Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bạt

15 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 7934)
Bạt

T U B Ụ I

Truyện dài của Trần Kiêm Đoàn
TITAN Corporation xuất bản 2006

BẠT

Đọc

TU BỤI

của

Trần Kiêm Đoàn

 

Tôi hân hạnh được làm một trong số vài độc giả đầu tiên của tác phẩm TU BỤI ngay sau khi nó vừa được đánh máy xong. Nhìn qua nhan đề tác phẩm, tự nhiên tôi nảy ra một ý nghĩ vui vui. “Tu” thì hiểu đại khái rồi. Tác giả Trần Kiêm Đoàn là người quán triệt triết lý và lịch sử Phật Giáo - trên hai địa hạt này ông có cái nhìn bao quát hơn nhiều vị trong hàng tăng lữ Phật Giáo - nên ông có đi thêm một bước tới chỗ “tu” thì cũng không làm ai ngạc nhiên cả. Nhưng còn “bụi” nghĩa là gì? Phải chăng Trần Kiêm Đoàn bỗng dưng đâm ra lập dị đến nỗi phải bỏ công viết sách xui giục đạo hữuđộc giả kéo nhau vào chốn lùm bụi mà tu hành? Sự suy đoán khôi hài này chưa kéo dài tới nửa phút thì tôi sực nhớ lại cái nghĩa thông thường mà tín đồ Phật Giáo ưa dành cho chữ bụi: bụi bậm trần gian. Nhưng phải đọc xong tác phẩm TU BỤI tôi mới kết hợp được “tu” với “bụi” qua hình ảnh những con người chấp nhận dấn thân, sẵn sàng lăn xả vào giữa bụi bậm trần gian mà không để cho nó bám chặt vào tâm của mình. Lao thân vào bụi, đồng thời phủi bụi khỏi tâm, đó chính là tu bụi vậy!

Thật là một sự trùng hợp lý thú. Cách đây mấy tháng, bốn tác giả Cao Thanh Tâm, Lưu Trần Nguyễn, Tôn Thất Sang và Ngô Viết Trọng đã cùng nhau “Khuấy Bụi Thời Gian”. Giờ đây tới phiên Trần Kiêm Đoàn phủi bụi thời gian! Bụi thời gian, bụi trần gian, cũng đều là bụi thôi, có người khuấy, phải có người phủi! Mới ghé mắt vào chỗ tựa đề, chưa tới đâu xa trong tác phẩm, thế mà đã phải suy nghĩ rồi! Suy nghĩ nhưng vẫn thoải mái, vui vẻ, không biết mệt nhọc chi cả.

Đã hết đâu! Nhìn xuống dưới một chút tôi chỉ thấy một khoảng trống không ở nơi thông thường dành cho phần giới thiệu thể loại của tác phẩm. Tôi đinh ninh đây là một sơ sót về kỹ thuật ấn loát chớ tác phẩm này nhất định phải là tiểu thuyết rồi. Có lý do khiến tôi tin như thế.

Tác giả Trần Kiêm Đoàn đã chứng tỏ tài năng qua nhiều thể loại tản văn như tùy bút, truyện ký, truyện ngắn, bút luận (triết lý, tôn giáo, văn nghệ, chính trị) v.v... Nếu chỉ nhìn văn phong bút pháp chớ không kể tới tư tưởng thì nhiều người thấy Trần Kiêm Đoàn đã kết hợp lại được nơi ông những gì có thể nói là tinh hoa của Nguyễn Tuân, Thạch Lam và Vũ Khắc Khoan. Tuy nhiên, dù mến mộ văn tài của Trần Kiêm Đoàn, độc giả vẫn trông chờ nơi ông một con người văn nghệ mới lạ chưa từng gặp, một tiểu thuyết gia. Bởi thế nên khi thấy tác phẩm nào của ông mà có độ dày, người đọc đương nhiên yên trí đó là tiểu thuyết. Phần tôi, khi đọc xong chương cuối của TU BỤI, tôi cảm thấy ngần ngại không biết nên xếp nó vào thể loại nào và tôi nghĩ ông Trần Kiêm Đoàn có lý do chính đáng để không công bố thể loại tác phẩm ở ngay phía dưới tựa đề. Khoảng một tháng sau ngày tôi tiếp nhận bản thảo TU BỤI, tuần báo Làng số 397 ngày 04/08/06 đăng tải bài Duyên Tu của Trần Kiêm Đoàn, phía dưới có ghi câu “Trích chương 27, truyện dài TU BỤI”. Thế là tác giả Trần Kiêm Đoàn đã chịu xếp loại cho tác phẩm của mình rồi. Nhưng tôi có cảm tưởng ông vẫn chưa được hoàn toàn thỏa mãn với lối xếp loại này, bởi lẽ truyện dài TU BỤI của ông không giống các truyện dài khác trong cấu trúc tổng quát. Thật vậy, theo quan niệm thông thường thì truyện dài hay tiểu thuyết cũng chỉ là hai từ khác nhau dùng để nói về một thể loại mà căn bản là một cốt truyện thuần nhất, liên tục, trong đó phần này liên hệ chặt chẽ với phần kia chớ không tách rời nhau được. Yếu tính trên đây hiện ra khá mờ nhạt trong tác phẩm TU BỤI. Lấy đại một chương nào đó của TU BỤI ra mà xem riêng, độc giả vẫn hiểu được như thường! Người đọc không biết trước và sau chương đó các nhân vật làm gì, nói gì, nghĩ gì, nhưng người đọc không hề cảm thấy bứt rứt nôn nóng muốn biết những chuyện đó như khi đọc một truyện dài thông thường. Thật là kỳ lạ! Độc giả bị lôi cuốn vào từng chương một đến nỗi không còn quan tâm tới cốt truyện tổng quát nữa. Trần Kiêm Đoàn đã lần lượt cho đăng báo một số chương trong TU BỤI, xem như đó là những truyện ngắn riêng biệt với nhau. Tôi không nghĩ ông muốn quảng cáo trước những tác phẩm của mình. Tôi tin đây là một trắc nghiệm khả dĩ giúp tác giả thẩm định lại độ biệt lập giữa các chương; qua kết quả trắc nghiệm, tác giả sẽ định tính chính xác hơn thể loại mà ông vừa sáng tạo ra. Có thể nói không quá lời rằng tác phẩm TU BỤI là một bộ trường thiên tiểu thuyết nhiều tập (roman à cycles) được cô đọng lại, mỗi chương tương đương với một tập. Đặc tính các bộ trường thiên tiểu thuyết [chẳng hạn như bộ Đi Tìm Thời Gian Đã Mất (À La Recherche Du Temps Perdu) của Marcel Proust hay bộ Xóm Cầu Mới của Nhất Linh] là các tập có thể được xem riêng rẽ với nhau bởi lẽ chúng có chung nhau các nhân vật chính nhưng lại được xây dựng trên những cốt truyện khác nhau. Phải chăng Trần Kiêm Đoàn tạo thể loại mới để dùng nó làm bàn đạp nhảy vọt sang trường thiên tiểu thuyết? Nhìn cấu trúc tác phẩm một cách bao quát thì thấy như thế, đào sâu vào từng chương một thì lại gặp nhiều kỳ thú lạ lùng hơn nữa (sẽ đề cập tới sau), khiến tôi không ngăn được ước ao tác giả không xếp loại cho tác phẩm của mình mà dành công việc này cho từng độc giả một.

Bây giờ xin thử nhìn vào cốt lõi của vấn đềgiá trị của tác phẩm. Như đã nói trên, có thể độc giả không tha thiết với sự liên tục của cốt truyện, thái độ này cho thấy sức cuốn hút của tác phẩm không đến từ cốt truyện. Cũng phải thôi! Vài ba nhân vật tình cờ gặp nhau, sống với nhau trong những hoàn cảnh không có chi éo le lắm, rồi tất cả lần lượt rời bỏ trần thế, ngoại trừ một vài người không ai biết đi đâu, không ai biết sẽ làm gì... Câu chuyện đòi hỏi ít động tác, lại diễn ra trầm trầm. Đã vậy tác giả không nỗ lực phân tích tâm lý nhân vật đến tận cùng. Có vẻ như ông muốn tạo ra ấn tượng về sự nhẹ nhàng trống không trong nội tâm của họ. Các yếu tố dùng làm lực thôi tống cho một truyện dài thông thường đã vắng bóng ở TU BỤI. Ấy thế mà độc giả vẫn cứ muốn đọc tiếp tiếp theo mãi. Vậy cái ma lực nào đã thúc đẩy độc giả đi tới tận cùng của tác phẩm? Nhìn đi nhìn lại, tôi không tìm thấy ma lực nào khác ngoài cái ma lực toát ra từ những suy tư triết lý nằm rải rác khắp nơi trong tác phẩm không cần theo thứ tự nào cả. Độc giả muốn đọc tiếp theo mãi không phải để biết câu chuyện diễn biến và kết thúc ra sao, mà để mong gặp được một vài chân lý thấm thía đang chờ đợi họ ở một nơi nào đó trong tác phẩm. Trần Kiêm Đoàn đã đến với độc giả Việt Nam như Jean Paul Sartre và Albert Camus đã đến với độc giả Pháp hơn nửa thế kỷ trước đây!

Trong TU BỤI, các diễn biến, các nhân vật thật ra chỉ còn là những cái cớ, cái dịp để giúp độc giả tiếp nhận suy tư triết lý. Chẳng hạn như trận cờ quyết đấu trên sông Hương giữa Trí Hải và Hàn Kỳ Vương được xây dựng để chuyển đạt tới độc giả những suy tư về định kiến, về những quan hệ giữa tâm tư và hành động... Tương tự, trận dịch hạch đang tàn phá kinh thành cũng tạo điều kiện để xét lại ý nghĩa cuộc sống, để nhìn lại chuyện nhân, chuyện quả... (Đọc chương Tu Giữa Bụi Trần nói về chuyện dịch hạch không thể không liên tưởng tới truyện dài Dịch Hạch (La Peste, 1947) của Albert Camus, mặc dù nếp suy tư của hai tác giả Pháp, Việt có khác nhau).

Nhân tiện xin đề cập tới bản chất dòng tư tưởng mà Trần Kiêm Đoàn đã cho tuôn chảy qua TU BỤI. Ở phần đầu tác phẩm, ông suy nghĩ mông lung về con người, về cuộc đời. Tới phần cuối, ông chuyển hướng rõ rệt qua phía giáo lý Phật Giáo. Độc giả thấy ông tha thiết muốn trở về với những gì là tinh túy nhất của Phật Giáo thời nguyên thủy, thời chưa bị tha hóa biến chất, đồng thời cũng muốn thích ứng đạo mình vào đời sống hiện tại trên thế giới. Ở phần đầu, TU BỤI là một tiểu luận triết lý được tiểu thuyết hóa, ở phần cuối nó là một giảng luận Phật học cũng được tiểu thuyết hóa! Thêm một lý do nữa để không áp đặt quá sớm tên thể loại của tác phẩm này. Dành công việc đó cho độc giả là ổn nhất...

Viết tới đây tự nhiên tôi sực nhớ lại một chuyện vui vui về Tu Bụi mà tôi đã sống qua: dùng cảm quan để thưởng lãm và dùng lý luận để phê phán nhiều khi dẫn tới kết quả trái ngược nhau. Chẳng là sau khi đọc xong quyển TU BỤI, tôi cố nặn óc tìm xem (để giải trí vậy thôi) tác giả có để lộ sơ hở nào không khi viết quyển này. Cố tìm thì phải ra thôi. Và ra được bốn điểm sau đây:

Trước nhất, câu chuyện của TU BỤI xảy ra khoảng thời gian mấy mươi năm từ khi Gia Long thống nhất sơn hà tới sau khi Minh Mạng lên ngôi, nhưng ngôn ngữ của các nhân vật lại lắm khingôn ngữ của triết gia, chính khách, nghiên cứu gia thời cuối thế kỷ hai mươi và đầu thế kỷ hai mươi mốt.

Thứ hai, hình ảnh một vài nhân vật đã mang nét hư cấu đậm hơn hẳn so với các nhân vật khác. Chẳng hạn như Ba Gấm trước là cung nữ, sau là phu nhân của quan Tổng Chánh Chưởng Thân Binh. Trang phục, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, tư tưởng v.v... tất cả nơi Ba Gấm đều thắm đượm phong vị Tây phương khiến tôi hơi hoài nghi về khả năng hiện hữu của một người mệnh phụ phu nhân như vậy vào thời Minh Mạng, mặc dù tác giảgiải thích là nhờ thường xuyên buôn bán tiếp xúc với người ngoại quốc nên Ba Gấm mới có được cái phong cách đó.

Thứ ba, một số hiện tượng mô tả trong tác phẩm e không hề được thực sự trông thấy trong lịch sử. Điển hình là chuyện hai chị em ruột cùng cư ngụ tại kinh thành nhưng lại “không thể nhìn được mặt nhau” chỉ vì một người là tín đồ của Phật Giáo của Bắc Tông (được triều đình nhìn nhận và nâng đỡ), còn người kia là tín đồ của Phật Giáo Nam Tông (tự cho rằng mình bị triều đình “cấm đoán hành đạo”). Thật ra hầu hết dân Việt Nam đều theo Đại Thừa Bắc Tông, chỉ riêng ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng của miền Tây Nam Việt mới thấy có sự hiện hữu của phái Tiểu Thừa Nam Tông mà tất cả tín đồ đều có gốc gác là người Miên. Tín đồ Đại ThừaTiểu Thừa lại không thấy quyết liệt chống đối nhau bao giờ cả. Có lẽ tác giả Trần Kiêm Đoàn bị ám ảnh bởi sự phân hóa của Phật Giáo ngày nay tại Việt Nam nên ông chuyển vị nó vào lịch sử, rồi cường điệu hóa thêm một chút để có lý do nỗ lực đi tìm cho nó một giải pháp thỏa đáng.

Thứ tư, các nhân vật đều thông minh, sâu sắc, kiến thức rộng rãi, thường xuyên ở tư thế suy tư và xét lại. Cứ soi mói nhìn kỹ một chút, người ta sẽ thấy thấp thoáng ngoài sau mỗi người trong họ bóng dáng của tác giả Trần Kiêm Đoàn! Họ vui sướng hay ưu tư phiền muộn, họ đàm đạo hay tranh luận với nhau, tất cả chỉ là hiện tượng biểu kiến. Thực chất chính là ông Trần Kiêm Đoàn đang vui sướng, đang phiền muộn, đang suy tư, đang nói với chính mình!

Mới hí hửng được mấy phút về những điều mình khám phá ra thì tôi lại cảm thấy buồn cười về cái vô duyên của chính mình. Phải mà, khi đang đọc TU BỤI tôi đâu có nghĩ ngợi chi li về các tiểu tiết trên đây. Tôi cũng đâu còn nhớ tới Trí Hải, Phạm Xảo, Thầy Tiều... và cả Trần Kiêm Đoàn nữa, tôi cũng quên luôn! Tôi cứ tưởng tượng như thể tôi đang nói với chính tôi chớ không phải họ đang nói với nhau. Y như trường hợp một người nghe đàn, chỉ lắng nghe tiếng đàn chớ không tự hỏi ai là người đang đánh đàn, ai là người đã soạn ra bản nhạc, họ làm ăn sinh sống ra sao. Chỉ sau khi tiếng đàn chấm dứt thì cá nhân người đánh đàn và người soạn nhạc mới có thể được quan tâm tới. Tương tự như vậy, khi đọc truyện võ hiệp thấy một kiếm khách phóng mình bay lên nóc nhà đuổi theo địch thủ, có ai phì cười bảo rằng tác giả phịa chuyện nói dóc đâu? Người ta cứ tưởng tượng mình chính là tay kiếm khách đó chớ!

Thật ra khi viết lách, không tác giả nào tránh khỏi sơ sót, tránh khỏi cường điệu cả. Nhưng lắm lúc phải dùng tinh thần “chẻ sợi tóc ra làm tư” mà nhìn thì mới thấy được các khuyết điểm này. Phê bình gia có thể làm việc đó với tác giả, nhưng độc giả thì không. Độc giả (bao gồm luôn cả các phê bình gia đang thưởng thức tác phẩm) luôn luôn thông cảmlắm khi đồng lõa với tác giả nữa (trong việc tưởng tượng ra chuyện hư cấu).

Một tác phẩm văn nghệ được đánh giá qua dư âm mà nó để lại nơi lòng người. Thông thường dư âm đó được tạo nên bằng sự mô tả cuộc đời một cách tinh tế. Trong TU BỤI, Trần Kiêm Đoàn không mô tả cuộc đời, ông chỉ mượn cuộc đời để chuyển đạt nhân sinh quan và vũ trụ quan của ông mà thôi. Nhưng ông vẫn tạo được dư âm trong lòng độc giả bằng những suy tư về kiếp người. Sáu mươi bốn năm trước đây, văn triết gia Albert Camus cũng đã chuyển đạt suy tư triết lý của mình đến độc giả Pháp qua tiểu thuyết Người Xa Lạ (L'Etranger, 1942). Lúc đầu, tác phẩm này bị độc giả tiếp nhận trong thờ ơ lạnh nhạt vì họ chưa hiểu được Camus, thời đó chỉ là một tác giả mới, chưa có tên tuổi. Với tác phẩm TU BỤI, Trần Kiêm Đoàn không lâm vào hoàn cảnh của Albert Camus bởi lẽ ông đã lỡ nổi tiếng rồi. Nhưng ông cũng không hưởng được niềm vui sướng, nỗi xúc động của một nhà văn lúc đầu bị xem thường, về sau lại được hoan nghênh!

Khi TU BỤI ra mắt độc giả, dư luận ắt sẽ thắc mắc về chuyện ông Trần Kiêm Đoàn sẽ làm gì trong tương lai? Ông sẽ đi rao giảng và thực hành cái giáo lý Phật Giáo canh tân mà ông vừa sáng tạo ra? Ông còn say sưa giúp đỡ các chiến hữu tư tưởng của ông nữa hay không, các chiến hữu vốn dĩ đã và đang đặt trọn sự tin cậy của họ nơi ông? Hay ông lại tiếp tục suy tư mông lung như một người trí thức suốt đời đi tìm chân lýchưa bao giờ gặp được chân lý? Thời gian sẽ giải đáp câu hỏi đó.

 

 

Tống Diên

 

California, tháng 8 năm 2006


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14305)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14565)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11842)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14361)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13275)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14644)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12647)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25248)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27887)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26364)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17233)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16526)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15918)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22141)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17133)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24909)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21970)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19069)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16173)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21725)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16785)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14667)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16706)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25027)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18778)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21199)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14779)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14376)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16616)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18012)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12926)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14947)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12712)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13889)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14605)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28034)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27199)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14347)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20967)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14673)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24182)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28688)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14736)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13291)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16458)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27245)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12019)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16078)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21498)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12378)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant