III-
KỆ KIẾN TÁNH
(Ðoạn3)
VI-
Ðạt-ma
Tây đến một chữ không,
Toàn
y tâm địa để dụng công.
Chín
năm ngó vách không lời nói,
Một
sớm truyền tâm Huệ Khả thông.
Âm
:
Ðạt-ma
Tây lai nhất tự vô,
Toàn
bằng tâm địa dụng công phu.
Cửu
niên diện bích vô ngôn thuyết,
Nhất
đán truyền tâm Huệ Khả sư.
Ðạt-ma
Tây đến một chữ không, toàn y tâm địa để dụng công.Chín
năm ngó vách không lời nói, mộtsớm truyền tâm
Huệ Khả thông.
Tổ Ðạt-ma từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa không truyền dạy một
chữ, nên nói một chữ không, Ngài chỉ nương nơi
pháp môn
tâm địa để chỉ dạy người
dụng công tu. Trong nhà Phật
thường nói
tâm địa, tâm là tâm
con người, địa là đất.
Tâm địa chỉ cho
tâm chân thật của
chúng ta giống như mặt
đất, tất cả người vật trên
thế gian đều nương nơi
đất mà đứng vững sanh tồn.
Cũng thế tất cả những điều
thấy nghe,
hiểu biết cũng đều lưu xuất
từ
tâm, tâm tạo thành tất cả cho nên nói là tâm điạ.
Suốt chín năm ở
chùa Thiếu Lâm Tổ ngồi ngó vách không
nói một lời, một hôm ngài
Thần Quang tìm tới cầu chỉ
dạy, Tổ truyền cho
pháp an tâm, Ngài ngộ cho nên được đổi
tên là
Huệ Khả, nên nói
Huệ Khả thông.
Thần Quang trước
khi gặp Tổ đã
dụng công tu hành đáng kể, nhưng chưa ngộ.
Nghe Tổ Bồ-đề-đạt-ma từ Ấn Ðộ sang ở tại
chùa Thiếu
Lâm, bèn đến
yết kiến.
Thần Quang đã đủ
lễ nghi mà Tổ
vẫn ngồi lặng yên ngó mặt vào vách không màng đến. Ngài
tự nghĩ: "Người xưa
cầu đạo chẳng tiếc
thân mạng, nay
ta chưa được một trong
muôn phần của các Ngài". Hôm ấy
nhằm tiết Ðông nên tuyết rơi nhiều,
Thần Quang vẫn
đứng
yên ngoài tuyết
chấp tay
hướng về Tổ ? Ðến sáng tuyết ngập đến đầu gối mà
gương mặt Ngài vẫn
thản nhiên. Tổ thấy thế thương tình,
xoay ra hỏi:
-
Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết
ý muốn cầu việc gì ?
Ngài
Thần Quang thưa:
-
Cúi xin Tổ từ bi mở cửa cam lồ rộng độ chúng con.
Tổ
quở:
- Diệu đạo vô thượng của chưPhật,
dù nhiều kiếp
tinh tấn, hay làm việc khó làm, hay nhẫn điều khó nhẫn,
còn không thể được, huống là dùng một chút khó nhọc này
mà cầu được sao ?
Thần
Quang nghe dạy lén lấy con dao chặt cánh tay để trước Tổ
tỏ lòng thiết tha cầu đạo của mình. Tổ khen:
-
Chư Phật xưa vì pháp quên thân mạng, nay ngươi chặt cánh
tay để cầu pháp, tâm cầu đạo như thế cũng khá đó. Tổ
nhận làm đệ tử và đặt tên là Huệ Khả.
Câu
chuyện Thần Quang chặt tay cầu đạo thực hư chúng ta chưa
kiểm chứng được. Nhưng hình ảnh đứng trong tuyết lạnh
thấu xương, quên thân cầu đạo của Ngài là tấm gương
sáng cho kẻ hậu sanh như chúng ta noi theo. Ngài quên thân cầu
đạo mới ngộ, do đó mà Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền tâm
ấn cho Ngài làm Tổ thứ hai của Thiền tông Trung Hoa. Câu
cuối bài kệ là muốn nhắc lại lịch sử truyền thừa Tổ
vị này.
VII-
Một
điểm đèn tâm đuốc tuệ sanh,
Truyền
nhau bốn mắt đã phân rành.
Nối
hương tiếp lửa luôn sáng mãi,
Soi
khắp đất trời độ hữu tình.
Âm
:
Nhất
điểm tâm đăng tuệ cự sanh,
Tương
truyền tứ mục thái phân minh.
Liên
phương tục diệm quang vô tận,
Phổ
chiếu càn khôn độ hữu tình.
Một
điểm đèn tâm đuốc tuệ sanh, truyền nhau bốn mắt đã phân
rành.một điểm đèn tâm đuốc tuệ sanh.Nối
hương tiếp lửa luôn sáng mãi, soi khắp đất trời độ hữu
tình.VIII- Ở trên nói Tổ Bồ-đề-đạt-ma
truyền tâm ấn
cho ngài
Huệ Khả làm vị Tổ đầu tiên ở Trung Hoa, cho nên
khi được
truyền tâm ấn ngài
Huệ Khả suy tôn Tổ Ðạt-ma
là
Sơ Tổ Thiền tông Trung Hoa. Sự
truyền tâm đó
tượng
trưng bằng
ngọn đèn hay cây đuốc. Ðèn tâm, đuốc
trí tuệ
cho nên câu đầu nói
Tuy nhiên người nào ngộ cũng được thắp sáng đèn tâm,
đuốc tuệ chớ không riêng gì ngài
Huệ Khả. Ðèn tâm đuốc
tuệ được truyền bằng bốn mắt nhìn nhau. Khi xưa, ở
hội
Linh Sơn Phật đưa cành
hoa sen lên nhìn khắp
đại chúng, nhìn
tới Ma-ha-ca-diếp, Ma-ha-ca-diếp nhìn Phật
mỉm cười, liền
được
truyền tâm, sau này
Thiền sư Chân Nguyên hỏi "Bao năm
dồn chứa ngọc trong đãy, hôm nay tận mặt thấy thế nào,
là sao ?".
Thiền sư Minh Lương đưa mắt nhìn thẳng vào Ngài,
Ngài nhìn lại, liền
cảm ngộ, được
truyền tâm. Còn bây
giờ thầy trò nhìn nhau hoài sao chẳng được
truyền tâm ?
Lỗi đó tại đâu ? Tại cây đuốc của
chúng ta chưa cháy,
tại tâm nghĩ suy của
chúng ta chưa dừng.
Người ngộ được
bản tâm rồi đem cái thấy cái
ngộ của mình
tiếp nối chỉ dạy cho người sau, cho nên gọi
là nối hương tiếp lửa. Bởi vì
đạo đức ví như mùi hương,
mùi hươngđạođức
không bị gió thổi cuốn theo chiều gió. Cho nên trong kinh nói
mùi hương của
thế gian thì theo gió thổi đi, còn mùi hương
của
đạo đức thì gió hướng nào cũng không ngại hết,
mùi
hương đức hạnh dù ngược gió mà vẫn bay khắp cả
muôn phương. Như vậy chỉ có hương
đạo đức là không ngại
gió, nối hương là nối mùi hương
đạo đức. Tiếp lửa
là mồi đèn tiếp đuốc để cho nó sáng mãi ở cõi
nhân
gian. Vì
đạo Phật lấy sự
giác ngộ làm chủ yếu, và ví
ánh sáng
giác ngộ như ánh sáng của ngọn đuốc, của
mặt
trời mặt trăng. Cho nên
thế gian này có người
giác ngộ
thì
thế gian có ánh sáng,
nếu không người
giác ngộ thì
thế gian sẽ
tối tăm. Do đó bổn phận của người tu là
phải tu cho sáng đạo, rồi chỉ dạy
mọi người để đèn
trí tuệ luôn luôn được thắp sáng ở cõi
thế gian nhiều
tăm tối này. Nên nói ánh
sáng trí tuệ soi khắp để độ
chúng hữu tình.
Chân
Phật, chân kinh thảy ở tâm,
Kho
báu nhà mình chớ chạy tầm.
Có
ai thử hỏi đâu là Phật ?
Ngay
khi hỏi đáp tại mắt, âm (lời).
Âm
:
Chân
Phật chân kinh tổng tại tâm,
Tự
gia bảo tạng mạc tha tầm.
Hữu
nhân thí vấn Phật hà tại,
Ứng
đối đương thời tại nhãn âm.
Chân
Phật, chân kinh thảy ở tâm, kho báu nhà mình chớ chạy tầm.Có
ai thử hỏi đâu là Phật ? Ngay khi hỏi đáp tại mắt, âm
(lời).
Phật
thật kinh thật đều ở trong tâm, đó là kho báu của
mình đừng chạy ra ngoài để
tìm kiếm.
Chúng ta có
thói quen
hễ nói đến Phật thì nghĩ rằng Phật thờ ở chùa, nói
đến kinh thì chỉ thấy kinh là những pho sách ghi chép
lời
Phật dạy để trong tủ. Nhưng Phật ngồi trên bàn, kinh để
trong tủ có phải là
chân Phật chân kinh mà ngài
Chân Nguyên
nói ở đây không ? Phật ngồi trên bàn là
Phật tượng, nhìn
Phật tượng chúng ta phải nhớ lại ông Phật thật của mình,
ông Phật của mình thì giác và
linh động nói năng đi lại
là Phật thật. Còn
Phật tượng thì ngồi im lìm không nói
năng
hoạt động, sao gọi là Phật thật được ? Kinh nằm
trong tủ thì ghi chép những
lời Phật dạy, nương lời dạy
ấy
chúng ta tu ngộ được
bản tâm, mở sáng mắt tuệ.
Bản
tâm và mắt tuệ không phải là giấy mực
chữ nghĩa. Kinh
Viên Giác nói rằng: Kinh là ngón tay chỉ
mặt trăng, nương
theo ngón tay để nhìn thấy
mặt trăng, chớ ngón tay không
phải là
mặt trăng.
Cũng thế kinh ghi lại những
lời Phật
dạy để
chúng ta đọc ngộ được
bản tâm, nhưng nếu
chúng
ta chỉ đọc lời Phật mà không ngộ
bản tâm thì chưa phải
là
chân kinh.
Chân kinh chân Phật đều là
tự tâm. Vì Phật
là giác, mà giác là tâm mình giác,
Phật tượng vô tri không
giác. Tâm
bất sanh bất diệt hằng tri hằng giác, mà kinh bằng
giấy mực
văn tự không
tri
giác, nên không phải là
chân kinh.
Chân
Phật chân kinh, kho báu gốc
từ tâm mình mà ra chớ không phải
ở ngoài. Như vậy muốn thấy Phật thật thấy kinh thật,
thì ngay nơi tâm mình là kho báu
vô tận ai ai cũng sẵn đủ.
Quay lại kho báu nhà mình thì có đầy đủ tất cả chớ chạy
tìm ở đâu cho nhọc.
Nếu hỏi đâu là Phật thì đáp: Lời hỏi mắt
nhìn, ngay khi hỏi đáp là Phật.
Thiền sư Huệ Hải khi đến
chỗ
Mã Tổ Ðạo Nhất,
Mã Tổ hỏi:
-
Ông đi đâu ?
Sư
thưa:
-
Con đến cầu Phật pháp.
Tổ
bảo:
-
Kho báu nhà mình không đoái hoài, bỏ nhà chạy đi tìm cái
gì ?
Sư
thưa:
-
Thế nào là kho báu nhà mình ?
Tổ
bảo:
- Chính
khi ngươi hỏi ta đó là kho báu của ngươi,
đầy đủ tất cả, tự do sử dụng đâu nhờ tìm cầu bên
ngoài.
Cái
thưa hỏi là kho báu, vì lời nói phát xuất từ tâm, nên mới
phát ra âm thanh, phát ra cái nhìn đều từ tâm Phật, nhưng
tại sao chúng ta không chịu nhận ? Bởi vì từ thuở bé cho
đến lớn chúng ta có thói quen hễ mắt thấy sắc, tai nghe
tiếng thì phân biệt đẹp xấu hay dở. Mũi lưỡi thân ý
cũng lại như vậy. Chúng ta luôn luôn chạy theo phân biệt,
phân biệt rành rẽ thì gọi là người khôn. Ví dụ hôm nay
Phật tử cúng dường cho chư Tăng một bữa ăn. Ăn xong Phật
tử đó hỏi: Thưa Thầy thức ăn hôm nay ngon
không ? Phải trả lời như thế nào ? Nếu nói ngon thì họ
vui, còn nói tôi ăn chỉ biết ăn thì họ buồn. Bởi vì họ
cố tình nấu cho ngon để cúng dường cho quí thầy, thế mà
nói ăn chỉ biết ăn thì họ buồn, nếu nói ngon thì họ rất
là hoan hỷ. Cho nên khi ăn phải biết ngon hay dở, lại ngon
nhiều ngon ít nữa. Như vậy tất cả sinh hoạt ở thế gian
đều huân tập cho chúng ta thói quen phân biệt rành rẽ, mà
phân biệt thì đã rơi vào tình
thức chúng sanh, chớ không phải là tâm Phật giác ngộ.Nếu
tâm giác ngộ thì thấy nghe hay biết rất rành rẽ mà không
có tình thức phân biệt xen vào, điều này nói nghe
thì dễ nhưng rất khó làm. Vì, môi trường gia đình xã hội
luôn luôn tạo cơ hội thuận tiện lôi cuốn chúng ta chạy
theo thức tình phân biệt. Do đó, ông Phật của chính mình
ẩn khuất mất tiêu. Như vậy Phật cũng rất gần ta mà cũng
rất xa ta. Nếu tỉnh Phật ở ngay lời hỏi câu đáp, ngay
nơi bốn mắt nhìn..., nếu mê chạy theo tình thức phân biệt
hay dở, khen chê tốt xấu thì không bao giờ nhận ra kho báu
của chính mình. Chủ yếu bốn câu kệ này Ngài chỉ cho chúng
ta nhận ra Phật thật kinh thật ngay nơi tâm mình, đó là kho
báu sẵn có của chính mỗi người. Kho báu đó không có xa
lạ mà ngay nơi lời hỏi câu đáp, ngay nơi mắt thấy tai nghe
của chính mình, đừng nên chạy đi đâu tìm kiếm nhọc nhằn.
IX-
Chân
kinh chẳng đổi vốn như thường,
Chưa
từng mở miệng hiện tỏ tường.
Nghĩ
toan nắm bắt lầm qua mất,
Một
chữ vô sanh thẳng thừa đương.
Âm
:
Chân
kinh bất dịch bổn như thường,
Vị
tằng khai khẩu hiển đường đường.
Bất
khả nghĩ trì sai thác quá,
Vô
sanh nhất cú trực thừa đương.
Chân
kinh chẳng đổi vốn như thường, chưa từng mở miệng hiện
tỏ tường.Nghĩ toan nắm bắt lầm qua mất, một chữ vô sanh thẳng
thừa đương.X- Chân kinh là
chỉ cho
tâm Phật xưa nay nó vốn như vậy không hề thay đổi.
Nó đã có sẵn không đợi nói, không đợi
đọc tụng mới
có kinh, mà kinh đã hiện đầy đủ không có ẩn giấu chút
nào cả. Cho nên nói "chưa từng mở miệng hiện tỏ tường".
Vừa khởi nghĩ tìm
chân kinh, thì lầm qua
mất. Chỉ ngay tâm phẳng lặng
hiện tiền hằng giác hằng
tri không
khởi diệt là tâm
vô sanh luôn luôn bảo nhậm ngay
nơi đó mà sống đừng quên, thế nhưng
chúng ta quen sống
với tâm
sanh diệt, cho nên thấy cái đồng hồ liền hỏi
hiệu gì, sản xuất ở đâu tốt hay xấu, bền hay không bền...
Thấy không nhớ mình có cái hay thấy, mà khởi lên nhiều
niệm là sanh chớ không còn
vô sanh. Ví dụ có người đi từ
trên chùa xuống tới cổng
nội viện, bất thần có người
kêu tên chửi, lúc đó vị ấy có
tỉnh giác vô sanh được
không ? Có
ngoại duyên chạm đến là sanh liền. Có khi sanh
những cái
tốt đẹp hiền lành, cũng có khi sanh những thứ
dữ
dằn
xấu xa. Cho nên sống với cái
vô sanh không phải chuyện
đơn giản dễ làm. Ngồi
một mình ở
một mình khả dĩ giữ
được, còn khi đối duyên
xúc cảnh rất khó giữ. Bởi vì
gặp cảnh thì niệm
sanh diệt dấy khởi khó dừng được,
cho nên chủ yếu của sự
tu hành là đừng để cái
sanh diệt
chi phối, luôn luôn sống với cái tâm
vô sanh đó là cái gốc
của sự tu.
Không
văn không chữ đấy chân kinh,
Một
quyển trường không quá phân minh.
Miệng
nói còn xa ba ngàn dặm,
Tai
nghe thêm tiến chục vạn trình.
Âm
:
Vô
văn vô tự thị chân kinh,
Trường
không nhất quyển thái phân minh.
Khẩu
tuyên thượng cách tam thiên lý,
Nhĩ
thính tăng dao thập vạn trình.
Không
văn không chữ đấy chân kinh, một quyển trường không quá
phân minh.Miệng
nói còn xa ba ngàn dặm, tai nghe thêm tiến chục vạn trình.XI- Chân kinh thì
không có
văn tự chữ nghĩa, tuy không
văn tự chữ nghĩa, nhưng
quyển kinh này rất là rành rẽ,
trùm khắp cả
hư không.
Kinh này vì không
văn tự chữ nghĩa, nên mở miệng nói thì
xa ba ngàn dặm, nếu dùng tai nghe thì càng
xa hơn đến mười
vạn trình, tức là mười vạn cây số. Như vậy không dùng
ngôn ngữ để
diễn
đạt chân kinh, không dùng tai nghe
để nghe
chân kinh mà chỉ
có tâm
vô sanh là
hiển bày chân kinh rồi.
Tóm lại, ý bốn
câu kệ nói
chân kinh vốn không
ngôn ngữ không
văn tự, nó
trùm cả
hư không. Dùng
ngôn ngữ không
diễn đạt được,
dùng tai nghe lại càng
xa hơn. Chỉ sống với tâm
vô sanh là
đầy đủ
chân kinh.
Chân
Phật chân kinh vốn một đồng,
Tịch
quang tròn lặng suốt hư không.
Thật
tế nhất như gồm mọi lý,
Tạm
bày muôn pháp độ quần mông.
Âm
:
Chân
Phật chân kinh bổn nhất đồng,
Tịch
quang viên trạm đẳng hư không.
Thật
tế nhất như bao chúng lý,
Quyền
khai vạn pháp độ quần mông.
Chân
Phật chân kinh vốn một đồng, tịch quang tròn lặng suốt
hư không.Thật
tế nhất như gồm mọi lý, tạm bày muôn pháp độ quần mông.
XII- Phật
thật kinh
thật vốn đồng
một thể, ánh sáng
lặng lẽ của nó xuyên
suốt
hư không. Như vậy nói
chân Phật chân kinh tuy hai tên
mà chỉ là một
pháp thân thanh tịnh trong
sáng trùm khắp cả
hư không chớ không có gì lạ.
Bờ mé
chân thật thì
nhất như không lý lẽ, nhưng bao trùm
mọi lý lẽ, nên tạm bày ra muôn pháp để
hóa độ người
mê muội. Thế nên Tổ Qui Sơn nói: "Thật tế lý địa bất
thọ
nhất trần,
vạn hạnh môn trung bất xả nhất pháp".
Nghĩa là chỗ
chân thật thì không dính một mảy bụi, mà
trong cửa
vạn hạnh (cửa
phương tiện) thì không xả bỏ
một pháp nào. Ðể thấy rằng mọi
phương tiện đều
y cứ
nơi thể
chân thật mà lập, lập
phương tiện là vì kẻ
mê
muội giáo hóa cho họ
thức tỉnh.
Lý
mầu Phật pháp không văn tự,
Cơ
huyền đạo Tổ chẳng ngữ ngôn.
Rộng
tiếp người sau thông một tuyến,
Thượng
căn mắt thấy đạo tâm còn.
Âm
:
Phật
pháp diệu lý vô văn tự,
Tổ
đạo huyền cơ mạc ngữ ngôn.
Hoằng
tiếp hậu lai thông nhất tuyến,
Thượng
căn mục kích đạo tâm tồn.
Lý
mầu Phật pháp không văn tự, cơ huyền đạo Tổ chẳng ngữ
ngôn. Lý nhiệm mầu của
Phật pháp thì không dùng
văn tự, cơ huyền của chư Tổ thì
chẳng dùng
ngôn ngữ. Nghĩa là lý nhiệm mầu của
Phật pháp
chỉ dùng
tâm ấn tâm, chớ không dùng
văn tự giải thích,
và cơ
huyền đạo của chư Tổ thì không dùng
ngôn ngữ, vì
ngôn ngữ là đầu mối của sự
phân biệt. Thế nên các Ngài
thường dùng hành động để
chỉ thẳng cho người
học đạo
nhận ra cái
chân thật. Nếu có tạm mượn
ngôn ngữ để
chỉ thì
ngôn ngữ ấy không làm cho người
học đạo mắc
kẹt vào
phân biệt đối đãi.
Sau
đây là những
câu chuyện không dùng
ngôn ngữ của các
Thiền
sư. Có người tới hỏi
Thiền sư Ðả Ðịa: Thế nào là
Phật ? Ngài cầm cây gậy đập xuống ba cái. Ðó là
ngôn
ngữ gì ? Ngài
Lâm Tế đến hỏi Tổ
Hoàng Bá: Thế nào là
đại ý Phật pháp ? Ba lần hỏi ba lần bị đánh. Ðó là
ngôn ngữ gì ?
Những
cơ huyền như thế không có
ngôn ngữ, nhưng người hỏi khéo
nhận thì nhận được cái chỗ không
ngôn ngữ. Không khéo
nhận thì khóc lóc khổ sở hoặc ra về tay không.
Rộng
tiếp người sau thông một tuyến, thượng căn mắt thấy đạo
tâm còn. Vì rộng độ người sau nên lập bày phương tiện,
người thượng căn nếu nhận được cái chân thật thì tâm
đạo của họ còn mãi không bao giờ mất. Tóm lại bài kệ
này ý nói, lý mầu của Phật pháp không dùng văn tự, phương
tiện chỉ bày chỗ huyền diệu của chư Tổ không dùngngữ
ngôn, nhưng vì độ người sau cho nên tạm lập bày phương
tiện, người thượng căn nhân phương tiện đó nhận ra cái
chân thật thì đạo tâm không bao giờ mất.
XIII-
Tâm
tông Bát-nhã ai lãnh ngộ,
Rõ
ràng tự tánh tức Như Lai.
Kẻ
kẻ viên thành đồng chứng Phật,
Người
người đầy đủ chẳng cầu ai.
Âm
:
Bát-nhã
tâm tông thùy lãnh ngộ,
Liễu
minh tự tánh tức Như Lai.
Cá
cá viên thành đồng chứng Phật,
Nhân
nhân cụ túc bất cầu ai (tha).
Tâm
tông Bát-nhã ai lãnh ngộ, rõ ràng tự tánh tức Như Lai.Kẻ
kẻ viên thành đồngchứngPhật,
người người đầy đủ chẳng cầu ai.
XIV-
Tâm tông là tông
chủ đích chỉ thẳng về tâm,
chỉ thẳng
lý Bát-nhã tột cùng, hỏi ai lãnh ngộ chỗ không có người
không có pháp. Thì
rõ ràng tự tánh mình tức là Phật, tức
là
Như Lai, tức là Bát-nhã.
Nếu nhận được
tự tánh của mình là Phật thì ai ai cũng
thành Phật quả hết, và
mọi người sẵn đủ tánh Phật
thì không còn
cầu xin, không còn
trông cậy vào người khác.
Ý bốn câu kệ này nói người ngộ được
tâm tông Bát-nhã
thì
biết rõ tự tánh mình là Phật và tất cả
mọi người
đều sẽ
thành Phật,
mọi người đều sẵn đủ tánh Phật
nên không
cầu xin ai cả.
Kinh,
Lục trùng trùng phương tiện biển,
Cơ
duyên Phật Tổ lưới giáo bao.
Một
tông vô trụ tâm ấn Phật,
Muôn
pháp hữu vi bọt nước xao.
Âm
:
Kinh,Lục
trùng trùng phương tiện hải,
Phật
Tổ cơ duyên giáo võng bao.
Vô
trụ nhất tông Phật tâm ấn,
Hữu
vi vạn pháp thủy phù bào.
Kinh,
Lục trùng trùng phương tiện biển, cơ duyên Phật Tổ lưới
giáo bao.Một
tâm vô trụ tâm ấn Phật, muôn pháp
hữu vi bọt nước xao.XV- Câu này
phá chấp niệm muốn đọc hết Kinh hết
Lục. Ngài nói, Kinh lời dạy của Phật, Lục là lời dạy
của Tổ. Kinh Lục chỉ là
phương tiện, nhiều như biển cả.
Còn
cơ duyên của
Phật Tổ giáo hóa chúng sanh là lưới giáo
bao trùm tất cả. Nói về Kinh Lục của
Phật Tổ chúng ta
thấy Ðại
Tạng Kinh chữ Hán trên năm ngàn quyển,
nhưng
chúng ta giỏi lắm đọc được vài trăm quyển là cùng.
Còn Lục của chư Tổ thì Thiền tạng gom lại có một trăm
lẻ một quyển.
Phương tiện thì nhiều. Nhưng:
Chỉ một tâm
vô trụ đó
là
tâm ấn của chư Phật, còn các
pháp hữu vi sanh diệt ví
như bọt nước ngoài biển cả bị sóng vỗ là tan ngay.
Tóm
lại ý
bài kệ nói Kinh Lục là
phương tiện truyền bá của
Phật Tổ nhiều như biển,
cơ duyên giáo hóa của
Phật Tổ
là lưới giáo bao trùm tất cả
mọi người.
Phương tiện
tuy nhiều nhưng người
học đạo ngộ được tâm
vô trụ,
tâm
vô trụ là
tâm ấn của chư Phật. Người ngộ được
tâm ấn của chư Phật thì thấy các
pháp hữu vi chỉ là
vô
thường tạm bợ như hòn bọt ngoài biển cả.
Ba
thuở Như Lai truyền diệu chỉ,
Hai
người bốn mắt đối nhìn nhau.
Nguồn
linh nước pháp sa giới chảy,
Ðuốc
tuệ sáng thông cõi cõi nào.
Âm
:
Tam
thế Như Lai truyền diệu chỉ,
Nhị
nhân tứ mục nhãn tương giao.
Linh
nguyên pháp thủy lưu sa giới,
Tuệ
chúc quang thông sát hải dao.
Ba
thuở Như Lai truyền diệu chỉ, hai người bốn mắt đối
nhìn nhau.Nguồn
linh nước pháp sa giới chảy, đuốc tuệ sáng thông cõi cõi
nào.Cho
nên Tổ sư Ðại Huệ nói: "Học đạo vốn không nhiều pháp,
chỉ lấy tin ngộ tự tánh làm khuôn phép. Ðời nay nếu chẳng
lãnh ngộ cũng gieo được trí Bát-nhã trên đất tánh, đời
đời chẳng rơi vào đường ác, kiếp kiếp chẳng mất thân
người, chẳng sanh vào nhà tà kiến, chẳng vào loài quân ma,
mầm linh giống trí, đồng tử đi xuất gia, theo Phật tu hành,
một nghe ngàn ngộ". Giả sử tham học như trên mà chưa triệt,
vẫn kết chủng duyên Phật; tu mà chưa thành, còn hơn
quả trời người. Chúng
sanh phải gắng sức tự độ, Phật chẳng thể độ.
Nếu chẳng thật tâm tu hành, bền giữ trai giới, mà ngưỡng
trông Phật đến cứu độ, không có lẽ ấy. Nếu tự mình
chẳng đoạn trừ nghiệp ác, cứ đợi Phật khác đến cứu
độ, thì chư Phật quá khứ đã thành đạo, ứng hiện nơi
đời số như vi trần, sao chẳng độ hết tất cả chúng sanh
? Vì sao chúng ta còn trôi nổi nơi biển khổ sanh tử đến
nay, chẳng thể thành Phật ? Phải biết tự tu, tự độ, Phật
chẳng thể độ. Nên biết,
phân nửa ở Phật, phân nửa ở ta, xét cho tường tận
lý này. Hãy gắng sức tự tu chớ ỷ lại vào tha lực. Ba đời chư
Phật truyền
yếu chỉ qua bốn mắt nhìn nhau. Nếu bốn mắt
nhìn nhau mà
nhận ra yếu chỉ nhiệm mầu của đạo thì:
Nguồn
sáng suốt nhiệm mầu chảy khắp hết
hằng
sa cõi nước và ánh sáng của ngọn đuốc
trí tuệ thông hết
tất cả chỗ. Ý
bài kệ nói rằng:
ba đời chư Phật truyền
diệu chỉ nếu người nào qua bốn mắt nhìn nhau mà ngộ được
thì nguồn
sáng suốt chảy khắp
sa giới và ánh
sáng trí tuệ
chiếu soi tất cả cõi.
Chúng ta thấy ngài
Chân Nguyên ngộ
ở chỗ bốn mắt nhìn nhau nên
kết thúc mười lăm
bài kệ,
ở
bài kệ thứ mười lăm Ngài
chỉ thẳng: Bốn mắt nhìn
nhau là cái gốc
nhận ra tâm mình
là Phật. Sau đó
truyền bá mãi không
cùng tận.
Sau
đây là dẫn lời ngài Ðại Huệ, một Thiền sư nổi tiếng
ở Trung Hoa đời Tống. Ngài nói rằng: Học đạo vốn không
nhiều pháp, chỉ lấy tin ngộ tự tánh làm khuôn phép,Ðời nay nếu chẳng lãnh ngộ cũng gieo được
trí Bát-nhã trên đất tánh, đời đời chẳng rơi vào đường
ác, kiếp kiếp chẳng mất thân người.Chẳng sanh vào nhà tà kiến, chẳng vào loài
quân ma.Mầm linh giống trí, đồng tử xuất gia theo Phật tu
hành, một nghe ngàn ngộ.
nghĩa là người học đạo lấy cái ngộ tự tánh làm căn
bản. Bởi vì chúng ta tu mà không nhận ra tự tánh sẵn có
của mình thì chưa giác ngộ, cho nên nói lấy tin ngộ làm
khuôn phép. Người chỉ tin
ngộ tự tánh, tuy ngay trong đời này chưa lãnh ngộ như những
người căn cơ nhạy bén, cũng gieo được trí Bát-nhã trên
đất tánh của mình. Người nhận được bản tánh thì đời
đời không rơi vào đường ác, kiếp kiếp tái sanh vẫn được
làm người. Người tin mình có tự tánh thì đời sau không
sanh vào nhà ngoại đạo tà kiến, cũng chẳng kẹt vào quân
ma. Người tin mình có tự tánh đã
sẵn có mầm linh, sẵn hạt giống trí nên còn bé (đồng tử)
đã theo Phật xuất gia tu hành, một nghe ngàn ngộ tức là
nghe một câu mà ngộ cả ngàn câu.
Nghe một câu mà ngộ cả ngàn câu nghĩa là sao ? Như
chúng ta tu Thiền khi nghe một câu nói của một vị Tổ mà
ngộ, thì một ngàn câu của chư Tổ ta đều thông suốt. Như
vậy chỉ cần ngộ một câu là mọi câu đều thông suốt,
cho nên nói một nghe ngàn ngộ. Cũng như các vị tham công án
mà ngộ thì giải được tất cả các công án.
Giả
sử tham học như trên mà chưa triệt, vẫn kết chủng duyên
Phật, tu mà chưa thành, còn hơn quả
trời người.Chúngsanh phải
gắng sức tự độ, Phật chẳng thể độ.Nếu
chẳng thật tâm tu hành, bền giữ trai giới, mà ngưỡng trông
Phật đến cứu độ, không có lẽ ấy.Nếu
tự mình chẳng đoạn nghiệp ác, cứ đợi Phật khác đến
cứu độ, thì chư Phật quá khứ đã thành đạo, ứng hiện
nơi đời số như vi trần, sao chẳng độ hết tất cả chúng
sanh ? Vì sao chúng ta còn trôi nổi nơi biển khổ sanh tử đến
nay chẳng thể thành Phật ?phải biết tự tu tự độ,
Phật chẳng thể độ. Nên biết, phân nửa ở Phật, phân
nửa ở ta, xét cho tường tận lý này, hãy gắng sức tự
tu chớ ỷ lại vào tha lực.
NgàiChân Nguyên nói: Giả sử
ngườitham học như
trên mà chưa thấu triệt vẫn có chủng duyên với Phật, tuy
tu chưa thành chánh quả nhưng vẫn hơn quả vị ở cõi trời
cõi người. Chúng ta tu là
phải tự độ mình, chớ Phật không thể độ được. Ở
đây nói như thế cũng hơi cực đoan, đoạn sau sẽ bù lại.
Nếu mình chẳng
thật tâm tu, trai giới không giữ, mà cứ trông cầu Phật
đến cứu độ thì không bao giờ có Phật đến cứu.
Nếu tu mà cứ mong Phật tới
cứu độ thì ở đây Ngài nói, Phật ra đời ứng thân vô
số sao Phật không độ cho mọi người hết mê ? Thực tế
thì chúng sanh còn nhiều mê lầm, vậy thì trông cậy Phật
độ bằng cách cầu xin khấn nguyện có được như ý không
? Chắc chắn là không. Cho nên Ngài nhắc chúng ta phải tự
tu tự độ chớ Phật không thể độ mình được. Tuy nhiên
phân nửa ở Phật phân nửa ở ta. Câu này có an ủi chúng
ta một chút. Phân nửa nào ở Phật, phân nửa nào ở ta ?
Ví dụ đứa học trò đến trường học, nó học được là
nhờ thầy dạy, nếu nó không học thì không thuộc bài. Như
vậy thầy giáo dạy là phân nửa của thầy, nó học thuộc
bài là phân nửa của nó. Nhờ phân nửa của thầy và phân
nửa của nó mà làm thành cho đứa học trò. Cũng vậy đức
Phật đem chánh pháp truyền bá chỉ dạy, chúng ta hiểu rồi
phải nỗ lực thực hành, phân nửa của Phật cộng với phân
nửa của chúng ta thì mới viên mãn sự tu hành, chớ không
phải cực đoan một bên. Như vậy khi tu chúng ta tha thiết
lạy Phật cầu gia bị, mà cũng phải học hiểu lời dạy
của Ngài, ứng dụng tu thì mới được thành tựu viên mãn.
Ngài khuyên chúng ta phải xét cho kỹ lý này để nỗ lực
tu hành, không nên ỷ lại vào kẻ khác. Một người học trò
ỷ lại vào ông thầy thì người học trò đó sẽ hư. Cũng
vậy, người tu mà cứ ỷ lại nơi Phật không chịu tu thì
sẽ không đạt kết quả.
Xưa
đức Phật Bổn Sư Thích Ca Thế Tôn đinh ninh dặn dò: Phật
còn tại thế, lấy Phật làm thầy, Phật vào Niết-bàn lấy
Giới làm thầy. Phật tức là tâm, tâm tức là Phật. Tự
tánh xưa nay rỗng lặng tròn sáng, trong lặng nhiệm mầu, như
như đó là chân Phật của ta, dẫu Phật ở đời cũng không
có lý khác. Nên biết người có trí phải lập chí, phước
huệ song tu, chân như riêng chứng. Niệm niệm từ bi, cửa
cửa lợi ích, thường nói diệu pháp Bát-nhã, phương tiện
tiếp dẫn người sau. Người chưa ngộ thì chỉ bày cho tỏ
ngộ, nếu chưa thành mong khiến cho chóng thành. Kinh nói: tài
thí như ngọn đèn chỉ soi sáng một căn phòng, pháp thí như
mặt trời sáng đầy khắp mười phương. Tự tánh nếu mê,
phước làm sao cứu? Thân người khó được, Phật pháp khó
gặp, Thánh tăng khó thấy, chánh pháp khó nghe, lòng tin khó
sanh, bạn lành khó hội ngộ. Phước duyên kim cải, mừng đã
hợp nhau. May thay như rùa mù gặp được bộng cây. Chúng ta
bỏ sự nghiệp đi xuất gia nên cầu việc gì ? Chớ tham đắm
danh lợi, phải chọn bạn tìm thầy, vì pháp quên mình, lô�i nước
trèo non, kính lễ thưa hỏi.
Xưa
đức Phật Bổn sư Thích Ca Thế Tôn đinh ninh dặn dò: Phật
còn tại thế lấy Phật làm thầy, Phật vào Niết-bàn lấy
Giới làm thầy.Phật tức là tâm, tâm tức là Phật, tự tánh xưa
nay rỗng lặng tròn sáng, trong lặng nhiệm mầu, như như đó
là chân Phật của ta, dẫu Phật ở đời cũng không có lý
khác.Nên biết
người có trí phải lậpchí,
phước huệ song tu, chân như riêng chứng, niệm niệm từ bi,
cửa cửa lợi ích.Thường
nói diệu pháp Bát-nhã, phương tiện tiếp dẫn người sau,
người chưa ngộ thì chỉ bày cho tỏ ngộ, nếu chưa thành
thì mong khiến cho chóng thành. Ðây là dẫn lời Phật dạy trong kinh Di
Giáo. Ngài nói Phật tức là tâm, tâm tức là Phật. Vậy
Phật mà Ngài nói đây không phải Phật ở Ấn Ðộ, mà là
Phật tâm của mỗi người chúng ta. Phật tâm của chúng ta
xưa nay vốn rỗng lặng, nhiệm mầu, tròn sáng, như như không
động, ấy mới là chân Phật. Dẫu cho Phật Thích Ca còn tại
thế cũng như vậy chớ không có lý nào khác. Ngài dạy rằng người có trí tuệ
thì khi tu hành phải lập chí cho vững, phải phước huệ song
tu, phải chứng ngộ chân như của chính mình. Mỗi niệm mỗi
niệm phải phát khởi tâm từ bi, phải khéo vận dụng phương
tiện thiện xảo để
làm lợi ích cho chúng sanh, không bao giờ quên và bỏ họ.
Ngài dạy rằng muốn làm
lợi ích cho người sau, thì phải nói pháp nhiệm mầu của
kinh Bát-nhã cho họ hiểu. Người chưa ngộ thì giúp cho họ
tỏ ngộ, người chưa thành tựu công phu làm cho họ thành
tựu công phu. Nhưng muốn thực hiện được điều nói trên,
trước hết chúng ta phải tỏ ngộ, phải thành tựu công phu
tu hành. Nếu chúng ta chưa tỏ ngộ chưa thành tựu công phu
tu hành mà giúp cho người tỏ ngộ, thì e rằng không có kết
quả. Ðó là điều tối quan trọng trong việc lợi tha. Nếu
không hiểu chỗ này, nhiều khi chúng ta nhiệt tình quá, muốn
làm cho người ngộ mà chính mình chưa ngộ, dù có làm thế
mấy cũng không tới đâu.
Kinh
nói: tài thí như ngọn đèn chỉ soi sáng một căn phòng, pháp
thí như mặt trời sáng đầy khắp mười phương.Tự tánh nếu mê phước làm sao cứu. Ngài
dẫn lời trong kinh nói người bố thí tiền của, giống như
ngọn đèn sáng để ở trong căn phòng, tuy có ánh sáng nhưng
chỉ sáng trong phạm vi nhỏ hẹp. Còn pháp thí tức là đem
Phật pháp giảng dạy cho mọi người nghe, thì lợi ích rất
nhiều, như ánh sáng mặt trời soi khắp mười phương. Ví
dụ như chúng ta có một trăm ngàn đồng đem ra bố thí, thì
chỉ giúp được một vài gia đình qua cơn thiếu thốn, vậy
chỉ cứu được cái khổ tạm thời. Còn nếu chúng ta thâm
nhập Phật pháp thì một buổi giảng, một hai ngàn người
nghe, hiểu, ứng dụng tu lợi ích rất nhiều. Hơn nữa họ
nghe Phật pháp họ tu, để hết khổ an vui lâu dài thì chúng
ta sẽ cứu được cái khổ vĩnh viễn. Như vậy bố thí pháp
Phật không có giới hạn nên ví như mặt trời soi sáng mười
phương. Bố thí tiền của có giới hạn nên ví như ngọn
đèn có ánh sáng soi trong một phạm vi nhỏ hẹp. Hiểu rõ
như thế nên người tu hành phải thâm nhập chánh pháp, đem
ra giảng dạy để cứu khổ vô minh cho chúng sanh, đó mới
là việc quan trọng. Còn chúng ta làm ra tiền để giúp đỡ
người nghèo, đó chỉ là việc thiện nhỏ thôi. Bởi vì sức
người có chừng mực, tiền của có giới hạn, biết bao nhiêu
tiền của mà chia cho đủ, chỉ có bố thí pháp là khắp cùng
không giới hạn. Ngài nói nếu người mê không nhận ra tự tánh, tức tánh
Phật của mình thì dù có làm việc phước thiện bao nhiêu
đi nữa, cũng không cứu được họ. Cho nên muốn cứu mình
thì trước hết phảinhận
ra tự tánh. Ví dụ như có người còn rất nhiều tham sân
si, phiền não đủ thứ, nhưng họ có nhiều tiền đem ra bố
thí giúp đỡ người này người kia. Tuy làm việc bố thí
là có phước, nhưng vẫn không cứu được cái mê của họ,
vì họ chưa nhận ra tánh giác của chính mình. Cho nên người
tu mà mê tự tánh là điều đáng sợ, chúng ta không nên xem
thường. Có nhiều người nói tôi tu sơ sơ, hoặc tôi tu phước
là đủ rồi, cho nên suốt đời lo giúp người này, cứu khổ
người kia, mà quên cứu mình, chuyện giác ngộ đối với
họ rất là xa xôi.
Thân
người khó được, Phật pháp khó gặp, Thánh tăng khó thấy,
chánh pháp khó nghe, tín tâm khó phát sanh, bạn lành khó hội
ngộ. Ngài nói được sanh thân làm người là cái khó thứ
nhất. Cho nên Phật tử đã được thân người, sáu căn đầy
đủ, mà gặp chuyện buồn khổ đòi tự tử là không hiểu
đạo, chẳng những mang tiếng ngu, mà còn bị người ta chê
cười, Phật tử mà không xứng đáng là con Phật. Phật tử
gặp chuyện buồn tự tử còn bị người đời chê ngu, không
xứng đáng là đệ tử Phật, huống nữa là người xuất
gia. Người xuất gia gặp chuyện buồn đòi tự tử có thể
tha thứ được không ? Người xuất gia hiểu đạo, biết thân
này khó được, nương thân giả tạm để tu hành như người
nương bè qua sông, qua chưa tới bờ mà đòi phá bè là chuyện
làm của kẻ ngu. Người tu mà đòi tự tử là ý phạm giới
sát, mình tự sát mình đáng ăn đòn không biết bao nhiêu gậy.
Chúng ta tu nếu chưa được an lạc thì phải khéo léo chuyển
hóa nội tâm cho được an lạc. Hơn nữa được thân người
rất khó mà tự tử là hủy hoại thân, người hủy hoại
thân là người đáng chêtráchnhất.
Cho nên ở trong chùa mà nói tự tử thật là khó nghe.
Cái
khó thứ hai là Phật pháp khó gặp. Song có người nói muốn
gặp Phật pháp, thì đến các nhà phát hành kinh sách thỉnh
bao nhiêu cũng có, sao nói khó gặp ? Kinh Phật để lại rất
nhiều, nói Phật pháp khó gặp là khó chỗ nào ? Chúng ta đừng
hiểu rằng gặp Phật pháp là thấy được quyển kinh Phật,
mà gặp ở đây là nghe Phật pháp nhận hiểu để ứng dụng
tu, đó mới là khó. Hiểu Phật pháp là khó, còn xem kinh bằng
mắt là chuyện dễ. Thế mà có người cầm quyển kinh Phật
lên xem thì buồn ngủ, ngồi trong giảng đường nghe giảng
thì ngủ gục, còn xem truyện, xem tiểu thuyết thì quên ăn
bỏ ngủ, xem truyền hình suốt ngày, nhất là xem phim chưởng
đấm đá với nhau, suốt ngày không biết chán. Như vậy với
người không biết tu gặp kinh Phật xem bằng mắt cũng là
chuyện khó, huống là nhận hiểu Phật
pháp bằng tâm để ứng dụng tu lại càng khó hơn.
Cái
khó thứ ba là Thánh tăng khó gặp. Ðiều này dĩ nhiên, nhất
là ở thời kỳ mạtpháp,
phàm Tăng thì dễ kiếm, chớ Thánh tăng thì rất khó gặp.
Cái
khó thứ tư là chánh pháp khó nghe. Người đời thường nói
"Thuốc đắng đã tật lời thật trái tai". Chánh pháp là pháp
chân chánh đúng đắn nói lên lẽ thật của con người và
sự vật. Ví dụ có người thấy chúng ta liền khen thầy là
người có phước tướng, thông minh... nói như vậy rất là
dễ nghe và cảm thấy vui trong lòng. Nếu họ nói thầy là
cái túi da hôi thúi, là cái bô đựng đồ dơ được đậy
kín và sơn vẽ bên ngoài. Nói như vậy là nói sự thật mà
người nghe cảm thấy khó chịu không vui. Chánh pháp khó nghe
là khó ở chỗ đó. Vì chánh pháp luôn nói lên sự thật mà
mọi người muốn che đậy.
Cái
khó thứ năm là tín tâm khó phát sanh. Tại sao khó ? Giả sử
tôi nói tụng kinh chừng bảy biến thì được phước nhiều,
đó là điều dễ tin, nếu tôi nói quí vị hãy tin tâm mình
là Phật, đó là điều khó tin. Bởi vì có nhiều người khi
nghe nói tâm mình là Phật thì lắc đầu từ chối con không
dám tin đâu, con không có phần chỉ mong cầu phước báo ở
cõi nhơn thiên thôi. Tin tâm mình là Phật ít người dám tin
cho nên nói lòng tin khó phát sanh.
Cái
khó thứ sáu là bạn lành khó hội ngộ, tức là bạn lành
khó gặp. Trước hết chúng ta phải phân biệt thế nào là
bạn lành, thế nào là bạn dữ. Giả sử ở trong Thiền Viện,
nếu có một sư huynh thấy một
sư đệ đang ngồi Thiền bỏ đi xuống, hôm sau hỏi lý do
sư đệ đáp rằng đau bụng. Vài ba lần như thế và lần
nào cũng trả lời có lý do. Sư huynh biết sư đệ này đang
mang bệnh lười biếng cho nên rầy rà: đệ tu hành gì mà
lười biếng quá, cưng chiều cái thân này lắm,
phải nỗ lực vượt qua chớ ! Nghenhưthếsư
đệ nọ hết muốn gần sư huynh. Nhưng nếu có một
sư huynh khác nghe sư đệ nói đau bụng, thì lấy dầu xoa,
nghe than buồn ngủ thì bảo đi ngủ, nghe nói đau chân thì
bảo thôi đừng rán, coi chừng bệnh à... Một người rầy
quở, một người săn sóc an ủi, chúng ta thử xét ai là bạn
lành ? Nếu trong Thiền Viện năm chục chúng mà có ba chục
vị thương sư đệ giống như vị sư huynh thứ hai thì sư
đệ tu có tiến không ? Chắc chắn là không tiến. Như vậy
người khó khăn rầy rà để thúc đẩy mình tiến lên đó
là bạn lành. Người dễ dãi chìu chuộng theo cái sở thích
của mình, làm cho mình tu không tiến đó là bạn chẳng lành.
Tổ Qui Sơn có dạy "Gần gũi bạn lành như đi trong sương
móc, tuy thấy chẳng ướt áo, nhưng lần lần thấm nhuận.
Lân la đứa dữ ắt nhiễm lấy hung hăng gây ra nhiều tội
lỗi, quả báo ngay trước mắt". Song theo thường tình thì
bạn dữ dễ gần hơn bạn lành. Ðó là chuyện trong chùa.
Sau đây là chuyện ngoài đời. Ví dụ có một Phật tử nam
đi ngang qua quán rượu, có người bạn đang ngồi uống rượu
trong quán kêu vô nài ép bảouống,
Phật tử ấy từ chối, bị người bạn chê cười cho rằng
đàn ông mà không có chí khí của kẻ nam nhi, giống như đàn
bà. Giả sử lúc đó Phật tử kia nhận lời mời của người
bạn uống rượu say sưa. Nhưng có người bạn thứ hai can
rằng: Bạn là Phật tử đã thọ qui giới uống rượu là
phạm giới cấm của Phật. Quí vị xét coi người ép uống
rượu và người la rầy khuyên can không cho uống rượu, người
nào là bạn lành ? Quí vị thích người nào hơn ? Dĩ nhiên
là thích người ép uống, nhưng người đó đem đến điều
không tốt cho mình. Như vậy bạn chẳng lành dễ gần hơn
là bạn lành, cho nên nói bạn lành khó hội ngộ. Chúng ta
là người học đạo phải biết rõ ai là bạn lành, để gần
gũi được thấm nhuần những điều tốt, ai là bạn chẳng
lành phải khéo dùng phương tiện để chuyển hóa họ, nếu
không đủ đạo lực thì không nên gần nhiều, gần nhiều
sẽ có hại cho việc tiến tu. Xét qua sáu điều khó được
Ngài nêu ở trên, đa số chúng ta đều có đủ. Như vậy là
quá tốt, nếu người nào chưa đủ thì hãy rán tạo nhân
duyên cho đủ.
Phước
duyên kim cải, mừng đã hợp nhau.
Người ta thường nói cây kim hạt cải, hai cái đó gặp thì
hút vào nhau, ý muốn nói mừng cho mình đã có phước duyên
tốt, hội đủ những điều kiện tốt, những điều khó thực
hiện được mà mình thực hiện được như: Phật pháp khó
gặp mà mình gặp, chánh pháp khó nghe mà mình được nghe v.v...
May
thay như rùa mù gặp bô�ng cây.Chúng ta bỏ sự
nghiệp đi xuất gia nên cầu việc gì ?Chớ
tham đắm danh lợi, phải chọn bạn tìm thầy, vì pháp quên
mình lội nước trèo non kính lễ thưa hỏi. thưa
hỏi chỗ thâm áo của Phật pháp, có như thế mới không uổng
một đời tu. Nếu đi tu vì mục đích an nhàn, sung sướng
cho bản thân thì chưa phải là người thật tâm xuất gia cầu
đạo giải thoát.
Câu chuyện rùa mù gặp
bộng cây, trong kinh A-hàm đức Phật có kể: Có một cái bộng
cây trôi giạt ngoài biển cả, sóng gió đưa đẩy nay ở bên
Ðông, mai qua bên Tây. Có con rùa mù ở dưới đáy biển, một
trăm năm nó trồi đầu lên một lần, nó muốn tìm bộng cây
để chui vào. Vậy rùa mù tìm được bộng cây dễ hay khó
? Rất khó. Ý đức Phật nói con người sau khi mất thân này,
muốn được thân trở lại khó như rùa mù tìm gặp bộng
cây vậy. Ngày nay chúng ta được thân này thật là có nhiều
phúc duyên, nếu không chịu nỗ lực tu hành theo lời Phật
dạy, khi mất thân này rồi sẽ ra sao ? Chúng ta bỏ nhà,
bỏ cha mẹ thân bằng quyến thuộc vào chùa tu, mục đích
cầu cái gì? Phải xét kỹ, cầu no ấm sung sướng, hay cầu
giác ngộ, giải thoát khổ sanh tử cho chính mình và chúng
sanh ? Ðây là câu hỏi mỗi người phải tự trả lời. Ngài răn những
lời hết sức thực tế và tha thiết vô cùng. Chúng ta đi
tu đừng tham đắm danh lợi vì danh lợi làm chướng ngại
sự tu hành. Ði tu thì phải cầu thầy sáng, để hướng dẫn
mình tu đúng chánh pháp Phật dạy. Chọn bạn lành để trợ
những duyên tốt cho đường tu được tiến bộ hanh thông.
Phải vì Phật pháp quên thân
mạng, phải vượt suốibăng
rừng để tìm những bậc đạo cao đức trọng mà
Hỏi:
Thế gian không việc khó, thế gian có hai việc khó.
Thế nào là hai việc khó ?
Dạy
rằng : Sanh từ đâu đến ? Chết rồi đi đâu ? Ðây là hai
việc thật rất khó. Song này các người, do hai việc này mà
bỏ sự nghiệp đi xuất gia, lội suối trèo non, tham tìm minh
sư, bạn tốt, cúi đầu lễ bái thưa hỏi: Kính mong Ðại
đức từ bi, mở rộng phương tiện
chỉ bày cho sáng tỏ lý này, sớm được ngộ đạo.
Hỏi:
Trước khi trời đất và cha mẹ chưa sanh, cái thân người
này sanh từ đâu đến ?
Ðáp:
Vốn từ vô vi đến.
Lại
hỏi: Người sanh ra ở đời, đến khi số hết, chết đi về
đâu ?
Ðáp:
Lại từ vô vi đi.
Hỏi:
Thế gian không việc khó, thế gian có hai việc khó. Thế nào
là hai việc khó ?sanh từ đâu đến ? Chết rồi đi đâu ?Song này các người do hai việc
này mà bỏ sự nghiệp đi xuất gia, lội suối trèo non, tham
tìm minh sư, bạn tốt, cuối đầu lễ bái thưa hỏi: Kính
mong Ðại đức từ bi, mở rộng phương tiện cho sáng tỏ
lý này, sớm được ngộ đạo. Câu hỏi này nghe hơi khó hiểu. Thế
gian không việc khó, lại nói thế
gian có hai việc khó, nếu không việc khóthì
làm gì có hai việc khó ? Ý Ngài muốn nói rằng trên thế
gian không có việc gì khó, nhưng xét kỹ có hai việc khó,
đó là Ðây
là hai việc rất khó, vì hai điều này là hai điều thắc
mắc lớn lao của con người. Tất cả chúng ta đều thắc
mắc mình từ đâu đến đây và sau khi chết mình sẽ về
đâu ? Ðó là hai câu hỏi mà tất cả chúng ta không ai giải
đáp được. Chính hai điều này khi xưa đức Phật Thích Ca
lúc còn là Thái tử, Ngài cũng thắc mắc như chúng ta. Và,
Ngài quyết phăng tìm cho ra manh mối, bằng cách từ bỏ hoàng
cung vượt thành đi tu. Ngày nay chúng ta là người tu theo đức
Phật cũng phải quyết tâm tìm cho ra manh mối. Muốn thực
hiện điều đó Ngài dạy: Muốn giải quyết hai mối
nghi trên, người học đạo phải lội suối trèo non, tìm thầy
sáng bạn lành cầu chỉ dạy cho mình tu, khi ngộ đạo thì
giải quyết được hai mối nghi trên. Khi xưa Thái tử Sĩ-đạt-ta
ngồi tu dưới cội Bồ-đề trong suốt bốn mươi chín ngày
đêm. Ðêm cuối cùng khoảng canh hai Ngài chứng được túc
mạng minh, biết được đời sống vô số kiếp về trước
nên giải quyết được câu hỏi "ta từ
đâu đến đây". Khoảng canh ba Ngài chứng được thiên
nhãn minh, thấy rõ con người sau khi chết theo nghiệp dẫn
đi luân hồi trong lục đạo, kẻ đi lên, người đi xuống
v.v... Như vậy muốn giải đáp câu hỏi thứ nhất người
tu phải chứng túc mạng minh, giải đáp câu hỏi thứ hai phải
chứng thiên nhãn minh. Ngày nay chúng ta tu còn mờ mịt thật là
khó giải quyết được hai mối nghi "sanh từđâu đến,
chết đi về đâu".
Hỏi:
Trước khi trời đất và cha mẹ chưa sanh, cái thân người
này sanh từ đâu đến ?
Ðáp:
Vốn từ vô vi đến.
Lại
hỏi: Người sanh ra ở đời, đến khi số hết chết đi về
đâu ?
Ðáp:
Lại từ vô vi đi.
Ðến
từ vô vi đến, đi cũng từ vô vi đi. Nhưng vô vi là cái gì
? "Vô vi" là từ ngữ của đạo Lão, khi Phật giáo du nhập
vào Trung Quốc, nói đến lý bất sanh bất diệt, các Ngài
mượn từ vô vi của đạo Lão để dùng. Nhà Phật dùng từ
vô vi, là đối lại từ chữ hữu vi. Phàm tất cả sự vật
có hình tướng ở thế gian có sanh có diệt là hữu vi, pháp
không sanh diệt gọi là vô vi. Hỏi rằng: khi cha mẹ chưa sanh
ta từ đâu đến ? Ðáp: từ vô vi đến tức là từ chỗ bất
sanh bất diệt đến. Hỏi sau khi chết rồi đi về đâu ? Ðáp
rằng: trở về chỗ bất sanh bất diệt. Câu đáp này hơi
gượng một chút, không sát nghĩa lắm. Sauđây
tôi giải thích kỹ hơn về câu đáp sanh từ vô vi đến. Kinh
Lăng Nghiêm nói: Chân như không giữ tự tánh hốt nhiên một
niệm vô minh dấy khởi, tất cả tướng sanh diệt dấy khởi
theo nên đi vào sanh tử. Từ chân mà khởi vọng niệm đi vào
sanh tử nghe khó hiểu quá. Song tôi ví dụ cho dễ hiểu: Hiện
giờ chúng ta đang mở mắt tỉnh táo, nhưng một lúc sau nghe
mỏi mệt, gió mát thổi qua chúng ta thiu thiu ngủ gục. Vậy
thử hỏi ngủ gục đó từ đâu đến ? Có phải từ cái tỉnh
táo hồi nãy đến không ? Nếu không có cái tỉnh làm gì có
cái mê, cái mê ngủ gục từ cái tỉnh. Nếu ai đánh thức
chúng ta tỉnh lại thì không còn mê nữa. Như vậy cái mê
nó đến lúc nào chúng ta không dự biết trước được, có
ai biết mình sửa soạn buồn ngủ không ? Chỉ quên cái tỉnh
là bị cái mê xâm chiếm, mê xâm chiếm thì ngủ say mộng
mị đủ thứ. Cũng vậy, nếu chúng ta quên tự tánh chân như
thì sẽ dấy sanh vọng niệm, vì vọng niệm dấy khởi nên
sanh ra đủ thứ khổ đau. Cho nên hỏi sanh từ đâu đến ?
Ðáp từ vô vi, tức là quên cái không sanh diệt nên dấy niệm
sanh diệt rồi đi vào trong sanh tử, chịu sanh tử khổ đau.
Khi chết trở về vô vi tức là trở về chỗ không sanh diệt.
Nghe như thế có người hiểu lầm cho rằng không tu chết cũng
trở về chỗ không sanh diệt. Hiểu như thế là sai lầm, chúng
ta phải tu dứt hết mầm sanh diệt mới được trở về chỗ
không sanh diệt, nếu không tu thì vẫn tiếp tục đi trong sanh
tử.