Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

06. Điện Potala và dòng Đạt-lai Lạt-ma

11 Tháng Hai 201200:00(Xem: 10079)
06. Điện Potala và dòng Đạt-lai Lạt-ma
MÙI HƯƠNG TRẦM
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)

PHẦN THỨ TƯ
TÂY TẠNG HUYỀN BÍ (tt)

Điện Potala và dòng Đạt-lai Lạt-ma
Trong những con đường Lhasa
Tu viện Drepung - "Con trâu điên"
Trên cao nguyên
Gyantse, Đô thị tàn tạ 
Kumbum, Man-đâla vĩ đại 
Shigatse và dòng Ban-thiền Lạt-ma
Dọc sông Yarlung Tsangpo 
Giã từ Tây Tạng

ĐIỆN POTALA VÀ DÒNG ĐẠT-LAI LẠT-MA 

 Tông-khách-ba cũng là người xây dựng nhiều tu viện nổi tiếng, còn lưu lại đến ngày hôm nay như Ganden, Drepung, Sera. Ba tu viện này nằm không xa Lhasa, về sau trở thành "ba trụ cột" của nền tăng lữ Tây Tạng vì nơi đây đào tạo hàng ngàn tu sĩ và cũng là nơi tập hợp nhiều quyền lực chính trị. 

Như ta biết, phái Cách-lỗ mũ vàng, đệ tử của Tông-khách-ba phát triển hoạt động mạnh mẽ sau khi ông chỉnh đốn lại nền Phật giáo Tây Tạng trong thế kỷ thứ 14. Nhưng mãi đến năm 1578, Cách-lỗ mới phát huy cao điểm. Đó là năm mà một vị sư trưởng tên là Sonam Gyatso [1] đi gặp nhà vua Mông Cổ Altan Khan (Yêm-đáp-hãn). Vị sư trưởng thuyết pháp cho quần thần và thông báo rằng nhà vua chính là hậu thân của đại đế Hốt Tất Liệt còn chính sư trưởng là hậu thân của Phát-tư-ba mà Phát-tư-ba lại là quốc sư của cả triều Nguyên dưới thời Hốt Tất Liệt ba trăm năm trước đó [2].

Nhà vua Mông Cổ Altan Khan tin nghe, động tâm theo đạo lý, là kẻ "suốt đời chinh chiến, từ đây đã xếp cung đao để tin sùng đạo Phật, dồn sức cho văn trị, lại theo Phật chỉ, cấm bộ chúng chém giết" [3]. Nhà vua tặng Sonam Gyatso danh diệu bằng tiếng Mông Cổ "Dalai", dịch âm là "Đạt-lai", dịch nghĩa là "đại hải" (biển lớn) và xem vị Đạt-lai lạt-ma này là một hoá thân của Quán Thế Âm. Thế nhưng vị Đạt-lai lạt-ma không quên dòng tu của mình là từ Tông-khách-ba nên truy phong vị sư trưởng tu viện Tashilhungpo tại Shigatse là Gendun Drub làm Đạt-lai thứ nhất, vị tu viện trưởng kế thừa là Gendun Gyatso làm vị thứ hai và bản thân mình là Đạt-lai thứ ba. Kể từ đó sau khi mỗi vị Đạt-lai lạt-ma chết đi, người ta đi tìm vị tái sinh để đưa lên ngôi kế vị

Khoảng đến đầu thế kỷ thứ 17, Tây Tạng rơi vào rối ren nội bộ, thế lực yếu dần trong lúc Trung QuốcMông Cổ phát triển quyền lực tới mức cao nhất. May thay sau khi vị Đạt-lai thứ tư mất năm 1617, người ta sớm tìm ra vị tái sinh. Vị Đạt-lai thứ năm này tên là Losang Gyatso [4] và có lẽ là vị vĩ đại nhất trong cả dòng Đạt-lai. Ông vừa là một nhà học giả uyên thâm vừa là một nhà chính trị và ngoại giao khôn khéo và là một kiến trúc sư xuất chúng. 

Vị Đạt-lai thứ năm chính là người cho xây dựng điện Potala, công trình này kéo dài từ 1644 đến 1692. Trong cuối đời, Đạt-lai thứ năm dành hết thì giờ cho việc hành trì thiền định và để hết quyền bính cho người phụ chính. Đạt-lai thứ năm mất đi khi công trình xây dựng Potala còn dang dở và bên giường bệnh, vị phụ chính nhận lệnh của ông sẽ không thông báo việc ông mất cho đến khi Potala hoàn thành. Vị phụ chính giữ lời, cho người giả dạng Đạt-lai thứ năm trong các cuộc tiếp kiến, mãi 13 năm sau mới công bố cái chết, đồng thời giới thiệu luôn vị thứ sáu. 

Những điều bí mật này chỉ làm cho phái Cách-lỗ mất uy tín và sau đó vị Đạt-lai thứ sáu cũng không thọ được lâu, ông bị mưu sát năm 23 tuổi. Trước đó thì tại Trung Quốc, bộ tộc Mãn Châu diệt nhà Minh, giành thắng lợi và lập nên nhà Thanh. Tuy nhà Thanh trọng đãi Tây Tạng nhưng có lẽ cũng chính vì quyền lợi thế tục đó mà các vị Đạt-lai gặp vô số âm mưu sau những vách tường đồ sộ của Potala. Lịch sử Tây Tạng cũng rối ren và đẫm máu như các triều đình khác ở châu Á.

Ta cần biết rằng phái Cách-lỗ mũ vàng cũng tiến hành các cuộc truy bức chống lại phái Hồng mạo mũ đỏ và dòng Kamarpa trong nội bộ Tây Tạng, chống lại chính những người con Phật. Các phe phái của Tây Tạng cũng dựa vào lực lượng nước ngoài như Mông CổTrung Quốc để làm cảnh nồi da xáo thịt. Đọc lại tiểu sử các vị Đạt-lai, ta thấy đó là một chuỗi lịch sử đầy bí ẩn với âm mưu tranh giành quyền lực của những người phụ chính, trong và ngoài nước. Vị Đạt-lai thứ sáu chết lúc 23 tuổi. Vị thứ bảy bị lưu đày. Vị thứ tám không có thực quyền. Vị thứ chín chết năm lên chín, còn là một đứa trẻ.

Vị thứ 10 chết năm 21 tuổi. Vị thứ 11 chết năm 17 tuổi. Vị thứ 12 chết năm 19 tuổi. Người ta ngờ rằng, từ vị thứ chín đến đến vị Đạt-lai thứ 12, ai cũng bị chết vì mưu sát cả [5]. Vị thứ 13 ra đời năm 1876, là người xuất sắc nhất chỉ đứng sau vị thứ năm, lập lại kỷ cương của Lhasa. Trong thời kỳ của ông, các nước châu Âu như Anh, Nga bắt đầu dòm ngó Tây Tạng, đồng thời Trung Quốc biến động dữ dội. Sau khi nhà Thanh mất năm 1911, quân đội Trung Quốc rút khỏi Tây Tạng. Đạt-lai thứ 13 từ Ấn Độ trở về năm 1913, tuyên bố Tây Tạng độc lập. Trong năm đó có một hội nghị tại Simla Ấn Độ thảo luậnchấp nhận chủ quyền Tây Tạng, nhưng Trung Quốc không thừa nhận. Năm 1933 vị Đạt-lai thứ 13 mất, bảy năm sau vị thứ 14 lên ngôi, đó là vị Đạt-lai còn sống đến ngày nay. 

Năm 1949 nước Cộng Hòa nhân dân Trung Quốc được thành lập, năm sau họ đem quân chiếm đóng Tây Tạng. Năm 1959, vị Đạt-lai thứ 14 bí mật di tản qua Ấn Độ và ngày hôm nay Tây Tạng là một phần đất của Trung Quốc, được gọi văn vẻ là "khu tự trị". 

Như thế là dòng Đạt-lai lạt-ma, thuộc phái Cách-lỗ, là người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng hơn 400 năm qua, kéo dài được 14 đời. Trong thời gian đó, kể từ thế kỷ thứ 17 đến nay, điện Potala là kiến trúc thiêng liêng nhất Tây Tạng, nơi đặt bảo tháp chứa di cốt của các vị Đạt-lai và cũng là dinh thự lãnh đạo chính trị. 

Thật ra Potala đã được xây dựng từ thời Tùng-tán Cương-bố, vị Đạt-lai thứ năm chỉ là người xây dựng lên qui mô ngày nay. Vị vua Tùng-tán Cương bố được xem là một hiện thân của Quán Thế Âm, ông đã chọn miếng đất thiêng liêng này, nó được xem là hiện thân của trời Đâu-suất trên trái đất. Vì thế mà nếu Phổ Đà là trú xứ của Quán Thế Âm ngoài đông hải thì Potala là cung điện của Ngài trên nóc nhà của thế giới

blankĐiện Potala là ngôi đền lớn nhất Tây Tạng. Tuy vượt xa các tòa kiến trúc khác nhưng nó dựa lưng một ngọn núi mang tên là Marpori (hồng sơn) nên tuy ngôi điện hết sức uy nghi nhưng nó hài hòa với khung cảnh xung quanh. Trước ngôi điện là một quãng trường rất lớn để từ rất xa người ta có thể nhìn ngắm, cảnh quan thật là xứng đáng với tầm cỡ của điện. Ngôi điện có bề ngang khoảng 360m, được lợp bằng mái mạ vàng, với 13 tầng cao khoảng 120m so với mặt đường. Tổng diện tích của điện lên tới khoảng 360.000 mét vuông. Ngôi điện màu đỏ mà người Trung Quốc gọi là "hồng cung" nằm trên cao, ngôi màu trắng màu trắng ở dưới. Ngôi màu đỏ là khu vực trung tâm của Potala, là nơi thờ tự thiêng liêng nhất của điện. 

Trong lúc vô số người Tây Tạng tay quay bánh xe cầu nguyện, vai mang lễ vật đi vòng quanh điện theo chiều kim đồng hồ để leo lên thì xe bus chở chúng tôi được phép chạy lên tới đỉnh. Tôi có chút tiếc nuối và xấu hổ, lẽ ra mình phải đi bộ để tâm lắng đọng trước khi vào chốn ẩn mật của điện. Nhưng khi nhìn hàng trăm hàng ngàn bậc cấp và tự thấy hơi thở mình còn gấp, môi mình còn tím, tôi thầm cám ơn ban tổ chức tour biết sức du khách. Lên tới chỗ xe đậu, tôi mới biết mình còn phải leo bộ nhiều và sẽ còn đi qua vô số khám thờ, bảo tháp, phòng thiền định. Không ai biết rõ trong ngôi điện mênh mông này có bao nhiêu gian, có người nói 750 phòng, có tài liệu ghi 999 phòng. 

Vào nội điện, mùi đèn mỡ trâu làm tôi nhớ Jokhang và bức tượng Đức hạnh cao quí Jowo. Tôi biết rõ rằng các vị Đạt-lai từng trị vì trong điện Potala này cũng đều đã được đăng quang tại Jokhang, trước mặt Jowo. Ánh đèn mờ tỏ cho thấy tôi đang đi trong Tàng kinh các, đó là nơi cất chứa kinh điển. Kinh điển Tây Tạng làm bằng những khổ giấy hẹp, chúng được để rời không đóng gáy. Trong Potala các kinh điển quí báu đó đều được bọc bằng lụa đỏ hay vàng, chứa trong các khung gỗ đặt cao, du khách không rờ tới được. Hệ thống kinh điển của Tây Tạng thật đáng ngạc nhiên cho một nước có khoảng 5-6 triệu dân, đó là một tập hợp đồ sộ của nhiều tạng kinh mà chữ Hán cũng chưa chắc có. Vài ngày sau, trong một tu viện khác tôi có dịp thấy hai người đang in kinh, cách làm thủ công. Một trong hai người đó là một cậu bé khoảng 12 tuổi, khuôn mặt sáng rực, tay in kinh, miệng đọc thần chú. Cậu là tái sinh của ai? 

Sau Tàng kinh các, chúng tôi bắt đầu đi từ phòng này qua phòng khác với vô số tượng. Tượng đầu tiên tôi thấy trong Potala là A-đề-sa và các vị Đạt-lai và sau đó tôi không còn ghi chép nổi. Đây là A-đề-sa, vị tu sĩ mà tôi đã nhiều lần "gặp" trong các câu chuyện do chính mình dịch? Đây là kẻ lữ hành người Ấn Độ đã từng tới cả đảo Sumatra của Indonexia ngày xưa, kẻ đã chịu đi Tây Tạng mặc dù biết trước vì chuyến đi đó mà mình sẽ giảm thọ 12 tuổi. Đây là kẻ mà mỗi lần có gì thắc mắc là cứ hỏi ý kiến của Quán Thế Âm, cứ như hỏi bạn thân

Potala phải là một pháo đài kiên cố, đường đi quanh co không ai nhớ nổi. Tôi bỗng đứng trước các tượng của 13 vị Đạt-lai lạt-ma. Trong 13 vị đó, như ta đã biết, vị thứ năm là vĩ đại nhất, "le cinquième", có một người Pháp cất tiếng nói. Tượng của ông cũng to lớn hơn các tượng khác, công của ông rực rỡ hơn công các vị khác. 

Trong ánh sáng của đèn mỡ trâu chúng tôi đứng trước tám ngôi tháp đựng di cốt của các vị Đạt-lai. Tháp được mạ vàng và mang nhiều ngọc quí. Tháp của vị thứ năm cao khoảng 15m và được bọc bởi 3700kg vàng. Vàng bạc châu báu quả là không thiếu tại Potala, đó là một kho tàng của nghệ thuật tôn giáo và là nơi cất chứa không biết bao nhiêu tượng vàng. Đến trước một tượng của Di-lặc với cặp mắt xanh biếc, tôi nhớ lại Ung Hoà Cung tại Bắc Kinh và những gì Ngài nói về tự tính của "các pháp". Ôi, tất cả "đều không có gì thành tựu cả", đó là cách nói về Tính Không của Ngài, nhưng đó là nhận thức của Ngài, còn nhận thức của người thường là khác. Một nơi tập hợp châu báuquyền lực như Potala phải đánh thức lòng tham của nhiều người, xưa cũng như nay. Và lòng tham phải gây đổ máu, tôi tự nhủ khi nhớ tới lịch sử của Potala vài trăm năm trước và mấy chục năm gần đây. Những chuyện đó vẫn đè nặng nơi tôi, lẽ ra tôi không nên có khi đi vào chốn ẩn mật này. 

Hỡi Liên Hoa Sinh, ngày xưa Ngài đã hàng phục âm binh sao ngày nay không ra tay với các loại ma quái tân thời. Tôi hỏi thế khi đứng trước tượng Liên Hoa Sinh, bức tượng mà ai cũng nhận ra với cặp mắt trợn tròn, môi có râu. Người Tây Tạng ai cũng tin Ngài chưa hề đi xa, vẫn còn đó để ra tay khi đúng thời đúng lúc. Đạt-lai thứ 14 cho rằng trong đời này của ông, ông sẽ còn về lại đất Tây Tạng. Năm nay ông cũng đã 65 tuổi, liệu ông có lý ? 

Chúng tôi được phép leo lên đến nóc điện, ở đây ta có thể nhìn ra xa. Thật là một cảnh quan hùng vĩ, xung quanh toàn là mái điện thếp vàng. Chỗ tôi đứng chính là chỗ mà Đạt-lai thứ 14 ngày xưa, lúc còn một đứa trẻ đứng nhìn xuống dưới mặt đất xa tít thấy trẻ con cùng tuổi chơi đùa. Ông ước ao được xuống chơi với chúng nhưng không được, cuối cùng chỉ sắm cái ống nhòm, theo lời tự thuật của ông. Ngày nay chỗ trẻ con chơi ngày xưa đã trở thành chỗ bán đồ lưu niệm, chỗ đậu xe và tiếc thay, có không ít trẻ ăn xin ngồi chờ khách. Rời nóc điện tôi đi thăm chỗ ngủ, phòng làm việc, phòng tiếp khách, phòng thiền định của các vị Đạt-lai.

Các phòng này để nguyên không hề thay đổi kể từ ngày Đạt-lai thứ 14 ra đi. Tôi nhớ đến ông, nhớ lúc gặp ông tại Bonn. Tôi có cảm tưởng rằng ông thấu hiểu tất cả tệ hại của một hệ thống tăng lữ dính líu tới quyền lực của dòng Đạt-lai của mình, ông đã thấy nghiệp lực nặng nề của tổ tiên mình để lại. Song song ông cũng nhìn thấy hết tham vọng của chính quyền Trung Quốc đối với Tây Tạng, thể hiện trong những thế kỷ qua cũng như trong thời đại này. Ông biết rằng tình hình đen tối của ngày hôm nay tại Tây Tạng là kết quả của một chuỗi lịch sử mà những người lãnh đạo ham quyền lực của Trung Quốc lẫn Tây Tạng đã gây ra. Có nhiều lần ông nói, "tôi chỉ là một tu sĩ Phật Giáo thông thường". Qua câu nói đó tôi cảm nhận rằng đó không phải chỉ là sự khiêm cung cần có của một tăng sĩ mà sự đoạn tuyệt với quá khứ của chế độ tăng lữ sa lầy trong quyền lực thế gian

Đi xuống dưới chân điện Potala tôi ra lại quãng trường trước mặt, nhìn ngắm lại lần cuối. Đồng hồ chỉ buổi tối mà trời còn sáng như ban ngày. Tôi sực nhớ Tây Tạng thuộc về Trung Quốc, ở đâu đồng hồ cũng chỉ một giờ, đó là giờ Bắc Kinh. Bắc Kinh và Lhasa cách nhau dễ cũng bốn múi giờ nhưng Lhasa phải theo Bắc Kinh. Tám giờ tối của Lhasa nhưng trời còn sáng như bốn giờ chiều. Người Tây Tạng xem ra dễ tính, giờ giấc đối với họ sao cũng được. Nhưng một dân tộc vài triệu dân mà kinh điển của họ không thua Trung Quốc thì phải hiểu họ có một nền văn hóa riêng biệt và độc đáo.
TỔ TIÊN TÂY TẠNG

Nếu ngày trước Govinda hay David-Néel đi Tây Tạng rất khổ nhọc thì ngày nay người ta đến xứ này tương đối dễ dàng, nhất là thủ đô Lhasa. Khách có thể từ Kathmandu, thủ đô Nepal, bay đi Lhasa, mỗi tuần hai chuyến. Nhưng cách đi hay nhất là đến Thành Đôâ, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, từ đây khách có thể dễ dàng đi thăm viếng Tây Tạng. Muốn đến Thành Đô ta có thể lấy máy bay từ Bắc Kinh, Thượng Hải nhưng tiện nhất cho khách nước ngoài là từ Bangkok. Ngày nay mỗi ngày có một chuyến bay Bangkok-Thành Đô bằng đường bay South West Airlines của Trung Quốc, thời gian bay khoảng gần ba tiếng đồng hồ. Thành Đô lại là kinh đô nước Thục ngày xưa, là nơi khách có thể tham quan Nga Mi sơn, Lạc sơn, nên đến Thành Đô, khách có thể phối hợp nhiều lộ trình tham quan hết sức thú vị [8]. 

Từ Trung Quốc khách có thể đi Tây Tạng nhưng phải có giấy phép đặc biệt. Vì thế hầu như tất cả mọi người đều phải đi trong các tour do các văn phòng du lịch tổ chức. Thành Đô là nơi tập trung khách đi Lhasa vì từ đó mỗi ngày có một chuyến bay với South West Airlines. Từ Bắc Kinh, Trùng Khánh cũng có chuyến bay đi Lhasa nhưng mỗi tuần chỉ hai ba chuyến không đáng kể

Từ Thành Đô đi Lhasa, tôi bay từ đông sang tây. Ra khỏi Thành Đô không bao lâu một vùng núi non bát ngát đã xuất hiện, đó là lưng dựa hiểm yếu của nước Thục ngày xưa. Vùng núi non thỉnh thoảng được cắt bởi những hẻm sâu vực thẳm mà một trong những hẻm núi hiểm trở đó là thượng nguồn sông Cửu Long. Ôi, đã có một ngày tôi được bay trên đầu nguồn Cửu Long. Từ Thành Đô ta còn có một con đường bộ đi Lhasa. Tuyệt diệu thay nếu đời tôi được đi con đường đó, con đường băng núi bạt ngàn vượt qua vùng Đông Tây Tạng với những trang huyền sử. Con đường đó cũng dẫn đến suối nguồn của Cửu Long Giang mà tôi mơ ước được một ngày nếm vị ngọt của nó. 

Hôm nay tôi sẽ đến Lhasa, "thành phố của chư thiên", nằm trên độ cao 3685m. Trên độ cao này không khí đã khá loãng, tôi chịu nổi không ? Tôi đã lên Zugspitze, đỉnh cao nhất nước Đức chưa đầy 3000m, đã đến Nga Mi sơn cao khoảng 3100m. Thế thì Lhasa phải là chỗ cao nhất xưa nay tôi chưa đến, độ cao của nó vượt hơn đỉnh Hoàng Liên sơn của ta khoảng nửa cây số. Tây Tạng là một một xứ sở kỳ dị, lớn rộng như Tây Âu, độ cao trung bình của nó khoảng 4500m. Dân của họ hết sức thưa thớt, quen sống vùng rẻo cao, ít người xuống được bình nguyên. Nguồn gốc của họ là từ đâu ? 

Thời kỳ xa xưa của Tây Tạng chìm sâu trong bóng tối của lịch sử, như nhà Phật học người Ý Giuseppe Tucci [9] nói, "không có bao nhiêu dữ liệu mà phải đoán mò từ những truyền thuyết tôn giáo". Thế nhưng nhiều nhà địa chất và khảo cổ quả quyết rằng, đất Tây Tạng ngày xưa vốn nằm dưới đáy biển! Cách đây khoảng 40 triệu năm, bán đảo Ấn Độ di chuyển, va chạm vào lục địa châu Á mà đội lên thành Hy-mã lạp sơn và cao nguyên Tây Tạng ngày nay. Vì thế mà ngày nay người ta vẫn còn tìm thấy nhiều dấu vết của động vật sống dưới biển đã hóa thạch và nhiều hồ Tây Tạng là hồ nước mặn. 

Tổ tiên người Tây Tạng, theo lời của chính họ, là một con khỉ ! Con khỉ đó không phải tầm thường, nó là một hiện thân của Quán Thế Âm, tìm đến một hang động lạnh lẽo trên núi cao để thiền định. Thế nhưng gần đó có một nàng ma nữ, gặp khỉ nàng khóc lóc than thở về mối cô đơn hiu quạnh của mình. Động lòng từ bi, khỉ chịu chung sống với ma nữ và sinh sáu người con và đó là tổ tiên của dân tộc Tây Tạng. Ngày nay người Tây Tạng vẫn tự thấy mình là sự tổng hợp của lòng từ bi dịu hiền của khỉ và sự lì lợm tham lam của ma [10]. 

Tây Tạng có một số lượng dân cư hết sức thưa thớt. Thủ đô Lhasa ngày xưa, trước khi Trung Quốc xâm nhập năm 1959, chỉ có khoảng 30.000 dân. Thành phố lớn thứ hai là Shigatse với khoảng 12.000 dân, thứ ba là Gyantse với khoảng 8000 dân. Toàn bộ dân tộc Tây Tạng chỉ gồm khoảng 5-6 triệu dân. Có lẽ không ai quan tâm đến dân tộc này và chỉ xem họ chỉ là một chủng tộc hoang sơ sống trên rẻo cao nếu Tây Tạng không có một nền văn hóa độc đáo.

Trong nền văn hóa vô song đó đạo Phật đóng một vai trò chủ đạo, nhưng đạo Phật tại đó cũng không còn là Phật giáo Ấn Độ, cũng chẳng phải là Phật giáo Trung Quốc, mặc dù mối liên hệ với hai vùng văn hóa đó hết sức mật thiết. Từ một xứ sở tưởng chừng như hoang sơ đó đã sinh ra và phát triển thành một trường phái Phật giáo thâm sâu, vừa đầy tính lý luận khúc chiết vừa đầy tính mật tông ảo diệu. Đến thời đại hiện nay Phật Giáo Tây Tạng tương đối còn sức sống trong lúc Phật Giáo tại Ấn ĐộTrung Quốc đã suy tàn

Máy bay hạ dần độ cao, bay ngược dòng một dòng sông có chiều dài tổng cộng khoảng 2900km. Bên trái dưới máy bay là dòng sông Yarlung Tsangpo, một dòng sông anh em của Trường Giang, Hoàng Hà, Cửu Long. Nguồn của nó là dưới chân Ngân Sơn, ở miền tây Tây Tạng. Đối với Tây Tạng, Tsangpo cũng quan trọng như Trường Giang với Trung Quốc. Nó phát nguồn từ một mạn-đà-la vĩ đại quanh Ngân Sơn [11] , tên của nó có nghĩa "chảy từ hàm ngựa", chảy từ đông qua tây, bọc quanh một ngọn núi tuyết cao trên 7700m rồi thẳng đường phía nam, lúc này nó mang tên Brahmaputra, xuyên qua Bangladesh chảy ra Ấn Độ dương. 

Tsangpo chính là nơi các nhà vua Tây Tạng xây dựng cơ đồ. Theo truyền thuyết, một ngày nọ trong năm 313 trước công nguyên, có một vương tử Ấn Độ thất thế phải chạy ngược lên Hy-mã lạp sơn. Đó là thời kỳ hùng mạnh của triều đại Maurya tại Ấn Độ, có lẽ vị vương tử này vì thế mà lánh nạn chăng. Vượt tuyết sơn đến Tây Tạng thì ông gặp dân chúng sống trong hang động, họ hỏi ông từ đâu tới. Vì bất đồng ngôn ngữ ông đành chỉ tay lên trời. Dân chúng tưởng ông từ trên trời giáng thế nên công kênh lên vai, tôn ông làm vua. Đó là vị vua đầu tiên, Nyatri Tsenpo. Vị vương tử may mắn này đưa văn minh Ấn Độ vào Tây Tạng, cho xây cất nhà cửa và đặt kinh đô bên dòng Tsanpo, thung lũng Yarlung. 

Khi Nyatri Tsenpo chết thì huyền sử chép "theo một sợi dây mà lên trời"và sáu đời vua sau ông cũng theo cách đó mà giã từ nhân thế. Thế nhưng đến đời vua thứ tám, Drigum Tsenpo thì "dây dứt", nhà vua này được chôn tại Yarlung và từ đó về sau lăng mộ các nhà vua Tây Tạng đều ở Yarlung cả, ngày nay vẫn còn. Đến đời thứ 23, lúc đó là khoảng năm 371 sau công nguyên, thời nhà vua Totori Nyentsen, "trên trời bỗng rơi xuống nóc điện nhà vua"kinh sách bằng tiếng Phạn không ai đọc được. Trong một giấc mộng nhà vua được biết rằng, năm đời sau mới có vị vua đọc và hiểu được kinh sách. Đó chính là vị Tùng-tán Cương-bố nói trong chương trước. 

Tùng-tán Cương-bố lên ngôi, nước Tây Tạng hưng thịnh chưa từng có và cùng với hai nàng công chúa nước ngoài, ông không những "đọc và hiểu" kinh sách tiếng Phạn mà còn xây đền tháp, gửi người đi tu họcẤn Độ, dịch kinh sách. Căn cứ trên tư tưởng Phật Giáo, nhà vua ban bố "Thập thiện" và "Thập lục yếu luật" để dân chúng thi hành. Nhiều học giả cho rằng, kể từ đây nước Tây Tạng mới thoát khỏi tình trạng hoang sơ man dã.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3885)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(Xem: 3062)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(Xem: 6867)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 5581)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(Xem: 3888)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(Xem: 3051)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(Xem: 12008)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5112)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 3828)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 9101)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(Xem: 7321)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(Xem: 27060)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 5868)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(Xem: 5587)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(Xem: 6096)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(Xem: 5573)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(Xem: 5442)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7745)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(Xem: 4746)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(Xem: 12013)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(Xem: 21804)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(Xem: 6471)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(Xem: 7420)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(Xem: 6700)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(Xem: 6268)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(Xem: 8525)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(Xem: 6046)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(Xem: 5692)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(Xem: 14174)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 20176)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 6850)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(Xem: 6822)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(Xem: 6385)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 6476)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(Xem: 6006)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 7397)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(Xem: 7365)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(Xem: 8494)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(Xem: 6453)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(Xem: 6849)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(Xem: 10462)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(Xem: 19788)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 30166)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 16167)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 19565)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 11044)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(Xem: 14288)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 7741)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(Xem: 10459)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(Xem: 7917)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant