Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

7. Một Áng Mây Bay

17 Tháng Sáu 201400:03(Xem: 6452)
7. Một Áng Mây Bay
Sau bao nhiêu tháng năm miệt mài với công việc và Phật sự, tôi giờ đây mới chợt nhìn lại mình, để thấy rõ lấy chính mình đã không còn như xưa, tôi thật sự đã già. Nói già có quá bi quan khi con số tuổi của tôi chưa đầy đến 50, nhưng quả thật tôi thấy mình đã đổi thay quá nhiều sao không gọi là già; tóc trên đầu đã nhuốm bạc khá nhiều, dường như những sợi tóc trắng đang tranh nhau chen lấn với những sợi tóc đen còn lại thưa thớt trên đầu. Da mặt và các khóe mắt đã bắt đầu dùn lên như những thửa ruộng dọc ngang, rồi đâu đó lác đác vài vết tích đồi mồi như khoe mình trổi dậy. Tôi đó ư? Vâng, chính tôi đây và tự nhận với chính mình mỗi khi soi gương rửa mặt mỗi sáng. Nếu tôi là một phụ nữ thì chắc tôi sẽ buồn nhiều lắm vì thấy cái già nó đến nhanh với cái vẻ tàn tạ như vậy. Nhưng cũng may tôi là người nam, lại là một tu sĩ nên dửng dưng nhìn và nhận rõ cái già nua đang đến với mình như lẽ thật bình thường trong đời.

 Tuổi trẻ ai cũng bồng bột với nhiều phút giây cao hứng và bộc phá. Ai cũng thấy cuộc đời đẹp như hoa mùa xuân, thế giới lung linh ảnh diệu màu sắc hồng và những người chung quanh dễ thương, xinh xắn như những thiên thần. Tuổi trẻ chưa va chạm vào đời và cuộc sống trọn vẹn đều có những bàn tay che chắn, bảo vệ và chăm sóc của những bậc làm cha, làm mẹ yêu thương con, nên sự nghĩ suy của cuồng nhiệt, bốc cháy nhứt thời đó, mấy ai tránh khỏi. Nhưng rồi khi rời xa cha mẹ, bước chân vào đời và giáp mặt với thực tại của cuộc sống, chúng ta mới thấy được phần nào cái mặt trái của cuộc đời và những ảo tưởng, mông lung mà chúng ta từng mơ ước. Tuổi đời thêm lớn cũng là lúc chúng ta kinh qua nhiều thăng trầm, vấp ngã trong cuộc sống để thấy rõ mình hơn, con người thật sự của mình cũng chỉ là những hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc, những viên sỏi gồ ghề trong vô số trăm ngàn viên sỏi trên một bờ suối con sông.

 Tôi xa thầy từ lúc còn tấm bé, khi tuổi đời chưa lớn và tuổi đạo cũng chẳng được bao nhiêu. Cái “Tôi” thời ấy của tôi hăng lắm, hùng khí lắm khi dám một mình lìa bỏ tất cả gia đình và thầy bạn ở trời Âu để chu du sang một phương trời xa lạ bên đất Ấn cầu pháp, cầu tìm con đường đạo đích thực cho mình. Gian nan kiếm tìm và cũng để trải nghiệm cái hào khí của tuổi trẻ đã đưa tôi đi khắp nơi trên thế giới từ Á sang Âu và từ Âu sang Á và bao nhiêu lục địa khác. Tôi đi như một con ngựa chứng bất kham và bất kể mọi lời khuyên, răn dạy từ những bậc thầy trưởng thượng cũng như từ người thân trong gia đình. Tôi vậy đó một thời và nay đã có thời gian nhìn lại với chính mình. Đúng, sai, phải, trái, thành đạt, thất bại nào có thước tấc gì để đo cho được con đường tôi đi, chỉ biết nhìn nhận nó như một bài học, trải nghiệm nào đó của một người tu trong đời.

 Khi tôi biết mình đã không còn trẻ nữa, sự nghiệp Phật pháp cũng đã bắt đầu xây dựng nên thì trách nhiệm của một người xuất gia, của một bậc thầy cũng đến, đó là: Hoằng dương Phật pháp và Tiếp độ chúng sanh. Tôi thấy rõ trọng trách nơi mình và những hạn chế mà mình chưa thực hiện được. Con đường tu tập, hành trì với chính mình còn dài và sự thực chứng Pháp yếu còn mênh mang phía trước. Tôi muốn đi một thân một mình trên con đường ấy như bài: “Chứng Đạo Ca của thiền sư Huyền Giác: Thường độc hành, thường độc bộ, Đạt giả đồng du niết bàn lộ”. Thế nhưng liệu ý tưởng như vậy có còn hiện thực trong thế giới ngày nay?

 Trong năm qua, những người Phật tử bắt đầu đến chùa tôi để xin xuất gia. Những vị lớn tuổi có, trẻ tuổi có, nữ có, nam có nhưng rồi tôi khất hẹn để có thời gian thử thách cho họ. Có người không chịu được và ra đi, có người chờ được cho đến ngày xuất gia, và sau buổi lễ xuất gia long trọng đó, tôi đã chính thức trở thành một vị thầy đúng nghĩa, một người cha có con, có đệ tử truyền thừa. Trách nhiệm ấy của một người thầy, người cha tôi phải luôn luôn trân quý và gìn giữ nó.

 Lẽ ra khi một con người trở thành một người cha lần đầu tiên với đứa con chào đời, họ vui sướng lắm, hạnh phúc lắm. Hạnh phúc nhất trên cuộc đời khi biết mình bắt đầu được làm cha và có người con nhỏ để mình yêu, mình thương và mình chăm sóc. Tình cảm con người là vậy, nhưng có lẽ người ta sẽ thấy sự biểu lộ tình cảm của người mẹ và cảm xúc hạnh phúc của người mẹ dành cho người con mới sinh của mình sẽ dào dạt hơn nhiều so với người cha, thường ẩn những biểu lộ cảm xúc bên trong. Tình thương của người cha đối với con mình lạ lắm, mạnh mẽ và sâu kín bên trong. Nó như dòng nham thạch, nóng bỏng, tuôn chảy và cháy cuồn cuộn bên trong lòng núi, nhưng bên ngoài với các bề mặt núi đá thì rất nguội, trơ trọi và khô khan.

 Cho đến tận bây giờ khi có đệ tử tôi mới hiểu được cảm xúc của mình, của một vị thầy trong vai trò của người cha, người mẹ. Cảm xúc của dâng trào ư! Hạnh phúc ư! Vui mừngsung sướng ư! Cảm xúc bùng cháy và mãnh liệt như những người cha, người mẹ có con lần đầu ư! Cảm xúc như người con nhỏ lần đầu tiên được món quà quý mà cha mẹ tặng ư! Còn bao nhiêu nguồn cảm xúc thiêng liêng và khó tả khác của một con người khi sở hữu được một tặng vật mà mình mong đợi nhất! Phật tử chung vui cùng tôi và hỏi han tôi về những chú đệ tử mới toanh, tóc xanh vừa mới cạo và những chiếc y áo người tu lần đầu mặc còn luộm thuộm. Tôi bỗng chợt thấy mình trong hình hài các chú, cũng do dự, rụt rè, lúng túng trong buổi lễ xuất gia. Cũng hồn nhiên, chân thậtthành kính trước chư Tăngbuổi lễ trang nghiêm mầu nhiệm hôm đó. Tôi thấy một cuộc đời rất mới, trong sạchthanh tịnh cho những ai dám quyết tâm chọn cách thay đổi và làm mới cho cuộc đời mình. Tôi thấy sự ra đi và hy sinh ấy của một con người quả thật rất có ý nghĩa và rất đáng hy sinh, thế mà những người cha, người mẹ nào đó lại rơi nước mắt, buồn bã và luyến tiếc cho sự ra đi này.

 Đời người ai cũng phải có một lần ra đi, nhưng lần ra đi ấy có mang lại ý nghĩa và sự thiêng liêng động chuyển tâm con người hay không, đó là một vấn đề. Chung quanh ta, hàng ngày hàng giờ có rất nhiều sự ra đi, mang một ý nghĩa này hay ý nghĩa khác nhưng sự ra đi của phàm nhân, tục lụy, hay sự ra đi của nghiệp chướng tới đòi qua tật bệnh, tai nạn, thiên tai, tự sát v.v… càng làm cho chúng ta thấy được mặt thật thô trược và tàn nhẫn của kiếp nhân sinh. Ai là người có duyên với Phật pháp lại hoan hỷ vui sướng đi vào con đường này; có đi chăng cũng phải thấy biết rằng, mình đang bị nghiệp lực ép buộc mà đi. Một mai này nếu nghiệp trần vơi bớt, công đức đủ đầy thì quyết phải ra đi một lần trong lý tưởng cao dầy, trang nghiêmthanh tịnh cuộc sống cuộc đời.

 Mỗi một con người chúng ta sống đều mang rất nhiều kỷ niệm đẹp. Kỷ niệm thời thơ ấu, kỷ niệm tuổi học trò, kỷ niệm những tình yêu, mối tình ban đầu, kỷ niệm người thân, người thương trong gia đình, kỷ niệm về những con ngoan, xinh đẹp mà mình thương yêu và con thương yêu, hiếu thảo với mình, kỷ niệm với người chồng yêu, vợ yêu ngọt ngào, lãng mạn của mình trong suốt thời gian sống hạnh phúc v.v… và v.v… Người tu dù nay đã là Thượng Tọa hay Hòa Thượng cũng phải có những thời gian, kỷ niệm rất đẹp, rất hồn nhiên lúc ban đầu mới xuất gia học đạo. Dù có muốn nhớ hay không, dù có quên đi nữa thì thời gian ấy ai cũng thật là thanh khiết, trong trắng, đơn sơ và thật là dễ thương. Thầy tôi chắc cũng vậy, xuất gia từ khi nhỏ nên chắc chắn có những hình ảnh tuổi thơ, lúc làm điệu, làm chú tiểu với lọn tóc dài vắt tai hoặc chỏm tóc ngộ nghĩnh trên đầu. Tôi thường thấy những bức ảnh như vậy trong phòng của quý thầy và đôi lúc ước ao mình cũng có được những tấm hình hoặc trải nghiệm thời gian sống như vậy.

 Rồi thời gian qua mau, những chú tiểu ngày ấy nay đã không còn nữa mà đã là những bậc thầy nghiêm túc, trang nghiêm và đạo mạo. Thời gian và sự tu hành của một con người đã biến đổi tất cả, từ thân tướng bên ngoài đến tâm tính sự điềm đạm và mẫu mực bên trong. Sự thay đổi đó cần thiết nhưng đôi khi làm cho con người tiếc nuối những khoảnh khắc, thời gian rất đẹp của tuổi thơ, của thời làm chú điệu. Có thể chút ngây thơ, hồn nhiên trong trắngthiếu thốn của thời làm điệu, làm chú tiểu khi ngủ gục lúc tụng kinh, khi trốn thầy, trốn mọi người để tìm một giấc ngủ sáng, một giấc ngủ trưa, hoặc khi thiếu chén chè, trộm mâm xôi, nải chuối và bị thầy bắt được quỳ nhang, đánh đòn v.v… là những kỷ niệm lầm lỗi, đáng tiếc tuổi mới xuất gia làm điệu, nhưng nó lại nói lên được tất cả những kỷ niệm tuyệt vời của một thời xuất gia, ban đầu tìm nương về cửa Phật.

 Những người xuất gia ngày nay sướng lắm vì có được gần như tất cả những tiện nghi vật chất trong đời sống hiện đại. Ăn uống và chỗ ở cũng đầy đủ hơn trước so với thời bậc thầy tổ của chúng ta rất nhiều. Nhưng chính trong sự quá đầy đủ, thoải máihiện đại ngày nay mà người tu chúng ta yếu kém ý chí và ít được trưởng thành. Thế mới biết sự kham nhẫn và khổ cực, sự nghiêm khắc và khó khăn trong giáo dưỡng và trong cuộc sống, đào tạo luôn luôn có những giá trị lợi ích và chiều sâu của nó. Những bậc thầy tâm linh, những người xuất gia trưởng thành đều nhận thấy rõ điều ấy nên bắt đầu hiểu thầy mình và thương thầy mình rất nhiều về sau này.

 Có thể thấy người xuất gia được học và rèn luyện nghiêm khắc như vậy trong suốt thời gian tu hành, nên một con người tu dù rất tình cảm, thân thương cũng trở nên nghiêm trang và đạo mạo. Cái pháp của người tu là như vậy, sống nhiều với lý trí, với pháp Phật, với chân lý, với định huệ hơn là sống với tình cảm, với con tim, với sự đối nhân xử thế khéo léo và tâm lý như người đời. Một bậc thầy thường sống và tu như vậy theo pháp nên nhiều khi trong cuộc sống đạo đời không thể biểu hiện và bày tỏ tình cảm, tình thân trong thời gian dài; thế rồi người đệ tử, phật tử bỗng cảm thấy thầy mình sao khô khan và nghiêm trang quá nên khởi tâm e dèsợ hãi khi tiếp xúc. Tình thầy trò từ từ xa cách, dần dần dẫn đến nhiều vấn đề và có khi xảy ra nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống.

 Nếu tình cha con, mẹ con là một tình cảm thiêng liêngđặc biệt thì tình thầy trò có lẽ cũng không ngoại lệ nhưng vì sự biểu lộ cảm xúc của người nam, người cha và hơn thế sự biểu lộ cảm xúc của một bậc thầy trong đạo không tiện được phô bày, nên chất liệu tình cảm ấy được nuôi dưỡng, ẩn giấu bên trong. Và tình thầy trò qua thời gian sống gần nhau, thương yêuhy sinh cho nhau sẽ hiểu được tất cả nỗi lòng của một con người. Những đệ tử của thầy là những con người và vị thầy mà mình đang sống chung, đang học hỏi Phật phápcung kính cũng là một con người đang trên đường tu hành, nên tình cảm và mâu thuẫn, vấn đề và sự khác biệt là những tánh chất cơ bản và thông thường nhất của một con người.

 Chồng vợ, cha mẹ con cái với nhau nếu biết tu, biết sửa để điều chỉnh lại bản ngã và sự si mê nơi chính mình thì sẽ mang lại an vui và hạnh phúc với nhau trong cuộc sống. Thầy trò cũng vậy, cũng có thể mang lại tình thương, an lạchạnh phúc trong đời sống đạo với nhau. Nếu không biết tu đúng pháp, cả gia đình có thể biến thành cảnh giới địa ngục và các tội nhơn trong cảnh giới đó. Thầy trò cũng có thể biến thành oan gia, kẻ thù và xâm hại lẫn nhau từ lời nói cho đến hành động. Trong kinh Lương Hoàng Sám có đề cập đến Tỳ kheo Hoa Quang và người đệ tử ôm lòng hờn giận và oán đối nhau, nên người đệ tử thường tìm cách chống đối, nói điều phi pháp về thầy mình, và cuối cùng bị đọa vào địa ngục Tám mươi Ức kiếp. Chất liệu vô minhsân hận có sức tàn phá lớn lao đến như vậy mà ít người thấy được và tìm cách chuyển hóa nó. Người ta chỉ thấy tất cả mọi nguyên nhân, đầu mối của khổ đau, hận thùtội lỗi đến từ người kia, kẻ nọ mà ít ai chịu thấy sự liên can, kẻ thủ phạm cũng chính từ nơi sự si mê, chấp thủ ở nơi mình. Cái khổ đau từ đây mà phát sinh.

 Tôi có những sự trải nghiệm lạ lùng như vầy mà giờ đây sau nhiều năm tu hành tôi mới thấy rõ. Thầy tôi vẫn là thầy của mấy mươi năm về trước, vẫn sự nghiêm khắcchuyên cần trong tu tập, dạy bảo đồ chúng, giữ gìn đều đặn khóa an cư mỗi năm và thường hay viết sách, dịch kinh trong suốt thời gian này. Thầy tôi vẫn là một con người như vậy, nhưng ở mặt khác tôi lại thấy thầy tôi khác trước rất nhiều. Thầy tôi khác trước hay tâm tôi khác trước! Thời gian đầu mới xuất gia, nếu thầy tôi không phải là một khuôn mẫu lý tưởng trong mắt của tôi bởi vì, thầy khó tính quá, thầy nghiêm khắc quá, thầy độc tài, thầy khô khan, lạnh lùng, thầy bảo thủ v.v… Nếu trong mắt tôi, trong tâm tôi toàn thấy thầy mình qua các hình ảnh khó chịu và tiêu cực như trên thì làm sao tôi có cảm giác thương thầy, hiểu thầy và gần gũi thầy được, và cũng ngược lại là làm sao thầy mình có thể thương mình được.

 Đã là một con người thì ai ai cũng có thể sở hữu những tánh chất ấy, nhưng khi không hiểu và thiếu chiều sâu của tu tập, của nhận thức, chúng ta có thể bị phiền não chế ngự, bị ác kiến chi phối. Các chất liệu của vô minh bị kích động và xúc tác nên cảm nhận trung thực của chúng ta về một người bị phiến diện, méo mó, đen đúa, dơ bẩn như chính tâm thức chúng ta phản chiếu ra, dù rằng người ấy không đến nỗi tệ và xấu xa đến như vậy. Chúng ta bắt đầu soi mói, vạch tìm, đào bới tất cả lỗi lầm, vết tích của người kia để chứng minh cho mọi người, cho thế giới chung quanh thấy rằng, quả thật người kia xấu xa và tệ hại đến như vậy. Chúng ta dường như quên mất rằng, mình là ai, đang làm gì và có thật mình là người tốt đẹp như mình tưởng. Nếu mọi người nghĩ tốt về nhau, nhìn về nhau và thấy rõ các tánh chất tốt, việc tốt người kia đã làm cho người, cho cuộc đời thì có lẽ mình đẹp đẽ, cao thượng hơn nhiều và đáng được mọi người khen ngợi tán thán hơn nhiều.

 Thầy tôi đã cho tôi học được rất nhiều về các bài học này kể từ khi tôi xuất gia vào đạo và cũng kể từ khi thầy bắt đầu xây dựng chùa. Người đố kỵ ganh ghét bắt đầu quấy phá với lời lẽ xấu xa, họ gởi thư nặc danh, email đến chùa để công kích, chửi bới cho đến lên mạng, viết sách truyền tải các thông tin, rao giảng các thông điệp xấu xa về người khác. Mấy mươi năm qua rồi, thầy tôi ngày ấy vẫn là thầy tôi ngày nay, im lặng chịu đựngbao dung tha thứ. Thời gian qua đi, sự thật vẫn là sự thật, thầy tôi cũng chẳng vì sự lăng mạ của họ mà trở nên xấu xa hơn, mang tiếng hơn và thê thảm hơn trong cuộc đời. Giữa những lời sân hận ác ý mang tính hủy diệt và tàn phá đó, thầy tôi bỗng trở nên trong sáng, cao thượng và đức độ hơn qua ánh sáng của tâm từ bi và lòng độ lượng. Rõ ràng bài học nhân quả này đã rất rõ và dễ hiểu cho tôi trong suốt phần đời tu hành của mình.

 Khi tâm tôi biến chuyển thì hình ảnh về con người của thầy tôi cũng trở nên biến chuyển, đẹp đẽ, thanh tịnh, từ bimầu nhiệm đến lạ lùng. Đôi lúc tôi cảm nhận thấy tình thương ấy dạt dào, trào dâng mãnh liệt trong tôi như tình cha con và hơn thế nữa. Chất liệu của hạnh phúc đôi lúc là sự cảm nhận của hiểu biếtyêu thương một cách sâu sắc và chân thật nhất. Thứ hạnh phúc này quả thật sâu lắng, khó diễn tả nhưng tiềm ẩn lâu dài bên trong tâm thức của chúng ta, nếu chúng ta nhận chân ra được. Tôi thấy mình may khi nhận chân và tìm ra được hạnh phúc này khi thầy tôi còn sống, khi tôi vẫn còn được thấy thầy, được nghe lời thầy, đi bên cạnh thầy hay sờ, chạm vào bàn tay thầy. Bởi vì cũng có biết bao nhiều người quanh tôi, có thầy, có cha, có mẹ nhưng chưa từng cảm nhận được chất liệu hạnh phúc này, nên họ vẫn sống trong sự lạnh lẽo, tê cứng hoặc nhạt nhẽo của tình thân, tình thương của những người thân thương chung quanh.

 Trong quá khứ tôi đã làm cho thầy tôi buồn rất nhiều vì sự ngang bướng và ra đi của tôi tìm về Ấn Độ. Nhưng rồi tôi đã không phụ lòng thầy khi trưởng thành hơn trong sự tu tậpthành tựu ít nhiều trong việc Phật sự. Tôi vẫn còn giữ gìn chiếc áo tu hành dù gặp biết bao cám dỗ và phong ba bão táp trên đường đạo. Có lúc tôi đuối sức, loay hoay giữa dòng đời nghiệt ngã và phũ phàng nhưng thầy vẫn đến với tôi với ánh mắt từ bi, thương cảm và khuyến khích tôi gượng dậy. Nếu lúc vấp ngã tôi có thầy, nếu lúc đớn đau, tôi có thầy, nếu lúc buồn khổ, thầy ân cần giúp đỡ và hỏi han, nếu tôi chán nản và tuyệt vọng, thầy làm chỗ cho tôi tựa đỡ và nương về thì cuộc đời tôi có hạnh phúc nào hơn. Con người ta thường khi thành đạt thì có rất đông người thân, kẻ lạ tìm đến hỏi thăm, làm quen và nương nhờ; nhưng khi thấy thất bại thì thân sơ cũng tìm cách lánh xa, tránh né. Ngoài đời cũng vậy mà trong đạo đôi khi cũng chẳng khác là mấy. Chính vì vậy nên bài học cuộc đời là bài học cho chúng ta nhiều ý nghĩagiá trị nhất. Không có các bài học và nghịch cảnh ấy, ai có thể thức tỉnh được cơn mộng mị say sưa hư ảo ảo hư của cuộc đời.

 Tôi thấy ấm áp lạ khi nghĩ nhớ đến thầy và về thầy như một phút nao lòng khi người con thơ có dịp nhớ về mẹ. Gần đây nhất, tôi nghe tin Hòa Thượng Khánh Anh ra đi trong độ tuổi không hơn thầy tôi là mấy. Ngài ra đi đã để lại tiếc thương cho bao nhiều người, và rồi mai này thầy tôi cũng lại sẽ ra đi như vậy, và tôi, quý Phật tử khác rồi cũng sẽ tuần tự ra đi, như những áng mây phải bay lơ lững trên bầu trời, để kết thúc hết duyên nó tan vào khoảng hư không vô tận. Những bậc thầy thị hiện ra nơi cuộc đời này đều có mang một tâm huyết và sứ mạng thiêng liêng nào đó dành cho chúng sanhcuộc đời. Khi các ngài ra đi, chúng ta lúc ấy mới tiếc nuối, mới chợt tỉnh và thấy suốt được công hạnh cả một đời người của các ngài. Còn lúc các ngài còn sống, thầy mình còn đây, chúng ta lại thường khi chỉ thấy những điều nhỏ nhặt chung quanh thầy, phân biệt đúng sai, hơn thua, khen chê, buồn vui, hờn giận, trách móc, thị phi nơi thầy và những người chung quanh đố kỵ với thầy. Chúng ta đang có gia bảo trong nhà mà không tự biết, chỉ đến lúc mất đi mới thấy hụt hẫng, trống vắng và đau khổ tiếc thương. Những giọt nước mắt lúc ấy dù có chảy dài, ngậm ngùi, thổn thức cũng chẳng có ý nghĩa thật sự khi giờ đây chúng ta không biết sống trong tình nghĩa, trong trân quý và giữ gìn.

 Sanh ly tử biệt luôn là một nỗi khổ không có lối thoát của kiếp người và ai trong chúng ta cũng sẽ tuần tự đi trên con đường này. Đây là định luật nhưng chúng ta sẽ rất đau khổ nếu khôngtrí tuệPhật pháp soi sáng chúng ta. Nếu có tu tậpchánh niệm tỉnh thức, chúng ta sẽ bình thản đón nhận cơn sanh tử vô thường như một trận mưa tất yếu khi có mây đen hội tụ trên bầu trời. Không có hiểu biếttu tập, nó có thể trở thành một thảm cảnh đày đọa con người chúng ta như rơi vào địa ngục. Nỗi khổ đau ấy có thể hành hạ, đày đọa chúng ta hàng tháng, cho đến hàng năm không nguôi, không quên được. Do đó khi còn có thân này chúng ta cần phải nên tận dụng nó một cách ý nghĩa nhất, tôi luôn tâm niệm như vậy!

 Cuối cùng tôi muốn cám ơn cuộc đời và phước duyên của mình đã cho tôi tất cả những trải nghiệm lý thú trong kiếp nhân sinh. Tôi muốn cám ơn tất cả những người thân thương trong đó có mẹ tôi, người đã ban cho tôi hình hài và thầy tôi, người ban tặng cho tôi những hiểu biết, tri kiến chân chánh của Phật pháp và cho tôi hiểu rõ hơn ý nghĩa của kiếp người, của con đường đạo. Ánh sáng và tri kiến này đã giúp tôi rất nhiều, soi tỏ những bước chân đi cho tôi để tránh vấp ngã, rơi vào hố sâu của tội lỗi trong cuộc sống nhiều cám dỗ và sa đọa. Tôi muốn cám ơn tất cả những nhân duyên tròn đầy đã ban cho tôi một kiếp người giá trị và có nhiều phước báu, nhất là tôi luôn cảm thấy hạnh phúc trong đời sống hàng ngày khi được tắm mình trong giáo pháp từ bi, trí tuệgiải thoát của đức Phật.

 

 Viết để kính tặng thầy nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm xuất gia của thầy.

 

Thích Hạnh Nguyện

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10491)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9595)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9283)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31306)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20730)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 23162)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17784)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11660)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21467)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8779)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22244)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13352)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38564)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13483)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24400)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14998)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24730)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10209)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17674)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22802)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22703)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7550)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 14100)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 27108)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26855)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19903)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20876)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21428)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13235)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13369)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29919)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13919)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13954)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32530)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 24097)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29837)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31611)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34217)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18481)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19524)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32880)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18735)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30882)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16158)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26810)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32655)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39415)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40513)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19327)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19322)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant