Hoang Phong MỘT CÕI TỊNH ĐỘ TRONG MỖI CHÚNG TA Nhà xuất bản TÔN GIÁO Hà Nội 2010
MỘT CÂU
CHUYỆN VỀ VÔ MINH
Đức Phật
có kể một câu chuyện như sau :
Có
một anh thương gia cưới một người vợ xinh đẹp. Họ sống
với nhau và sinh ra một bé trai kháu khỉnh. Nhưng người vợ
lại ngã bịnh và mất sau đó, người chồng bất hạnh dồn
tất cả tình thương vào đứa con. Đứa bé trở thành nguồn
vui và hạnh phúcduy nhất của anh. Một hôm, vì việc buôn
bán anh phải rời khỏi nhà, có một bọn cướp kéo đến
đốt phá và cướp sạch cả làng, bắt cả đứa con của
anh mang đi, lúc ấy đứa bé mới lên năm tuổi. Khi trở về,
trước cảnh tang thương và điêu tàn, anh thương giađau khổ
vô ngần. Lúc bới những đống vật liệu cháy dở còn ngổn
ngang ở nền nhà, anh tìm thấy xác một đứa bé cháy đen.
Ngỡ là xác của con mình, anh bứt tóc, đấm ngược than khóc
thật thảm thương và không sao nguôi ngoa được. Sau đó anh
đem xác đứa bé đi hỏa táng rồi lấy một ít tro gói vào
một mảnh lụa quý. Anh đeo gói tro ấy vào người, dù đang
làm việc, đang ăn hay đang ngủ anh cũng không rời gói lụa.
Thỉnh thoảng anh vẫn ngồi yênmột mình để nhớ và thương
con, và mỗi lần như thế anh lại khóc thật lâu. Một
thời gian sau, một hôm đứa bé trốn thoát được bọn cướp,
tìm đườnglần mò về làng. Đứa bé tìm được căn nhà
mới của cha mình thì lúc ấy đã nữa đêm, nó đập cửa
liên hồi. Trong nhà, người cha đang nằm khóc trên giường,
gói tro đặt bên cạnh, liền cất tiếng hỏi : -
Ai đấy ? Đứa
bé đáp lại : -
Con đây, cha ơi, con của cha đây, mở cửa cho con với ! Trong
lúc đang lo buồn và hoang mang, người cha lại ngỡ rằng có
kẻ nào muốn trêu chọc, chế nhạo cảnh khổ đau của mình,
liền giận dữ và hét to lên : -
Hãy cút đi, cứ để yên cho ta ! Và
rồi anh ta lại tiếp tục khóc, đứa con vẫn tiếp tục đập
cửa. Nhưng người cha nhất định cho rằng đấy không phải
là con mình, vì bên cạnh con mình đang nằm yên trong cái bọc
lụa quý. Đứa bé thất vọng, đau khổ và bỏ đi. Từ đó
hai cha con không còn gặp lại nhau nữa.
Vô
minh không phải là một sự kiện thiếu hiểu biết, mà là
một sự hiểu biếtsai lạc và lầm lẫn, như trường hợp
người cha đoan chắc tro của con mình đang được gói trong
cái bọc lụa quý. Sự hiểu biếtsai lạc hay vô minh chính
là nguồn gốc của khổ đau. Ta hãy lấy một thí dụ trong
cuộc sống thường nhật, chẳng hạn một số người có trí
thông minh khác thường, chẳng những trí thông minh ấy không
giúp gì được cho họ, lại còn làm cho họ điêu đứng hơn.
Không hẳn sự thiếu hiểu biết gây ra khổ đau, nhưng chính
tríthông minhsai lạc đã giữ vai trò trực tiếp. Kinh sách
gọi trí thông minhsai lạc là tà kiến.
Trí
thông minh của ta bị chi phối bởi vô minh, lèo lái bởi vô
minh. Dù cho ta hết sứcthông minh đi nữa, nhưng đồng thời
ta cũng có thể đang lầm lẫn. Trí thông minh giúp ta xác định
một cách quả quyết một sự việc nào đó là đúng, nhưng
thật sự việc đó là sai. Sự quả quyết như thế là nguồn
gốc đem đến khổ đau, nhưng ta lại không ý thức được
điều ấy. Một trong những thể dạng độc hại và tồi tệ
nhất trong cuộc sống chính là sự u mê và bất lực khiến
ta không nhìn thấy nguồn gốc của khổ đau, giống như sự
bất lực và lầm lẫn của người cha trong câu chuyện.
Sự
sai lầm, tệ hại và nguy hiểm nhất là sự kiệnđánh giá
quá thấp vô minh, xem vô minh là một thứ gì ngu xuẩn, thiển
cận, lộ liễu và khờ khạo. Vô minh thật ra rất khôn ngoan,
khéo léo, cứng đầu, ranh mãnh, nham hiểm và thâm độc, luôn
luôn tìm cáchđánh lừa ta. Vô minhđủ sức làm cho người
cha khăng khăng ôm cái bọc tro và nhất định không nghe thấy
tiếng con mình đang kêu khóc ở cửa. Vô minh không thụ động
như ta tưởng, mà là một sức mạnh chủ động và tích cực,
trong cuộc sống hàng ngày nó xui khiến mỗi người trong chúng
ta binh vực quan điểm của mình để tranh cãi với nhau, đi
xa hơn là xô xát và gây chiến với nhau. Trên một cấp bậc
cao hơn, ta thử quan sát qua lịch sửnhân loại xem có mấy
nhà lãnh đạo tự cho mình là sai và nhận ra cái vô minh của
mình ? Hitler hay Pol Pot ? Bạo chúa Neron hay Tần Thủy Hoàng
?...Còn nhiều nữa, và cũng không nên kể ra hết làm gì. Họ
là những người không thiếu thông minh, nhưng nếu họ nhận
thấy cái vô minh của họ thì biết đâu chúng ta đã không
thừa hưởngmột thế giới giống như hôm nay. Họa chăng
trong số họ có vua A-dục ?
Trên
một bình diện thấp hơn, hình như mỗi người trong chúng
ta vẫn thấy hạnh phúc và an tâm khi cài cửa thật chặt,
đắp chăn nằm trên giường để ôm lấy cái vô minh của
mình, mặc cho sự thực đang ra sức đập cửa để réo gọichúng ta. Hành vitrốn tránh đó tức là biểu hiện của sự
bảo vệ « cái ngã ». Mục đích những lời giảng huấn của
Phật là giúp ta nhìn thấy « sự thực tối hậu của
mọi hiện tượng », tức là sự quán thấy « thực thể đích
thực » của mọi vật thể và biến cố. Ta nên diệt bỏ
cái ngã để đủ sức mở cửa đón nhận sự thật, sử dụngchánh kiến và trí tuệ để loại bỏvô minh, giống như một
người cha biết mở cửa để ôm con mình vào lòng.
“Nói Thiền tôngViệt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêm và tọa thiền tại Chánh điện.
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đíchtu hoặcxuất gia là cầu giải thoátsinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
Sống Trong Từng Sát Na là phương phápthực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tậpdựa trêntinh thần Kinh Bốn Lãnh VựcQuán Niệm.
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhụcthành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giảthành tựutừ tâmgiải thoát và bi tâmgiải thoát.
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tửthân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhận là giáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích NữTrí Hải dịch
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duysáng tạo mà là đọc những chứng tíchlịch sửthời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giảxuyên qua những chặng đường thời gian...
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.