Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

05. Thoát Ly

30 Tháng Mười 201200:00(Xem: 6752)
05. Thoát Ly
HÀNH HƯƠNG TÂM LINH
Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh


THOÁT LY


Một sáng kia, cha Triết Hựu gọi chàng lại, với giọng nghiêm khắc, nói rằng:

- Vọng Việt cùng một lứa tuổi, sở học với anh, nhưng y đã là kế thừa sự nghiệp của giáo chủ Minh triết giáo. Bao nhiêu quang vinh đã đến cho gia tộc, họ hàng, cả bản thân y nữa. Còn anh? Anh làm được gì? Cho thế gian? Cho gia đình? Hay ít nhất là cho anh?

- Tất cả cái ấy đều là mộng, là huyễn hóa. Nó không thực. Thượng đế dạy như vậy.

Hựu trả lời rồi nhìn sâu vào mắt cha chàng trong tư thái hoàn toàn tự chủ.

- Nó không thực nhưng nó đã làm nên cơm áo, nhà cửa, tôi tớ, ngựa xe, điền sản…! Anh vì chấp nó không thực nên anh sẽ là tên áo rách, đầu đường, xó chợ, bị mọi người phỉ nhổ, chà đạp, khinh bỉ. Không những thế, anh còn hắt cái bóng tối của anh lên gia tộc. Cả sự nguyền rủa nữa!

- Sứ mạng của thiên thần khác sứ mạng của cọng cỏ, nhưng nó tạo sự hỗ tương, hòa điệu trong nhịp vận hành chung của pháp giới. Thiếu một trong hai, vũ trụ sẽ tàn phế, què cụt. Thượng đế dạy như vậy. Mọi loài đều bình đẳng trước ngài. Ngài không đặt ra giá trị và không thiên vị. Các bảng giá trị chỉ do bọn thế nhân phàm tục quy ước với nhau.

Người cha vẫn bình tĩnh nói:

- Mỗi người mỗi khác. Dĩ nhiên. Thượng đế không bao giờ lầm lẫn. Chỉ có sự lầm lẫn của con người. Lầm lẫn để chọn địa ngục mà tưởng là thiên đường đó thôi.

- Thưa cha! Địa ngụcthiên đường là hai con đường cách biệt. Nhưng đều là con đường dẫn về chính mình. Nhưng chân phúc là cái không phải địa ngục cũng chẳng phải là thiên đường, Thượng đế dạy như vậy!

Lại một lần nữa, Triết Hựu nhìn vào mắt cha chàng với niềm thanh lặng vô biên. Nhưng người cha đã không còn tự chủ được:

- A! Hóa ra anh nhân danh Thượng đế để phủ nhận trọn vẹn cha, mẹ, áo cơm? Anh nhân danh ngài để lý luận vô thầnđịa ngục với tôi?

- Cha đã hiểu sai đi, thưa cha! Địa ngục cho thân xác. Và thiên đường cho tinh thần. Con khinh bỉ vật chất, hí tiếu dục lạc, thế là địa ngục không ở trong con. Con khinh bỉ tinh thần vì nó là cái bản ngã, sở tri, kiến chấp, kiến thủ. Thế gian đã vì điều ấy mà đánh lận con đen với Thượng đế. Chúng đã nhân danh tinh thần, còn hơn nữa, lấy nhãn hiệu Thượng đế để có một đời sống vinh thân phì gia, hưởng thụ thân xác. Dù sao, kẻ nhân danh thân xác mà không qua một nhãn hiệu nào, chẳng thèm nhân danh ai, chúng thành thật, thế mà đáng kính trọng hơn! Còn con ư? Con là một cái gì ở ngoài tinh thần lẫn thể xác. Thiên đường, vì vậy, chẳng có một chỗ đứng nào trong tâm con.

- Vậy thì anh làm gì? Chỉ dùng ngôn và lời như vậy là thành tựu được Đấng ấy ư?

Người cha đã trầm tĩnh trở lại. Hựu nói:

- Làm gì? Sao lại phải làm gì? Làm gì thì coi chừng bản ngãtham dục thúc động. Chỉ có kẻ nắm trọn tinh nghĩa, mật nghĩa của Thượng đế trong tay, mới biết sáng hóa được đời mình, mới biết là nên “làm gì” và nên “không làm gì”. Con nhìn thấy cái ấy, cha không nhìn thấy.

Người cha đứng bật dậy như chiếc lò xo, hai tay nắm chặt lại, run run. Triết Hựu thấy mình sáng suốt hơn bao giờ. Thượng đế cũng có hiện hữu ở đây, phía bên trong cái cuồng nộ của cha chàng!

Người cha chợt bỏ tay xuống. Và tự chủ:

- Anh hãy bước ra khỏi căn nhà này và vĩnh viễn đừng bao giờ trở lại. Trí khôn bảo với tôi rằng: hãy nên lý luận với đầu gối mình còn hơn là lý luận với phường vô loại, nghịch tặc, bất tiếu và vô đạo. Ngựa chướng bất trị thì giết, gà không biết gáy thì làm thịt, cây lớn mà vô dụng thì đốn bỏ. Rồi anh sẽ hiểu rằng, anh chỉ là phường vô hạnh, quần rách, áo ôm. Rồi anh sẽ hiểu rằng, kiến thức quảng bác của anh chẳng đủ để nuôi sống thân xác. Rồi anh sẽ hiểu rằng, sự hiện hữu của anh còn tệ hơn một đống củi mục, một đống thịt thối, một bộ xương khô. Anh không nghe lời tôi thì Thượng đế sẽ quẳng anh xuống địa ngục, xua anh ra khỏi thiên đường. Hãy cố gắng mà làm một xác ma ôm nỗi sa đọa và điêu tàn cho đến ngày mãn kiếp. Tôi đã hết ngôn ngữ để nguyền rủa anh. Hãy đi vào bóng tối trong niềm kiêu hãnh xuẩn ngốc đó. Hãy bước đi!

Triết Hựu quỳ xuống và lạy cha hai lạy:

- Một lạy: vì cha đã cho con thân xác hay ít nhấtnuôi dưỡng thân xác! Một lạy: vì cha đã cho con trí thức hoặc tưởng như được nuôi dưỡng tri thức! Thế là con đã hết nợ nần, thưa cha! Bây giờ con vĩnh viễn giã từ ra đi và bắt đầu sáng tạo lại đời mình. Con phục sinh.

Triết Hựu tỏ thái độ với cha chàng như vậy.

Lạnh lùng, phản bội và vô cảm như vậy. Nhưng còn mẹ chàng? Tiếng khóc ấm ức, đeo níu ấy lại làm chàng bật cười:

- Con chẳng còn thiếu nợ gì nơi mẹ nữa cả. Hơn hai mươi năm trời chịu đựng tủi nhục, đắng cay, cưu mang định mệnh trần ai, vác thập tự giá trên vai qua bao chặng đường tân khổ cũng khởi từ cái giây-phút-địa-ngục ấy của mẹ. Chẳng biết là con nên đền ơn mẹ hay là mẹ nên đền ơn con? Hay rồi ai cũng đến với nhau, gặp nhau trong những cuộc đổi chác, trả vay? Bây giờ thì hết rồi. Khi mà con sư tử trong con nó rống lên rằng: “Hãy thoát ly”, thì còn quyến niệm nào mà cột trói con được? Mẹ yêu quý, đấy là sự thật. Kẻ trí thì chẳng bao giờ đau lòng về một sự thật, dù là sự thật xót xa. Con xin đi. Và dù có gục ngã, dù có nếm trái đắng mật đen, dù có bỏ thây giữa cuộc đời gai lửa - con cũng không quay về. Con sẽ làm một hoang tử vô quy!

Thế là Triết Hựu ra đi. Chàng ra đi không hành trang, hành lý, chỉ một bộ áo quần đang mặc với niềm tin mãnh liệt vào điểm linh quang ở trong người chàng. Lòng Hựu dậy lên một nỗi rộn ràng kỳ thú. Tất cả đều như mới mẻ trong mắt chàng. Ông già bán hàng ở đầu ngõ nhìn chàng lặng lẽ như chia sẻ cái niềm vui đang nghi ngút bốc cháy trong tâm chàng. Cô bé ở tiệm nước bên kia căn phố đối diện đưa đôi mắt huyền nhìn chàng như thể âu yếm với tình nhân. Đứa bé bán đồ vặt trước hiên một tiệm bách hóa, thấy chàng, đưa tay vẫy với nụ cười vu vơ. Cuộc đời như sống lại. Chàng nghĩ. Tất cả như đang thân thiện, gợi mời. Tỉnh táoráo hoảnh như vừa ngủ dậy. Thế giới ấy, từ lâu tại sao chàng không nhìn thấy? Từ lâu, ý thức chàng đâu phải không ghi nhận những sinh hoạt của đời người? Có lẽ, từ lâu, đắm chìm trong suy tưởngbị ám ảnh nhức buốt bởi một định mệnh, nó tạo thành một bóng tối ngăn cách to lớn, một tình cảm chủ quan mưng độc - làm tê liệt tất cả mọi quan năng chăng?

Ra đi, quả thậtgiải thoát. Chàng nghĩ. Cái ách lớn của định mệnh kia chàng đã hất tuộc ra khỏi cổ rồi. Hay tưởng như hất tuộc đi rồi thì cũng thế. Hựu không xác quyết hoặc khẳng định như thế này như thế kia vội. Mất thì giờ. Vì còn cả một đời sống trước mặt: Ôi, cái trước mặt cao rộng, to lớn và tuyệt mỹ biết bao nhiêu!

Ô kìa! Một chú bê con! Thượng đế không những chí thiện, chí nhân mà còn chí mỹ nữa! Một chú bướm vàng! Ồ, tuyệt diệu! Một cụ già nước da đen sạm đang chống gậy lê từng bước một. Ôi, yêu thương làm sao? Rõ ràngcuộc đời chợt tuôn tràn sáng láng kéo theo niềm lạc thú vô hạn. Chàng nhìn về phía ấy, phía chân trời – và thấy mình đang đi với từng bước nhảy...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6162)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(Xem: 15787)
Khánh Hòa là xứ Trầm Hương, Non cao biển rộng người thương đi về... Quách Tấn
(Xem: 14104)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 13378)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 13929)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13966)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 19548)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 16173)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26830)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 19342)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
(Xem: 17153)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 21764)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 24864)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 20776)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 16897)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
(Xem: 21884)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 21191)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 15182)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant