Đấy có phải là người xin lửa? Sứ giả của Thượng đế là ngài đây chăng? Hiện thân của đấng cõi ngoài là bậc đại sa-môn đây chứ không ai khác. Ở thời đại này, con người man dã thú vật và thân xác này, nhất là xứ này, thành phố này, chẳng thể có những đạo sĩ, sa-môn trong dáng dấp khổ hạnh toát ra sự thanh cao, xuất trần, vô nhiễm như vậy.

Hựu lần bước tới và quỳ xuống. Trên tảng đá, vị sa-môn đang còn nhắm mắt tham thiền. Sương xuống trên đầu vây phủ xung quanh một làn khói mỏng. Hình như có vài giọt đọng lại trên hàng lông mày bạc có từng sợi dài - những hạt ngọc phù du đang còn đọng lại ở đó; hiện thân của một nhân cách đã chiến thắng phù du?

- Xin đại sa-môn cho con xin một chút ánh sáng! Con là kẻ đang đầy bóng tối, hỡi ngài!

Lần thứ hai Hựu cất tiếng nói nhưng vị sa-môn

Vẫn im lìm, bất động. Người như đã hóa thạch. Hựu nhìn chiếc thân gầy như hạc, chiếc y hoại sắc đã bạc màu vì gió mưa của vị sa-môn mà cảm nghe trong lòng dâng lên một niềm thành kính cao độ. Người này, đấng này, là hiện thân, tôn vinh của thế giới tinh thần sáng láng. Là bậc đã làm chủ. Diễm phúc thay cho ta được diện kiến cùng người.

Khi mặt trời bắt đầu chan hòa trên vạn vật thì vị sa-môn già cũng vừa mở mắt. Ngài bình thản nhìn Triết Hựu từ đầu đến chân, lặng lẽ không nói gì. Đôi mắt có mở ra mà như là vô tình, vô cảm. Đấy chỉ là sự mở ra của hai cánh cửa từ một căn nhà sau một mùa đông dài khép kín. Vị sa-môn thôi nhìn Triết Hựu, lại nhìn về phương đông, nơi mặt trời vừa nhô lên khỏi đỉnh núi, soi dài con đường mòn dẫn về thị trấn.

Đưa tay xoa bóp nhẹ nhàng, chậm rãi ở mấy ngón chân, bàn chân, ống chân, vị sa-môn vươn vai đứng dậy. Thở một hơi dài. Manh áo cà sa được làn gió ban mai thổi nhẹ và mặt trời đã pha lên đấy một màu hồng loãng. Cúi người về cành cây phía trước, vị sa-môn lấy bình bát mở ra. Khi đã có trong tay chiếc bầu nhỏ đựng nước cùng chiếc khăn mặt, vị sa-môn bắt đầu làm vệ sinh buổi sáng.

Hựu vẫn còn quỳ đấy, tất cả mọi động tác của vị sa-môn đều lọt vào mắt chàng. Ôi, cử động nào cũng chậm rãi và trầm tĩnh. Cử động nào cũng nói ra, nói lên, tuôn phát bởi sự nhàn tịnh sâu xa ở phía bên trong. Có phải là người đang dạy cho ta cử chỉ cùng phong thái của một người giác ngộ?

Khi đã làm xong những công việc cá nhân, vị sa-môn khoác bình bát lên vai, chiếc gậy trên tay và đưa chân từ giã vùng hoang mộ.

- Hỡi ngài! Hỡi đại sa-môn khả kính - Triết Hựu gọi giật lại - Hãy cho con ánh sáng!

Vị sa-môn dừng lại, có vẻ ngạc nhiên.

- Ngươi nói gì vậy? Ngươi đòi xin ánh sáng? Với từng ấy tuổi đầu mà ngươi chưa hề biết rằng ánh sáng đến từ mặt trời? Chúng ta đều chan chứa bởi ngài, phản chiếu bởi ngài và tin nhận từ ngài. Chúng ta đều là kẻ nhận chứ không phải kẻ cho!

- Xin đại sa-môn cho con xin ánh sáng từ tâm linh!

Ngước lên nhìn trời một lúc rồi vị sa-môn lẩm bẩm:

- Cả chúng nhân trần gian thiểu trí này đều như vậy. Mặt trời có đó mà chúng vẫn thấy tối. Nếu chúng là thực-tại-tối thì chúng nhìn đâu mà thành sáng được? Mặt trời nào mà đến với chúng được? Nếu chúng là thực-tại-sáng thì đâu không là sáng? Mười muôn triệu hố thẳm không đáy dày đặc lên nhau chúng cũng nhìn thấy được, sá gì chỉ một bóng đêm? Kỳ lạ, kỳ lạ! Nhưng nếu chúng tối thì lấy gì để nhìn cho rõ cái sáng? Kỳ lạ. Kỳ lạ. Tất cả đạo sĩ, sa - môn, người có năng lực suy tư, giáo phái chủ, giáo phái sư, kẻ có kiến thức, bậc trí giả - đều đi tìm cái đại khái như vậy, cái na ná như vậy - À! Coi nào, một người, hai người, ba người; những kẻ gặp ta giữa rừng, nơi miếu hoang, trong nghĩa địa, trên đường phố, nơi đám đông, giữa chợ búa… đều tra vấn ta những điều si ngốc như vậy: xin ánh sáng! Kẻ này, bậc tuổi trẻ thánh thiện này lại xác nhận là xin ánh sáng từ tâm linh!

Chợt nhiên vị sa-môn già nói lớn:

- Ta tìm hoài mà chẳng biết tâm linh ta ở đâu. Tâm linh ta với ngươi là một hay là hai? Ta không biết. Huống hồ là ánh sáng từ tâm linh. Ta chịu thôi!

- Ngài đang đầy ắp cái ấy hỡi bậc đại sa-môn! Ngài hãy cho con cái gì mà ngài đang có, con đang thiếu thốn và khổ đau.

Triết Hựu tha thiết, hai tay chắp lại và thành kính nói với theo.

Vị sa-môn lại một lần nữa lẩm bẩm:

- Ta có cái ấy à? Cái ấy là cái gì nhỉ? Quả thật là ta có một cái gì đây chăng? Cái ấy nó hiển lộ ra bên ngoài để đấng-tuổi-trẻ-thánh-thiện này nhìn thấy? Y thấy cái gì đó nơi ta mà sao ta không thấy? Kỳ lạ. Kỳ lạ. Thân xác ta, tư tưởng ta là cái mà y vẫn có? Ta có cái gì để cho y, khi thân xác và tư tưởng này ta cũng đã vay mượn từ Đấng hư không!

Đến đây, vị sa-môn quay lại, đôi mắt sáng rực, uy nghi, trừng trừng nhìn Triết Hựu:

- Bước đi! Chán lắm rồi cái trò xin xỏ thống thiết bi lụy của thế gian. Ta đã từng gặp hằng chục, hằng trăm, hằng ngàn tên khất sĩ vô loại như vậy. Kẻ vô loại nhất trần đời là kẻ mạo danh cao thượng, chiêu bài Thượng đế để đi khất-sĩ tâm linh! Xéo đi!

Đôi mắt vị sa-môn già toé lên tia lửa hắt tạt vào

niềm hi vọng của Triết Hựu. Niềm hy vọng chợt như bốc thành khói loãng tan nhòa vào hư không. Hựu còn lại với nỗi trần trụi cô liêu của mình.

Bóng vị sa-môn già nhạt nhòa ở phía trước, trên con dốc sỏi đỏ, chậm rãi từng bước một, buông thả và nhàn tịnh. Từng bước chân như là không chờ đợi gì, thành tựu gì! Mỗi bước đi như là không đạt cái phía trước, phóng vọt tới đằng trước - mà tự nó đã nói lên cái thành tựu, đã trọn vẹn với chính nó, vừa nhân và quả, tại thếxuất thế, sinh và tử, đi và về, vô sinh vô tử!

Khi bóng vị sa-môn chỉ còn là một chấm nhỏ chìm trong ánh mặt trời, thì Triết Hựu thở một hơi dài. Thế là hết. Y đã mang ánh sáng rồi chìm khuất trong mặt trời, về với mặt trời, hòa tan trong mặt trời. Y đã mang của Hựu niềm hy vọng rộn rã vừa lóe sáng trong đêm để đi về phía ấy. Cả thiên hạ bao la này chàng chưa hề thấy một nhân cách thứ hai có đủ một phần mười sáu cái ánh sáng sâu thẳm từ phía bên trong tỏa ra ngun ngút bằng vị đại sa-môn này. Chỉ có ngài, ở nơi ngài ta mới thật sự tìm ra chính mình, và chân phúc: một bước nhảy ra ngoài định mệnh.

Bước chân của Hựu rơi theo mục đích chàng: theo chân vị sa-môn khổ hạnh.

Đến thị trấn, vị sa-môn khoan thai từng bước một, đôi mắt nhìn xuống, lần lượt từ nhà này sang nhà kia để xin ăn. Đầu trần, chân đất, lặng lẽ không nôn nả, không mong ngóng, trầm thản, bình an, tròn đầy và vô dục. Ở nơi người toát ra một từ lực đức hạnh khiến xung quanh phải mở mối thiện tâm cùng lòng tôn kính. Hựu đi ở phía sau, giữ một khoảng cách vừa phải. Và quả là điều trái ngược, ở nơi y, tự tâm nội vẫn còn mong với một cái gì, nhìn thấy một cái gì, đạt một cái gì. Một động lực vô danh âm ỉ thúc hối chàng tìm kiếmlên đường. Chàng vẫn chưa tuyệt niềm hy vọng là sẽ được vị sa-môn ban cho ánh sáng.

Hai chân Hựu rã rời, nhức buốt. Kéo lê đôi chân trên đường tìm đạo cũng nặng nề như kéo lê thân xác đi qua cuộc đời, chàng nghĩ; một bên thì phải nhấc chúng lên, lửa, gai, vực thẳm, sự kiên trì, kiêu dũng; một bên thì phải nuôi dưỡng, bảo vệ, bệnh tật, uống ăn, mệt mỏi, chết và già. Ngay giây phút này đây, Hựu mới thâm hội ẩn nghĩa của cuộc lưu đày tại thế. Ôi! những thân phận không ngớt vươn lên kiếm tìm tuyệt đối, tuyệt đối của vật chất hoặc tinh thần. Chạy đuổi cái vô hạn đến một cấp độ nào đó cũng đồng nghĩa với tự sát trong vòng quay của hữu hạn!

Ôi! Chàng đã mệt mỏi quá rồi! Cái ấy chàng đã không thể tư duy được, lại không thể kiếm tìm được.

Chợt như thấy đó rồi lại mất đó. “Cái ấy xua đuổi chàng chạy điên đảo trên hai bờ vực thẳm sinh và tử - hay là chàng chạy điên đảo trên hai bờ vực thẳm sinh và tử để tìm đạt cái ấy?”

Ôi! Chàng đã mệt mỏi quá rồi!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14287)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14556)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11836)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14342)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13255)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14618)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12630)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25197)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27842)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26319)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17201)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16519)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15891)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22104)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17120)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24857)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21933)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19053)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16155)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21700)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16765)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14650)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16678)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25011)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18764)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21191)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14759)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14367)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16600)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 17999)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12895)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14931)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12691)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13877)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14594)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 27969)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27145)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14330)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20917)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14660)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24154)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28627)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14724)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13277)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16425)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27194)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 11993)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16050)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21431)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12359)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant