Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương III. Phương Pháp Ăn Chay

31 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 7160)
Chương III. Phương Pháp Ăn Chay

CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN TÂM LINH
Thích Trí Hoằng
Hải Ấn 2002

Chương III. Phương Pháp Ăn Chay

Phương Pháp Ăn Chay

Trong truyền thống tu tập Việt Nam, vấn đề ăn chay được đặt ngang hàng với sự giữ giới. Đối với hàng Phật tử tại gia việc ăn chay được khuyến khích gia tăng số ngày ăn, còn đối với người xuất gia đó là điều kiện bắt buộc. Tại sao vấn đề ăn chay được đặt quan trọng như vậy? Qua những phân tích sau chúng ta sẽ hiểu rõ vấn đề.

CA DAO TỤC NGỮ

Trong từ ngữ Phật giáo Việt Nam “ăn chay niệm Phật” đi đôi với nhau, trình bày ngắn gọn phương pháp tu tập chú trọng trên cả hai phương diện Thân và Tâm. Sự hành trì này đã ăn sâu vào nếp sống của dân Việt trong các câu ca dao, tục ngữ như:

“Đói ăn rau, đau uống thuốc”
“Còn ao rau muống, còn đầy chum tương”
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.”

Có thể nói thực phẩm chính của dân quê Việt Nam là rau đậu. Sự ăn uống đạm bạc này đã giúp giải quyết được nạn đói kém, giữ gìn sức khỏe, cũng như nuôi lớn dân tộc Việt trường tồn trong lịch sử. Truyện Phù Đổng Thiên Vương ghi lúc cậu bé ăn uống xong, lớn nhanh thành người hùng tráng, cỡi ngựa sắt ra trận:

“Bảy nong cơm, ba nong cà,
Uống liền vốc nước cạn đà khúc sông.”

Những câu ca dao, tục ngữ cũng như huyền sử Việt Nam cho thấy việc ăn chay đóng góp tích cực trong việc nuôi sống và nuôi lớn dân tộc Việt. Qua đó chúng ta thấy sự có mặt của phương pháp tu tập đạo Phật Việt Nam.

Tại Việt Nam, cho dầu không ăn chay, trong các bữa ăn của người Việt thực phẩm chính vẫn là rau đậu. Cùng với sự lao động chân tay làm con người ít bệnh.

Ngày nay, sống tại Âu Mỹ, nhiều người đã thay đổi sự dinh dưỡng bằng cách gia tăng khẩu phần thịt, trong khi đó thiếu hoạt động thể dục chân tay. Đây chính là nguyên nhân gây ra những chứng bệnh hiểm nghèo như: ung thư, áp huyết cao, cholesterol, các chứng bệnh tim. Một vị bác sĩ cho chúng tôi biết, lúc người Việt tỵ nạn mới định cư ở Hoa Kỳ mười người chỉ có hai người bị cholesterol. Sau mười năm, mười người hết tám người bị bệnh đó. Đến khi ngã bệnh, bác sĩ cho biết muốn bớt bệnh chỉ còn phương cách ăn chay.

NGUY HẠI TRONG VIỆC ĂN THỊT

Trong thịt chứa rất nhiều các độc tố gây ra các chứng bệnh nguy hiểm.

1. Chất béo (fat): Chất béo trong động vật là chất béo bão hòa (saturated fat). Chất này có trong thịt và dầu dừa. Nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều chất béo này, các chứng bệnh như mập phì, ung thư và các chứng về tim mạch sẽ dễ dàng phát sinh. Các chất béo này thường đông đặc ở nhiệt độ thường. Khi vào trong máu sẽ tạo thành cholesterol đóng ở bờ thành các mạch máu làm cho máu đông đặc, dẫn đến hiện tượng xơ cứng động mạch, gây ra tình trạng tắc nghẽn sự lưu thông của máu, tạo ra chứng động tim (heart attack), và đứt mạch máu não (strokes).

2. Chất xơ (fiber): Chất xơ không có trong thịt cá. Chất này lấy từ thực vật và có nhiệm vụ giúp thực phẩm di chuyển dễ dàng trong hệ thống tiêu hóa và làm giảm lượng cholesterol trong máu. Ăn nhiều thịt sẽ gây nên bệnh táo bón, bệnh về tiêu hóa, ung thư ruột và các chứng rối loạn về đường ruột.

3. Chất đạm (protein): Nhiều người nghĩ rằng, ăn nhiều thịt cá để có đủ chất đạm. Điều này sai lầm, vì những nghiên cứu y học gần đây cho thấy nếu ăn nhiều thịt cá sẽ làm tổn thương đến gan thận và dễ gây ra chứng bệnh xốp xương và ung thư. Các nghiên cứu này cho thấy sự gia tăng lượng protein thịt dẫn đến sự mất chất vôi (calcium) qua đường bài tiết, cũng như tăng trưởng bệnh sạn thận. Các quốc giatỷ lệ gãy xương cao là Hoa Kỳ, Na Uy, Đan Mạch.

4. Các độc tố do sự chăn nuôi: 

Ngày nay vấn đề chăn nuôi đã được công nghiệp hóa. Người ta đã dùng rất nhiều hóa chất để làm cho súc vật lớn nhanh. Với chất hormone, người ta có thể làm cho con vật lớn nhanh gấp đôi, gấp ba. Ví dụ: Thời gian cần để cho heo lớn là hai năm. Với chất hormone, người ta chỉ cần tám tháng là heo đã lớn bằng con hai năm. Quả thật heo lớn như thổi. Con người tiêu thụ thịt các con vật đó, rồi cũng lớn như thổi. Các chứng bệnh độc hại cũng từ đó phát sinh ra.

cũng thế. Từ lúc chui ra khỏi trứng cho đến ngày vào lò sát sinh, các con gà này được nuôi trong những chuồng hộp chật hẹp, chỉ đủ chỗ để nằm. Do đó các con gà này không đi đứng được, chúng bị bại liệt và suốt đời không hề thấy ánh mặt trời. Chúng ta ăn những con vật bệnh hoạn như thế, thì làm sao chúng ta có thể khỏe mạnh được.

cũng thế. Bò là động vật ăn cỏ. Thế nhưng với kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, người ta đã dùng hormone cùng với các ruột lòng phế thải để làm thức ăn cho bò. Việc chăn nuôi này làm đảo lộn hệ thống tiêu hóa của con vật và là nguyên nhân gây ra chứng bệnh “bò điên (mad cow disease).” Bệnh này đã làm mấy chục người bị chết và cả thế giới không ai dám nhập cảng thịt bò của Anh quốc.

Đối với nhiều loại súc vật khác cũng thế. Người chăn nuôi chỉ biết làm sao cho lãi nhanh, lãi nhiều. Còn chuyện độc hại hay không là việc của người tiêu thụ.

5. Các độc tố sinh ra lúc con vật bị giết: Các con vật cũng có linh tính như con ngườiChúng ta vẫn thưòng nghe những chuyện kể về các con vật trước khi bị đưa vào lò sát sinh. Nhiều con trì lại không chịu đi, nhiều con nưóc mắt ràn rụa. Trong các phim về động vật, cũng có những phim nói về tình cảm của súc vật. Phim quay cảnh tượng những con voi cứ quây quần quyến luyến bên xác của voi con suốt mấy ngày. Hoặc cảnh con vượn ôm xác con kêu la thảm thiết cho đến lúc thây rã nát ra. Hoặc những con chó đã nhịn ăn khi người chủ qua đời, sau đó nó cũng chết theo. Như thế, ai bảo súc vật không có tình cảm? Con vật cũng có những tình cảm vui buồn, sợ hãi. Sự oán hận, sợ hãi trước khi bị giết đã tạo ra những độc tố trong cơ thể con vật. Chúng ta ăn những độc tố đó vào làm thế nào nội tâm chúng ta thanh thản được?

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Tham thực cực thân.” Chưa bao giờ chúng ta thấm thía bài học đó như bây giờ. Ngày nay chúng ta khổ không phải vì thiếu ăn, nhưng khổ vì sự bội thực.

LỢI ÍCH CỦA ĂN CHAY

Ăn chay mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích thiết thực trên cả hai phương diện thể xác và tinh thần. Trên phương diện thiên nhiên, cơ thể con người được cấu tạo không phải để ăn thịt, mà để ăn chay. Các loài động vật như cọp, sư tử có thể tiêu hóa thịt dễ dàng. Còn cơ thể con người không thể nào tiêu hóa được, nếu chúng ta chỉ ăn toàn thịt mà không có ăn kèm với các loại rau đậu ngũ cốc khác như gạo, rau cải… Bác sĩ Day so sánh các loài động vật ăn thịtăn rau cỏ cho thấy ruột của loài người dài đến 1m25, rang nhở không nanh. Điều này cho thấy con người không phải là loài động vật ăn thịt. Vấn đề ăn thịt có lẽ chỉ bắt đầu từ khi con người tìm ra lửa để nấu nướng.

1. Giữ Thân Khỏe Mạnh: Việc ăn chay giúp chúng ta không những phòng ngừa được các chứng bệnh nan y, mà còn chữa trị được các chứng đó nữa.

-Chất béo: Chất béo lấy từ thực vật là chất béo không đông đặc. Chất này không tạo ra cholesterol xấu làm nghẽn sự lưu thông của máu. Trái lại, nó còn giúp làm giảm lượng cholesterol xấu. Sự ăn chay có thể bảo đảm cho chúng ta khỏi những tai biến do cholesterol xấu tạo ra. Các chứng động tim (heart attack), đứt mạch máu não (strokes).

-Chất xơ: Chất xơ chỉ có trong thực vật. Chất này giúp sự tiêu hóa dễ dàng, làm giảm cholesterol trong máu. Ăn chay không bị táo bón, không bị các chứng bệnh về tiêu hóa cũng như ung thư ruột.

-Chất đạm: các nghiên cứu y học cho thấy trong đậu nành có số lượng chất đạm bằng với số lượng chất đạm có trong thịt. Và chất đạm thực vật này không gây ra những chứng bệnh xốp xương hay sạn thận.

Sự ăn chay giúp cơ thể giảm thiểu các chứng bệnh về tim, chứng đứt mạch máu não, các chứng bệnh về đường ruột, bệnh xốp xương, các chứng ung thư bao tử, ung thư ngực, ung thư xương (colon cancer), ung thư nhiếp hộ tuyến (prostate cancer) và các chứng bệnh truyền nhiễm.

Các thực phẩm có dược tính cao

-Đậu nành: có lượng protein nhiều bằng thịt. Tàu hủ hay các sản phẩm bằng đậu nành có khả năng thay thế thịt. Trong đậu nành có chất isoflavone-genistein có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của ung thư.

-Trà: trong trà có chất polyphenols làm chận đứng sự phát triển tế bào ung thư và làm giảm cholesterol cũng như áp huyết cao.

-Tỏi: có rất nhiều dược tính mạnh. Có khả năng chận đứng sự tăng trưởng tế bào ung thư, làm giảm cholesterol và áp huyết cao, cũng như hồi sinh các tế bào đã chết. Ngày nay các hiệu thuốc tây chế thuốc tỏi cho những người không ăn được tỏi tươi.

-Brocoli (cải hoa): có chất sulforaphane. Chất này có khả năng giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại ung thư.

-Gừng: giúp điều hòa bộ máy tiêu hóa và giúp khí huyết lưu thông.

-Rong biển: có những dược tính có khả năng ngăn ngừa ung thư.

-Cà chua: có chất lycopene có khả năng chống lại các chứng bệnh ung thư.

Các nghiên cứu y học gần đây cho thấy dân Nhật có tỷ lệ ung thư thấp nhất, nguyên do là vì người Nhật ăn nhiều rau cải, rong biển, tàu hủ và uống nhiều trà. Vấn đề tỏi, có người hỏi: ăn chay có nên sử dụng tỏi hay không? Tỏi là một thực vật có nhiều dược tính nóng không thích hợp cho vùng nhiệt đới. Chúng ta ở xứ lạnh thì tỏi lại rất tốt. Hơn nữa sử dụng tỏi để trị bệnh thì không có vấn đề gì. Chỉ khi nào trì chú thì không nên dùng tỏi, vì tỏi có mùi không tinh khiết.

2. Giữ Tâm Thanh Thản

Trong Phật Giáo việc ăn chay là một pháp môn tu tập. Đối với Phật tử tại gia không bắt buộc phải ăn chay trường, tuy nhiên đối với các vị xuất gia, ăn chayđiều kiện tiên quyết khi vào chùa. Điều này được xem như một giới điều. Thành ngữ “trường trai giữ giới” nói lên điều đó. Việc ăn chay không những giữ thân khỏe mạnh, mà còn giữ tâm thanh tịnh. Vấn đề giữ gìn sức khỏe chúng ta đã thảo luận ở trên, bây giờ chúng ta thảo luận về vấn đề giữ tâm thanh thảnĂn chay có những tác dụng sau:

-Tăng trưởng lòng từ bi: Một trong các giới điều quan trọng là giới không sát sanh. Việc ăn chay là sự tỏ lòng thương đối với súc vậtChúng ta không nỡ sống trên mạng sống của chúng sanh khác. Có người bảo rằng: Trời sinh muôn vật cho người hưởng thụ. Nếu thế thì cọp cũng nghĩ rằng: Trời sinh loài người để làm thức ăn cho cọp!

Có người nghĩ rằng mình không tự tay sát sinh thì kể như không phạm tộiTuy nhiên nếu mình không ăn thì con vật không bị giết. Ngày nay xã hội văn minh, chúng ta không tự tay giết, nhưng đã có các siêu thị, McDonald giết súc vật thế chúng ta. Kinh Hồng Danh: “Không tự mình giết, không bảo người giết, không tán đồng việc giết chóc.” Nhìn kỹ vào trong một miếng thịt chúng ta sẽ thấy máu me tràn đầy. Nhìn kỹ vào một bữa ăn chúng ta thấy đầy dẫy sự đau khổ!

Trong quan niệm bình đẳng của Phật Giáo, sự sống nào cũng là sự sống, cũng có giá trị ngang nhau. Cho dầu đó là sự sống của một con vật hay một con người. Khi dòng máu cùng đỏ thì mọi sự sống đều linh thiêng, đều phải được bảo vệ vì “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.” Với quan niệm luân hồi, các thú vật đó có khi là người thân của chúng ta.

-Làm giảm nạn đói: Tình trạng thiếu ăn trên thế giới không phải vì thiếu thực phẩm nhưng vì sự ăn thịt của loài người. Thống kê cho thấy muốn sản xuất một ký lô thịt bò người ta cần đến mười lăm ký ngũ cốc. Kỹ nghệ thịt bò của Hoa Kỳ tiêu thụ số lượng ngũ cốc nhiều hơn tổng số lượng ngũ cốc tiêu thụ của hai nước Ấn Độ và Trung Hoa. Mỗi năm trên thế giới có mười một triệu trẻ em bị chết vì thiếu dinh dưỡng. Các nhà dinh dưỡng học ước lượng rằng nếu mỗi năm Hoa Kỳ chỉ cần giảm một phần trăm số lượng tiêu thụ, thì số ngũ cốc đó đủ để cứu sống hằng triệu người bị đói trên thế giới.

-Giữ môi trường trong sạch: Kỹ nghệ chăn nuôi đã phá hủy rừng để lấy đất nuôi súc vật. Các nước Trung Mỹ phá hủy cả trăm triệu mẫu rừng để lấy đất nuôi bò. Chất phế thải do các kỹ nghệ này thải ra nhiều không tưởng tượng được. Người ta ước tính cứ mỗi quarter pound (phần tư cân) thịt bò người ta phá hủy 55 square feet (bộ vuông) rừng nhiệt đới Trung Mỹ và thải ra 500 pounds (cân) khí carbondioxide vào khí quyển. Để trồng một pound (cân) lúa mì người ta cần 25 gallons nước, trong khi sản xuất một pound (cân) thịt phải cần tới 2500 gallons nước. Ngoài nước uống và không khí bị ô nhiễm, quả địa cầu cũng bị nóng dần vì hàng triệu tấn khí bị ô nhiễm, quả địa cầu cũng bị nóng dần vì hàng triệu tấn khí methane thải ra từ các trại chăn nuôi. Nếu chúng ta không thay đổi cách ăn uống thì đến một ngày nào đó chúng ta sẽ hủy hoại chính mình và trái đất sẽ trở thành một hành tinh chết.

Con Đường Trước Mặt

Qua những phân tích trên, chúng ta thấy ngày nay vấn đề ăn chay là một nhu cầu bức thiết để tự cứu mình, cứu các thế hệ con cháu cũng như cứu lấy hành tinh của chúng ta đang ở. Việc ăn chay không những giúp chúng ta giữ thân khỏe mạnh, mà còn giữ tâm thanh thản và giữ môi trường trong sạch. Thực tập ăn chay chúng ta có thể đi từng bước. Bắt đầu bằng mỗi tuần một ngày, bất kỳ ngày nào, sau đó gia tăng dần. Điều quan trọng là phải ý thức rằng việc ăn chay là để giữ gìn sức khỏe cá nhân, gia đình và đoàn thể trong một xã hội đầy ô nhiễm từ vật chất đến tinh thần.

Như trên chúng ta nhận thấy cơ thể con người không được cấu tạo để ăn thịt. Do đó việc ăn chay là bẩm tính tự nhiên. Nếu chúng ta sống ngược với thiên nhiên thì hậu quả chỉ chuốc lấy đau khổ. Những bệnh tật mà con người chịu đựng hôm nay chính là hậu quả của việc đi ngược lại với lẽ sống tự nhiên. Bệnh “Bò Điên” ở trên là một bằng chứng hùng hồn. Và ở con người những bệnh khùng điên này cũng đang gây đau khổ từ thể xác đến tinh thần trong các chứng bệnh nan y như ung thư, động tim, đứt mạch máu não, cholesterol, cũng như những chứng căng thẳng thần kinh (stress). Tất cả chỉ vì miếng ăn: “Tham thực cực thân.” Đạo Đức Kinh dạy” “Nhân pháp Đạo, Đạo pháp Tự Nhiên” (nghĩa là: Con người sống theo lẽ Đạo và Đạo sống theo Tự Nhiên). Việc ăn chay cần kết hợp với việc lạy Phật để dễ dàng phát huy khả năng an lạc giải thoát tiềm tàng trong mỗi người. Phương pháp tu này đáp ứng được nhiều phương diện từ thể xác đến tâm linh, mang lại cho chúng ta an lạc, giải thoát ngay trong đời sống hiện tại. Truyền thống tu tập Việt Nam cung cấp cho chúng ta những phương tiện cần thiết để duy trì thân tâm an lạc để sống khỏe, sống vui và sống lâu trong phương pháp “Ăn Chay, Lạy Phật.” 

Tài Liệu Tham Khảo:

Tâm Diệu, Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật, Hoa Sen (California), 1998.
“Fơd in a Pill” in Health, Mach 1998, pp. 87-92
“Soy Monograph” by C.Grauds, Pharmacy Times, 1999.
“Phương Pháp Dinh Dưỡng..” Lá Thư Kim Sơn, số 2, 1998, tr.12.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17103)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38662)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21924)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 22005)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69810)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6879)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38732)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 44013)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44098)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42918)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44424)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23075)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39210)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21734)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42395)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35610)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46513)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30147)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30817)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26194)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20356)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25565)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18486)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17120)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40764)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21719)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25914)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41426)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24906)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23784)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15061)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19969)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37830)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19087)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17691)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23530)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36321)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40366)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19504)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21707)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46175)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35937)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28618)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28884)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32186)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26291)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33415)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24076)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24819)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54520)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant