Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương IV: Những trường hợp lạ lùng

09 Tháng Ba 201100:00(Xem: 7470)
Chương IV: Những trường hợp lạ lùng

XỨ PHẬT HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG IV: NHỮNG TRƯỜNG HỢP LẠ LÙNG

Một trong những người bạn của tôi, anh Santosh, là con trai của một bác sĩ thú y, ông Chunder Roy.

Chunder Roy là một kiểu người trí thức nửa mùa, hiểu biết thì nông cạn nhưng lòng tự cao tự đại thì rất lớn. Ông chưa từng có thái độ tin tưởng vào bất cứ điều gì khác hơn là những điều ông đã học được ở trường lớp.

Santosh là một người giàu lòng tin, và chính anh đã khẩn khoản nhờ tôi nói với sư phụ Śrỵ Yukteswar để người giúp đỡ trong việc cải hóa con người của cha anh.

Chúng tôi thành công trong việc thuyết phục ông Roy đến viếng thăm đạo viện một lần. Tuy nhận lời nhưng ông nói với giọng rất trịch thượng:

– Tôi đã nghe lắm người ca ngợi ông đạo này, nên cũng muốn đến thăm một lần xem sao.

Cuộc gặp gỡ hết sức tẻ nhạt với vài ba câu chào hỏi xã giao và những khoảng im lặng kéo dài. Sư phụ tôi có vẻ như không muốn chủ động đưa ra vấn đề gì cả.

Khi ông bác sĩ đã ra về, sư phụ hỏi tôi:

– Con đưa một người sắp chết đến đây làm gì?

Tôi lấy làm ngạc nhiên về câu hỏi ấy:

– Bạch thầy, nhưng ông ta là một người đang khỏe mạnh.

– Người ấy sắp chết đến nơi rồi.

Tôi thật sự bàng hoàng, vì tôi biết sư phụ không nói đùa và càng không nói sai sự thật:

– Bạch thầy, con trai ông ấy vẫn nuôi hy vọngthời gian sẽ giúp cải hóa ông ta. Nhưng nếu như thế thì quả là tuyệt vọng. Cầu xin thầy hãy cứu vớt ông ta.

Sư phụ đáp:

– Điều quan trọng vẫn là những quyết định cải hối từ phía ông ta. Nhưng theo lời khẩn cầu của con và tấm lòng thành của người con trai, ta sẽ tạo cho ông ấy thêm một số cơ hội.

Dừng một lát, sư phụ nói tiếp:

– Tuy ông ta là bác sĩ thú y, nhưng ông đã không tự biết được là ông đang bị chứng tiểu đường rất nặng. Khoảng một tuần nữa ông ta sẽ bắt đầu nằm liệt giường. Các y sĩ sẽ bó tay, và ông ta sẽ chết trong vòng 5 tuần lễ kể từ hôm nay. Với sự giúp sức của ta, nếu ông ấy chịu đeo một món linh phù đã được chú nguyện, ông sẽ khỏi bệnh cũng vào ngày mà lẽ ra ông phải chết. Ta biết là ông sẽ phản đối dữ dội trước khi chịu đeo món linh phù vào người.

Sư phụ lại im lặng. Một lát, người đưa cho tôi món linh phù nhỏ bé và nói tiếp:

– Sau khi khỏi bệnh, con hãy khuyên ông ta ăn chay, không được ăn thịt. Nếu ông ta không nghe lời khuyên đó, ông ta sẽ chết trong vòng sáu tháng sau, đúng vào ngày mà ông ta nghĩ rằng mình đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Ngày hôm sau, tôi mang món linh phù đến tìm Santosh và chúng tôi cùng thuyết phục bác sĩ Roy đeo nó vào người. Ông ta phản ứng dữ dội bằng những lời nặng nề và xúc phạm:

– Đừng hù dọa ta với những lời tiên tri này nọ. Ta đang rất khỏe và sẽ không bệnh hoạn gì cả. Hãy dẹp những món linh phù vớ vẩn ấy đi.

Nhưng một tuần sau thì Santosh lại đến tìm tôi và thông báo là cha anh đã đồng ý đeo món linh phù. Ông ta đang trong tâm trạng hốt hoảng vì quả thật ông đã ngã bệnh và bác sĩ điều trị xác định đúng là bệnh tiểu đường như lời thầy tôi nói. Hơn thế nữa, bác sĩ còn tuyên bố bệnh của ông đã đến giai đoạn mà y học lúc ấy hoàn toàn bó tay và chỉ còn chờ ngày chết. Hết sức kinh ngạc trước những dự báo chính xác của thầy tôi, ông lập tức bảo Santosh đến tìm tôi để xin được đeo món linh phù như một tia hy vọng cuối cùng.

Khi chúng tôi đến chỗ ông thì bác sĩ điều trị cũng vừa bước ra. Ông nói nhỏ với Santosh:

– Bệnh của cha em đã nguy kịch đến mức không sao cứu chữa được nữa rồi.

Tôi nhìn ông ta, lắc đầu và nói:

– Không, sư phụ tôi đã nói là ông ta sẽ khỏi bệnh. Căn bệnh của ông ta chỉ kéo dài một tháng thôi.

Ông bác sĩ trố mắt nhìn tôi như nhìn một người mất trí, rồi không buồn cãi lại, ông xếp y cụ ra về.

Một tháng sau, ông ta tình cờ gặp tôi trên đường phố và đón tôi lại, nói với vẻ hết sức kinh ngạc:

– Này em, tôi không biết sư phụ của em là ai, nhưng chắc chắn ông ta là một nhà tiên tri hoặc một người chữa bệnh thần bí. Ông Roy đã hoàn toàn bình phục một cách rất đột ngột. Trong đời thầy thuốc của tôi, tôi chưa gặp một trường hợp nào tương tự như vậy trước đây cả.

Tôi liền ghé qua thăm ông Roy và nói cho ông biết là ông nên ăn chay nếu như muốn giữ gìn được sức khỏe và sinh mạng của mình. Ông ta im lặng lắng nghe nhưng không có vẻ gì là tin nhận.

Sáu tháng sau, tôi lại tình cờ gặp ông tại một cửa hiệu bán tạp hóa. Ông chào tôi và nói:

– Em hãy chuyển lời tôi đến với sư phụ em rằng tôi đã hồi phục sức khỏe rất nhanh nhờ ăn nhiều thịt. Lời khuyên phản lại khoa học dinh dưỡng của ông ta không gạt gẫm được tôi đâu.

Tôi nhìn ông ta, quả thật ông rất mập mạnh và không còn chút dấu hiệu nào của bệnh tật.

Nhưng sáng hôm sau, Santosh hốt hoảng chạy đến đạo viện tìm tôi và thông báo:

– Cha tôi đã bất ngờ qua đời hồi sáng nay mà không có dấu hiệu gì báo trước cả.

Tôi lặng thinh. Lời cảnh báo của sư phụhoàn toàn chính xác. Tiếc thay, ông ta đã không có đủ phước duyên để nghe theo!

° ° °

Một trong những đặc ânsư phụ dành cho tôi là được quyền đưa bạn bè của tôi về đạo viện để hội kiến cùng sư phụ. Rất nhiều người trong số đó đã được sư phụ dắt dẫn vào con đường tín ngưỡng.

Anh bạn Sasi của tôi cũng là một người trong số đó. Từ khi được quen biết sư phụ tôi, anh thường xuyên đến đây vào những ngày cuối tuần, lắng nghe những buổi giảng của sư phụ một cách rất thích thú. Sư phụ tôi cũng tỏ ra rất mến anh.

Nhưng Sasi là một thanh niên phóng đãng, ăn chơi vô độ. Một hôm sư phụ nhìn thẳng vào anh và nói rất nghiêm nghị:

– Sasi, nếu con không thay đổi cách sống, con sẽ mắc bệnh nặng, và đừng trách ta là đã không khuyên can con trước.

Sasi cười và nói:

– Bạch thầy, con tin lời thầy, nhưng có lẽ chỉ biết nhờ thầy cầu nguyện cho mà thôi. Con không đủ ý chí để thay đổi lối sống từ lâu nay.

Sau đó tôi đã nhiều lần gặp riêng Sasi để cố gắng thuyết phục anh thay đổi, vì tôi hiểu rất rõ tầm quan trọng trong lời cảnh báo của sư phụ. Nhưng anh ta nói:

– Không phải tôi nghi ngờ lời nói của thầy, nhưng quả thật tôi không thể nào thay đổi được cuộc sống hiện nay.

Ít lâu sau Sasi không còn ở gần chúng tôi nữa. Anh đến Bénarès và ở lại đó khá lâu.

Hơn một năm sau, một hôm tôi đang cùng sư phụ uống trà thì sư huynh trực nhật vào báo là có khách. Sư phụ nhìn tôi và nói:

– Sasi đến đấy. Nó đã không nghe lời ta. Con hãy ra nói là ta không muốn gặp nó nữa.

Tôi bước ra sân đón khách và thấy quả đúng là Sasi, vóc dáng hết sức tiều tụy. Tôi liền nói với anh rằng sư phụ đã biết anh đến và người không muốn gặp anh. Sasi ứa nước mắt nói:

– Mukunda, tôi không chỉ đến đây để viếng thăm. Tôi cần gặp người để cầu xin người cứu mạng tôi.

Vừa nói, anh vừa đẩy tôi ra để đi thẳng vào phòng sư phụ. Khi tôi theo vào đến nơi, tôi nghe anh đang nói với thầy qua tiếng khóc:

– Bạch thầy, bác sĩ điều trị bảo rằng con đã mắc bệnh lao đến thời kỳ bất trị. Họ nói rằng con chỉ sống được không quá ba tháng nữa. Con biết chỉ có thầy mới cứu được con vào lúc này mà thôi. Con khẩn cầu thầy hãy từ bi cứu vớt lại cuộc sống cho con.

Sư phụ nhìn anh lắc đầu:

– Đã quá muộn rồi con ạ. Ta đã thấy trước ngày này từ lâu nhưng tiếc là con đã không nghe lời ta.

Sư phụ nói rồi yên lặng nhắm mắt lại chìm sâu vào thiền định.

Sasi kiên nhẫn quỳ trước mặt người như vậy trong khoảng hai giờ đồng hồ. Quả nhiên, cuối cùng người cũng mở mắt ra. Tôi biết sư phụ chỉ muốn thử thách niềm tin của Sasi mà thôi. Người nói:

– Thôi con hãy về đi. Trong hai tuần nữa con sẽ khỏi bệnh. Và sau đó thì con hãy liệu mà cân nhắc lối sống của mình.

Sasi mừng rỡ lộ ra nét mặt:

– Bạch thầy, con có cần phải uống thuốc không?

– Tùy con. Dù uống hay không cũng chẳng có vấn đề gì. Dù sao thì con cũng sẽ không chết vì bệnh lao đâu.

Tôi hơi băn khoăn vì câu nói có vẻ hơi bí ẩn của sư phụ. Nhưng Sasi không hoài nghi gì. Sư phụ bỗng nói thêm với giọng nghiêm nghị:

– Con về đi, đừng để có khi ta lại đổi ý đấy.

Sasi hối hả từ biệt về ngay.

Tôi lấy làm quan tâm đến trường hợp của anh và vì thế thường ghé thăm anh trong những ngày sau đó. Và tôi thật thất vọng khi thấy bệnh tình của anh ngày càng nguy kịch, không có vẻ thuyên giảm chút nào. Vào ngày cuối cùng của tuần lễ thứ hai theo lời dự báo của sư phụ, tôi đến thăm anh và anh không còn nói được nữa, chỉ nằm yên trên giường đưa mắt nhìn tôi. Ánh mắt của anh như khẩn cầu tôi hãy thay anh mà van xin cùng sư phụ. Ông bác sĩ điều trị nói với tôi:

– Anh ta không thể qua khỏi đêm nay.

Tôi tức tốc trở về đạo viện, tìm lên phòng sư phụ. Người nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng mà tôi chưa thấy trước đó bao giờ:

– Sao con lại cuống lên như thế? Ta chẳng đã nói là Sasi sẽ khỏi bệnh hay sao?

Không đợi tôi nói ra lấy một lời, sư phụ đã bảo tôi như thế. Tôi không còn cách nào khác hơn là cúi chào và lui ra.

Không ngủ được khi nghĩ đến bạn mình đang hấp hối trên giường bệnh, tôi rời đạo viện và tìm đến nhà Sasi ngay trong đêm.

Khi đến nơi, tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy Sasi đang ngồi uống sữa trên giường. Nhìn thấy tôi, anh tươi cười nói:

– Mukunda! Thật là kỳ diệu! Chỉ cách đây không đầy nửa giờ, tôi đột nhiên nhìn thấy sư phụ Śrỵ Yukteswar hiện ra trong phòng này. Người đứng nơi cửa phòng nhìn tôi không nói gì, nhưng ánh mắt ngài như có sức nóng truyền đến chỗ tôi. Kể từ lúc đó tôi thấy cơn đau và sự mệt mỏi như tan biến dần. Chỉ một lúc sau thì sư phụ không còn ở đó nữa. Tôi cảm thấy đói bụng cồn cào, liền ngồi dậy đòi uống sữa.

Tôi không còn biết nói gì, chỉ lặp lại lời khuyên Sasi là sau khi hết bệnh hãy liệu mà tu tỉnh cuộc sống.

Chỉ hai tuần sau thì Sasi hồi sức và lên cân rất nhanh trước sự kinh ngạc của bác sĩ điều trị cho anh. Ông tuyên bố đây là một trường hợp chưa từng có và không thể nào giải thích được bằng những kiến thức y học mà ông hiện có.

Nhưng tiếc thay đoạn kết của câu chuyện này lại thật đáng buồn. Sasi vẫn chứng nào tật nấy, thậm chí còn tránh né không lui tới nơi đạo viện như trước nữa. Có lần anh bảo tôi là vì anh cảm thấy xấu hổ khi gặp mặt sư phụ.

Chỉ sáu tháng sau thì anh ngã bệnh trở lại. Và lần này tôi đã vĩnh viễn mất anh.

° ° °

Một bạn học cùng lớp của tôi, Dijen Babu, là người đang đứng giữa ngã ba đường về mặt tâm linh. Tôi nói thế, vì anh ta một mặt muốn đặt niềm tin vào tín ngưỡng tôn giáo, một mặt lại cũng hoài nghi về những giáo lý đôi khi rất trừu tượng và không dễ gì chứng minh được bằng toán học.

Và vì thế, một ngày kia tôi mời anh đến thăm đạo viện của chúng tôi.

Dijen theo tôi đến viếng thăm đạo viện vào một buổi chiều và được tiếp chuyện cùng sư phụ Śrỵ Yukteswar. Sau lần đó, anh thực sự quan tâm đến tín ngưỡngthường xuyên lui tới đạo viện ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, những kiến thức khoa học của trường đại học dường như đã làm cho anh không sao dứt sạch mối nghi ngờ về những đạo lý trừu tượng mà người ta đòi hỏi anh phải tin nhận thay vì là lý luậnchứng minh. Chẳng hạn, có lần anh thú nhận với tôi là vẫn không tin được vì sao một điều tệ hại xảy ra cho chúng ta hôm nay lại dứt khoát phải là hậu quả của một hành vi xấu trong quá khứ, khi mà chẳng ai có thể chỉ ra được mối liên hệ đó cả!

Tôi thầm mong có một dịp nào đó để Dijen hiểu ra rằng không phải mọi sự thật trong cuộc đời này đều có thể được chứng minh bằng toán học.

Một ngày kia, sư phụviệc phải đi Calcutta trong mấy hôm. Sư phụ để lại một mảnh giấy, bảo tôi và Dijen hãy ra ga đón người trở về vào sáng thứ Tư, chuyến xe lửa 9 giờ sáng.

Nhưng vào khoảng 8 giờ 30 hôm thứ Tư, khi đã sắp sửa cùng Dijen ra ga đón thầy, tôi bất chợt có linh cảm là thầy đang muốn nhắn gửi tôi điều gì đó. Tôi liền vào phòng và ngồi xuống tập trung tư tưởng, giữ cho tâm hồn thật yên tĩnh. Trong trạng thái đó, một lúc sau tôi nghe thấy tiếng sư phụ như vang lên trong thinh lặng: “Thầy còn một số công việc chưa giải quyết kịp, nên sẽ không về vào chuyến xe lửa 9 giờ như đã định. Các con không cần phải đi đón thầy.”

Tôi đi ra cổng, gọi Dijen lại và cho anh biết rằng qua giao cảm tôi đã được sư phụ cho biết là người sẽ không về kịp như đã định và vì thế không cần phải đi đón. Dijen nhìn tôi với vẻ hoài nghi và nói:

– Thầy đã dặn lại chúng ta bằng giấy mực hẳn hoi. Còn giờ đây anh chỉ dựa vào cái linh cảm trừu tượng chẳng ai thấy được của anh để tuyên bố thay đổi, tôi làm sao có thể tin là anh nói đúng được kia chứ?

Tôi không thể nói thêm gì hơn, chỉ bày tỏ thái độ cương quyết là sẽ không đi. Dijen có vẻ bực tức, bỏ ra cổng một mình. Anh ta không thể tin vào thông báotính cách đầy bí ẩn của tôi.

Quay trở về phòng, tôi bỗng thấy nhớ sư phụ lạ thường. Chỉ mấy ngày không gặp mà tôi thấy như đã xa cách người quá lâu, không được nghe giọng nói ấm áp, không được nhìn dáng đi khoan thai, ánh mắt hiền từ của người... tôi cảm thấy một sự trống vắng không sao bù đắp được.

Tôi ngồi xuống tọa cụ của mình, bắt đầu thư giãn và tĩnh tọa. Không khí yên tĩnh và tâm trạng thư thái làm cho tôi thấy nhẹ nhõm đi bao nhiêu ý tưởng phiền toái. Tôi thấy đầu óc mình trở nên minh mẫn lạ thường và một cảm giác lâng lâng sảng khoái như chưa từng có được.

Trong trạng thái kỳ lạ đó, bất chợt tôi hình dung thấy sư phụ như đang hiện ra trước mặt tôi. Không phải ở Serampore, cũng không phải Calcutta, mà là trên một toa xe lửa, trong bộ y phục màu vàng sậm thường ngày mà lúc này tôi có thể thấy rõ đến từng nếp gấp... Cùng đi với người là một tiểu đồng ôm cái bình bằng bạc sáng chói đang ngồi ở phía bên trái. Sư phụ quay lại nhìn và cười với tôi:

– Chắc con chưa quen lắm với cách giao tiếp như thế này. Nhưng xem ra cũng tiện lợi đấy chứ.

Rồi thầy chỉ tay về phía chú tiểu đồng:

– Con thấy đấy. Ta vừa thu nhận thêm một đệ tử nhỏ. Và vì việc này mà ta phải chậm trễ một đôi chút. Nhưng chuyến xe lửa ta đang đi đây sẽ đến ga vào lúc 10 giờ. Con có thể cùng Dijen đến đón ta cũng vừa kịp đấy.

Những âm thanh, tiếng nói ấy vang lên rõ ràng trong im lặng như thể tôi không nghe chúng bằng tai mà bằng vào một thứ giác quan khác. Cũng vậy, những hình ảnh không đi vào trí óc tôi bằng nhãn quan thông thường mà bằng một khả năng tiếp nhận hoàn toàn khác...

Rồi trạng thái kỳ diệu ấy tan biến dần đi. Tôi trở lại với tâm trạng bình thường khi nghe có tiếng bước chân vang lên từ phía ngoài sân. Một cách mơ hồ, tôi biết đó là Dijen đã trở lại từ nhà ga xe lửa.

Khi tôi mở cánh cửa phòng khách để nhìn ra sân thì quả đúng là Dijen. Anh nhìn tôi có vẻ hơi bẽn lẽn vì biết rằng mình đã sai khi không nghe lời tôi. Tuy vậy, anh không giấu được sự ngạc nhiên về điều ấy:

– Mukunda! Tôi không sao tin nổi là anh nói đúng, nhưng quả thật là vậy. Sư phụ đã không về trên chuyến xe lửa lúc 9 giờ. Tôi đã chờ đến chuyến 9 giờ 30 và cũng không thấy.

Tôi mỉm cười với anh ta:

– Nhưng thầy sẽ về trên chuyến xe lửa lúc 10 giờ. Vì vậy tôi với anh phải đi ngay kẻo không kịp.

Dijen mở to mắt nhìn tôi kinh ngạccuối cùng cũng miễn cưỡng đi theo tôi. Chúng tôi đến nhà ga vừa lúc xe lửa đến. Dijen hỏi tôi:

– Anh biết chắc là sư phụ sẽ về trên chuyến xe lửa này?

– Đúng vậy. Tôi đã tiếp chuyện với thầy qua thần giao cách cảm. Tôi biết sư phụ có đưa về một tiểu đồng, và cậu bé ấy ôm một cái bình bằng bạc đi cùng sư phụ. Người mặc bộ y phục màu vàng sậm.

Khi tôi vừa nói dứt câu ấy thì cũng vừa lúc Dijen nhìn thấy được sư phụ từ trong đám đông hành khách vừa xuống tàu. Anh trố mắt nhìn thầy rồi quay sang nhìn tôi như đang quan sát một hiện tượng kỳ lạ mà bộ óc của anh không sao lý giải được. Bởi vì quả thật sư phụ mặc bộ y phục màu vàng sậm và đang cùng đi với một chú bé ôm cái bình bằng bạc sáng chói!

Bản thân tôi cũng bàng hoàng không ít. Lần đầu tiên trong đời tôi đã nhìn thấy được một cách hoàn toàn chính xác những hình ảnh vượt qua không gian. Chính những hình ảnh của sư phụ và chú bé ôm bình bạc này đã được tôi nhìn thấy lúc nãy, khi họ ngồi trên toa xe lửa còn tôi thì đang ngồi trong phòng. Nhưng giờ đây thì thực tế chứng minh rằng đó không phải là những ảo giác mà là những hình ảnh hoàn toàn có thật!

Sư phụ đã đi đến chỗ chúng tôi khi mà cả hai đều còn chưa lấy lại được tâm trạng bình thường. Người hiểu được điều đó và nói với cả hai:

– Các con không phải suy nghĩ quá nhiều về những điều vốn vượt quá tầm hiểu biết của các con. Cách tốt nhất là hãy thừa nhận những gì là sự thật, và chính kinh nghiệm bản thân sẽ dần dần giúp các con hiểu rõ.

Trên đường về, tôi kể cho Dijen nghe việc tôi đã nhìn thấy sư phụ khi người còn trên xe lửa. Lúc này, anh đã hoàn toàn tin lời tôi và quay sang hỏi:

– Tôi không biết các nhà khoa học sẽ nghĩ sao nếu họ cũng chứng kiến việc này như tôi và anh.

Tôi mỉm cười:

– Cách đây một thế kỷ, anh cũng có thể đặt ra câu hỏi tương tự nếu có ai đó đã sử dụng đến vô tuyến điện. Khoa học không phải đã hiểu hết những năng lực của con người cũng như trong vũ trụ. Nhưng điều đáng mừng là có vẻ như dần dần rồi người ta cũng hiểu, cho dù việc lý giải sự việc bao giờ cũng đi sau rất nhiều so với việc tiếp nhận nó bằng trực giác. Biết đâu chừng trong khoảng một thế kỷ nữa, khoa học cũng có thể làm được điều tương tự như chúng ta hôm nay nhờ vào một loại thiết bị nào đó.[1]

Dijen có vẻ trầm ngâm rất nhiều:

– Vâng, có lẽ anh nói đúng. Chỉ có điều giờ đây tôi thấy không còn hứng thú để tiếp tục theo học ở trường đại học nữa!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14894)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
(Xem: 17833)
Các phần lý thuyếtthực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
(Xem: 18242)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
(Xem: 15014)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
(Xem: 13211)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ.
(Xem: 21196)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 32620)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 15333)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
(Xem: 12368)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
(Xem: 12847)
Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩanguyên nhân của sự đau khổ...
(Xem: 27566)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 12156)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
(Xem: 34994)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 17768)
Tập truyện này kể lại nhiều câu chuyện mang tính giáo dục cao, có thể giúp dạy bảo, khuyên răn nhằm bồi dưỡng nhân cách, đưa con người hướng đến Chân, Thiện, Mỹ...
(Xem: 11843)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não đầy những giá trị giả.
(Xem: 12660)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
(Xem: 14580)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chấttâm linh, của đất nước Tây Tạng...
(Xem: 32498)
"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyện đã có từ xưa, một câu chuyện vô cùng thâm thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm.
(Xem: 19470)
Tu Là Chuyển Nghiệp - Tuyển tập 7 bài viết về "nghiệp" trong Phật giáo - HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12983)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
(Xem: 14104)
Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thươngtrí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ.
(Xem: 14279)
Chỉ khi nào làm mọi việc mà không thấy có mình làm, không thấy có chúng sinh được cứu độ, không thấy mình và chúng sinh có sự khác biệt đó mới là vô ngã.
(Xem: 15333)
Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ...
(Xem: 14156)
...ý nghĩa của đời sống phải được tìm thấy ngay trong những giây phút quý giá mà ta đang còn được sống. Đó là niềm hạnh phúc khi chúng ta được thương yêu...
(Xem: 14151)
Những gì sẽ được trình bày trong tập sách mỏng này thật ra không có gì mới lạ, mà chính là những gì đã từng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ!
(Xem: 11961)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
(Xem: 53230)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 11681)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
(Xem: 13936)
Tập sách vừa là một trang đạo, vừa là một trang đời đẫm đầy mọi thử thách, chông gai mà Thầy đã từng trải, đã đi qua trong suốt cuộc hành trình của tháng năm tuổi trẻ.
(Xem: 13831)
Mỗi người chúng ta thường chỉ nhận biết được một số những khía cạnh nhất định nào đó mà chúng ta cho là khổ đau, và vẫn không ngừng đắm say trong vô số những niềm vui nhỏ nhặt...
(Xem: 20727)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 14323)
Quyển sách này là sáu nói chuyện Jiddu Krishnamurti trình bày tại những Trường đại học Ấn độ và những Học viện Công Nghệ Ấn độ giữa năm 1969 và năm 1984.
(Xem: 13439)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
(Xem: 13645)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
(Xem: 34232)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
(Xem: 16238)
"Phật Pháp Cho Sinh viên" là kết quả của hai buổi nói chuyện đạo của Ajahn Buddhadàsa vào tháng Giêng năm 1966 với các sinh viên viện Ðại học Thammasat ở Bangkok.
(Xem: 14079)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
(Xem: 14225)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
(Xem: 13574)
Yêu thương và được yêu thươnghai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
(Xem: 15951)
Phật pháp quảng đại vô biên, bình đẳng viên dung, có tác dụng thông trên suốt dưới. Phương thuốc ấy là: Người người phải bình tâm tỉnh trí, an lạc không ở bên ngoài...
(Xem: 13532)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách.
(Xem: 23016)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27767)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 13916)
Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi.
(Xem: 25019)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 13961)
Đức Phật dạy chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống qua sự hiểu biết rõ ràng về bốn sự thật trong đời sống: Khổ, nguyên nhân của khổ, làm thế nào diệt khổcách sống an vui hạnh phúc...
(Xem: 31363)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13877)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
(Xem: 15572)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
(Xem: 14994)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phúthiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant