Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bạt

15 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 7935)
Bạt

T U B Ụ I

Truyện dài của Trần Kiêm Đoàn
TITAN Corporation xuất bản 2006

BẠT

Đọc

TU BỤI

của

Trần Kiêm Đoàn

 

Tôi hân hạnh được làm một trong số vài độc giả đầu tiên của tác phẩm TU BỤI ngay sau khi nó vừa được đánh máy xong. Nhìn qua nhan đề tác phẩm, tự nhiên tôi nảy ra một ý nghĩ vui vui. “Tu” thì hiểu đại khái rồi. Tác giả Trần Kiêm Đoàn là người quán triệt triết lý và lịch sử Phật Giáo - trên hai địa hạt này ông có cái nhìn bao quát hơn nhiều vị trong hàng tăng lữ Phật Giáo - nên ông có đi thêm một bước tới chỗ “tu” thì cũng không làm ai ngạc nhiên cả. Nhưng còn “bụi” nghĩa là gì? Phải chăng Trần Kiêm Đoàn bỗng dưng đâm ra lập dị đến nỗi phải bỏ công viết sách xui giục đạo hữuđộc giả kéo nhau vào chốn lùm bụi mà tu hành? Sự suy đoán khôi hài này chưa kéo dài tới nửa phút thì tôi sực nhớ lại cái nghĩa thông thường mà tín đồ Phật Giáo ưa dành cho chữ bụi: bụi bậm trần gian. Nhưng phải đọc xong tác phẩm TU BỤI tôi mới kết hợp được “tu” với “bụi” qua hình ảnh những con người chấp nhận dấn thân, sẵn sàng lăn xả vào giữa bụi bậm trần gian mà không để cho nó bám chặt vào tâm của mình. Lao thân vào bụi, đồng thời phủi bụi khỏi tâm, đó chính là tu bụi vậy!

Thật là một sự trùng hợp lý thú. Cách đây mấy tháng, bốn tác giả Cao Thanh Tâm, Lưu Trần Nguyễn, Tôn Thất Sang và Ngô Viết Trọng đã cùng nhau “Khuấy Bụi Thời Gian”. Giờ đây tới phiên Trần Kiêm Đoàn phủi bụi thời gian! Bụi thời gian, bụi trần gian, cũng đều là bụi thôi, có người khuấy, phải có người phủi! Mới ghé mắt vào chỗ tựa đề, chưa tới đâu xa trong tác phẩm, thế mà đã phải suy nghĩ rồi! Suy nghĩ nhưng vẫn thoải mái, vui vẻ, không biết mệt nhọc chi cả.

Đã hết đâu! Nhìn xuống dưới một chút tôi chỉ thấy một khoảng trống không ở nơi thông thường dành cho phần giới thiệu thể loại của tác phẩm. Tôi đinh ninh đây là một sơ sót về kỹ thuật ấn loát chớ tác phẩm này nhất định phải là tiểu thuyết rồi. Có lý do khiến tôi tin như thế.

Tác giả Trần Kiêm Đoàn đã chứng tỏ tài năng qua nhiều thể loại tản văn như tùy bút, truyện ký, truyện ngắn, bút luận (triết lý, tôn giáo, văn nghệ, chính trị) v.v... Nếu chỉ nhìn văn phong bút pháp chớ không kể tới tư tưởng thì nhiều người thấy Trần Kiêm Đoàn đã kết hợp lại được nơi ông những gì có thể nói là tinh hoa của Nguyễn Tuân, Thạch Lam và Vũ Khắc Khoan. Tuy nhiên, dù mến mộ văn tài của Trần Kiêm Đoàn, độc giả vẫn trông chờ nơi ông một con người văn nghệ mới lạ chưa từng gặp, một tiểu thuyết gia. Bởi thế nên khi thấy tác phẩm nào của ông mà có độ dày, người đọc đương nhiên yên trí đó là tiểu thuyết. Phần tôi, khi đọc xong chương cuối của TU BỤI, tôi cảm thấy ngần ngại không biết nên xếp nó vào thể loại nào và tôi nghĩ ông Trần Kiêm Đoàn có lý do chính đáng để không công bố thể loại tác phẩm ở ngay phía dưới tựa đề. Khoảng một tháng sau ngày tôi tiếp nhận bản thảo TU BỤI, tuần báo Làng số 397 ngày 04/08/06 đăng tải bài Duyên Tu của Trần Kiêm Đoàn, phía dưới có ghi câu “Trích chương 27, truyện dài TU BỤI”. Thế là tác giả Trần Kiêm Đoàn đã chịu xếp loại cho tác phẩm của mình rồi. Nhưng tôi có cảm tưởng ông vẫn chưa được hoàn toàn thỏa mãn với lối xếp loại này, bởi lẽ truyện dài TU BỤI của ông không giống các truyện dài khác trong cấu trúc tổng quát. Thật vậy, theo quan niệm thông thường thì truyện dài hay tiểu thuyết cũng chỉ là hai từ khác nhau dùng để nói về một thể loại mà căn bản là một cốt truyện thuần nhất, liên tục, trong đó phần này liên hệ chặt chẽ với phần kia chớ không tách rời nhau được. Yếu tính trên đây hiện ra khá mờ nhạt trong tác phẩm TU BỤI. Lấy đại một chương nào đó của TU BỤI ra mà xem riêng, độc giả vẫn hiểu được như thường! Người đọc không biết trước và sau chương đó các nhân vật làm gì, nói gì, nghĩ gì, nhưng người đọc không hề cảm thấy bứt rứt nôn nóng muốn biết những chuyện đó như khi đọc một truyện dài thông thường. Thật là kỳ lạ! Độc giả bị lôi cuốn vào từng chương một đến nỗi không còn quan tâm tới cốt truyện tổng quát nữa. Trần Kiêm Đoàn đã lần lượt cho đăng báo một số chương trong TU BỤI, xem như đó là những truyện ngắn riêng biệt với nhau. Tôi không nghĩ ông muốn quảng cáo trước những tác phẩm của mình. Tôi tin đây là một trắc nghiệm khả dĩ giúp tác giả thẩm định lại độ biệt lập giữa các chương; qua kết quả trắc nghiệm, tác giả sẽ định tính chính xác hơn thể loại mà ông vừa sáng tạo ra. Có thể nói không quá lời rằng tác phẩm TU BỤI là một bộ trường thiên tiểu thuyết nhiều tập (roman à cycles) được cô đọng lại, mỗi chương tương đương với một tập. Đặc tính các bộ trường thiên tiểu thuyết [chẳng hạn như bộ Đi Tìm Thời Gian Đã Mất (À La Recherche Du Temps Perdu) của Marcel Proust hay bộ Xóm Cầu Mới của Nhất Linh] là các tập có thể được xem riêng rẽ với nhau bởi lẽ chúng có chung nhau các nhân vật chính nhưng lại được xây dựng trên những cốt truyện khác nhau. Phải chăng Trần Kiêm Đoàn tạo thể loại mới để dùng nó làm bàn đạp nhảy vọt sang trường thiên tiểu thuyết? Nhìn cấu trúc tác phẩm một cách bao quát thì thấy như thế, đào sâu vào từng chương một thì lại gặp nhiều kỳ thú lạ lùng hơn nữa (sẽ đề cập tới sau), khiến tôi không ngăn được ước ao tác giả không xếp loại cho tác phẩm của mình mà dành công việc này cho từng độc giả một.

Bây giờ xin thử nhìn vào cốt lõi của vấn đềgiá trị của tác phẩm. Như đã nói trên, có thể độc giả không tha thiết với sự liên tục của cốt truyện, thái độ này cho thấy sức cuốn hút của tác phẩm không đến từ cốt truyện. Cũng phải thôi! Vài ba nhân vật tình cờ gặp nhau, sống với nhau trong những hoàn cảnh không có chi éo le lắm, rồi tất cả lần lượt rời bỏ trần thế, ngoại trừ một vài người không ai biết đi đâu, không ai biết sẽ làm gì... Câu chuyện đòi hỏi ít động tác, lại diễn ra trầm trầm. Đã vậy tác giả không nỗ lực phân tích tâm lý nhân vật đến tận cùng. Có vẻ như ông muốn tạo ra ấn tượng về sự nhẹ nhàng trống không trong nội tâm của họ. Các yếu tố dùng làm lực thôi tống cho một truyện dài thông thường đã vắng bóng ở TU BỤI. Ấy thế mà độc giả vẫn cứ muốn đọc tiếp tiếp theo mãi. Vậy cái ma lực nào đã thúc đẩy độc giả đi tới tận cùng của tác phẩm? Nhìn đi nhìn lại, tôi không tìm thấy ma lực nào khác ngoài cái ma lực toát ra từ những suy tư triết lý nằm rải rác khắp nơi trong tác phẩm không cần theo thứ tự nào cả. Độc giả muốn đọc tiếp theo mãi không phải để biết câu chuyện diễn biến và kết thúc ra sao, mà để mong gặp được một vài chân lý thấm thía đang chờ đợi họ ở một nơi nào đó trong tác phẩm. Trần Kiêm Đoàn đã đến với độc giả Việt Nam như Jean Paul Sartre và Albert Camus đã đến với độc giả Pháp hơn nửa thế kỷ trước đây!

Trong TU BỤI, các diễn biến, các nhân vật thật ra chỉ còn là những cái cớ, cái dịp để giúp độc giả tiếp nhận suy tư triết lý. Chẳng hạn như trận cờ quyết đấu trên sông Hương giữa Trí Hải và Hàn Kỳ Vương được xây dựng để chuyển đạt tới độc giả những suy tư về định kiến, về những quan hệ giữa tâm tư và hành động... Tương tự, trận dịch hạch đang tàn phá kinh thành cũng tạo điều kiện để xét lại ý nghĩa cuộc sống, để nhìn lại chuyện nhân, chuyện quả... (Đọc chương Tu Giữa Bụi Trần nói về chuyện dịch hạch không thể không liên tưởng tới truyện dài Dịch Hạch (La Peste, 1947) của Albert Camus, mặc dù nếp suy tư của hai tác giả Pháp, Việt có khác nhau).

Nhân tiện xin đề cập tới bản chất dòng tư tưởng mà Trần Kiêm Đoàn đã cho tuôn chảy qua TU BỤI. Ở phần đầu tác phẩm, ông suy nghĩ mông lung về con người, về cuộc đời. Tới phần cuối, ông chuyển hướng rõ rệt qua phía giáo lý Phật Giáo. Độc giả thấy ông tha thiết muốn trở về với những gì là tinh túy nhất của Phật Giáo thời nguyên thủy, thời chưa bị tha hóa biến chất, đồng thời cũng muốn thích ứng đạo mình vào đời sống hiện tại trên thế giới. Ở phần đầu, TU BỤI là một tiểu luận triết lý được tiểu thuyết hóa, ở phần cuối nó là một giảng luận Phật học cũng được tiểu thuyết hóa! Thêm một lý do nữa để không áp đặt quá sớm tên thể loại của tác phẩm này. Dành công việc đó cho độc giả là ổn nhất...

Viết tới đây tự nhiên tôi sực nhớ lại một chuyện vui vui về Tu Bụi mà tôi đã sống qua: dùng cảm quan để thưởng lãm và dùng lý luận để phê phán nhiều khi dẫn tới kết quả trái ngược nhau. Chẳng là sau khi đọc xong quyển TU BỤI, tôi cố nặn óc tìm xem (để giải trí vậy thôi) tác giả có để lộ sơ hở nào không khi viết quyển này. Cố tìm thì phải ra thôi. Và ra được bốn điểm sau đây:

Trước nhất, câu chuyện của TU BỤI xảy ra khoảng thời gian mấy mươi năm từ khi Gia Long thống nhất sơn hà tới sau khi Minh Mạng lên ngôi, nhưng ngôn ngữ của các nhân vật lại lắm khingôn ngữ của triết gia, chính khách, nghiên cứu gia thời cuối thế kỷ hai mươi và đầu thế kỷ hai mươi mốt.

Thứ hai, hình ảnh một vài nhân vật đã mang nét hư cấu đậm hơn hẳn so với các nhân vật khác. Chẳng hạn như Ba Gấm trước là cung nữ, sau là phu nhân của quan Tổng Chánh Chưởng Thân Binh. Trang phục, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, tư tưởng v.v... tất cả nơi Ba Gấm đều thắm đượm phong vị Tây phương khiến tôi hơi hoài nghi về khả năng hiện hữu của một người mệnh phụ phu nhân như vậy vào thời Minh Mạng, mặc dù tác giảgiải thích là nhờ thường xuyên buôn bán tiếp xúc với người ngoại quốc nên Ba Gấm mới có được cái phong cách đó.

Thứ ba, một số hiện tượng mô tả trong tác phẩm e không hề được thực sự trông thấy trong lịch sử. Điển hình là chuyện hai chị em ruột cùng cư ngụ tại kinh thành nhưng lại “không thể nhìn được mặt nhau” chỉ vì một người là tín đồ của Phật Giáo của Bắc Tông (được triều đình nhìn nhận và nâng đỡ), còn người kia là tín đồ của Phật Giáo Nam Tông (tự cho rằng mình bị triều đình “cấm đoán hành đạo”). Thật ra hầu hết dân Việt Nam đều theo Đại Thừa Bắc Tông, chỉ riêng ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng của miền Tây Nam Việt mới thấy có sự hiện hữu của phái Tiểu Thừa Nam Tông mà tất cả tín đồ đều có gốc gác là người Miên. Tín đồ Đại ThừaTiểu Thừa lại không thấy quyết liệt chống đối nhau bao giờ cả. Có lẽ tác giả Trần Kiêm Đoàn bị ám ảnh bởi sự phân hóa của Phật Giáo ngày nay tại Việt Nam nên ông chuyển vị nó vào lịch sử, rồi cường điệu hóa thêm một chút để có lý do nỗ lực đi tìm cho nó một giải pháp thỏa đáng.

Thứ tư, các nhân vật đều thông minh, sâu sắc, kiến thức rộng rãi, thường xuyên ở tư thế suy tư và xét lại. Cứ soi mói nhìn kỹ một chút, người ta sẽ thấy thấp thoáng ngoài sau mỗi người trong họ bóng dáng của tác giả Trần Kiêm Đoàn! Họ vui sướng hay ưu tư phiền muộn, họ đàm đạo hay tranh luận với nhau, tất cả chỉ là hiện tượng biểu kiến. Thực chất chính là ông Trần Kiêm Đoàn đang vui sướng, đang phiền muộn, đang suy tư, đang nói với chính mình!

Mới hí hửng được mấy phút về những điều mình khám phá ra thì tôi lại cảm thấy buồn cười về cái vô duyên của chính mình. Phải mà, khi đang đọc TU BỤI tôi đâu có nghĩ ngợi chi li về các tiểu tiết trên đây. Tôi cũng đâu còn nhớ tới Trí Hải, Phạm Xảo, Thầy Tiều... và cả Trần Kiêm Đoàn nữa, tôi cũng quên luôn! Tôi cứ tưởng tượng như thể tôi đang nói với chính tôi chớ không phải họ đang nói với nhau. Y như trường hợp một người nghe đàn, chỉ lắng nghe tiếng đàn chớ không tự hỏi ai là người đang đánh đàn, ai là người đã soạn ra bản nhạc, họ làm ăn sinh sống ra sao. Chỉ sau khi tiếng đàn chấm dứt thì cá nhân người đánh đàn và người soạn nhạc mới có thể được quan tâm tới. Tương tự như vậy, khi đọc truyện võ hiệp thấy một kiếm khách phóng mình bay lên nóc nhà đuổi theo địch thủ, có ai phì cười bảo rằng tác giả phịa chuyện nói dóc đâu? Người ta cứ tưởng tượng mình chính là tay kiếm khách đó chớ!

Thật ra khi viết lách, không tác giả nào tránh khỏi sơ sót, tránh khỏi cường điệu cả. Nhưng lắm lúc phải dùng tinh thần “chẻ sợi tóc ra làm tư” mà nhìn thì mới thấy được các khuyết điểm này. Phê bình gia có thể làm việc đó với tác giả, nhưng độc giả thì không. Độc giả (bao gồm luôn cả các phê bình gia đang thưởng thức tác phẩm) luôn luôn thông cảmlắm khi đồng lõa với tác giả nữa (trong việc tưởng tượng ra chuyện hư cấu).

Một tác phẩm văn nghệ được đánh giá qua dư âm mà nó để lại nơi lòng người. Thông thường dư âm đó được tạo nên bằng sự mô tả cuộc đời một cách tinh tế. Trong TU BỤI, Trần Kiêm Đoàn không mô tả cuộc đời, ông chỉ mượn cuộc đời để chuyển đạt nhân sinh quan và vũ trụ quan của ông mà thôi. Nhưng ông vẫn tạo được dư âm trong lòng độc giả bằng những suy tư về kiếp người. Sáu mươi bốn năm trước đây, văn triết gia Albert Camus cũng đã chuyển đạt suy tư triết lý của mình đến độc giả Pháp qua tiểu thuyết Người Xa Lạ (L'Etranger, 1942). Lúc đầu, tác phẩm này bị độc giả tiếp nhận trong thờ ơ lạnh nhạt vì họ chưa hiểu được Camus, thời đó chỉ là một tác giả mới, chưa có tên tuổi. Với tác phẩm TU BỤI, Trần Kiêm Đoàn không lâm vào hoàn cảnh của Albert Camus bởi lẽ ông đã lỡ nổi tiếng rồi. Nhưng ông cũng không hưởng được niềm vui sướng, nỗi xúc động của một nhà văn lúc đầu bị xem thường, về sau lại được hoan nghênh!

Khi TU BỤI ra mắt độc giả, dư luận ắt sẽ thắc mắc về chuyện ông Trần Kiêm Đoàn sẽ làm gì trong tương lai? Ông sẽ đi rao giảng và thực hành cái giáo lý Phật Giáo canh tân mà ông vừa sáng tạo ra? Ông còn say sưa giúp đỡ các chiến hữu tư tưởng của ông nữa hay không, các chiến hữu vốn dĩ đã và đang đặt trọn sự tin cậy của họ nơi ông? Hay ông lại tiếp tục suy tư mông lung như một người trí thức suốt đời đi tìm chân lýchưa bao giờ gặp được chân lý? Thời gian sẽ giải đáp câu hỏi đó.

 

 

Tống Diên

 

California, tháng 8 năm 2006


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14878)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
(Xem: 17817)
Các phần lý thuyếtthực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
(Xem: 18228)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
(Xem: 15009)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
(Xem: 13203)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ.
(Xem: 21179)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 32601)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 15328)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
(Xem: 12357)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
(Xem: 12838)
Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩanguyên nhân của sự đau khổ...
(Xem: 27553)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 12149)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
(Xem: 34979)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 17756)
Tập truyện này kể lại nhiều câu chuyện mang tính giáo dục cao, có thể giúp dạy bảo, khuyên răn nhằm bồi dưỡng nhân cách, đưa con người hướng đến Chân, Thiện, Mỹ...
(Xem: 11835)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não đầy những giá trị giả.
(Xem: 12654)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
(Xem: 14572)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chấttâm linh, của đất nước Tây Tạng...
(Xem: 32481)
"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyện đã có từ xưa, một câu chuyện vô cùng thâm thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm.
(Xem: 19464)
Tu Là Chuyển Nghiệp - Tuyển tập 7 bài viết về "nghiệp" trong Phật giáo - HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12977)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
(Xem: 14092)
Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thươngtrí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ.
(Xem: 14272)
Chỉ khi nào làm mọi việc mà không thấy có mình làm, không thấy có chúng sinh được cứu độ, không thấy mình và chúng sinh có sự khác biệt đó mới là vô ngã.
(Xem: 15318)
Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ...
(Xem: 14150)
...ý nghĩa của đời sống phải được tìm thấy ngay trong những giây phút quý giá mà ta đang còn được sống. Đó là niềm hạnh phúc khi chúng ta được thương yêu...
(Xem: 14138)
Những gì sẽ được trình bày trong tập sách mỏng này thật ra không có gì mới lạ, mà chính là những gì đã từng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ!
(Xem: 11959)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
(Xem: 53206)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 11678)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
(Xem: 13931)
Tập sách vừa là một trang đạo, vừa là một trang đời đẫm đầy mọi thử thách, chông gai mà Thầy đã từng trải, đã đi qua trong suốt cuộc hành trình của tháng năm tuổi trẻ.
(Xem: 13824)
Mỗi người chúng ta thường chỉ nhận biết được một số những khía cạnh nhất định nào đó mà chúng ta cho là khổ đau, và vẫn không ngừng đắm say trong vô số những niềm vui nhỏ nhặt...
(Xem: 20712)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 14315)
Quyển sách này là sáu nói chuyện Jiddu Krishnamurti trình bày tại những Trường đại học Ấn độ và những Học viện Công Nghệ Ấn độ giữa năm 1969 và năm 1984.
(Xem: 13436)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
(Xem: 13637)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
(Xem: 34201)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
(Xem: 16234)
"Phật Pháp Cho Sinh viên" là kết quả của hai buổi nói chuyện đạo của Ajahn Buddhadàsa vào tháng Giêng năm 1966 với các sinh viên viện Ðại học Thammasat ở Bangkok.
(Xem: 14073)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
(Xem: 14208)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
(Xem: 13572)
Yêu thương và được yêu thươnghai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
(Xem: 15935)
Phật pháp quảng đại vô biên, bình đẳng viên dung, có tác dụng thông trên suốt dưới. Phương thuốc ấy là: Người người phải bình tâm tỉnh trí, an lạc không ở bên ngoài...
(Xem: 13524)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách.
(Xem: 22999)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27751)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 13910)
Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi.
(Xem: 24998)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 13958)
Đức Phật dạy chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống qua sự hiểu biết rõ ràng về bốn sự thật trong đời sống: Khổ, nguyên nhân của khổ, làm thế nào diệt khổcách sống an vui hạnh phúc...
(Xem: 31343)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13867)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
(Xem: 15569)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
(Xem: 14987)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phúthiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant