Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

02. Ði dọc sông Hằng

11 Tháng Hai 201200:00(Xem: 10748)
02. Ði dọc sông Hằng
MÙI HƯƠNG TRẦM
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)

PHẦN THỨ HAI
ẤN ÐỘ SUỐI NGUỒN THIÊNG LIÊNG

ĐI DỌC SÔNG HẰNG

Hãy ra khỏi Delhi, rời bỏ các lâu đài tráng lệ, các vùng nghỉ mát danh tiếng để tìm hiểu kỹ hơn nước Ấn Độ. Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới, giàu nghèo khác nhau nhưng chưa thấy nước nào kỳ lạ, đầy những ấn tượng trái ngược như Ấn Độ. Ta không thể nào hiểu được nước này, không thể mô tả nó. Nhà văn Mỹ Mark Twain, người có nhiều nhận xét sâu sắc hóm hỉnh, thăm Ấn Độ năm 1896, viết về xứ này như sau: “Mỗi khi bạn nghĩ là mình đã tìm hiểu hết những tính cách lạ lùng của nước này và muốn cho nó một danh hiệu nào đó... xứ sở của dịch hạch, xứ sở của nghèo đói, xứ sở của những ảo giác khủng khiếp, xứ sở của những ngọn núi ngất trời...vân vân, thì lại sớm hiện ra những tính cách mới và bạn thấy cần những danh hiệu mới“. Cuối cùng Mark Twain thấy hay nhất là vứt bỏ mọi danh hiệu và đặt tên Ấn Độ là “xứ sở của sự kỳ diệu“.

blank

Đây là nơi mà ta phải ngắm Taj Mahal lúc nửa đêm, nhìn cái nghèo đói lúc ban ngày, nếm cái bụi bặm của những làng quê buồn tẻ, đi lạc trong màu sắc rực rỡ và tiếng ồn ào của các basar, nhìn những đàn bò và khỉ sống chung với con người, xem những đám rước tôn giáo mê say quên mình. Đây là nơi mà thiên nhiên cho dấu ấn một cách sắc nét nhất với những con sông, những ngọn núi, với sức nóng tàn khốc và những cơn bão kinh người.

Đây là một quốc gia thuộc về 15 nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới nhưng 70% dân chúng vẫn cày cấy với dụng cụ thô sơ của cha ông để lại và sống bên bờ của sự thiếu ăn. Tại Ấn Độ, trong một nhà máy có thể người ta đang sản xuất bom nguyên tử và tên lửa liên lục địa nhưng ngoài nhà máy vẫn là nơi sửa xe bò theo cách của thời A-dục vương để lại. Trí thức Ấn Độ có thể là những triết gia nhất nhì thế giới, là các nhà khoa học xuất sắc được nhiều nước tranh nhau mời về nghiên cứu, họ sống bên cạnh 60% dân chúng mù chữ. Phú gia Ấn Độ rất nhiều và cũng rất giàu có, của cải của họ không ai biết hết được, dưới mái hiên cung điện của họ là những tu sĩ thiếu cả áo quần che thân ngồi đợi mặt trời mọc để hành trì phép du-già. 




blankTiểu bang Bihar là một vùng có nhiều tu sĩ như thế. Patna, thủ phủ của Bihar, cách Delhi khoảng 800km đường chim bay về hướng đông nam. Máy bay hầu như bay dọc theo dòng chảy của sông Hằng trên địa phận tiểu bang Uttar Pradesh.

Uttar Pradesh là một dãy bình nguyên nằm kề sát chân Hy-mã lạp sơn. Đây là một vùng thấp nhưng ít nước khó canh tác, chỉ một phần ba đất trồng trọt có các hệ thống tưới tiêu lấy nước từ sông Hằng. Vì thế từ xưa đến nay Uttar Pradesh là một vùng nghèo. Thế nhưng đây là đường trực tiếp nhất đi từ vùng rẻo cao Simla về Bihar nên chính vùng này là đường mà ngày xưa Huyền Trang đã đi hành hương. Đây là dịp đọc lại [10] và tìm hiểu lộ trình của ông trong thế kỷ thứ 7.

Máy bay đi qua địa phận của hạt Bijnor nằm trên tả ngạn sông Hằng, đó là nơi mà Huyền Trang lưu lại trong mùa xuân và hè năm 635 để nghiên cứu kinh sách của phái tiểu thừa Nhất thiết hữu bộ [11], một bằng chứng về tính bác học của ông, mặc dù hồi đó lòng ông đã hướng hẳn về phía đại thừa. Đi thêm một đoạn sông Hằng nữa là thủ phủ Kannauj mà ngày Huyền Trang đến là một thành phố hết sức phồn vinh, là kinh thành của một nhà vua rất mộ đạo Phật tên gọi là Harsavardhana, trị vì từ năm 606 đến 647. Cũng trong vùng trung lưu sông Hằng này, Huyền Trang đến tiểu quốc Ayodhya, quê hương của hai nhà sáng lập phái Duy thức là anh em Vô Trước [12] và Thế Thân [13], sống trước ông khoảng hai trăm năm.

Huyền sử chép rằng Ayodhya là nơi mà Vô Trước mời Bồ-tát Di-lặc hạ giới giáo hóa. Suốt bốn tháng liền, Vô Trước cứ ban đêm thì nghe Di-lặc giảng, ban ngày thì giảng lại cho đại chúng. Di-lặc được xem là tác giả của bộ «Du già sư địa», bộ luận mà Huyền Trang là người dịch ra chữ Hán. Huyền Trang đến thăm lại tu viện nằm trong một vườn xoài, nơi mà Vô Trước giảng cho em là Thế Thân ngộ lý Duy thức. Sau khi đại ngộ, Thế Thân định rút dao cắt lưỡi vì từ xưa đến nay ông luôn luôn phát biểu chống Duy thức nhưng lại Vô Trước lại là người cứu em khỏi câm. Ayodhya là quê hương tâm linh của Huyền Trang vì ông chính là người đem phái Duy thức về Trung Quốc dưới tên Pháp tướng tông.

Sau một giờ bay, máy bay ở khoảng vị trí Allahabad, chỗ giao lưu của sông Hằng và sông Yamugar, đó cũng là nơi Huyền Trang thoát chết một cách huyền bí. Ông bị một nhóm giặc cướp bắt và bị lấy hết hành lý. Thế nhưng chẳng may cho ông là nhóm giặc này đang tìm giết một chàng trai khôi ngô tuấn tú để tế cho nữ thần Durga mà Huyền Trang thì quá đẹp trai. Ở đây xem ra chuyện Tây Du ký của Ngô Thừa Aân nói về Đường Tăng bị yêu quái mê mẫn không phải hoàn toàn bịa đặt.

Sau khi thuyết phục giặc cướp không xong và thấy chúng đang mài dao kiếm, Huyền Trang thấy mình đã tới số, ông ung dung xin họ chút thời gian để cầu đức Di-lặc đưa mình về trời Đâu-suất nghe pháp. Lúc linh ảnh của Di-lặc xuất hiện trong tâm của Huyền Trang thì cũng là lúc đá chạy cát bay. Giặc cướp hoảng hồn hỏi gia nhân ông về tung tích nhà sư này. Gia nhân kể cho họ nghe ông là một tu sĩ Trung Quốc qua Ấn Độ hành hương và thỉnh kinh. Và khi Huyền Trang mở mắt ra chịu chết thì giặc cướp đã phủ phục dưới chân ông.

Sau Allahabad, lẽ ra Huyền Trang phải thuận đường thủy tiếp tục đi theo sông Hằng về hướng đông đến Lộc Uyển, chỗ đức Phật chuyển pháp luân nhưng không hiểu tại sao ông đổi hướng, đi ngược lên hướng bắc tìm đến quê hương của Ngài. Có lẽ qua biến cố vừa rồi, ông thấy chuyến đi quá hiểm nguy, phải đến đảnh lễ chỗ Phật đản sinh tại Lâm-tì-ni để phòng trước đời mình có ngắn ngủi. Lúc đó Huyền Trang không biết rằng mình còn sống 30 năm nữa.

Còn tôi, kẻ hậu sinh sống thêm mấy đời cũng không làm nổi học trò ông, thì ngồi máy bay đi tiếp về Hoa Thị Thành. Ôi, xấu hổ làm sao khi thấy nghị lựctrí tuệ của người xưa. Ngày nay người đi hành hương quá dễ, quá khỏe, quá tiện nghi. Nếu ngày xưa con người phải đổi mạng để lấy kinh sách và để được cảm khái đến gần dấu chân thánh nhân thì ngày nay chỉ cần một cú điện thoại là có chỗ mà ở, có xe mà đi. Ngày nay chỉ cần bấm một cái nút là kinh sách hiện lên trên màn hình, thêm một cái nút nữa là in ra hàng loạt. Nhớ lại ngày xưa, có người cả đời chỉ khắc được một câu kinh, còn nay ai muốn có thiên kinh vạn quyển đều được.

Thế nhưng ngày nay xem ra không mấy ai minh triết hơn người thời xưacon người hình như không còn ai muốn đọc, muốn suy ngẫm về kinh sách ngày xưa. Khó hơn thế nữa, trong tâm thức tôn giáo, dù có biết nhiều hiểu rộng, biết tán tụng suy luận, chúng cũng không mang lại gì cả trên đường tìm kiếm. Chúng đều là những ngọn gió tri thức chỉ tạo thêm mây mù che ánh sáng của giác ngộ. Điều mà hành giả cần có phải chăng là “bồ-đề tâm“, điều mà Phật giáo Tây Tạng vô cùng coi trọng. Có bồ-đề tâm thì một câu kinh cũng đủ, không có thì thiên kinh vạn quyển cũng vô ích. Tìm hiểu bước đường lữ khách của Huyền Trang không phải là tò mò xem ông đi đến đâu mà để cảm khái tâm bồ-đề kiên cố của ông. Và nhờ thế mà ta biết mừng vui cho những người đem cả đời ra để tạc một bức tượng, khắc một câu kinh. Những tác phẩm đó đều là gỗ đá nhưng chúng là phương tiện để bồ-đề tâm được thể hiện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6149)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(Xem: 15768)
Khánh Hòa là xứ Trầm Hương, Non cao biển rộng người thương đi về... Quách Tấn
(Xem: 14100)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 13369)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 13919)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13954)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 19524)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 16158)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26810)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 19322)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
(Xem: 17141)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 21742)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 24855)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 20765)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 16890)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
(Xem: 21876)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 21169)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 15163)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant