- Chương một: Tôn Giáo của Chúng Ta Tào Động Tông
- Chương hai: Tự Viện, Tăng Lữ, Nghi Lễ
- Chương ba: Tông Chỉ, Giáo Nghĩa và Thánh Điển
- Chương bốn: Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Của Đàn Tín Đồ
- Chương năm: Di Tích Của Lưỡng Tổ Đại Sư
- Chương sáu: Tư Liệu Tham Khảo
- Chương bảy: Tiểu Sử Tác Giả Đông Long Chơn
- Chương cuối: Lời Cuối Sách
Nguyên tác: Azuma Ryushin (Đông Long Chơn) - Việt dịch: Thích Như Điển
Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu – Úc Châu ấn tống 2008
Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Của Đàn Tín Đồ
V. Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Của Đàn Tín Đồ
V.6 Đám Tang
V.6.1 Tại Sao Làm Lễ Đám Tang?
Đức Thích Tôn, Khai Tổ của Phật Giáo vì mọi người mà hoằng dương Chánh Pháp. Không biết Ngài có dạy cho đệ tử xuất gia và Tín Đồ nghi thức tang lễ chăng, thật sự không thấy, nhưng sau khi Đức Phật nhập diệt, những vị đệ tử Ngài và Tín Đồ cử hành lễ Trà Tỳ và tống táng vô cùng bi thảm với đất trời buồn thương. Xá Lợi Ngài được chia ra khắp nơi để cử hành nghi thức tang lễ. Cuộc đời Thiền Sư Đạo Nguyên dường như không cử hành tang lễ nào cho người chết, nhưng sau khi thị tịch, môn hạ cử hành tang lễ vô cùng long trọng đầy đủ các nghi thức tống táng, vì họ vô cùng kính tiếc Ngài
Phật Giáo Nhật Bản được gọi là Phật Giáo tang lễ (Phật Giáo làm đám ma), bởi vì hầu hết chư Tăng các chùa đều rành tang sự, trong khi đó những vị khai sáng dường như hoàn toàn không biết việc nầy. Thật ra, những người kinh doanh bất hảo, những vị Tăng thiếu lý tưởng đã cử hành những tang sự không bình thường chỉ chú trọng vấn đề kinh tế, tụng đọc thật dài nhưng chẳng hiểu nghĩa kinh, chỉ mong gia đình cúng dường hậu hỉ, làm cho tang gia mõi mệt, mất cả niềm tin, mất thời gian người đi đưa đám, chẳng có ý nghĩa gì cả. Có hai điều bất lợi khi cử hành tang lễ rườm rà, thứ nhất, nghi lễ tống táng có rườm rà bao nhiêu đi nữa, đối với hương linh người chết cũng chẳng đi tới đâu, thứ hai, nghi thức như thế chỉ tạo cho người đời nhận thức nghi lễ tang sự một cách sai lạc, dẫn đến trường hợp cử hành lễ tang cho người còn đang sống một cách sờ sờ..
Trước thật tế đó, chỉ có hai điều cần phải lưu tâm, trước nhất đối với Tăng lữ phải sớm nhận thức và điều chỉnh lại nghi thức đám ma tùy từng nơi, thứ hai đừng để người đời đàm tiếu về đám tang hay làm đám tang trước khi chết, chẳng phải là hợp lý tí nào cả, bởi vì hoặc là quá thiên trọng về thân xác nầy của mình hoặc là lệ thuộc và chạy theo tiếng thị phi ở đời?
Tin
tưởng tâm linh, phụng thờ Tổ Tiên đã có trong người Nhật
từ xa xưa, khi Phật Giáo đến Nhật Bản, dung hòa và phát
triển thêm. Dù các chùa ở Nara chẳng có nghi thức tang lễ,
không có nghĩa trang, nhưng đó là trường hợp ngoại lệ,
đừng cho rằng Phật Giáo Nhật Bản tách rời vấn đề tang
lễ.
Tại
sao
phải cử hành nghi thức tang lễ?
Rõ ràng là để cầu nguyện hương linh người quá vãng siêu thoát cõi u đồ, xoa dịu, an ủi, vỗ về nỗi đau của gia đình, nỗi đau như dao cắt của những người thân, giúp cho tinh thần của người ở lại đủ nghị lực để sống và làm việc. Khác với những sinh vật như chó mèo v.v...con người phải nhiều ưu việt, có tình cảm, có hiểu biết và luôn luôn tôn trọng và kính ngưỡng người thân. Do những lý do ấy, Tăng lữ và Tín Đồ cố gắng tổ chức Tang Lễ. Nếu không phải như vậy, dù tổ chức tang lễ linh đình đến bao nhiêu đi nữa, cũng chỉ là câu chuyện qua đường mà thôi.
V.6.2 Đám Ma Theo Tào Động Tông
Nghi thức tống táng của Tông Tào Động có hai loại, đó là: nghi thức tang lễ cho Chư Tăng và nghi thức tang lễ cho Đàn Tín Đồ.
Nghi
thức tang lễ cho Đàn Tín Đồ do Tăng lữ thực hiện đơn
giản với chi tiết tuần tự như sau:
•
Chẩm Kinh (nghĩa là tụng Kinh lúc vừa mới mất).
•
Thông Dạ (nghĩa là tụng Kinh qua đêm).
•
Nghi Thức Tống Táng.
•
Thu Cốt (gọi là nghi lễ an vị).
Nói chung, nghi thức tống táng là một trong những Pháp sự cần thiết, xin ghi lại chi tiết rõ ràng, để biết một cách cụ thể và tổng quát. Nhưng gần đây có nhiều tác phẩm nhiều loại khác nhau như: nhập môn, tự điển biên soạn, phân tích, giải thích rành mạch tất cả những Pháp sự thuộc nghi thức tống táng từ lúc lâm chung cho đến khi viên mãn, được bày bán đầy dẫy trên các kệ sách của những quầy sách, tiệm sách. Ai muốn nghiên cứu tường tận, xin đọc số sách ấy cho biết, hoặc loại đơn giản; hoặc loại ghi rõ từng chi tiết đều có. Trong đó sẽ được giải thích những điểm quan trọng rõ ràng hơn. Sâu sắc hơn ở trong đó đứng từ lập trường chuyên môn có thể thấy rõ chỗ sai trái, ngộ giải. Dẫu sao cũng nên đọc, cả lễ tống táng và pháp sự, thì sẽ thực hiện được một cách đứng đắn hoàn toàn. Sẽ được tuần tự giải thích một cách tỉ mỉ. Đồng thời đối với phương diện ấy ở đây cũng sẽ cố gắng giải thích những điểm chính so với những sách giải thích chi tiết kia. Ở đây sẽ giải thích về nội dung cùng ý nghĩa có tính cách căn bản về nghi lễ tống táng của Đàn Tín Đồ thuộc Tào Động Tông mà thôi.
V.6.2.1 Chẩm Kinh
Tụng Kinh lúc lâm chung. Vị Tăng đứng trên phía đầu của người mất đọc một biến Kinh “Phật Di Giáo”, ba biến “Xá Lợi Văn”, và Văn Hồi Hướng. Ngày xưa tụng Kinh “Thông Dạ” tụng suốt đêm, bây giờ ngay cả “Chẩm Kinh” cũng còn tụng lược, như “Phật Di Giáo Kinh” bản kinh Đức Thích Tôn thuyết khi lâm chung, gọi là lời giảng dạy cuối cùng. Thiền Sư Đạo Nguyên trích dẫn trong phần “Chánh Pháp Nhãn Tạng” và “Bát Đại Nhơn Giác”.
V.6.2.2 Thông Dạ
Kinh tụng suốt đêm, vị Tăng đối trước quan tài đọc “Tu Chứng Nghĩa”, “Xá Lợi Lễ Văn” hay những Kinh khác, rồi xướng Văn Hồi Hướng. Vị Tăng ấy đặt cho người mất một Giới Danh viết lên trên bài vị, bằng gỗ trắng, để giữa quan tài. Về giới danh nầy sẽ giải thích phía sau. Sở dĩ gọi là Thông Dạ vì ngày xưa tụng Kinh suốt đêm. Còn bây giờ tục lệ nầy hầu như bị chìm trong quên lãng. Thật sự trước sự ra đi vĩnh biệt đầy buồn thương ấy, việc tưởng niệm là cần thiết, nên an ủi gia đình người mất trong lúc nầy tốt hơn.
V.6.2.3 Nghi Tống Táng
Thế phát và thọ giới được cử hành trước khi di thể nhập quan, bởi vì lúc sanh tiền người mất sống hình thức tại gia, bây giờ mới xuất gia, phải cạo tóc. Việc nầy còn mang một ý nghĩa là cạo bỏ những phiền não và thọ giới làm đệ tử Phật, phát nguyện sống đời phạm hạnh. Thật sự, người nầy khi còn sống chỉ xuất gia trên nguyên tắc thôi, thực tế chưa cạo tóc và chưa thọ giới, bây giờ chết rồi, mới có thể cử hành nghi thức nầy chung một lần với tang lễ, trước tiên là cạo tóc. Vị Thầy Chủ Lễ đọc bài kệ như sau:
“Lưu
chuyển trong ba cõi,
Ân
ái
chưa đoạn lìa.
Nay
xả
thân, tịch diệt.
Thật
sự
báo ân xưa”
Hoặc
“Cạo
bỏ
râu tóc,
cầu
cho
chúng sanh,
xa
lìa
phiền não,
cứu
cách
tịch diệt“
Đọc
ba
lần, rồi lấy dao cạo tóc người mất, hoặc cạo sạch
hoặc chỉ cạo một phần, hoặc chỉ làm động tác cạo mà
thôi.
Tiếp
theo
là thọ giới, Thầy Chủ Lễ xướng lên
“Đệ
tử
vốn tạo các ác nghiệp,
Đều
do
vô thỉ tham, sân, si.
Từ
thân,
miệng, ý phát sanh ra,
Tất
cả
hôm nay xin sám hối.”
Chư Tăng thay thế cho người mất hòa theo. Sau đó trao Tam Quy, Tam Tụ Tịnh Giới và 10 Giới Trọng trong 16 điều giới cấm. Tiếp theo đọc văn huyết mạch về huyết mạch thọ tả (nghĩa là thuộc giòng hệ nào chẳng hạn), rồi hướng về bàn thờ Hương Linh đọc:
“Chúng
sanh thọ Phật giới,
Được
vào
địa vị Phật.
Đồng
với
bậc Đại Giác
Trở
thành
đệ tử Phật.
Nam
Mô
Đại Từ Bi
Xót
thương
và gia hộ”.
Tụng
Kinh
Nhập Liệm.
Sau
khi thế phát, thọ giới xong đưa di thể nhập quan, tụng chú
Đại Bi Tâm Đà La Ni, rồi Hồi Hướng.
Đại
Dạ
niệm tụng, kham tiền niệm tụng.
Đại
dạ
thật ra viết đúng là Đãi Dạ, gọi là đêm chờ đợi
hỏa táng di thể người mất. Chư Tăng luân phiên niệm Phật
để hộ niệm cho người mất nhận ra con đường vãng sanh
và cầu nguyện hương linh được siêu thoát. Chư Tăng còn
niệm mười danh hiệu Phật như:
Thanh
tịnh
pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật,
Viên
mãn
báo thân Lô Xá Na Phật,
Thiên
bách
ức hóa thân Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Đương
lai
hạ sanh Di Lặc Tôn Phật,
Thập
phương
Tam Thế nhứt thiết Chư Phật,
Đại
Thừa
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh,
Đại
Trí
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát,
Đại
Hạnh
Phổ Hiền Bồ Tát,
Đại
Bi
Quan Thế Âm Bồ Tát,
Chư
Tôn
Bồ Tát Ma Ha Tát,
Ma
Ha
Bát Nhã Ba La Mật.
Sau
đó
đọc ba biến “Xá Lợi Lễ Văn“, tụng Hồi Hướng.
Cử
Kham niệm tụng:
Cử
Kham,
nghĩa là đem áo quan vào nơi làm lễ như chỗ để áo
quan tại chùa, tại nhà, hay tại nghĩa địa) cũng có nghĩa
là di chuyển quan tài. Chư Tăng tiếp tục niệm Phật, tụng
kinh cầu siêu hương linh, tụng “Đại Bi Tâm Đà La Ni” đánh
trống, đánh phèn la 3 tiếng.
Tiếp theo, Chư Tăng và người thân đứng hai bên cổ quan tụng Kinh “Đại Bảo Lầu Các Thiện Trụ Bí Mật Căn Bản Đà La Ni”. Áo quan được di chuyển đi vòng 3 lần qua bên mặt rồi an vị lại chỗ cũ. Tụng chú “Đại Bảo Lầu Các Thiện Trụ Bí Mật Căn Bản Đà La Ni“ để cầu gia bị cho hương linh thoát khỏi những thế giới khổ đau, bước chân lên con đường thanh tịnh, tạo công đức thiện nghiệp. Di chuyển quan tài ba lần về phía bên phải là Hữu nhiễu Tam Cân (đi nhiễu bên phải ba vòng) học theo cách đi nhiễu của người Ấn Độ để biểu lộ ý nghĩa cung kính.
Bây
giờ nghi thức nầy không còn làm riêng tại nơi quàn quan tài
nữa, chỉ cử hành một lần tại nhà người mất thôi, bởi
vì phải tùy thuận vào hoàn cảnh cá biệt khác nhau.
Nhập
Kham
Phúng Kinh.
Những nghi thức như: Đại (Đãi) Dạ Niệm Tụng. Cử Kham Niệm Tụng gọi là Nội Phúng Tụng, mà Nội Phúng Tụng nguyên gốc là những nghi thức cử hành trong giai đoạn đầu của việc tống táng cho đến Thông Dạ (Đãi Dạ Phúng Kinh). Có khi tụng Kinh Thông Dạ chung cũng tốt thôi. Nếu người mất chưa thọ giới, vị Thầy Chủ Lễ cử hành việc thọ giới trước.
Dẫn
Đạo Pháp Ngữ:
Vị
Thầy
Chủ Lễ đến trước quan tài (có 2 loại là hỏa táng
hoặc thổ táng), đốt hương, chuyền hương từ tay trái sang
tay phải, rồi chuyển ngược lại từ tay phải sang tay trái,
đưa lên trên trời vẽ một vòng tròn, rồi tuyên pháp ngữ.
Như người dẫn đường cho hương linh đi vào thế giới giác
ngộ của chư Phật, trước tiên vị Thầy Chủ Lễ giảng
về ý nghĩa Pháp vô thường căn bản trong đạo Phật, tán
dương công đức của người mất, cầu nguyện hương linh
nương nhờ phước đức thoát khỏi u minh, mà đối với Thiền
Tông, đây là trọng tâm của việc làm lễ chôn cất.
Điếu
từ,
Điện chia buồn:
Điếu
từ,
điện chia buồn v.v... nội dung của những văn điếu
cho người mất, những điếu từ, những điện văn là chia
buồn cùng gia đình và tán dương sự nghiệp của hương linh
lúc sanh tiền.
Sơn
Đầu Niệm Tụng
Sơn
Đầu
có nghĩa là nhà chùa. Nếu việc Nội Phúng Kinh được
cử hành tại nơi tổ chức tang lễ thì Dẫn Đạo Pháp Ngữ
và Sơn Đầu Niệm Tụng cử hành tại chùa. Sơn Đầu Niệm
Tụng nghĩa là cắt tóc, thọ giới và ghi danh vào hệ thống
hệ phái cho người mất. Thông thường vị Thầy Chủ Lễ
trình bày và giảng nghĩa cho biết là đã trở thành đệ tử
Phật, khi Ngài dẫn đạo pháp ngữ và những người đệ tử
mới nầy của Đức Phật sẽ giác ngộ, trở thành bông hoa
đẹp trong vườn hoa ấy, và trở về với biển thanh tịnh,
sống đời an lạc.
Tiếp
theo
cúng trà và đốt nhang, tiễn đưa hương linh về thế
giới an lành. Đây chính là ý nghĩa của việc niệm tụng
Kinh văn.
Tụng
Kinh
xong, xướng 10 danh hiệu Phật hoặc đọc “Tu Chứng Nghĩa”
và phẩm “Phổ Môn Quan Âm”, lúc nầy tang quyến và những
người đi đám lần lượt lên thắp hương và chia buồn. Thắp
hương xong, tụng Hồi Hướng.
An
Vị Phúng Kinh:
Sau
khi
cử hành lễ tống táng, linh vị người mất sẽ được
an vị ở nhà hoặc ở chù, Thầy Chủ Lễ tụng chú Đại
Bi Tâm Đà La Ni để cầu nguyện hương linh tiêu diêu Tịnh
Độ rồi tụng văn Hồi Hướng.