TÌNH YÊU CỦA MẸ TẠO NÊN BẢNG VÀNG
Như Nguyện dịch
Ngày
28 tháng 7 năm 1997, học sinh An Kim Bằng trường cao trung Thiên
Tân đã tham gia thế vận hội cuộc thi toán học dành bảng
vàng quốc tế lần thứ 38, vì Thiên Tân viết ra trang lịch
sử mới. Sau lưng thành công của vị toán học kỳ tài 19
tuổi là câu chuyện tình yêu vĩ đại của người mẹ làm
nhiều người cảm động đến rơi nước mắt….
Ngày
5 tháng 9 năm 1997, là ngày tôi rời nhà lên viện nghiên cứu
toán học Đại học Bắc kinh báo danh. Mới sáng sớm hương
khói bếp vấn vít bay lên cao từ mái nhà tranh thân thương
của tôi, cùng từng bước chân què của mẹ thức dậy nấu
mì cho tôi, bột mì này là mẹ đem 5 cái trứng gà đổi lấy
từ người hàng xóm, mấy hôm trước do lo tiền học phí cho
tôi nên mẹ đã đẩy một xe rau lên thị trấn bán nữa đường
bị bong gân. Tay bưng bát mì mà nước mắt tuôn trào từ khi
nào, tôi thả đôi đũa rơi xuống đất, lâu lâu xoa nhẹ vết
sưng to hơn cái bánh bao trên chân của mẹ, nước mắt cứ
từng giọt từng giọt rơi xuống đất… nhà tôi ở huyện
Vũ Thanh tỉnh Thiên Tân, nơi đó tôi có người mẹ đẹp nhất
trần gian tên là Lý Diễm Hà.
Nhà
tôi quá nghèo, lúc sanh tôi thì Bà bệnh nặng mỗi ngày nằm
hơ bên bếp lửa, năm tôi bốn tuổi thì ông bị tai biến liệt
bán thân, tiền thiếu nợ mỗi năm lại chồng chất.
Lên bảy tôi bắt đầu đi học, tiền học phí thì mẹ chạy
vay mượn. Tôi thường lượm những ngòi bút chì của người
khác bỏ, lấy dây cột lại trên một cây que để viết, dùng
cục gôm gôm sạch những cuốn vở tập viết đã viết để
viết lại. Lòng mẹ đau như cắt, cũng có lúc mẹ mượn tiền
mua cho tôi bút chì và cuốn vở. Nhưng mẹ rất vui mỗi khi
tôi đứng nhất lớp, điểm toán luôn là cao nhất. Nhờ động
viên của mẹ, tôi tiến bộ rất nhanh, ngoài việc học ra tôi
cảm thấy trên đời không còn gì vui hơn. Chưa học tiểu
học tôi đã học thuộc bốn phép tính phân số và số nguyên; khi lên tiểu học tôi hiểu biết toán lý trung học (cấp 2); khi lên trung học thì tôi cũng hoàn thành khóa trình khoa lý
cấp 3. Năm 1994 Thiên Tân tổ chức cuộc thi vật lý cấp 2. Tôi
là đứa trẻ duy nhất của vùng nông thôn đỗ thứ ba trong
tất cả học sinh của 5 huyện. Năm đó tôi được danh hiệu
là học sinh ưu tú nhất của huyện, tôi mừng quýnh chạy
về nhà, không ngờ khi tôi đem tin vui báo cho ba mẹ biết, thì
trên gương mặt của ba mẹ lại buồn rười rượi: Bà qua
đời khoảng nữa năm thì ông cũng bệnh nặng vì thế tiền
nợ lên đến cả vạn. Tôi lặng lẽ bước về phòng khóc
cả một ngày.
Buổi
tối nghe tiếng cãi vã bên ngoài,thì ra là mẹ muốn đem con
lừa duy nhất còn lại bán đi để tôi được tiếp tục đi
học, ba thì nhất định không chịu. Tiếng cãi cọ của hai
người làm cho ông đang nằm trên giường bệnh nghe được,
ông buồn bã uất nghẹn mà từ trần.
Chôn
cất ông xong mắc nợ thêm 1000. Tôi không dám nhắc đến chuyện
đi học, đem tờ giấy báo tin xếp lại để vào gối. Tôi
mỗi ngày giúp mẹ làm việc, qua hai ngày ba và tôi phát hiện
con lừa không còn nữa, ba mặt lạnh như đồng gay gắt hỏi
mẹ: “cô bán con lừa rồi a? cô có điên không? Sau này vận
chuyển hoa màu, mua lương thực cô tự đi mà vác về. Tiền
bán con lừa đó có đủ cho nó học một năm hay hai học kỳ
không…”? Hôm đó mẹ khóc thật nhiều rồi rất tức
giận quát ba “cho con đi học thì có gì sai? Con đã thi đỗ
nhất của huyện này, chúng ta không vì cái nghèo mà bỏ lỡ
cơ hội tiền lộ sáng ngời của con. Tôi sẽ xách, sẽ mang
để nó được đi học…” Mẹ bán con lừa được 600, tôi
muốn quỳ xuống tạ ơn mẹ, thật lòng tôi rất muốn được
đi học, nhưng tiếp tục học thì mẹ phải gặp nhiều khó
khăn và chịu nhiều cực nhọc.
Mùa
đông năm đó tôi về nhà lấy đồ mặc lạnh, thì thấy người
ba vàng nhợt, ốm như da bọc xương nằm dài trên giường, mẹ
thì giả vờ như không có việc gì nói với tôi rằng: “không
có gì, chỉ cảm nhẹ, sẽ khỏe nhanh thôi”. Ngày hôm sau tôi
nhìn thấy lọ thuốc có viết anh ngữ, tôi mới biết đây
là thuốc ức chế tế bào ung thư. Tôi kéo tay mẹ ra ngoài khóc nức nở hỏi mẹ thế nào, mẹ nói từ khi tôi lên trung
học thì ba bắt đầu bị bệnh và mỗi ngày mỗi nặng, mẹ
đã mượn 6000 đi Bắc kinh xét nghiệm, cuối cùng phát hiện
khối u trong ruột, bác sĩ bảo phải gấp rút phẫu thuật. Mẹ
lại đi mượn tiền nhưng bệnh của ba chưa biết sống chết
thế nào, tất cả những người thân đã mượn cả rồi, mượn
mà không trả thì ai mà cho.
Hôm
đó có người hàng xóm nói với tôi rằng mẹ dùng phương
thức rất cổ xưa và đáng thương đến tội nghiệp để
gặt xong mùa lúa. Mẹ không đủ sức mang lúa về sân hợp
tác xã để tuốt, cũng không có tiền thuê người, mẹ cắt
từng đám rồi để lên mấy miếng ván làm xe kéo về nhà, buổi
tối trải một tấm nhựa trong sân rồi nắm từng bó lúa đập
lên trên hòn đá… ba sào ruộng đều do mẹ gánh vác, mệt
đến nỗi không đứng được mà quỳ xuống cắt, đầu gối
đã rướm máu, đi thì từng bước từng bước run lên… không
đợi người đó nói xong tôi chạy như bay về nhà, khóc ré
lên “mẹ, mẹ ơi, con không thể học tiếp nữa đâu…” Cuối
cùng mẹ cũng bắt tôi trở về trường, mỗi tháng tiền sinh
hoạt của tôi từ 60 đến 80 tệ ít hơn bạn bè khoảng 2
đến 300 thật là ít đến tội nghiệp. Chỉ có tôi mới biết, mẹ
đã tiết kiệm từng đồng để mua trứng, mua rau. Nhưng mỗi
tháng cũng phải mượn 2 đến 30 tệ, mẹ ba và em rất ít ăn
rau, mà nếu có ăn thì cũng chỉ luộc chứ không có một chút
dầu để xào.
Mẹ
sợ tôi đói mỗi tháng giữa lội bộ hơn 10 cây số mang đến
cho tôi một ít mì vụn, mỗi cuối tháng mẹ vác một
bao đồ lớn cực khổ lặn lội đến thăm tôi. Trong bao ngoài
mì vụn ra còn có mấy xấp giấy phế của nhà máy in, một
chai nước tương và cái tông đơ cắt tóc (bởi vì ra tiệm
cắt tóc ít nhất phải tốn 5 tệ, mẹ muốn tiết kiệm để
tiền đó mua bánh bao ăn thêm).
Tôi
là đứa học sinh duy nhất không ăn cơm ở căn tin, chỉ có
thể mua hai cái bánh bao (loại bánh bao không có nhân củaTrung
Quốc), về ký túc xá chế ít mì vụn và nước tương để
ăn; Và cũng là đứa học sinh duy nhất không dùng giấy tốt
mà chỉ dùng giấy phế thải một mặt để học; và tôi
cũng là người duy nhất không dùng bột giặt, mỗi khi giặt
đồ thì đến căn tin nhặt lấy chất kiềm họ thải, nhưng
tôi chưa bao giờ cảm thấy xấu hổ. Tôi nghĩ mẹ là người
anh hùng luôn vượt qua bao nhiêu gian khó và nguy hiểm, làm con
của mẹ thật vẻ vang tột đỉnh.
Lúc
vừa đến Thiên Tân, tiết đầu tiên học anh ngữ tôi như
người trên trời rơi xuống, một câu cũng không hiểu. Lúc
mẹ đến tôi có nói về lo lắng của mình sợ theo không nổi
môn anh ngữ. Mẹ vui vẻ nói “mẹ chỉ biết con là đứa trẻ
chịu nhiều vất vả, mẹ không muốn nghe con than khó bởi vì
một khi đã chịu khó thì không có gì khó”. Tôi nhớ lời
mẹ nói.
Có
người nói với tôi muốn học giỏi anh ngữ thì trước nên
để đầu lưỡi nghe âm thanh của chính mình. Tôi nhặt một
hạt sỏi ngậm vào miệng sau đó cố gắng phát âm và học
thuộc từng đoạn anh ngữ, đầu lưỡi và hạt sỏi cọ sát
vào nhau, có lúc rướm máu nhưng tôi cắn răng chịu đựng. Qua
nửa năm, hạt sỏi cũng mài tròn rồi, đầu lưỡi cũng bằng
và thành tích anh ngữ tiến bộ đáng kể, đứng thứ ba trong
lớp. Thật là cám ơn mẹ, lời của mẹ sao mà có sức mạnh
khích lệ thần kỳ làm cho tôi vượt qua chướng ngại rất
lớn trong học tập.
Năm
1996, lần thứ nhất tham gia thi về thế vận hội tri thức
toàn quốc ở Thiên Tân, dành được phần thưởng giải nhất
vật lý và giải nhì toán học. Đại diện học sinh Thiên
Tân đi Hàng Châu thi học sinh giỏi vật lý toàn quốc. Tôi
kiềm chế xúc động trong lòng, đem tin vui và nguyện vọng
viết thư cho mẹ. “Con sẽ dành phần thưởng đứng nhất
toàn quốc về tặng mẹ, sau đó tham gia thi vật lý thế giới”.
Không
ngờ, kết quả chỉ đạt được giải thưởng thứ hai, tôi
ngã gục trên giừơng không ăn không uống, mặc dù tôi đã
có số điểm cao nhất trong những người Thiên Tân dự thi
hôm đó, nhưng để báo đáp bao nỗi khổ mà mẹ đã ngậm
đắng nuốt cay chịu đựng, thật là chẳng thấm vào đâu.
Về đến trường các thầy cô giáo phân tích nguyên nhân thất
bại: tôi nghỉ toán hoá phát triển rất nhiều mặt, tập trung
vào quá nhiều đề mục làm phân tán đầu óc, nếu chỉ chuyên
về một thứ chắc chắn đạt được.
Tháng
9 năm 1997, cuối cùng thì tôi cũng đứng nhất cuộc thi toán
toàn quốc, thuận lợi gia nhập đội tập huấn quốc gia và
trong mười lần trắc nghiệm đều đạt giải nhất. Theo quy
định, các khoản lệ phí dự thi tự mình lo liệu. Nộp xong
lệ phí báo danh, tôi đem sách vở và các thức ăn mẹ làm
gói lại, chuẩn bị kết thúc. Ban chủ nhiệm và các thầy
cô giáo toán học nhìn thấy tôi bận đồ bính của người
khác, màu sắc và kích cỡ không hợp tay áo vá hai miếng lớn, kéo giỏ ra chỉ có cái mũ len bạc màu và cái quần vá một
miếng ba tấc dài, xót xa nói: “Kim Bằng, đó là toàn bộ
quần áo của em à”? Tôi vội vàng nói “thưa thầy, em không
sợ mất mặt, mẹ em luôn nói rằng: “đọc sách thánh hiền
thì tự mình sẽ được thăng hoa”, em mặc đồ này đi đến
Mỹ cũng chẳng có gì ngại”.
Ngày
27 tháng 7, cuộc thi bắt đầu, chúng tôi từ 8 giờ 30 sáng
đến 2 giờ chiều. Bộ đề thi kéo dài năm tiếng rưỡi đồng
hồ. Ngày hôm sau công bố kết quả. Trước là công bố huy
chương đồng tôi không hy vọng nghe tên mình; tiếp đến là
huy chương bạc và sau cùng là huy chương vàng,một người hai
người thứ ba là tôi. Tôi vui mừng đến rơi nước mắt, thì
thầm nói “mẹ ơi, con của mẹ thành công rồi”.
Tối
hôm đó tôi và một người bạn được đài truyền hình trung
ương phỏng vấn và phát sóng. Ngày 1 tháng 8 khi chúng tôi trở
về, được hội khoa học và hội toán học Trung Quốc cử
hành đón rước rất long trọng. Lúc đó tôi nghĩ về nhà, được
gặp mẹ sớm nhất, tự tay tôi cầm cái huy chương vàng sáng
chói đeo vào cổ mẹ…
Hơn
10 giờ 30 tối hôm đó thì tôi cũng lặng lội trong bóng đêm
về đến nhà, mở cửa lại là ba, và tôi ôm chầm lấy cứ
nghĩ đó là người mẹ hiền hòa kính yêu. Dưới ánh sáng của sao đêm mẹ ôm tôi vào lòng, tôi lấy huy chương
ra treo vào cổ mẹ và khóc một cách rất thích thú. Ngày 12
tháng 8, trên đài chủ tịch của hàng ghế danh dự dành cho
các vị giáo sư nổi tiếng toán học và các các thành viên
cao cấp của bộ giáo dục Thiên Tân có chiếc ghế dành riêng
cho mẹ. Ngày hôm đó tôi nói rằng: “tôi cả đời này cảm kích một người đó là người mẹ nuôi lớn tôi thành
người, mẹ là người nông phu rất bình thường, người đã
không những chỉ dạy tôi đạo lý làm người mà còn khích lệ trên
từng bước chân tôi đi mỗi khi gặp khó khăn.
Tôi
kể, có lần tôi muốn mua một cuốn “Anh hán đại từ điển”
để học anh ngữ. Trong túi mẹ không có một đồng nhưng vẫn
đồng ý tìm cách. Ăn cơm sáng xong mẹ mượn chiếc xe, hái
đầy một xe rau cải trắng đẩy lên thị trấn bán. Đến
nơi thì đã trưa rồi, lúc sáng tôi và mẹ chỉ ăn một tô
cháo nấu với khoai lang. Lúc này bụng đói lắm nhưng chưa
thấy ai lại mua, mẹ thì kiên nhẫn đi rao, cuối cùng thì bán
2,5 hào 1 cân, cả xe bán được 21 tệ nhưng họ chỉ đưa 20
tệ. Có tiền tôi chỉ muốn đi ăn nhưng mẹ nói đi mua sách
trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến
tiệm sách hỏi giá là 18 tệ 7 hào, mua xong chỉ dư lại 1 tệ
3 hào, mẹ đưa tôi mấy hào đi mua hai cái bánh nướng còn
lại 1 tệ mẹ đưa tôi lo thêm việc lệ phí. Tuy ăn hai cái
bánh nhưng phải vượt qua hơn 40 dặm đường về nhà, tôi
lại đói mặt mày xây xẩm. Lúc đó tôi mới nghĩ đến lúc
trưa quên đưa cho mẹ một cái bánh, mẹ đói cả một ngày. Tôi
muốn tự tát lấy mình một cái, nhưng mẹ nói: “mẹ không
có hiểu biết nhiều, nhưng mẹ nhớ lúc nhỏ thầy giáo dạy: nghèo
là hoàn cảnh tốt nhất để rèn luyện ý chí học tập, con
phải vượt qua những cái ải của học đường. Đại học
Thiên Tân hay Bắc Kinh đều do con cả”. Lúc mẹ nói không
nhìn tôi mà chỉ nhìn về phía con đường ở nơi xa, dường
như nó có thể thông đến Thiên Tân thông đến Bắc Kinh vậy. Nghe
lời mẹ nói tôi cảm thấy hết đói bụng rồi và chân cũng
hết run…
Nếu
như nói nghèo là hoàn cảnh tốt nhất để rèn luyện ý chí
học tập thì tôi nên nói, mẹ là người nông dân thông thường
mẹ cũng là người thầy tốt nhất trong đời tôi. Dưới lễ
đài, không biết có bao nhiêu cặp mắt rướm lệ, tôi quay
người qua, hướng về nơi có mái tóc hoa râm của mẹ
cúi đầu kính lễ cảm tạ.
Trích trang web: http://home.kimo.com.tw/serene_99/非常感恩站長的用心良苦
Source: thuvienhoasen