Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương Hai Mươi Bốn: Đạo Giữa Đời

15 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 7194)
Chương Hai Mươi Bốn: Đạo Giữa Đời


T U B Ụ I

Truyện dài của Trần Kiêm Đoàn
TITAN Corporation xuất bản 2006

CHƯƠNG HAI MƯƠI BỐN

Đạo Giữa Đời 

 

Sau lễ ban thưởng được tổ chức trọng thể tại Đại nội, Quan thượng thư bộ Lễ nhận chiếu chỉ của vua đến tận Thái Ấp tiếp xúc với nhóm Trí Hải. Đây cũng là lần đầu, kể từ sau ngày dinh ông Hoàng được trùng tu, phòng nghinh tân ra mắt đón khách và cũng là lần đầu, Trí Hải bước chân vào tòa dinh thự mới được tu sửa của mình.

Tiền đường rộng lớn được trang hoàng một cách trang nhã và mỹ thuật làm vị đại thần không ngớt lời khen ngợi. Ông đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác vì không ngờ có thể có một vẻ đẹp siêu thoát bằng một nghệ thuật trang trí nội thất đan thanh và sáng tạo lạ lùng đến như thế.

Thế giới vàng son của nội phủ không còn bóng dáng nơi đây. Sự quý phái và trang trọng không biểu hiện bằng giá trị quy ước như vàng bạc, châu báu hay của lạ, vật quý mà toàn cảnh là một thế giới tinh hoa thu gọn của thiên nhiên. Những phiến đá màu thời gian ẩn hiện điểm trang cho những cây cổ mộc quý hiếm gây một cảm giác thanh thoát đầy ngưỡng mộ cho khách.

Quan thượng thư bộ lễ ngõ lời với Trí Hải:

- Thưa hoàng thân và chư vị. Hôm nay, tôi được chiếu chỉ của hoàng thượng đến đây trước là xin vấn an chư vị và thứ đến là phụng chỉ ngài để thảo luận về hiện tình tôn giáo của nước ta.

Cả sáu người trong nhóm Trí Hải day mặt nhìn nhau dò hỏi trong im lặng, chưa hiểu Quan thượng thư của triều đình muốn hướng câu chuyện về đâu.

Dường như hiểu ý, Quan thượng thư nói tiếp:

- Như chư vị đều biết, nước ta có tam giáo là Phật, Nho, Lão được truyền thừa, thờ phụng trong bá tánh từ lâu đời. Có những triều đại như Lý Trần, đạo Phật gần như là quốc giáo. Nay giữa thời đương kim Thánh Tổ hoàng đế, đạo Phật suy yếu, đạo Nho chỉ còn là trò nói chữ trong giới Nho học quan chức, đạo Lão thành đạo ông đồng bà cốt. Trong lúc người Tây dương sang truyền đạo Chúa. Họ thay đổi cách thờ phụng ông bà không hợp với truyền thống nước ta. Tuy đạo Phật có vẻ như đang rầm rộ phát triển, nhưng chỉ là hình thức hời hợt. Chùa chiền xây dựng đẹp đẽ, việc đúc chuông dựng tượng thịnh hành, người xuất giatại gia theo Phật rất đông, thế nhưng tinh túy của đạo Phật ngày càng mờ nhạt. Các hình thức ma chay cúng bái càng lúc càng nặng hình thức mê tín dị đoan. Thánh chỉ của hoàng thượng là muốn chấn hưng đạo Phật, làm cho đạo Phật mạnh lên để đủ sức đánh bật đạo Chúa đang có cơ phát triển mạnh.

Sau câu nói của Quan thượng thư, tiếng cười nhè nhẹ đượm vẻ vui tươi của thầy Tiều làm mọi người tươi mát lại. Thầy Tiều lên tiếng trước:

- Bẩm quan lớn, nhận xét của ngài sát với thực tế. Nhưng đạo là con đường. Đường tâm linh mở ra không giới hạn. Làm sao lại có thể đem đường nầy để đánh bật được đường kia như ngài vừa nói được?

Quan cười khẩy:

- Thưa đại sư, ở đời mạnh được yếu thua. Nguyễn Huệ được thời đắc thế thì Nguyễn Huệ cầm quyền. Nguyễn Vương mạnh thế thì Nguyễn Vương đánh bật Tây Sơn để lên làm vua thiên hạ thôi.

- Binh tướng thúc dục con người phải tiến chiếm mục tiêu bên ngoài để chiến thắng; trong lúc tôn giáo mong ước con người phải tự soi rọi chính mình, hiểu mình, làm chủ lấy mình hay nói cách khác là phải chiếm “mục tiêu” bên trong để chiến thắng. Càng cạnh tranh bên ngoài càng có cơ thắng thế; nhưng càng cạnh tranh bên trong càng có cơ bại thế. Bại vì đời sống tâm linh vắng bóng. Như Tần Thủy Hoàng, Thành Cát Tư Hãn tuy là những kẻ làm bá chủ thiên hạ, nhưng riêng mình, đều là những kẻ than van đau khổ cuối đời.

Quan lắc đầu ra vẻ không đồng tình, ngỏ ý kêu gọi đồng minh:

- Hoàng thân, đại sư và chư vị ở đây tuy có vị xuất gia tu hành, có vị thân phàm mà tâm Phật. Nhưng truy nguyên cho đến ngọn nguồn thì tất cả chư vị đều xuất thân hay có duyên nợ với cửa thiền. Bởi vậy, vấn đề chấn hưng đạo Phật trong thời kỳ mạt pháp nầy là trách nhiệm cao cả và thiêng liêng của quý vị. Triều đình sẵn lòng tán trợ chư vị về mọi mặt nhân tài vật lực để biến tất cả cửa thiền khắp nước thành nơi giải thoát, tế độ chúng sinhTôn ý của quý vị ra sao ạ?

Thoáng yên lặng kéo dài, Trí Hải lên tiếng:

- Thưa Ba Gấmợng, chúng tôi đa tạ hảo ý của triều đình. Tuy cùng nhóm, sinh hoạt chung với nhau như tình huynh đệ, nhưng mỗi chúng tôi đều tôn trọng nếp sốngsuy nghĩ riêng tư của nhau. Ba Gấmợng nói không sai, chúng tôi suy nghĩsinh hoạt rất gần với tinh thần đạo Phật, nhưng ngoài thầy Tiều là Phật tử xuất gia ra, chúng tôi chưa phải là Phật tử theo với nếp nghĩ thông thường. Như bản thân tôi chưa quy y, chưa ăn chay niệm Phật, nhưng chỉ mới cố gắng sống và hành thiện theo tinh thần trí tuệtừ bi của đạo Phật. Do vậy, tôn ý của hoàng thượng muốn chúng tôi chấn hưng Phật giáo quả là một ân huệ, song chúng tôi e rằng việc lớn như thế vừa vượt ra ngoài khả năng, vừa không thích hợp với hoàn cảnh riêng của chúng tôiÝ kiến cá nhân của tôi là như thế, mong quý huynh đệ bàn thêm.

Quan thượng thư hấp tấp lên tiếng:

- Trước khi chư vị bàn thảo, tôi xin được hỏi đôi điều về nội tình Phật giáo mà tôi tin là quý vị đây biết rõ hơn tôi. Có chăng tin đồn Phật giáo đang phân hóa trầm trọng là đúng? Từ sau khi đức Thế Tổ đăng quang, nước nhà thống nhất, đạo Phật phát triển theo chiều rộng mà thiếu chiều sâu nên đang lâm vào cảnh người nói đạo càng nhiều thì người thực sự hành đạo càng ít. Các vị cao tăng thạc đức thì mai danh ẩn tích giữa đời thường hay lặng lẽ tu trì trên núi xanh. Trong khi các phàm tăng thì xuất hiện nhan nhãn quá nhiều, vàng thau lẫn lộn. Gặp thời điểm nạn đao binh tuy đã chấm dứt mấy chục năm, nhưng ảnh hưởng còn để lại trong lòng người sâu nặng. Thế hệ cao niên, đã từng nếm trải sự tang tóc, đổ vỡ của chiến tranh đang ở lứa tuổi về chiều. Kẻ có tiền bạc, quyền thế thì xây chùa cầu phước, cầu khi chết được siêu thăng về cõi Phật thánh càng ngày càng đông đảo. Người ít tiền bạc hay nghèo khổ hơn cũng chen chân cúng quảy không cân nhắc, nên lắm lúc và lắm nơi đã lôi kéo, làm hư hỏng những người thực lòng muốn đi tu phải rơi vào đường tục lụy của vật chất tiền bạc hay dục vọng tham ái. Rất đông người chưa hề biết cúng vái trong thời tuổi trẻ, nay tuổi già bỗng mê chuyện tu hành theo đạo Phật nhưng đã đi sai đường hay bị các gian tăng lôi kéo vào đường mê tín dị đoan, bùa chú, lễ nghi màu mè xa xỉ, cầu xin, thờ cúng sai lạc hoàn toàn với tinh thần Phật giáo dưới danh nghĩa Phật giáo. Với một lịch sử lâu dàigiáo lý cao siêu chưa được phát huy đúng mức, Phật giáo đang đứng trước thử thách của thời đại. Nếu quả như vậy thì triều đình phải làm gì để giúp đạo Phật vượt qua thử thách nầy?

Những câu hỏi của Quan thượng thư có vẻ như đang hướng thẳng về phía thầy Tiều. Trong không khí chờ đợi, không nghe ai nói gì, Quan thượng thư phải lên tiếng:

- Thưa đại sư, xin đại sư xá lỗi nếu cách xưng hô của tôi chưa đúng với vị thế hiện nay của đại sư. Số là gần đây, có dịp tiếp cận với chư vị tăng ni tu sĩ tại các chùa, chúng tôi được nghe nhiều danh xưng khác nhau đối với các bậc tôn đức. Có những tước vị rất to tát, những danh xưng rất vĩ đại, màu mè dành cho các ngài tu sĩ, nhưng vì không quen với nhiều danh từ xa lạ nên tôi quên mất. Nhưng dẫu có nhớ, thì tôi cũng thành thật thưa rằng, là tôi không biết áp dụng thế nào cho đúng. Ngày xưa mẹ tôi dẫn tôi đến chùa, tôi chỉ nghe mẹ xưng “ôn”, “thầy”, “chú” với quý ngài nam tu sĩ hay xưng “sư bà”, “sư cô” với quý nữ tu sĩ mà thôi. Ngày nay văn minh hơn có khác, nên tôi rất ngại đến chùa mà vô phép xưng tụng sai danh vị của quý thầy, quý sư cô. Bởi vậy, tôi mạo muội xưng “đại sư” với quý thầy mà tôi gặp. Lỡ có sai thì cũng “sai thừa” chứ không đến nỗi “sai thiếu”. Cứ mạnh mồm gọi ông xã lên thành ông huyện sẽ ít bị rầy rà hơn là làm ngược lại... Phàm phu sống chết để mua danh; thánh nhân ẩn danhsống chết.

Thầy Tiều và mọi người có mặt đều cười trước lời nói và bộ điệu làm ra vẻ ngô nghê nhưng ẩn chứa cả một sự nhận xét và phê phán sắc bén của phía nhà quan. Thầy Tiều cả cười khoác tay:

- Quan lớn à, đạo Phật là nhà trống không có cửa; là đường cái thênh thang ai muốn đi thì đi. Nên dẫu cho đại quan có gọi là gì gì đi nữa thì vẫn không sai và cũng chẳng có ai cho là đúng.

Quan đáp lại một cách cởi mở:

- Ý thầy muốn nói đến tinh thần phá chấp của tánh khôngduyên khởi chăng?

Thầy Tiều xua tay:

- Không dám, không dám! Tôi vốn không sính chữ nghĩa bùa chú nên chẳng hiểu gì. Tôi nghe thầy tổ nói rằng, bậc thượng trí, thượng căn thì vác búa mà đập vỡ danh từ. Bậc hạ căn thì đem danh từ làm búa mà đập vỡ tư tưởng.

Quan cười xòa:

- Thầy cho tôi là kẻ vừa vác chữ làm búa đó chăng?

Thầy Tiều càng cười thoải mái hơn:

- Vậy à. Tôi cứ nghĩ mình không có đủ trọn một chữ để bẻ hai làm búa nữa kia chứ.
Quan thượng thư cười ấm áp, tay nâng chén trà đảo mắt nhìn quanh, mời:

- Thật là thú vị! Chúng ta hãy thưởng nhau một chén trà rồi nói tiếp. Phá chấp ư? Thoải mái vô cùng đại sư ạ. Hay là tôi xin được gọi đại sư bằng “thầy Tiều”. Tên gọi nầy làm tôi nhớ những ẩn sĩ đắc đạo ngày xưa.

Thầy Tiều ngữa cả hay bàn tay như tiếp nhận:

- Thật là hân hạnh. Thật là vui lòng!

Mọi người cùng nâng chén uống trà. Không khí xa lạ, khách sáo chợt trở nên ấm áp lạ thường. Sau chung trà, quan lớn cho người hầu và vệ sĩ tả hữu lui ra. Một mình ngồi đối diện với sáu người trong nhóm Trí Hải. Ông nói bằng một giọng chân tình:

- Được hoàng thượng cất nhắc giao cho đứng đầu trông coi bộ Lễ trong Lục Bộ của triều đình, tôi phải tự đặt mình ở thế khách quan, không đứng trong hàng ngũ tôn giáo nào cả. Tuy nhiên, với hoàng thân, thầy Tiều và chư huynh đệ tôi không dấu diếm rằng, gia đình nội ngoại tôi đều theo đạo Phật. Mẹ tôi là một Phật tử thuần thành, nên tôi không khỏi thấy xót xa khi đạo Phật bị phân hóa. Sự phân hóa nầy bắt nguồn từ các vị cao tăng danh tiếng. Mẹ tôi và dì tôi đều là Phật tử rất ngoan đạo. Cả hai bà đều đi chùa, ăn chay, niệm Phật, bố thí, làm việc thiện. Cả hai bà đều nhìn nỗi khổ đau của chúng sanh, của người khác rất rõ; nhưng hai chị em ruột thịt ấy lại không thể nhìn được mặt nhau chỉ vì hai người theo hai vị cao tăng thuộc về hai phái chống nhau. Nhà sư theo Bắc tông, là bổn sư tinh thần của mẹ tôi thì thuộc phái thân cận với triều đình. Trái lại, nhà sư theo Nam tông, là bổn sư của dì ruột tôi thì thuộc phái chống đối triều đình vì cho rằng triều đình cấm đoán họ hành đạo. Sự phân hóa từ “thượng tầng kiến trúc” kéo theo sự phân hóa của từng đơn vị gia đình hay cá nhânHậu quả của sự phân hóa nầy có ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến nỗi ngày bà ngoại tôi qua đời, không có bóng dáng môt vị thầy nào đến cúng kính cầu siêu được cả. Mẹ tôi muốn mời quý thầy thuộc phái Bắc tông đến làm lễ cầu siêu thì dì tôi phản đối. Dì tôi muốn mời quý thầy thuộc phái Nam tông đến cúng thì mẹ tôi không cho. Ngày đưa đám bà ngoại tôi, vốn là một Phật tử thuần thành suốt đời, đến huyệt mộ lặng lẽ không có một tiếng kinh cầu. Nhiều bà con đi đưa đám tang sau quan tài bà tôi lẩm bẩm nói với nhau: “Hai chị em nhà nầy ngộ thật. Theo Phật mà chống Phật. Theo pháp mà bỏ pháp. Theo tăng mà trừ tăng. Cả hai đều nhân danh cửa thiền để làm chỗ trú ẩn cho lòng sân hận mỗi ngày một lớn của loài ma quỷ”! Không biết thực tế hiện nay có bao nhiêu người theo đạo Phật, nhưng hết lòng trung thành với thầy, tổ của mình để ở vào một trong hai thế chống báng nhau như vậy. Thưa thầy Tiều, thầy là bậc chân tu, thầy có cao kiến nào để hóa giải sự phân hóa của đạo Phật không ạ?

Thầy Tiều chẳng lộ vẻ gì bối rối trước câu hỏi liên quan đến một vấn đề bao gồm nhiều mặt, nhiều nguyên nhân như vậy, nên trả lời ngay:

- Phật giáo là một biển khơi thái hòa và an lạc. Làm gì có biển khơi phân hóa. Làm gì có Phật giáo phân hóa. Có chăng sự phân hóa là giữa những người theo đạo Phật với nhau. Những người theo đạo Phật ít nhiều cũng có mang bản chất của đạo Phật, nhưng họ không phải là đạo Phật. Cũng như những khe suối và dòng sông có dòng nước mang bản chất của biển khơi nhưng không phải là biển khơi. Khi những dòng suối róc rách, những con sông lững lờ hay vạm vỡ đang tranh nhau trôi về biển mẹ, nếu có chăng hiện tượng nhập nguồn, phân dòng, chia cửa, tranh ô... thì đấy là sự phân hóa của những dòng sông và suối nguồn, không phải là sự phân hóa của biển cả. Đã không phân hóa thì lấy gì hóa giải đây, phải không thượng quan?

- Nhưng Phật, Pháp, Tăng làm nên đạo Phật, phải không thầy?

- Phật là biển cả, Pháp là dòng nước, Tăng là con thuyền. Nếu nước xuôi dòng, thuyền sẽ trôi nhanh và chóng về biển cả. Nhưng lỡ nước cạn, nước ngược, nước xoáy, thuyền trôi chậm hay không trôi thì lẽ nào biển cả sẽ vì suối khô mà cạn theo suối, đại dương sẽ vì sông gầy mà chết khát theo sông được sao?

- Khi nói đến một tôn giáo, người chuộng giả danh thường đem lịch sử cả mấy trăm năm hay mấy nghìn năm ra làm bảo chứng. Điều đó ngoài mục đích khoe khoang lý thuyết lòe đời cho vui thì có ích gì? Về mặt lý luận thuần túy thầy nói quả không sai về tinh thần viên dung, tự tại cơ bản của đạo Phật. Nhưng thực tế trước mắt, khi nói đến đạo Phật hay bất cứ một đạo nào khác thì người ta chỉ nhìn vào sinh hoạt của tu sĩ, tự việntín đồ của đạo đó đang diễn ra hàng ngày để biết đạo đó như thế nào. Bất chấp kinh điển, thần thánh của một tôn giáo nói gì, nhưng người tu theo và tin theo đạo đó đi giết người, làm việc ác thì tôn giáo đó là một ác đạo. Bất chấp tam tạng kinh điển của Phật giáo nói cao sâu như thế nào nhưng việc làm của tu sĩtín đồ đạo Phật đang diễn ra sẽ giới thiệu đạo Phật là gì.

- Tiếc thay đạo Phật lại không đơn giản như quan lớn hiểu, kể về cả hai mặt lý thuyết và cấu trúc thực hành mà người ta thường gọi là khế lý, khế cơ.

- Như thế thì cả ba giá trị cao quý nhất của Phật giáo là Phật, Pháp, Tăng là gì và phải hiểu như thế nào?

- Không là gì cả và hiểu như thế nào cũng được.

- Ô hay! Nếu như tôi hiểu sai, hiểu quấy. Tôi cho rằng Phật là ông thần bằng gỗ, Pháp là khối chữ nghĩa hỗn độn khó hiểu, Tăng là những kiêu binh tranh quyền đoạt lợi với nhau thì sao?

Thầy Tiều trả lời điềm đạm:

- Thì cũng chẳng sao cả thượng quan ạ. Nếu như có một người kém cỏi, mù chữ nghĩ rằng một bậc đại khoa như quan lớn đây là một kẻ dốt nát, mù chữ thì có vì thế mà quan lớn trở nên dốt nát mù chữ thật không?

Nói xong, thầy Tiều đứng dậy và lửng thửng ra vườn sau một mình, trong lúc Quan thượng thư đang còn bối rối ra mặt. Chén trà đã châm mấy lần mà vẫn chưa có ai nói với ai lời nào. Quan lên tiếng:

- Thưa hoàng thân và chư vị, tôi đến đây là thừa lệnh triều đình mà đến. Đến để bàn việc lớn có lợi cho đất nước và tiền đồ của Phật giáo, chứ không phải đến đây để tranh luận lý thuyết hơn thua. Tôi rất thất vọng khi môt tu sĩ Phật giáo được tiếng là minh tăng như thầy Tiều lại tỏ thái độ khinh bạc đối với triều đình như thế.

Trí Hải đỡ lời:

- Thế thượng quan đã chuẩn bị sẵn sàng trước khi đến đây chưa?

- Chuẩn bị quá kỹ hơn cả cần thiết nữa hoàng thân ạ. Ngài thử duyệt lại xem. Chiếu chỉ, lễ nghi, quan hầu, giám binh, hộ vệ đều hành động răm rắp đâu vào đấy, chẳng có gì sơ hở.

Trí Hải cười nhẹ:

- Nhưng có một chuyện nhỏ mà quan trọng hơn hết thì thượng quan lại quên.

Quan thượng thư hỏi hấp tấp:

- Thưa hoàng thân, còn quên gì nữa ạ?

- Ngài quên chìa khóa.

- Chìa khóa?

- Vâng, đúng là chìa khóa.

- Chìa khóa gì thế?

- Chìa khóa mở cửa thiền.

- Nhưng đây là tư dinh của hoàng thân mà.

- Không, ý tôi muốn nói là cửa thiền trong tâm ý của thượng quan kia.

Quan lớn trố mắt nhìn Trí Hải lạ lùng, hỏi:

- Xin hoàng thân thứ lỗi, ngài nói điều gì tôi hoàn toàn không hiểu. Tôi chẳng phải là thiền sinh hay thiền giả tu theo Phật giáo. Làm gì có tâm thiền lảng vảng trong tôi.

- Thiền không phải là sản phẩm riêng của Phật giáo. Thiền là sự tỉnh thức, là cái nhìn an lạc vào bên trong để thấy chính mình. Ngài đến đây như cái bóng của triều đình, ngài nói lời hoàng thượng nói. Ngài nói về một đạo Phật đã thành tượng đồng, tượng gỗ trong định kiến của ngài. Ngài chưa nhớm chân bước ra khỏi cửa mà thấy mình đã đến đích. Ngài nói với một thầy Tiều mà quên thầy Tiều đang ngồi trước mặt nên ngài chỉ nói với chính mình. Vì biết cánh cửa tâm ý của chính ngài chưa mở, nên thầy Tiều đã nói với ngài về đạo Phật rằng: “Không là gì cả và hiểu như thế nào cũng được”. Nói mà thật ra chẳng nói gì cả vì muốn ngài tự mình mở lấy cánh cửa mà vào! Trước một cánh cửa còn khép kín, có ai ở đó hay không thì cũng giống nhau thôi, nên thầy Tiều bỏ đi thì cũng chẳng có gì lạ.

Vốn xuất thân là bậc đại khoa, Quan thượng thư có đủ tầm nhìn và sự sâu sắc để nhận ra mình đang ở đâu. Quan trở nên trầm ngâm, nhìn chăm chăm vào những chậu kiểng cổ mộc rất lâu và rất sâu. Trong phòng khách rộng lớn, mọi người như đang vào cơn nhập định. Tiếng vỗ cánh của những con chim nhỏ chuyền cành ngoài xa cũng nghe rõ mồn một. Bầu không khí lặng thênh thang bị đánh thức khi quan bất ngờ lên tiếng. Lần này câu hỏi hướng về phía Ba Gấm, một nhân vật nữ duy nhất có mặt, thường chỉ bày tỏ cảm xúc của mình bằng nhiều nét cười khác nhau trong mọi diễn biến của câu chuyện từ đầu. Quan vừa bày tỏ ý nghĩ riêng của mình, vừa dò hỏi:

- Thưa Chánh chưởng phu nhân, chúng ta là chỗ quen biết thân tình từ lâu trong các sinh hoạt riêng ở tư dinh cũng như trong các lễ hộiliên quan đến triều đình. Dám xin hỏi ý kiến riêng của phu nhânhoàn cảnh nào đã đưa phu nhân vào trong nhóm Vườn thuốc Thái Ấp?

Đã bao năm quen với lối sống đầy nghi thức rào trước đón sau của giới quý tộc, đại thần, Ba Gấm không ngạc nhiên về phản ứng tức thời của Quan thượng thư. Vừa ở địa vị là người đàn bà có ảnh hưởng cao nhất và cũng là nhà đại kinh doanh giàu có bậc nhất trong giới quyền quý đương thời, Ba Gấm lại xuôi ngược giao thương từ Âu sang Á nên người đàn bà nầy hiểu được trọng lượng lời nói của mình. Đối với hàng Quan thượng thư lục bộ của triều đình, Ba Gấm không thấy họ cao mà cũng chẳng thấy họ thấp, nhưng vẫn có sự thân tình và gần gũi tự nhiên. Ba Gấm phá tan cái không khí nghiêm trọng đang vây bủa mọi người bằng cách trả lời theo một ngôn ngữ vừa lễ độ hình thức, vừa đùa vui một cách gần gũi và thân thiện:

- Thưa Quan thượng thư, vậy mà tiện muội Ba Gấm nầy cứ tưởng các huynh đệ và đường quan không màng đến ý kiến của đàn bà con gái nữa chứ.

Quan đáp lại:

- Nữ lưu mà cầm kỳ thi họa tài hoa, doanh thương nức tiếng, đi đó đi đây cũng nhiều như phu nhân thì ngoài phu nhân ra, có ai sánh kịp nữa đâu...

- Đa tạ Ba Gấmợng đã chiếu cố. Tiện muội xin trả lời ngay vào câu hỏi của đường quan đại huynh nhé. Muội có mặt với nhóm Vườn thuốc Thái Ấp trước hết là vì ngưỡng mộ tài năng văn chương trác tuyệt và phong cách sống có một không hai về lý, về tình, về đời và về đạo của hoàng thân Trí Hải. Sau nữa, vì Vườn thuốc Thái Ấp là việc làm chỉ có cho đi mà không cầu nhận lại; giúp mà không cần biết người được giúp là ai.

Quan và những người có mặt đều xúc động trước câu trả lời chân thànhthẳng thắn của Ba Gấm. Quan thượng thư lẩm bẩm, “cho đi mà không cầu nhận lại; giúp mà không cần biết người được giúp là ai”. Quan hỏi tiếp:

- Hẳn phu nhân còn nhớ, chúng ta đã gặp nhau nhiều lần trong các lễ hội chùa chiền ở kinh đô như khánh thành, trai đàn, cúng tế, rước Phật, nghinh tăng, kỷ niệm... Nhưng sự diễn tiến trong một thế giới Phật giáo hoàn toàn khác với tinh thần đạo Phật mà thầy Tiều trao đổi cùng chư vị hôm nay. Phu nhân có thấy sự khác biệt đó không?

Ba Gấm trả lời:

- Dạ, nếu nhìn từ phía triều đình và giới Phật giáo thân cận hoặc chống đối triều đình thì thấy khác. Nhưng nếu nhìn từ phía thầy Tiều thì không.

- Tại sao? Phu nhân có thể vui lòng giải thích rõ hơn được không?

- Thuở nhỏ, khi còn làm cung nữ, muội đã học được điều nầy từ các bà cung phi xuất thân từ hàng dân dã mới được tuyển vào cung. Các bà luôn luôn hướng hết cuộc đời mình đến một mục đích duy nhất là được làm vợ vua và luôn luôn có kẻ thù để nghi ngờ, đề phòng, tranh đấu là những bà phi khác. Nhiều bà phi suốt đời chưa được sống thực sự một ngày vì đã biến ngay thân xác mình và những gì xung quanh mình thành phương tiện để được làm vợ vua nhưng cho đến khi chết vẫn còn ở trong bóng tối của cấm cung, chưa được gặp mặt vua một lần bao giờ. Trồng hiện thực để hái ảo vọng. Ngỡ như gieo nhân lành mà gặp quả ác nhưng không phải vậy mà đây là vì gieo tham vọng tột đỉnh, nên phải gặt tuyệt vọng tận cùng mà thôi.

Quan ngắt ngang, hỏi dồn:

- Nhưng hiện tượng nầy có liên quan gì đến hình ảnh các khuynh hướng Phật giáo khác nhau đâu?

Ba Gấm không trả lời ngay mà đan hay tay lại với nhau, quay qua phía Thiện Giả đang ngồi lim dim giữa Phạm Xảo và Tâm An, đưa mắt trao đổi ý kiến:

- Tôn giả, hôm qua, hình như chúng tabàn luận điều nầy khi nói đến đạo Phật Trung Hoa đã phân hóa thành mười ba bộ phái dưới triều đại Mãn Thanh phải không ạ?

Thiện Giả đỡ lời Ba Gấm:

- Vâng, có. Nhưng đây không phải là tình trạng riêng ở triều đại Mãn Thanh mà nó xẩy ra ở bất cứ nước nào. Khi thế quyền và giáo quyền cùng chung đất đứng thì tôn giáo và triều đình xích lại gần nhau. Sự gần gũi đó có ảnh hưởng hỗ tương đầy khai sáng và thịnh vượng cho cả dân tộc lẫn đạo phápTôn giáo trở thành nguồn suối tâm linh của giới lãnh đạo như Phật giáo Việt Nam thời Lý Trần. Ngược lại, khi thế quyền và giáo quyền chối bỏ, nghi ngờ hay chống báng nhau thì sự xung đột sẽ thành ngọn lửa khi cháy bùng, khi âm ỉ đốt cháy những giá trị vô hình nhưng rất quý báu của cả hai bên.

Quan thượng thư quắc mắt nhìn một nhân vật nói giọng Việt lai Tàu chưa ai biết tiếng, nhưng lại dám nói những lời coi nhẹ thế lực cầm quyền như thế. Quan cao giọng:

- Xin quan chức Thiện Giả tự lên tiếng cho biết phương danh và chức vị để chúng ta nói chuyện dễ dàng thông cảm hơn.

Ba Gấm không đợi Thiện Giả lên tiếng trả lời, nói ngắt ngang:

- Mong quan lớn thứ lỗi cho, chứ ngài là thượng thư bộ lễ mà lại vi phạm lễ nghi giao tế mất rồi. Chả lẽ quan lớn quên rằng ngài đang tiếp kiến với những người trong nhóm của hoàng thân Trí Hải sao? Chúng ta đang thảo luận một đề tài rất quan trọng và đầy nhạy cảm. Điều cần mang ra trình bày nơi đây là sự hiểu biết, lý luận và cách nhìn của mỗi người trong chúng ta chứ không phải là phán xét nhau qua tên tuổi và chức vụ. Thế nhưng quan lớn đã hỏi thì chúng tôi cũng xin thưa rằng, Thiện Giả tức là Hàn Kỳ Vương, đại danh thủ cờ tướng đã từng làm lay động tinh thần và cân não của giới kẻ sĩ, quyền chức tại kinh đô cũng như khắp nước mấy năm về trước...

Thiện Giả cất lên giọng cười hiền hậu gần như vô tư làm cho bầu không khí sắp trở nên căng thẳng dịu lại và tiếp lời Ba Gấm:

- Hì, hì... Thì cũng chỉ là một kỳ vương hết thời Hàn tộc nhà tôi, nên đã bị một kỳ vương vô địch Trí Hải cự phách hơn, đánh bại thua xiểng liểng phải nhảy xuống sông Hương năm xưa đó mà. Dòng sông không còn dấu vết thì chuyện cũ cũng xin bỏ đi thôi. Vậy bẩm quan lớn, tôi xin trở lại với ý kiến của ngài một cách nghiêm túc hơn. Phải chăng ngài không bằng lòng sự dẫn giải của tôi về tác động qua lại giữa hai thế lực thế quyền và giáo quyền phải không ạ?

Quan trả lời hấp tấp:

- Đúng, đúng vậy. Nếu muốn hay nếu cần, thế quyền sẽ thừa sức mạnh để dẹp giáo quyền như phủi nanh vuốt của loài kiến cỏ chứ làm gì có chuyện hai thế lực đôi co với nhau. Như đương kim triều đình ta với binh hùng tướng mạnh, chả lẽ lại sợ hay chịu thua những người chỉ biết gõ mõ tụng kinh, trong tay không có một tấc sắt sao?

Thiện Giả với giọng lễ độ nhưng cứng rắn, trả lời:

- Dạ, đúng thế quan lớn ạ. Nhưng sự tồn tại của sức mạnh tâm linh lại không diễn ra như những bài toán cộng trừ đơn giản của sức mạnh gươm giáo, mạnh được yếu thua. Trong lịch sử xưa nay, một thế lực triều đình nào mạnh nhất cũng chỉ kéo dài trong một giới hạn thời gian ngắn dài tương đối mà thôi. Trong khi tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng, dẫu không có một tấc sắc làm vũ khí, nhưng đã tồn tại cả mấy nghìn năm nay với hàng bao nhiêu triệu người khắp hoàn vũ tin theo.

Quan chau mày thắc mắc:

- Thông thường, càng có chỗ dựa mạnh thì càng vững chắc và mau đạt đến đích chứ lẽ nào lại có trường hợp ngược lại?

- Tiếc thay, đời sống tâm linh lại không diễn biến theo chiều hướng ấy thượng quan ạ. Khối người theo đạo Phật mà ngài đã gặp bên cạnh triều đình thường dựa vào thế lực triều đình để có chùa to, tượng lớn, nghi lễ rình rang mà đi tìm Phật. Người theo đạo Phật chống đối triều đình thì dựa vào sự căm giận triều đình để tạo ra sự khổ hạnh, hy sinh như thể xót đau cùng tột mà đi tìm Phật. Khi đã dựa vào bất cứ thế lực hay nguồn suối cảm xúc nào thì mình sẽ không thấy mình được nữa; trong lúc Phật ở chính trong mình mà lại không dựa vào chính mình nên tìm hoài không thấy Phật. Ngược lại, khuynh hướng thầy Tiều thì chẳng dựa vào ai cả ngoài chính mình. Phương tiện cũng là cứu cánh hay trong phương tiện đã có hạt giống của cứu cánh rồi. Chỉ một hơi thở vào đầy tỉnh thức cũng đã chứa sẵn sự sống và giải thoát. Một nguồn sống đầy chánh niệm, tự nó, là một phương tiệnđồng thời cũng là cứu cánh của tinh thần giải thoát.

Quan thượng thư tỏ vẻ nôn nóng:

- Việc hoàng thượng giao cho tôi chỉ cần giải quyết chứ chưa cần giải thoát. Hoàng thượng và bá quan văn võ đang cần một tổ chức Phật giáo mạnh để ủng hộ triều đình, dẹp tan những thế lực giáo gian ngông cuồng chống đối. Miễn làm được việc, ngân sách to lớn của triều đình lúc nào cũng sẵn sàng tài trợ tất cả, không quản tốn kém.

Vị quan say sưa nói. Thầy Tiều nhẹ nhàng vào phòng tiếp tân, trở lại chỗ cũ.

Thầy Tiều đến trước mặt quan, xá hai xá, lên tiếng:

- Đa tạ hoàng thượng, triều đình và Quan thượng thư. Với ngân sách dồi dào như thế, thượng quan thừa sức mạnh để lập nên những giáo hội Phật giáo thân triều đình khắp nước. Đồng thời, triều đình cũng chẳng khó khăn gì dẹp sạch mọi sự chống đối. Phật giáo vẫn là Phật giáo; biển khơi vẫn là biển khơi trôi chảy, chẳng hề hấn gì. Chỉ tiếc rằng, triều đình bỏ mất một sức mạnh tinh thần như Phật giáo mà thôi.

Quan thượng thư hạ giọng:

- Thưa thầy, điều thầy nói mâu thuẫn chăng? Nếu triều đình đã có trong tay những giáo hội Phật giáo thân tín, thuộc về mình và dẹp sạch phường theo đạo Phật chống đối thì rõ ràng là được chứ sao lại mất Phật giáo?

- Thưa quan lớn, mất là vì nhiều lẽ. Tự thân, đạo Phật là biển khơi, trôi chảy thường hằng, như như bất tận. Biển khơi không nghiêng bên nầy mà cũng chẳng đổ bên kia. Nay triều đình cố đem triều nước về làm khe suối róc rách quanh mình thì đấy cũng chỉ là khe suối, chẳng phải là biển khơi. Cũng tương tự như thế, triều đình dẹp sạch những thế lực chống đối thì cũng chỉ làm công việc dẹp bứt những khe suối không có cùng dòng chảy với triều đình. Đấy cũng chỉ là dẹp yên khe suối, không làm lặng sóng biển khơi.

- Như vậy thì triều đình phải làm sao để nắm được thế lực Phật giáo trong tay?

- Xin đừng vốc khe suối và sông biển trong tay. Muốn tắm khe suối, cứ thản nhiên lặng lẽ về với khe suối thì sẽ được trọn vẹn với khe suối. Muốn tắm sông biển, cứ thản nhiên lặng lẽ về với sông biển thì sẽ được trọn vẹn với sông biển.

- Thế thì tại sao Phật giáo thời Lý Trần đã đến giữa cung đình, ngự lên ngai vàng, thậm chí cùng theo chân vua Trần ra trận, đánh thắng giặc Mông, Nguyên?

- Vua quan Lý, Trần thành tâm, lặn lội tìm đến với Phật giáo để suối nguồn đạo Phật tưới tẩm những hạt giống lành không chỉ riêng vua quan Lý, Trần mới có mà ai cũng có sẵn trong lòng mình.

Trước khi Quan thượng thư kịp mở lời nói tiếp, thầy Tiều đã đến trước mặt quan xá dài hai xá rồi xách tay nải đi ra. 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14294)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14559)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11839)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14348)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13263)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14625)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12637)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25213)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27856)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26328)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17219)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16521)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15905)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22125)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17124)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24886)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21942)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19055)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16166)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21717)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16777)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14662)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16696)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25022)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18766)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21195)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14771)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14370)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16603)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18007)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12914)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14937)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12693)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13881)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14597)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 27992)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27158)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14341)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20925)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14664)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24166)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28653)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14729)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13279)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16434)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27215)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12015)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16067)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21456)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12373)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant