Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3B- Về Tương Lai của Một Ðất Nước Tây Tạng Tự Do - Cuộc Ðấu Tranh Cho Tự do

11 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 6750)
3B- Về Tương Lai của Một Ðất Nước Tây Tạng Tự Do - Cuộc Ðấu Tranh Cho Tự do


VƯỢT KHỎI GIÁO ÐIỀU (BEYOND DOGMA)
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
Việt Dịch: Tâm Hà Lê Công Ða


PHẦN THỨ BA

BẤT BẠO ÐỘNG:
MỘT TẤM GƯƠNG ÐỂ NOI THEO

VỀ TƯƠNG LAI
CỦA MỘT ÐẤT NƯỚC TÂY TẠNG TỰ DO

Thưa Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, trong một bài diễn văn vào năm 1988, Ngài đã lên tiếng từ bỏ yêu sách đòi hỏi độc lập cho Tây Tạng nhằm mục đích mở rộng cánh cửa đối thoại với Trung Cộng. Có phải theo đường lối suy nghĩ của Ngài, đây là một sự từ bỏ hoàn toàn?

Như tôi đã từng phát biểu trước đây, Tây Tạng đang đối diện với hiểm họa bị diệt chủng. Thế nên chúng tôi phải làm bất cứ điều gì có thể được để cứu vớt đất nước được kế thừa một nền văn hoá thuần nhất này. Thực tế chính trị là sẽ không ai trở về để đuổi kẻ xâm lăng Trung quốc ra khỏi nước. Thái độ thực tiễn duy nhấttìm cách giải quyết trực tiếp vấn đề với chính quyền Trung quốc. Sức mạnh của chúng tôicông lýsự thật. Chúng tôi không có gì để phải che dấu; chúng tôi có mọi quyền, và đủ sức chịu đựng ngoan cường để có thể gặp gỡ người anh em, chị em Trung Quốc và nói chuyện thẳng với họ.

Cuối năm 1978, nhà nước Trung Quốc ngõ ý rằng họ muốn thiết lập mối dây liên lạc với tôi. Tôi đã đáp ứng lập tức và gởi ngay một phái viên cá nhân, một người em của tôi có khả năng nói tiếng Trung Hoa lưu loát, đến gặp họ. Ông ta đã được Ðặng Tiểu Bình tiếp kiến. Cuộc gặp gỡ đã kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ và Ðặng Tiểu Bình cho hay là hai bên có thể thảo luận mọi vấn đề ngoại trừ chuyện độc lập hoàn toàn cho Tây Tạng, tuy nhiên đây cũng là một đề nghị rất đáng được quan tâm.

Từ đó cho đến nay, trong vòng mười bốn năm qua, toàn bộ những tiếp cận của chúng tôi đã được dựa trên căn bản của điều kiện này. Ðó là lý do tại sao tôi đã không đòi hỏi sự độc lập toàn vẹn của Tây Tạng. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng tôi không có quyền đòi hỏi độc lập. Thế giới đều biết rằng Tây Tạng là một quốc gia đang bị xâm chiếm. Tôi thường cho rằng đường lối mà tôi đang theo đuổicon đường Trung Ðạo. Tuy nhiên tôi cũng đã tuyên bố rất rõ ràng trong một dự thảo được công bố tại Strasbourg rằng quyền quyết định tối hậu thuộc về nhân dân Tây Tạng. Một số người Tây Tạng đã chỉ trích kịch liệt dự thảo này, thậm chí có người đã bảo thẳng vào mặt tôi : “Ông, vị Ðạt Lai Lạt Ma đời thứ mười bốn, đã bán rẽ quyền sống của nhân dân Tây Tạng!” Thế nhưng, tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải đối diện vấn đề một cách thẳng thắn. Tây Tạng là một quốc gia bị bao quanh bởi đất liền, muốn đến được biển phải trông cậy vào quốc gia láng giềng. Với tình huống như hiện nay, tốt hơn, và thực tế hơn là ta nên cố gắng đi đến một giải pháp như thế nào đó với Trung Quốc.

Một phần của lãnh thổ Tây Tạng đã được tái phân bố vào một số tỉnh của Trung Quốc. Ngài nghĩ như thế nào về vấn đề biên giới của một Tây Tạng tự trị?

Biên giới giữa Tây TạngTrung Quốc đã được vẽ ra một cách rõ ràng vào thế kỷ thứ bảy. Bây giờ thì Trung Quốc đang cố gắng sử dụng đủ mọi luận chứng lịch sử liên hệ đến thế kỷ thứ mười ba, thế kỷ thứ bảy... để biện minh cho việc làm của họ. Giả dụ như nếu tôi chấp nhận điều kiện tiên quyết mà ông Ðặng Tiểu Bình nêu ra, tôi nghĩ là tôi có đủ mọi quyền để thảo luận tiếp những vấn đề còn lại. Thế nên tôi đã bảo họ rằng nếu chính phủ Trung Quốc đã công nhận sự hiệ n hữu của đủ mọi loại mệnh danh là khu vực, vùng và ngay cả quận huyện mà Trung Quốc đã từng gọi đó là các khu vực, vùng, quận huyện của sắc tộc thiểu số Tây Tạng, thì tại sao không gộp chung chúng lại với nhau thành một thực thể duy nhất? Như vậy có phải là đơn giản và dễ dàng cho việc gìn giữ, bảo tồn nền văn hóa và bản sắc của Tây Tạng hay không? Vào thế kỷ thứ tám, dưới triều đại của quốc vương Trisong Detsen và quốc vương Tri Ralpachen, biên giới giữa Trung QuốcTây Tạng đã được phân ranh ghi dấu rõ ràng từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc cho đến tỉnh Amdo của Tây Tạng ở phía Bắc. Có những ghi dấu được khắc trên các trụ bia, trên đá. Cụ thể ở tỉnh Vân Nam thì được khắc trên đá. Những ghi dấu này đã xác định biên giới thực sự giữa Trung QuốcTây Tạng, và đó không phải là điều chúng tôi dựng đứng lên mà là thực tế lịch sử.

Những chế độ độc tài chuyên chế nói chung, và Cộng sản nói riêng, bất hạnh thay, thường có khuynh hướng xuyên tạc lịch sử bằng cách viết lại lịch sử. Tôi đã nhận thấy điều này rất rõ trong thời gian lưu trú khoảng sáu tháng tại Trung Quốc từ năm 1954 đến 1955. Trong dịp này, tôi đã có cơ hội thăm viếng Mãn Châu, mà Trung Quốc gọi là Tumbe, và các khu vực trong vùng Hreang và Hắc Long Giang. Tại đây, trong một viện bảo tàng kỷ niệm vụ tàn sát của Nhật Bản, tôi đã thấy họ giải thích rằng Nhật Bản chỉ đầu hàng sau khi quân đội Sô Viết đánh tan lực lượng chủ lực của Nhật Bản, quân đội Quang -tuong, tại Mãn Châu. Thời gian này tôi đang ở thủ đô Lhasa và hầu như đã biết hết tất cả mọi chuyện thực sự xảy ra lúc đó -mà thực tế là, Nhật Bản chỉ đầu hàng sau khi hai quả bom nguyên tử rơi xuống Trường Kỳ và Quảng Ðảo, sau đó thì Nga Sô mới tuyên chiến với Nhật Bản. Trung Cộng đã vẽ ra chuyện là Nhật Bản chỉ đầu hàng sau khi lực lượng chủ lực tinh nhuệ của họ hoàn toàn bị Hồng quân tiêu diệt tại Mãn Châu. Ðó là một thí dụ cụ thể về chuyện xuyên tạc lịch sử.

Ngài cũng thường tuyên bố rằng có ý muốn đạt đến một sự tổng hợp giữa Phật giáo và Mác-xít. Thưa Ngài, chủ nghĩa Mác-xít có gì hấp dẫn đối với Ngài?

Trong số các lý thuyết kinh tế hiện đại, hệ thống kinh tế Mác-xít được xây dựng trên căn bản của những nguyên tắc đạo đức, trong khi chủ nghĩa tư bản chỉ thuần tuý quan tâm đến vấn đề lợi nhuậnChủ nghĩa Mác-xít đặt trọng tâm vào việc phân bố tài sản một cách đồng đềubình đẳng trong việc sử dụng các phương tiện sản xuất. Ðồng thời chủ nghĩa này cũng lưu tâm đến số phận của giới lao động -tức là đại đa số quần chúng- cũng như của những người thuộc đáy tầng xã hội, đang cần được giúp đỡ, chủ nghĩa Mác-xít cũng chú ý đến những nạn nhân của thiểu số bị bóc lột. Bỡi những lý do trên, hệ thống kinh tế này có vẻ như công bằng và có sức thu hút đối với tôi. Gần đây tôi cũng đã được đọc một bài viết trên báo chí trong đó Ðức Giáo Hoàng cũng đã vạch ra một vài khía cạnh tích cực của chủ nghĩa Mác-xít.

Qua sự sụp đổ của một số chế độ cộng sản, trước tiên tôi cho rằng các quốc gia như Liên Bang Sô Viết cũ, hoặc Trung Hoa, thậm chí cả Việt Nam không phải là những quốc gia theo chủ nghĩa Mác thật sự, bởi lẽ họ chỉ quan tâm đến quyền lợi hẹp hòi của quốc gia mình hơn là quyền lợi của Lao Ðộng Quốc Tế; đó là lý do tại sao luôn luôn có những tranh chấp giữa họ với nhau, cụ thể như giữa Trung Quốc và Nga Sô hoặc giữa Trung QuốcViệt Nam. Nếu những chế độ này thật sự được xây dựng trên căn bản những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, những sự xung đột đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra.

Tôi nghĩ rằng điểm sai lầm chủ yếu của các chế độ cộng sản là họ quá đặt nặng vào việc thủ tiêu giai cấp chủ nhân, chủ trương đấu tranh giai cấp, và điều này đã khuyến khích con người giảm thiểu lòng từ, tăng trưởng thù hận. Cho dù mục tiêu cơ bản của họ có thể là lý tưởng phục vụ đa số quần chúng, thế nhưng khi họ cố gắng thực hiện điều đó, tất cả mọi năng lực của họ đã bị chệch hướng và biến thành những hoạt động phá hoại. Một khi cuộc cách mạng đã hoàn tất, giai cấp chủ nhân đã bị tiêu diệt thì rồi cũng chẳng còn gì sót lại cho dân chúng; đến lúc này cả nước trở nên nghèo đóibất hạnh thay điều này làm người ta tưởng rằng mục tiêu cơ bản của người cộng sản là bần cùng hoá nhân dân. Một cách tóm tắt, điểm tiêu cực chính của các chế độ này là được xây dựng trên căn bản hận thù, không có chút gì từ ái.
Sự sụp đổ của chế độ này tại Sô Viết cũ theo tôi không phải là sự thất bại của chủ nghĩa Mác mà là sự thất bại của chế độ độc tài toàn trị. Bởi lẽ này, tôi vẫn tự xem mình như là một người nửa Phật giáo, nửa Mác-xít.

Ngài đã lên tiếng kêu gọi cho hồi hương tất cả những người Trung quốc đang sinh sống tại Tây Tạng. Như thế, một nước Tây Tạng dân chủ, cởi mở trong tương lai có chỗ đứng nào cho những người này không?

Tôi nghĩ là chúng ta cần nên phân biệt những nhóm người Trung Quốc khác nhau hiện đang sinh sống tại Tây Tạng. Có những người đã đến định cư tại đây từ năm 1949; tiếp theo là những người tự động hoặc được đưa đến theo kế hoạch của nhà nước Trung Quốc; và cuối cùng là những người tìm đến Tây Tạng, thường là do ý nguyện cá nhân của họ, kể từ khi cái được gọi là “chính sách kinh tế tự do” ra đời. Chúng ta cũng cần nên phân biệt những người Trung Quốc biết nói tiếng Tây Tạngkính trọng nền văn hoá Tây Tạng -bởi vì nói cho cùng, tín ngưỡng Phật giáo không xa lạ gì đối với họ- và những người chạy đến Tây Tạng với mục đích chính là làm giàu chứ không phải tìm kiếm nguồn mạch tâm linh phong phú tại đây. Như thế, đối với những người kính ngưỡng đời sống tinh thần của Tây Tạng, sự hiện diện của họ là điều hữu ích. Nếu thành phần này không đông đảo tôi nghĩ là không có lý do gì để không thể làm việc với nhautìm ra một giải pháp cho họ tiếp tục sinh sống tại Tây Tạng. Thế nhưng đối với tất cả những người cho rằng người Tây Tạnglạc hậu, dã man, dơ dáy và hôi hám (người Tây Tạng chúng tôi cũng cho là người Tàu hôi hám như vậy, vì họ ăn quá nhiều tỏi), thì tốt hơn hết là họ nên hồi hương. Tại sao họ phải sống ở những nơi dơ dáy làm gì?

 

CUỘC ÐẤU TRANH CHO TỰ DO

Thưa Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, trong cuộc đấu tranh nhằm giải phóng Tây Tạng, có phải là Ngài tuyệt đối chống lại phương thức bạo động, hoặc ít ra theo Ngài bất bạo độngcon đường tốt nhất để đạt đến mục tiêu tối hậu?

Vâng, tôi tuyệt đối chống lại phương thức bạo động. Những năm trở lại đây, trong nhiều dịp người ta hỏi tôi rằng tôi sẽ làm gì nếu một số người Tây Tạngtuyệt vọng có thể trở thành bạo động, tôi luôn luôn trả lời rằng nếu trường hợp như vậy xảy ra, tôi sẽ không còn một lựa chọn nào khác hơn là từ chức và đứng qua một bên. Tôi có lý do để tin tưởng vào đường lối bất bạo động; và đó không phải là một niềm tin mù quáng. Trước tiên tôi tin rằng bản tánh của con người là thiện lương và từ ái. Thế nên vì lợi ích của chính chúng ta, phải khuyến khích bản tánh này, và tạo cơ hội cho nó phát triển, nẩy nở trong mỗi con người. Ngược lại, nếu chúng ta đi vào con đường bạo động thì chẳng khác gì chúng ta đã làm che lấp mặt tích cực của bản tánh con người, ngăn cản không cho nó phát triển.

Ðệ Nhất Thế Chiến chấm dứt với sự thảm bại của Ðức Quốc, sự thảm bại này đã gây nên những hội chứng bi thảm cho người dân Ðức, và đó chính là những hạt giống ươm mầm cho trận Ðệ Nhị Thế Chiến. Trong bất cứ tình huống nào, một khi bạo động thắng thế, người ta sẽ không còn kiểm soát được tình cảm. Ðây là một điều rất nguy hiểm và chắc chắn là nó sẽ dẫn đến những thảm kịch. Ðó chính là những gì đang xảy ra tại Bosnia hiện nay. Phương thức bạo động chỉ tạo ra thêm những vấn nạn mới.
Trong trường hợp của chúng tôi, điều quan trọng nhất là những người Tây Tạng và những anh chị em Trung Quốc trên thực tế luôn luôn vẫn là những người láng giềng thân hữu và tình cảm đó cần phải được duy trì. Thế cho nên giải pháp duy nhất cho Tây Tạng tương lai là học cách sống hoà thuận với những người láng giềng của mình. Giải pháp đó phải được xây dựng trên căn bản quyền lợi hổ tương của hai nước. Do lựa chọn con đường bất bạo động, những người Trung Quốc trong cũng như ngoài nước đã tỏ ra thiện cảmquan tâm đến lý tưởng đấu tranh của chúng tôi; nhiều người đã thẳng thắn phát biểu rằng họ rất tán trợ đường lối tranh đấu đó.

Như vậy thì Ngài cũng không chấp nhận cả việc cầm vũ khí chống lại Hitler?

Tôi không chắc. Chúng ta cần phải đi vào chi tiết. Vào thời điểm mà chủ nghĩa Quốc xã bám rễ và bắt đầu phát huy sức mạnh, uy thế, nếu tôi ở vào thời điểm bấy giờ tôi sẽ vận dụng mọi nỗ lực cá nhân của mình để tìm cách ngăn chặn.
Cách đây không bao lâu, lúc còn ở Ba Lan tôi có dịp thăm viếng trại tập trung Auschwitz, nơi mà hàng ngàn người dân vô tội đã bị Ðức quốc xã thủ tiêu. Tôi dừng lại trong giây lát trước phòng hơi ngạt và khi nhìn thấy cái lò thiêu xác, tôi đã không dấu được nỗi ngậm ngùi. Càng đau buồn hơn khi tôi đứng trước cả một núi giày và tóc của nạn nhân. Trong cái đống giày đó tôi nhìn thấy một đôi giày nhỏ, một đôi giày đã bị thủng được vá lại, chắc là của một đứa bé nghèo. Tôi tự hỏi mình tại sao họ lại nỡ tâm tàn sát những người dân vô tội này? Tại sao? Hãy tưởng tượng rằng trong thời điểm này, một bên là một nhúm nhỏ lính mật vụ xung phong SS Ðức canh gác, còn một bên là một khối lượng đông đảo những người Do Thái, Pháp, Ba Lan đang bị cầm tù. Giả dụ rằng nếu lúc đó ta có đủ điều kiện trong tay, chỉ cần loại trừ vài người lính SS này, thì hàng ngàn người sẽ được giải phóng, tự do, phải không? Nếu lúc đó tôi có vũ khí trên tay, và tôi biết chắc chuyện như vậy sẽ xảy ra... Tôi phải làm sao đây, thật là khó nói. Mà thôi, đó chỉ là chuyện giả tưởng, cũng chẳng có ích lợi gì để nhắc lại. Tuy nhiên tôi tin rằng nếu bạn ở trong hoàn cảnh đó, chắc là bạn cũng sẽ đứng về phía với tôi.

Thưa Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, có thể có nguy cơ những thông điệp mà Ngài muốn rao truyền đến chúng tôi đã bị làm sai lạc đi bởi các hệ thống truyền thông bao quanh Ngài?

Tôi không nghĩ thế. Dĩ nhiên cũng có lúc một số câu, lời nói của tôi đã bị xuyên tạc, thế nhưng nói chung phía truyền thông đã dành cho tôi mọi sự thiện cảm và những đáp ứng của họ rất tích cực.
Tôi rất ngưỡng mộ tinh thần nghề nghiệp của giới báo chítôn trọng quyền được chỏ mũi của họ vào công việc của người khác, bởi vì tôi nghĩ rằng họ làm như thế không ngoài mục đích phơi bày ra những vụ xấu xa tai tiếngngăn ngừa sự nhũng nhiễu lạm quyền. Có nhiều người rất thông minhsở trường trong nghệ thuật dấu diếm các việc làm bất chính. Bạn có thể tìm thấy điều này trong giới chính khách cũng như thương giathỉnh thoảng ngay cả trong địa hạt tôn giáo, hoặc trong giới giáo sư đại học không chừng, ai mà biết được! Ðây là kết quả của sự thiếu vắng ý thức kỹ luật, đạo đức của một số người có một vị trí quan trọng trong xã hội. Giới truyền thông báo chí rất tinh tường nhạy bén, có nghĩa là họ có khả năng khám phá ra những tình huống như vậy, và tôi nghĩ đây là một khía cạnh khá tích cực, bởi vì nếu một người được coi là lương thiện, tất cả mọi biểu hiện của họ cần phải nên trung thực. Nếu có sự sai khác nào giữa hai khía cạnh này, cá nhân đó không thể là người đáng tin cậy, họ chỉ tìm đủ mọi cách để dối gạt kẻ khác. Thế nên tôi tin rằng giới báo chí truyền thông đã hoạt động rất tích cực trên mặt phơi bày sự thực này.

Ngài có nghĩ rằng chính phủ Pháp rất đạo đức giả khi đã không tiếp đón Ngài một cách chính thức, cũng như đã không đối đầu một cách thẳng thắn rõ ràng với Trung Cộng về vấn đề Tây Tạng?

Tôi không nghĩ là người ta nên lên án một chính phủ vì những việc như thế. Hãy lấy người Tây Tạng của chúng tôi làm một thí dụ: Họ muốn rất nhiều, thế nhưng một số người khác đang gánh vác trách nhiệm như chúng tôi, phải dựa vào rất nhiều yếu tố để xem xét cân nhắc một vấn đề. Một chính phủ cũng thế, những hành động của họ đều phải dựa trên tình huống thực tại. Tôi không thể cáo buộc một quốc gia trên căn bản cá nhân, thế nhưng tôi lên án nền chính trị quốc tế một cách tổng quát: Có một cái gì đó rất trục trặc trong đường lối, chính sách toàn cầu.

Những người mang tinh thần thực tiễn chính trị luôn luôn cho rằng không có chỗ đứng cho yếu tố đạo đức trong chính trị. Ðây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi vì như một hệ quả, một số các quốc gia nhược tiểu sẽ phải gánh chịu những khổ nạn mà trong đó, những thành phần yếu kém, bất hạnh nhất sẽ gánh chịu nhiều đau khổ nhất. Cuối cùng với những chính sách như thế, các đại cường về lâu về dài cũng không tránh khỏi bị công kích từ mọi phía.

Tôi xin được cống hiến cùng qúy vị một kinh nghiệm cá nhân. Vài năm trước đây tôi có dịp viếng thăm Mạc Tư Khoa, ngay sau cuộc cách mạng Tháng Tám. Sau đó khi rời AÂu Châu trở lại Ấn Ðộ, tôi gặp một viên chức người Phi Châu cùng đi chung một chuyến bay. Khi dừng lại ở Tân Ðề Li, chúng tôi đã chuyện trò tán gẫu với nhau trong giây lát, và tôi đã chia xẻ những cảm nghĩ của tôi với ông ta về những biến cố vừa xảy ra tại Mạc Tư Khoa. Tôi cho biết rằng mình đã rất hài lòng khi chứng kiến tình huống hiện nay giữa hai siêu cường nguyên tử đã thay đổi, ít nhất là trong một thời gian tới con người sẽ không còn lo sợ bởi hiểm họa của một cuộc chiến tranh nguyên tử. Tôi nghĩ là ông ta cùng chia xẻ những cảm nghĩ như thế. Nhưng thực tế khác hẵn với điều tôi chờ đợi.

Vị quan chức Phi Châu này giải thích với tôi rằng, trước và trong thời gian Chiến Tranh Lạnh, các quốc gia của Thế Giới Thứ Ba còn có chỗ đứng để vận động, gây ảnh hưởng và có thể biết được những cái mà họ trông chờ thu hoạch được. Nay thì những tụ điểm liên hệ đã biến mất nhường chỗ cho một giai đoạn cực kỳ bất ổn mà họ phải đương đầu. Tự nhiên tôi cảm thấy một mối thiện cảm sâu xa đối với ông ta. Tôi luận ra rằng, tất cả đều giống nhau, khối độc tài Ðông Âu tự gọi mình là “những-người-yêu-hòa-bình” nhưng trong thực tế đã sử dụng phần lớn ngân sách của họ cho việc chế tạo vũ khí, và khi làm như thế họ đã hy sinh phúc lợi của dân tộc họ. Các quốc gia Tây phương, dĩ nhiên không phải là không có sai lầm, nhưng may mắn được sống dưới chế độ dân chủ mà óc sáng tạo của con người có cơ hội và điều kiện phát triển một cách toàn diện, đã đưa đến những phát kiến quan trọng trong các lãnh vực kinh tế, giáo dục, khoa học. Dĩ nhiên chúng ta cũng đã chứng kiến những tiến bộ khoa học lớn lao của Liên Bang Sô Viết cũ, nhưng những thành tựu của họ thường liên hệ với những hoạt động quân sự.

Thực tế cho thấy thế giới bây giờ đã trở nên an toàn hơn. Tuy nhiên đối với các quốc gia Thế Giới Thứ Ba, có phải hình ảnh của Tây phương, cụ thể là Mỹ là hình ảnh biểu trưng của những gì được gọi là dân chủ, tự do, của phẩm giá con người? Không, không hoàn toàn như thế. Tại sao? Tại vì họ bị chế ngự bởi tinh thần chính trị chỉ biết phục vụ cho lợi ích của chính mình, nền chính trị của những nhà chính khách chuyên nghiệp. Nếu những nguyên tắc đạo lý được tôn trọng trong chính sách đối ngoại, sẽ không bao giờ có những vấn nạn như thế xảy ra. Ðây là điều sai lầm lớn lao cần phải được sửa chữa. Tôi thường phát biểu với các người bạn Hoa Kỳ rằng: Bây giờ thì quý vị đã là một siêu cường duy nhất, sự thay đổi tùy thuộc ở qúy vị; qúy vị nên quay về với những nguyên tắc của các nhà chính khách vĩ đại trong lịch sử Hoa Kỳ như Jefferson hoặc Lincoln, những người biết tôn trọng những giá trị của tự dodân chủ, cũng như đã chiến đấu để bảo vệ những giá trị đó.

Ðể kết luận, một chính khách có cần thiết được hướng dẫn bởi lòng từ bi?

Vâng. Tôi nghĩ như thế. Nhưng phải là lòng từ bi thông minh, được soi sáng bởi trí tuệ.

 

 

 




 

 

 

 

PHẦN THỨ HAI

TÂM LINH VÀ CHÍNH TRỊ

TỪ BI

Thay mặt toàn thể nhân dân Tây Tạng, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả qúy vị, những người đã quan tâm sâu xa đến nền văn hoá và truyền thống của Tây Tạng trên cả hai bình diện tinh thần lẫn thế tục. Xin cảm ơn một lần nữa về những gì mà qúy vị đang góp tay để gìn giữ cho những truyền thống này không bao giờ bị mai một.

Hôm nay tôi sẽ xin được hầu chuyện cùng qúy vị về vấn đề bình an tâm hồnLý do mà nền văn hóa Tây Tạng có một tầm mức quan trọng như thế - ít nhất đối với tôi- vì nền văn hóa của chúng tôi có một tiềm năng lớn lao trong việc làm tăng tiến sự bình an tâm hồn. Trong một giai đoạn cực kỳ khó khăn như mọi người đều biết, xảy ra tại Tây Tạng hồi gần đây, một trong những yếu tố đã giúp chúng tôi giữ vững niềm tin, không mất hy vọng chính là nhờ bản sắc đặc biệt của nền văn hoá đó.

Mặc cho bao thử thách và tình huống khó khăn, nền văn minh này đã cho phép chúng ta bảo tồn được sự thanh thảnan bình tâm hồn. Gần đây tôi càng ngày càng có dịp được tiếp xúc với khá nhiều các nhà khoa học phương Tây, thảo luận cùng họ về những mối bực dọc, khủng hoảng tâm thầncon người hôm nay đang mắc phải cũng như tìm kiếm những phương thức khả dĩ có thể chữa trị chúng. Họ đã cật vấn tôi khá lâu về sức mạnhtình trạng tâm thần của nhân dân Tây Tạng, và họ đã rất ngạc nhiên khi thấy mặc dù phải kinh qua những biến cố thương tâm, người Tây Tạng vẫn giữ được cho mình một trạng thái bình ổn tâm hồn. Ðiều này đã được đặc biệt ghi nhận ở một số người phải trải qua một thời gian dài trong các trại tù, lao động khổ sai của Trung Cộng.

Tôi xin được chia xẻ cùng qúy vị một trường hợp điễn hình. Vị phó trú trì của tu viện Namgyal mới lưu vong qua Ấn Ðộ gần đây, đã bị Trung Cộng bắt bỏ tù từ năm 1959, rồi sau đó được chuyển vào trại lao động khổ sai, và bị đày ải trong khoảng mười tám năm trời như thế. Sau khi đặt chân đến tu viện lưu vong của Ngài tại Ấn Ðộ, chúng tôi lại có dịp chuyện trò tán gẫu với nhau. Ngài đã kể lại cho tôi nghe về cuộc đời và những kinh nghiệm sống mà Ngài đã trải qua. Ngài có nói đến chuyện sau khi bị rơi vào tay Trung Cộng, Ngài ở vào một trạng thái khá nguy hiểm đối với một người tu sĩ, đó là khả năng có thể đánh mất lòng từ đối với những kẻ đã hành hạ tra tấn Ngài. Ðây là một nhận định rất đáng lưu tâm!

Tôi thường hay trêu chọc, bảo rằng suốt qua một thời gian dài gian khổ bị Trung Cộng hành hạ kỹ như thế mà khuôn mặt của ông ta chẳng hề đổi thay gì cả. Mặc dù ông ấy già hơn tôi, nhưng tóc lại còn ít bạc hơn tôi nữa -qúy vị có thể không trông thấy tóc bạc của tôi đâu vì tôi mới cạo đầu sáng nay! Nhưng điều đáng nói hơn hết là ông ấy vẫn luôn giữ được trên môi một nụ cười tuyệt diệu. Theo tôi, tất cả có được đều do nền văn hoá của Tây Tạng, của Phật giáo.

Cũng có thể lấy kinh nghiệm khiêm tốn của tôi làm một thí dụ. Là một tu sĩ Phật giáo, tôi được đào luyện về tu tập, học hỏi về triết lý và giáo lý Phật giáo, nhưng chẳng có một chút chuẩn bị nào để đối phó với những yêu cầu của thời đại tân tiến. Thế mà tôi đã phải gánh vác những trách nhiệm khá lớn lao. Tôi đã bị mất tự do ở vào tuổi mười sáu và mất nước lúc lên hăm bốn tuổi. Tôi đã phải sống kiếp lưu vong trong suốt ba mươi bốn năm qua, làm thân tỵ nạn tại một xứ sở ngoại quốc. Trong suốt thời gian này, trong khi đang phục vụ cho cộng đồng Tây Tạng lưu vong, đất nước chúng tôi vẫn còn đang gánh chịu biết bao điêu linhthống khổ. Mặc dù với tất cả những thảm trạng như thế, tôi vẫn giữ được tâm hồn mình, bình an, thư thái.

Trong một vài trường hợp khách du lịch trở về từ Tây Tạng hoặc các trại tỵ nạn tại Ấn Ðộ thường có một ấn tượng sai lầm rằng người Tây Tạng hiện đang sống có vẻ rất hạnh phúc, luôn luôn mĩm cười, có gì là đau khổ đâu. Nhận định sai lầm này có thể là điều bất lợi duy nhất cho thái độ tinh thần của chúng tôi.

Làm thế nào để phát triển sự bình anthanh thản tâm hồn? Tôi luôn nghĩ rằng bản tánh của con ngườitốt đẹp. Thực tế mà nói, trong mỗi chúng ta không phải là không có những tình cảm ganh tỵ, hận thù, tuy nhiên tôi vẫn luôn tin rằng bản chất đích thực của con người vẫn là lòng yêu thương trìu mếnnhân ái. Từ ngày mở mắt chào đời cho đến khi thở hơi cuối cùng, sự hiện hữu của ta gắn bó chặt chẽ với yêu thương và nồng ấm tình người. Một thực tếmọi người đều biết là trẻ con nếu được nuôi dưỡng trong một gia đình đầy tình yêu thương thường có nhiều triển vọng phát triển đầy đủ nhân tính tốt đẹp, trong khi những đứa trẻ trưởng thành trong một bầu khí thiếu vắng tình thương, từ bi nhân ái chung cuộc đều có những thái độ tiêu cực trong đời sống cũng như tạo nên những căng thẳng bất cứ nơi nào mà họ có mặt. Sự hiện hữu hay thiếu vắng tình thương yêu, từ ái trong gia đình gây nên một tác động rất hiển nhiên. Các y sĩ và nhà khoa học cho biết rằng trạng thái tâm hồn tĩnh lặng là một yếu tố then chốt cho sức khỏe của con người. Thêm vào đó, những tuần lễ đầu tiên sau khi chào đời, những tiếp xúc thể xác giữa đứa bé và người mẹ hay bất kỳ ai đó, là một yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc đánh thức và phát triển bộ óc của đứa trẻ.

Chúng ta ai cũng biết rằng những lúc mà tâm trạng mình đang phấn chấn vui vẻ, có cảm tưởng như cả thế giới đang mĩm cười với mình, ta sẽ chấp nhận những khó khăn hay tin buồn một cách dễ dàng hơn là lúc mà tâm hồn ta đang buồn bả, hoang mang giao động hay bất ổn, lúc đó chỉ cần một biến cố nhỏ cũng đủ làm cho ta nổ bùng những tình cảm tiêu cực. Nếu đời sống của chúng ta cứ luôn bị những tình cảm tiêu cực này chế ngự , chúng ta sẽ không còn ăn ngon miệng, bị mất ngủ hoặc đau ốm bệnh hoạn mà kết quả là đời sống của chúng ta sẽ bị thu ngắn lại. Tình trạng thư thái tâm hồn vì thế rất quan trọng.

Con người sống trong xã hội phương Tây thường rất chính xác như một bộ máy, họ thích hoạt động một cách tự nhiên hơn là do động cơ thúc đẩy. Theo tôi, động cơ thúc đẩy mới là điều quan trọng, bởi lẽ chúng ta rất khó có thể phê phán giá trị của một hành động nếu không liên hệ đến cái gì đang nằm đàng sau hành động đó. Nói cho cùng, năng lực của đời sống, của hoạt động nhân loại chính là ý hướng. Nó diễn ra trong tư tưởng của chúng ta, cũng giống như sự hiện hữu của vô vàn các phẩm vật trên thế gian này -có cái ích lợi có cái độc hại- mà ta luôn cố gắng tìm cách thu thập hay loại bỏ; trong thế giới nội tâm, trong tâm hồn của ta cũng thế, cũng chất chứa đủ trăm, ngàn loại tư tưởng khác nhau. Có cái rất hữu ích vì chúng mang đến cho chúng ta hạnh phúc, cho tâm hồn ta thư thái và thêm sức mạnh. Nhưng có cái gây phiền nhiễu ta, làm cho ta mất tinh thần, khủng hoảng và thậm chí đẩy ta đến chỗ tự vẫn.

Tư tưởng và tình cảm vì thế có thể là tích cực hay tiêu cực. Cho nên điều trước tiên ta phải nhận chân giá trị của nó trước khi bồi dưỡng những cái tích cựcloại bỏ những cái tiêu cực. Bằng cách đó, chúng ta có thể đào luyện được sự bình an tâm hồn. Mấu chốt của vấn đề là khả năng phân biệt được những tư tưởng nào có ích hay không. Phương cách hay nhất là chúng ta không nên để cho mình bị vướng mắc bởi những tư tưởng, tình cảm đó. Giản dị nhất là xem chúng như một phần của tổng thể của ta và không có gì để phải bận tâm với chúng. Những khi mà chúng ta phải đối đầu với vấn nạn hay hiểm nguy, tình cảm giận dữhận thù có vẻ như che chở ta, cho ta những nguồn năng lực mới. Tuy nhiên sự chấp trước âm thầm len lỏi sâu vào tâm hồn ta; và ta chào đón chúng như một người bạn cố tri thân ái. Chung cuộc, người “bạn cố tri” này sẽ là kẻ lừa phỉnh ta không thương tiếc. Trong số những loại tình cảm này, giận dữõ và sợ hãi chẳng hạn, sẽ nhanh chóng phơi bày bộ mặt thật của chúng, còn những tình cảm khác như chấp trước sẽ lần hồi tạo nên những hệ qủa tiêu cực theo với thời gian. Một khi mà chúng ta biết rõ được bản chất của các thái độ tiêu cựcnhận diện một cách đúng đắn các hậu qủa do chúng mang lại, ta sẽ rất dễ dàng cảnh giác chúng.

Từ đó chúng ta có thể bắt đầu giải trừ chúng đểø vun xới các tình cảm tốt đẹp -từ bi, hỷ xảthiện cảm. Bằng cách này chúng ta có thể trưởng dưỡng những tình cảm tích cực và làm suy yếu dần những tình cảm tiêu cực. Ngay cả cho dù chúng vẫn còn tiếp tục xuất hiện cũng sẽ chỉ là những tình cảm thoáng qua, không lưu lại một dấu ấn rõ rệt nào trong tâm trí chúng ta. Trong một vài trường hợp, tốt nhất là ta cứ việc bày tỏ nổi giận dữ hay hối hận đối với những việc làm trong qúa khứ để loại trừ những cảm giác này. Tuy nhiên, một cách tổng quát, nên lưu ý rằng nếu ta cứ để cho sự giận dữ và các tình cảm tiêu cực khác bộc phát một cách dễ dàng, chúng sẽ trở thành thói quenlần hồi biến ta thành một người nổi nóng khá thường xuyên. Ðó là lý do tại sao mà tôi cho rằng chúng ta cần phải áp đặt một số biện pháp kỹ luật để rèn đúc tâm hồn mình. Thứ kỹ luật này không thể được áp đặt từ bên ngoài; chúng phải được áp đặt tự bên trong do trí thông minh sẵn có của mỗi người. Bằng cách này ta sẽ chấp nhận chúng một cách dễ dàng.

Ðể huấn luyện tâm hồn, thời gian là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Ðừng bao giờ trông chờ việc ta có thể hoàn toàn chuyển hóa trong một vài phút, hay thậm chí một vài tuần, khi nghĩ rằng ta đang đón nhận ân sủng từ một bậc giác ngộ có thể giúp cho ta đạt đến kết qủa một cách nhanh chóng. Ðó là một thái độ hoàn toàn không thực tế. Công việc tu tập đòi hỏi thời gian, trong nhiều năm, có khi nhiều thập kỷ. Thế nhưng nếu chúng ta kiên trì, nắm vững mục tiêu và mọi phương tiện để đạt đến cứu cánh, chắc chắn ta sẽ thu hoạch được những tiến bộ theo thời gian.

Làm thế nào để chúng ta giảm thiểu dần sự giận dữ và thù hận? Trong một vài trường hợp, ví dụ như nếu động cơ thúc đẩylòng từ bi, giận dữ có thể là một khía cạnh tích cực. Thù hận ngược lại, luôn luôn là một tình cảm tiêu cực. Chúng ta phải đo lường và nhận thức được bản chất độc hại của những loại tình cảm khốn khổ này như lòng thù hận chẳng hạn. Như tôi đã từng phát biểu trước đây, sự hận thù làm cho chúng ta mất đi cả sức khỏe lẫn bạn bè cũng như nó sẽ làm ung thối cả cuộc đời ta. Những tình cảm tiêu cực gây nên nhiều vấn nạn ở mọi cấp độ khác nhau: cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia, cũng như cả quốc tế. Lịch sử nhân loại cho chúng ta thấy rằng những kẻ gây nên những khổ đau khôn cùng cho kẻ khác thường bị thúc đẩy bởi nỗi giận dữ vô bờ và lòng tham lam quá độ. Thái độ như thế đã được bắt nguồn từ vô minh. Ðiều này không có nghĩa rằng những người này có tâm địa ác độc, chung quy họ cũng chỉ là những con người. Tuy nhiên họ đã để cho tâm trí của mình bị chế ngự và hướng dẫn một cách mù quáng bởi những tình cảm tiêu cực, biến họ trở thành những kẻ sát nhân.

Nhìn vào lịch sử nhân loại một lần nữa ta sẽ thấy rằng tuyệt đại bộ phận những thành công kiệt xuất đều được thực hiện bởi những con ngườilòng vị thatâm hồn bình ổn. Ða phần những nhạc sĩ tài danh những nhà nghệ sĩ lớn đều có một cuộc sống nội tâm an bình. Dĩ nhiên không phải là không có ngoại lệ, tuy nhiên một cách tổng quát mà nói, nhà nghệ sĩ rung lên những tiếng tơ đồng phát xuất từ sự tĩnh lặng nội tâm nhằm giải bày những nỗi lòng sâu kín của mình. Bằng cách đó, nhà nghệ sĩ tạo ra niềm hạnh phúcmang đến nguồn cảm hứng cho kẻ khác.

Chúng ta cũng có thể rút ra một bài học trong thời cận đại qua tấm gương của Mahatma Gandhi, một nhân vật kiệt xuấtý thức kỷ luật tự giác cao. Ông ta sống rất thỏa mãn hạnh phúc với những nhu cầu tối thiểu. Mặc dù được đào tạo từ nền giáo dục Tây phươngý thức được những đặc quyền đặc lợi của một cuộc sống tiện nghi vật chất và những cơ may mà nền văn minh đó mang lại, ông đã chọn lựa sống một cuộc sống tuyệt đối đơn giản tại Ấn Ðộ, chẳng khác gì một kẻ ăn mày. Ðiều này phản ánh một tinh thần kỷ luật tự giác và một tâm hồn vị tha cao quý. Tất cả mọi khía cạnh tích cựccon người cố gắng để hoàn tất đều là kết qủa của những tình cảm tích cực này của tâm hồn.

Kinh nghiệm của chính bản thân tôi, cũng như của nhiều người khác, cho ta thấy ở mức độ nào các thái độ tinh thần tích cực mang lại hạnh phúc cho cá nhân mình và cho người khác, và ở mức độ nào các thái độ tiêu cực trở nên tàn hại. Trên căn bản đó mỗi cá nhân cần tự mình nỗ lực vận dụng những năng lực sẵn có để phát triển tâm hồn mình.

Con người sinh sống trong một môi trường xã hội nhất định. Mặc dù ai cũng công nhận rằng tốt nhất là chúng ta có nhiều bạn và không có kẻ thù, nhưng rồi mọi người đều có cả bạn lẫn thù trong cái đám đông đó. Nhưng bạn và thù thật ra không hiện hữu y như thế. Tình thân hữu và sự thù địch chỉ là kết qủa của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố hàng đầu chính là thái độ tinh thần của chúng ta. Khi chúng ta mở rộng vòng tay ra với tha nhân và sẵn sàng cống hiến tình thân hữuthân ái của ta đối với họ, lập tức chúng ta đã tạo dựng nên một bầu khí tốt lành. Ngay cả không nhận thức được điều này, họ cũng sẽ tiến đến ta bằng một khuôn mặt rạng rỡ nụ cười -không phải là khuôn mặt căng thẳng hay nụ cười giả dối mà là sự chân thành cởi mở. Ngược lại nếu ta chỉ sống bằng những ác niệm, những tư tưởng tiêu cực, không thèm đếm xỉa đến quyền lợi và nguyện vọng của tha nhân; hay nói một cách khác, chúng ta chỉ nghĩ đến cá nhân mình và có khuynh hướng khai thác, lợi dụng kẻ khác cho những mục tiêu cứu cánh của mình, tình huống sẽ trở nên tồi tệ. Cuối cùng rồi ngay cả những người thân cận nhất trong gia đình cũng sẽ lánh xa ta. Như vậy, vấn đề đã trở nên rõ ràng rằng bạn hay thù chẳng qua chỉ là sản phẩm của chính thái độ của chúng ta.

Một số khác đã suy nghĩ một cách sai lầm rằng tiền bạc có thể mang đến cho ta bạn bè. Không chắc như vậy -bởi vì nó đồng thời cũng mang đến kẻ thù! Hãy dừng lại một chút và suy nghĩ về những người đang chào đón ta với nụ cười rộng mở trên khuôn mặt: Họ thật sự là bạn ta hay chỉ là bạn của túi tiền mà ta đang có? Không thể biết được. Bao lâu mà ta còn tiền, có thể họ sẽ đến cụng ly sâm banh với ta và mọi chuyện đều diễn ra một cách tốt đẹp. Thế nhưng khi ta bắt đầu rỗng túi, bạn bè đều lần lượt biến mất như là một phép lạ. Bây giờ thì rất khó mà điện thoại cho họ, hoặc có thể ta lại bị họ cúp máy không chừng. Tiền bạc và của cải vật chất dĩ nhiêncần thiết nhưng chúng không phải là vật thiết thân. Sự giàu có thật sự chỉ được tìm thấy bên trong của mỗi con người.

Từ bi, hỷ xả, hy vọngnhẫn nhục là những tình cảm tốt đẹp mà tất cả các tôn giáo lớn đều cố gắng phát huy và củng cố. Bạn không nhất thiết phải là người có tín ngưỡng -mọi người đều có quyền có tín ngưỡng hay không- mới có thể làm tăng tiến những thái độ tích cực này trong tâm hồn mình. Chúng ta nên nhớ rằng các tôn giáo lớn của thế giới đều chuyên chở chung một thông điệp và khuyến khích phát triển những đức tính tốt đẹp của con người. Mặc dù giáo điều của mỗi tôn giáo có thể khác nhau nhưng tựu trung, thông điệp chính đều giống nhau. Trên căn bản của mẫu số chung này, thông điệp của thương yêutừ bi sẽ được tung ra khắp tận cùng thế giới nếu tất cả những ai đang bước đi trên hành trình tâm linh cùng ngồi lại làm việc với nhau trong tinh thần hoà điệu và tương kính.

Tuy nhiên nếu những kẻ luôn mạnh miệng cổ võ những phẩm chất tốt đẹp của con người lại quay ra cải vã chỉ trích lẫn nhau thì làm sao họ lại có thể rao truyền thông điệp này đến kẻ khác? Chắc chắn mọi người sẽ nói rằng, với chút ít mai mỉa: “Coi bọn họ kìa! Khoan dung và tương kính ở chỗ nào? Ngay cả bọn họ còn chẳng chịu được nhau thì nói gì ai.” Thế nên nếu chúng ta muốn giúp đỡ nhân loại một cách thực tiễn, chúng ta phải bắt đầu bằng việc biến mình thành một tấm gương tốt của lòng tương kính, sự hoà hợptinh thần hợp tác trước mắt nhìn của thế giới. Nhìn từ xa, những cách biệt có vẻ như rất lớn lao. Tuy nhiên nếu ta chịu khó tiếp cận với tha nhânchia xẻ những kinh nghiệm của họ, chúng ta sẽ biết cách làm thế nào để hòa điệu với kẻ khác cho dù có những khác biệt về đức tin, giáo lý; và làm thế nào để cùng nhau phát triển các khía cạnh tích cực của đời sống nhân loại. Cho nên việc quan trọng hàng đầu là duy trì mối quan hệ tốt đẹp, và các phong trào tôn giáo khác biệt cần nên chia xẻ, giao tiếp cùng nhau. Cho dù tất cả những xung đột do nguyên nhân bất đồng tín ngưỡng xảy ra tại Bosnia hay Phi Châu, luôn luôn vẫn có những bước khích lệ hướng về việc hòa giải. Tuy nhiên cần có những nỗ lực kiên trì trong hướng đó!

Thưa Ngài, gần đây chúng tôi có dịp được đọc một bản tài liệu liên quan đến nỗi thống khổ của Tây Tạng, trong đó kể cả lời khai của một nhà sư bị tù đày hơn ba mươi ba năm trời -hai mươi bốn năm trong nhà tù và chín năm trong các trại lao động khổ sai. Ông ta đã trải qua những đau đớn bởi những nhục hình tra tấn khó tưởng tượng nỗi, biến ông trở thành kẻ tàn phế suốt đời. Như thế bằng cách nào chúng tathể đạt được sự bình an tâm hồn vốn hàm chứa thanh thảnđức hạnh khi chúng ta được nghe những câu chuyện như thế? Phải chăng bày tỏ nỗi giận dữ và làm một cái gì đó một cách thực tiễn là những đáp ứng tương xứng nhất?

Ðiều quan trọng nhất là ta không thờ ơ lãnh đạm đối với những chuyện như thế, ta cảm nhận sâu xa tình huống này nhưng trong một chiều hướng xây dựng hơn, không biết qúy vị có hiểu điều tôi muốn nói không. Chúng ta không nên để cho mình bị tràn ngập bởi những cảm thức đến độ tê cóng. Tôi không chắc là tôi có hiểu rõ câu hỏi của qúy vị hay không, tuy nhiên nếu vấn đề đặt ra là để duy trìõ sự an bình nội tâm một cách có hiệu quả khi phải đối đầu với những tình huống như qúy vị vừa trình bày, điều này tùy thuộc một phần lớn vào mức độ phát triển tinh thần của mỗi cá nhân.

Với những thử thách khủng khiếp mà Ngài và dân tộc Ngài đang trải quatiếp tục chịu đựng, có khi nào Ngài nghĩ đến thiên nhiên, đến hoa viên cây cảnh? Ngài có quan niệm rằng chúng là những biểu hiện rõ nét của nền văn minh? Theo ý kiến của Ngài, cảnh trí có cho ta một thông điệp nào không? Những hoa viên, cảnh trí có thể giúp ta tìm ra được sự bình an tâm hồn, giúp ta nhận thức, đưa ta đến con đường minh triết?

Tôi tin chắc rằng mỗi khi tinh thần ta bị khủng hoảng, nếu ta chịu khó bước ra ra bên ngoài ngắm nhìn phong cảnh, thở hít bầu không khí trong lành và lắng nghe chim chóc ca hót, tâm hồn chúng ta sẽ tạm thời lắng xuống. Nói cho cùng, mặc dù với tất cả kiến thức và khả năng, chúng ta vẫn là một phần tử của thiên nhiên, là một sản phẩm của thiên nhiên. Tổ tiên của chúng ta hàng ngàn năm trước đã sống rất gần gũi với thiên nhiên. Hôm nay trong chúng ta vẫn còn lưu lại những dấu vết của đời sống đó: ngay cả trong những ngôi nhà tân tiến nhất, chúng ta vẫn thích trang hoàng đồ đạc trong nhà bằng gỗ và cây kiểng xanh tươi -cái đó như đã ở trong máu huyết của chúng ta.

Trong quá khứ, tất cả cuộc sống con người hầu như nương dựa vào cây cối. Hoa là vật điểm trang, trái cây là thực phẩm, lá và vỏ cây cho ta áo quần và nơi trú ẩn. Chúng ta lẫn trốn trên những cành cây để đề phòng thú dữChúng ta dùng củi để sưởi ấm khi lạnh giá, và khi về già chiếc gậy nâng đỡ ta trước sức nặng của thời gian, đó cũng là vũ khí để ta tự bảo vệ mình. Chúng ta đã gắn bó với cây cối như thế. Bây giờ, trong các văn phòng cực kỳ hiện đại, chung quanh ta là những máy móc tối tân, những dàn vi tính với hiệu suất cao, ta dễ dàng quên đi những mối liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên. Cũng là chuyện rất bình thường khi ta cố gắng cải thiện phẩm chất của đời sống thông qua những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên đồng thời một điều cũng khá quan trọng là nếu ta biết được những giới hạn của sự tiến bộ đó và giữ cho mình tỉnh táo để thấy một sự thực là ta vẫn còn nương tựa vào thiên nhiên. Nếu môi trường sống của chúng ta bị thay đổi đến tận gốc rễ, chúng ta sẽ không còn cách gì để tự bảo vệ chính mình. Ðó là lý do tại sao cả tư duy lẫn hành động của chúng ta đều nền đi theo con đường Trung Ðạo.

Trong trí tưởng của người Tây phương, thường có sự mù mờ giữa sự ức chế tình cảm và sự tìm kiếm an bình nội tâm. Khi chúng ta ức chế một cái gì đó, chúng ta thường mang những gì được coi là vấn nạn trong đời sống của mình đem đi dấu biệt vào một xó xỉnh nào đó và nghĩ rằng ta có thể quên chúng đi để có thể tiếp tục sống mà khỏi phải đối diện với chúng. Thưa Ngài, Ngài có suy nghĩ gì về nghệ thuật ức chế này?

Tôi nghĩ là tôi đã từng đề cập phớt qua đến vấn nạn này khi nói rằng, trong một số trường hợp, cụ thể là sự sợ hãi chẳng hạn, không nhất thiết là một điều xấu khi bạn cứ cho những tình cảm này bộc phát ra để rồi loại bỏ chúng. Tuy nhiên điều này không phải là không có những mối hiểm nguy. Thực vậy, nếu ta thiếu ý thức kỷ luật tự giác và cứ để mặc cho tất cả mọi loại tình cảm xâm nhập tâm trí ta tuôn ra một cách tự nhiên, lấy cớ là ta phải để cho nó bộc phát, chúng ta sẽ đi đến chỗ quá trớn và không chừng vi phạm cả luật pháp quốc gia. Trên bình diện xã hội hay cá nhân, chúng ta cần có một thứ kỷ luật nội tâm để hướng dẫn tư duy của ta theo một chiều hướng xây dựng. Những tình cảm của con người thường không có giới hạn, và sức mạnh của những tình cảm tiêu cựcvô tận.

Tuy nhiên tôi không nghĩ rằng trong trường hợp như thế chúng ta có thể gọi đó là ức chế. Ngược lại, đây là vấn đề có vẻ rất tích cực. Chúng ta học hànhtu tập với mục đích từng bước loại bỏ sự vô minh. Tu tập nhiều khi không phải là chuyện dễ dàng. Mỗi khi mệt mỏi ta tưởng như sẽ không còn thể nào tiếp tục được nữa. Thế nhưng khi bắt đầu ý thức được những lợi lạc của sự tu tập, chúng ta sẽ tự thiết định cho mình một thứ kỷ luật và nỗ lực vươn theo. Bằng học tập, chúng ta mở rộng tầm kiến thức của mình, nhưng điều đó không có nghĩa là ta ức chế được vô minh!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 34220)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 16804)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
(Xem: 22838)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 12979)
Ra khỏi bóng tối - Thích Nữ Diệu Nghiêm dịch
(Xem: 21841)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22059)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 14820)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
(Xem: 23434)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 23983)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 23520)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 17066)
Tôi đã lắng nghe Krishnamurti suốt nhiều ngày. Tôi đến những nói chuyện của ông, tham gia những bàn luận, ngẫm nghĩ...
(Xem: 19279)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thícông đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
(Xem: 26915)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 14337)
Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát.
(Xem: 13788)
Điều gì cần thiết là một cái trí không bị hành hạ, một cái trí rất rõ ràng. Và một cái trí như thế không thể hiện diện được nếu nó có bất kỳ loại thành kiến nào.
(Xem: 22615)
Đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đàTăng Bảo.
(Xem: 14668)
Điều lạ thường nhất về sống của Krishnamurti là những lời tiên tri được nói về anh trong thời thanh niên đã thành hiện thực, tuy nhiên trong một hướng khác hẳn điều gì được mong đợi.
(Xem: 17283)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
(Xem: 12597)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
(Xem: 13771)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
(Xem: 10335)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
(Xem: 14609)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ biđam mê cho tất cả.
(Xem: 17137)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạoBồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
(Xem: 12474)
Chúng tathói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
(Xem: 12635)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
(Xem: 10303)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
(Xem: 28627)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốttình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
(Xem: 10637)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
(Xem: 11066)
Lúc này tôi nghĩ có ba vấn đề chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Chúng là thời gian, đau khổ và chết.
(Xem: 16825)
Phật pháp cho trẻ em - Tác giả: Jing Yin và Ken Hudson - Minh họa: Yanfeng Liu - Biên soạnchuyển ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 15718)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
(Xem: 13290)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
(Xem: 12505)
Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
(Xem: 11277)
Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
(Xem: 12965)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
(Xem: 19241)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
(Xem: 12183)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổhân hoan của nó.
(Xem: 28467)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 9999)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
(Xem: 21412)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 12752)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa được phát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-động của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay...
(Xem: 17771)
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên.
(Xem: 26068)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 11643)
Tốt lành chỉ có thể nở hoa trong tự do. Nó không thể nở hoa trong mảnh đất của thuyết phục dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không dưới bất kỳ cưỡng bách nào...
(Xem: 10798)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắngdụng ý khi thiền định không là thiền định.
(Xem: 22642)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 11985)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
(Xem: 10560)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
(Xem: 11345)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
(Xem: 11481)
Tư tưởng vị tha mong đạt được giác ngộ vì tất cả chúng sanh là một quan điểm vô cùng kỳ diệu! Khi bạn phát bồ đề tâm, bạn bao gồm tất cả mọi người, mọi loài trong ý tưởng làm lợi lạc cho họ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant