LUẬN
VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
Tác giả: Ngài A
La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa)
Ngài Tam Tạng
Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù
sang chữ
Hán. Sa Môn Thích Như Điển, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt
Quyển Thứ Bảy
Phẩm Hành Môn
Thứ Tư
Hỏi rằng: Thế nào là niệm An Ban? Tu cái gì? tướng gì? Vị gì? Xứ gì và công đức như thế nào? Vì sao phải tu hành?
Đáp rằng: An
nghĩa là nhập; ban nghĩa là xuất. Ở nơi xuất nhập nầy là tướng. Niệm kia tùy
theo niệm và chánh niệm. Đây gọi là niệm An Ban. Tâm trụ chẳng lọan, nghĩa là
tu; làm cho An Ban khởi tưởng là tướng; xúc, tư duy là vị. Lấy đọan giác làm
xứ. Công đức ấy là gì? Nếu người tu hành niệm đến An Ban sẽ trở thành tịch
tĩnh, trở thành thắng diệu và thành trang nghiêm, dễ được tự vui. Nếu nhiều
việc ác khởi lên, chẳng có thiện pháp thì làm cho diệt trừ. Thân nầy trở nên
chẳng giải đãi; mắt lại cũng chẳng lười biếng; thân trở nên chẳng giao động;
tâm cũng trở nên chẳng giao động; làm cho đầy đủ Tứ Niệm Xứ; làm cho đầy đủ
Thất Giác Ý; làm cho đầy đủ giải thóat. Chỗ Đức Thế Tôn ca tụng; chỗ các vị
Thánh dừng nghỉ. Chỗ các vị Phạm Hạnh trụ lại. Chỗ Đức Như Lai an trụ.
Vậy phải tu cái
gì?
Với người mới
tọa thiền; hoặc trải qua nơi A Lan Nhã; hoặc ở dưới gốc cây; hoặc ở nơi yên
lặng; ngồi kiết già, thân ngay nhìn thẳng. Người ngồi thiền khi hơi thở vào và
nhớ khi hơi thở ra. Khi hơi thở ra nếu dài, thì ta nhớ đến hơi ra dài; cứ như
thế mà biết. Nếu hơi thở vào sâu, thì ta nhớ đến hơi thở vào sâu. Cứ như thế mà
rõ biết. Nếu hít vào hơi ngắn thì ta biết hơi vào ngắn. Cứ như vậy mà biết. Nếu
hơi thở ra ngắn thì ta biết hơi thở ra ngắn. Như thế mà biết.
Khi hơi thở vào,
như thế ta biết. Khi hơi thở ra, như thế ta biết. Đây là chỗ tri hỷ, tri lạc,
tri tâm sở hành. Làm cho các hành động của tâm mất đi, làm cho tâm hoan hỷ, sai
khiến dạy dỗ tâm. Làm cho tâm giải đãi thấy được vô thường, thấy được chỗ chẳng
mong cầu. Thấy được sự mất mát, thấy sự lìa khỏi; như thế mà biết. Thấy sự xa
rời, ta thở ra, như thế mà rõ. Thấy sự xa rời, ta hít vào, như thế mà biết. Đối
với việc nầy, ngay tức khắc làm cho được an. Nghĩa là sự nhớ nghĩ ấy trụ nơi lỗ
mũi; hoặc ở nơi cửa miệng mà hơi thở ra vào làm nơi nương tựa. Người ngồi thiền
kia lấy làm an ổn nhớ nghĩ nơi nầy.
Khi hơi thở vào, hơi thở ra ở nơi mũi hoặc miệng, lấy sự nhớ nghĩ mà quán về xác; hoặc hiện tại nhớ nghĩ làm cho hơi thở vào; hoặc hiện tại nhớ nghĩ làm cho hơi thở ra. Ngay lúc ấy hơi thở vào chẳng tác ý và lúc thở ra lại cũng chẳng tác ý. Đây là chỗ tiếp xúc của hơi thở ra vào; nơi lỗ mũi; nơi môi miệng, lấy niệm quán để biết chỗ tiếp xúc. Hiện tại biết làm cho hơi vào; hiện tại biết làm cho hơi ra. Như người cưa cây nương vào cái sức của cưa, lại chẳng tác ý cưa, đến đi.
Như người tọa thiền đối với hơi thở vào ra lại chẳng tác ý. Tưởng đến hơi thở vào ra, chỗ tiếp xúc với mũi và môi miệng, lấy sự chú tâm mà quán để biết; hiện đang nhớ đến và làm cho hơi thở vào. Hiện đang nhớ đến và làm cho hơi thở ra. Nếu người tọa thiền, đối với việc vào ra của hơi thở nầy mà tác ý, thì trong ngoài tâm nầy sẽ trở nên lọan động. Nếu tâm khởi lọan thì thân và tâm nầy trở thành giải đãi giao động. Đây là việc lo lắng. Nếu hơi thở quá dài hay hơi thở quá ngắn chẳng nên tác ý. Nếu chỗ tác ý ấy vì quá dài hay quá ngắn của hơi thở thì thân và tâm nầy trở thành giải đãi giao động. Đây là điều đáng lo. Bởi vì hơi thở ra vào có nhiều tướng khác nhau vậy. Chẳng nên tác ý dính mắc vào. Nếu như thế mà tâm tác ý nương vào thì sẽ thành lọan. Nếu tâm lọan thì thân và tâm nầy tất cả đều giải đãi giao động. Như thế rồi sự sai trái ấy không có ngằn mé. Khởi lên hơi thở ra vào rồi lấy vô biên xúc và nên tác ý tưởng như thế thì tâm nầy chẳng lọan. Nếu tâm trì hoãn; nếu tâm sinh tật, chẳng phải siêng năng. Nếu cố làm cho sự trì hoãn ấy tinh tấn lên, thành ra giải đãi buồn ngủ và nếu làm cho tâm sinh tật kia tinh tấn lên mà thành ra sự khởi động điều phục. Nếu người tọa thiền mà sự giải đãi buồn ngủ cùng khởi lên một lúc và sự điều phục cùng khởi lên thì thân và tâm nầy thành giải đãi giao động. Đây là sự quá hoạn (lo lắng).
Người tọa thiền kia lấy chín lọai tiểu phiền não làm cho tâm thanh tịnh và hiện nhớ đến hơi thở vào. Tướng kia được khởi lên. Đây gọi là danh tướng. Như vải chạm vào thân thành ra niềm vui; như gió mát chạm vào thân thành vui. Như thấy hơi thở vào ra chạm với gió. Mũi, môi, miệng nhớ nghĩ đến gió, chẳng phải do hình sắc. Đây gọi là tướng.
Nếu người tọa thiền lấy Tu Đa Tu làm tướng thành tăng trưởng và nếu ở mũi tăng trưởng thì đối với giữa môi và giữa trán; thành đa xứ trụ; thành mãn đầu phong. Từ nơi tăng trưởng nầy mà toàn thân vui hơn. Đây gọi là đầy đủ.
Lại cũng có người tọa thiền, từ lúc ban đầu thấy dị tướng như khói, như sương, như bụi, như bột vàng; giống như kim chích, như kiến bò; thấy đủ màu sắc. Nếu người tọa thiền tâm chẳng rõ ràng thì đối với dị tướng kia, tâm tạo ra tưởng khác và thành ra điên đảo; chẳng thành tưởng đến sự ra vào của hơi thở. Nếu người tọa thiền rõ ràng rồi, chẳng tạo ra ý tưởng khác; nhớ nghĩ hiện tại hơi thở vào và nhớ nghĩ hiện tại hơi thở ra; tuy tác dư tưởng. Nếu tác ý như thế thì dị tướng kia liền mất. Người tọa thiền nầy được tướng vi diệu, tâm chẳng phóng dật; hơi thở vào trong hiện tại thì nhớ hơi thở vào; hơi thở ra trong hiện tại thì nhớ hơi thở ra. Tướng kia tự tại. Dùng tướng tự tại ấy muốn khởi lên chỗ tu hành. Do dự muốn tự tại mà nhớ đến hơi thở vào trong hiện tại và nhớ hơi thở ra trong hiện tại, khơi lên niềm vui, vui rồi tự tại. Sự mong muốn tự tại rồi, nhớ nghĩ hơi thở vào trong hiện tại; nhớ nghĩ hơi thở ra trong hiện tại khởi lên xả. Xả tự tại rồi thì với dục tự tại và hỷ tự tại, nhớ đến hơi thở vào trong hiện tại; nhớ đến hơi thở ra trong hiện tại, tâm nầy chẳng loạn động; nếu tâm không lọan động thì các sự che khuất mất đi và các phần của Thiền khởi lên. Kẻ tọa thiền nầy được tịch diệt thắng ở vào Tứ Thiền Định. Như ban đầu đã nói rộng. Lại nữa như trước Ngài đã nói về 4 lọai tu niệm An Ban. Cho nên tùy theo đó mà an trí các việc quán.
Hỏi rằng: Vì
sao gọi là toán?
Đáp rằng: Đối với
người mới tọa thiền, từ khi mới bắt đầu thở ra và cho đến lúc hít vào, từ 1 đến
10; hơn 10 chẳng tính. Lại nói từ 1 đến 5; quá 5 chẳng tính; chẳng làm cho ý
sai trái. Lúc đang đếm cho đến lúc lìa đếm. Từ khi việc hơi thở ra nhớ giữ lại.
Đây gọi tên là Toán. Tùy theo đó mà nhiếp tâm vào sự đếm, lấy niệm chẳng gián
đoạn, tùy theo đó mà hơi thở ra vào. Đây gọi là tùy toại, cũng còn tên là an
trí; hoặc nơi mũi, hoặc nơi môi. Đây gọi là hơi thở ra vào chỗ tiếp xúc. Đối
với sự tạo ra gió kia, tướng ấy làm cho sự nhớ nghĩ trụ lại. Đây gọi là an trí,
lại có tên là tùy quán. Do xúc tự tại và tùy theo tướng quán và đối với chỗ
khởi hỷ lạc nầy so với pháp khác, nên tùy theo đó mà quán. Đây gọi là tùy quán.
Sự tính đếm kia biết mất thì làm cho được lìa quán. Tùy toại nghĩa là làm cho
diệt thô quán. Đối với hơi thở ra vào làm cho niệm vô gián an trí, làm cho đoạn
nơi loạn, tạo ra tưởng chẳng động.
Tùy quán là thọ
trì sự nhớ nghĩ làm tri thắng pháp. Nếu hơi thở dài hoặc hơi thở ngắn thì lúc
hít vào ngắn như thế mà biết. Dùng phương tiện chỗ tạo ra nơi tánh nầy. Đây gọi
là dài. Tánh ấy hiện ra sự biết về hơi thở ngắn trong giây phút ấy nên chẳng
ngu si.
Hỏi rằng: Vì
sao lại chẳng ngu si?
Đáp rằng: Người
tọa thiền thân tâm được thơ thới, lấy hơi thở vào ra, nhớ đến chỗ làm trong
hiện tại mà trụ. Đây trở thành nhỏ nhiệm khi hơi thở vào ra. Do vậy hơi thở vào
ra nhẹ nhàng vậy. Trở nên tự nhiên chẳng cần giữ. Lúc bấy giờ người tọa thiền
nếu muốn hơi thở dài thì tùy theo đó mà quán dài. Ngoài ra có tướng khởi lên
việc trụ lại. Nếu tướng đã khởi trụ rồi thì lấy tánh ấy mà tác ý. Đây gọi là
chẳng ngu si.
Lại nữa nên làm
cho tâm ta mất hơi đi. Có lúc dài hay có lúc ngắn. Cứ như thế mà hành
trì.
Lại nữa người
người tọa thiền hãy lấy tướng của việc ra lệnh rõ ràng mà khởi lên. Đây là công
việc cần thực hành. Biết tất cả thân của ta khi hơi thở vào, như thế người học
thiền ở giai đoạn thứ hai rõ biết tất cả về thân. Cho nên đây gọi là chẳng ngu
si vậy.
Hỏi rằng: Vì sao
gọi là chẳng ngu si mà biết tất cả về thân?
Đáp rằng: Người
tọa thiền niệm về định An Ban. Thân tâm hỷ lạc tạo nên sự đầy đủ. Do hỷ lạc
tiếp xúc đầy đủ mà tất cả thân thành chẳng ngu si.
Hỏi rằng: Vì sao
mà lấy sự biết về tất cả thân?
Đáp rằng: Đó là sự
vào ra của hơi thở. Chỗ ấy gọi là nhứt xứ trụ sắc thân. Việc vào ra của hơi
thở, tâm, tâm số pháp gọi là thân. Sắc thân nầy gọi là thân. Đây nghĩa là tất
cả thân. Kẻ tọa thiền kia như thế mà thấy biết tất cả thân. Tuy có thân; nhưng
chẳng có chúng sanh và có mạng sống. Như thế kẻ thực tập nên biết.
Nghĩa học ấy có 3.
Đó là Tăng thượng giới học; hai Tăng thượng tâm học; ba là Tăng thượng huệ học.
Như thật giới; đây gọi là Tăng thượng giới học. Như thật định; đây nghĩa là
Tăng thượng tâm học. Như thật huệ; đây nghĩa là Tăng thượng huệ học. Đối với
người tọa Thiền kia; đây gọi là 3 học. Đối với việc kia, lấy niệm, tác ý làm
chỗ học, tu rồi, tu nhiều. Đây có nghĩa là sự học làm cho diệt mất chỗ làm nơi
thân. Khi ta thở vào phải biết (học) như thế.
Vì sao gọi tên là
thân hành vậy?
Đây nghĩa là hơi
thở vào ra mà làm nơi thân như thế. Thân hình của mình theo đó mà giao động
rung chuyển. Như thế đối với chỗ làm của thân, hiện ra làm cho yên lại. Lại nữa
đối với thân thô, việc làm ấy trong hiện tại làm cho yên lặng. Lấy chỗ tế của
thân mà tu hành nơi sơ thiền. Từ nơi kia lấy cái nhỏ nhất mà tu hành đệ nhị
thiền. Từ cái nhỏ nhất kia tu hành thành đệ tam thiền. Làm cho diệt hết tất cả
không còn gì thì gọi là đệ tứ thiền.
Hỏi rằng: Nếu
vô dư mất thì hơi thở vào ra lấy gì mà nhớ nghĩ đến An Ban?
Đáp rằng: Đó là
giữ tướng thiện là đầu tiên vậy. Lấy diệt làm hơi thở ra vào. Tướng nầy được
khởi lên, thành tướng tu hành. Vì sao vậy? Những tướng của người tu thiền biết
vui mà biết được hơi thở vào của ta. Như thế nên học (biết). Người kia nhớ nghĩ
trong hiện tại về hơi thở vào và nhớ nghĩ trong hiện tại về hơi thở ra. Đối với
chỗ thiền thứ 2, khởi lên niềm vui. Niềm vui kia lấy 2 việc làm thành trí. Nên
chẳng ngu si vậy. Lấy việc ấy cho nên đối với người tọa thiền nhập định, thành
rõ biết niềm vui. Lấy chẳng ngu si mà quán vậy. Lấy đó mà đối trị. Lấy việc ấy
thành biết vui về hơi thở vào của ta. Như thế nên học (biết). Sự nhớ nghĩ về
hơi thở hiện vào và sự nhớ nghĩ về hơi thở hiện ra, mà nơi tam thiền khởi lạc.
Niềm vui kia lấy 2 việc làm thành ra biết. Cho nên chẳng ngu si vậy. Đó là việc
ấy. Như lúc đầu đã nói, như tâm đã làm, ta biết hơi thở vào của ta. Như thế kẻ
học biết nói là tâm hành. Đây nghĩa là tưởng thọ. Đối với cảnh của tứ thiền
khởi lên chỗ làm của tâm kia, lấy 2 việc làm ấy mà biết. Nên chẳng ngu si vậy.
Việc ấy là như thế. Cũng như ban đầu đã nói: Làm cho tâm yên tĩnh qua hơi thở
vào của ta, như thế kẻ học nói là tâm hành. Đây nghĩa là tưởng thọ.
Đối với tâm thô, làm cho yên tĩnh, phải học cách làm như lúc ban đầu. Biết tâm của ta, lúc hơi thở ra vào. Như thế phải biết (học). Kẻ kia hiện tại nhớ nghĩ đến hơi thở vào và hiện tại nhớ đến hơi thở ra. Tâm nầy vào ra, việc ấy lấy 2 chỗ làm mà thành ra biết. Cho nên chẳng ngu si vậy. Như trước đã nói. Làm cho tâm hoan hỷ khi hơi thở của ta ra vào. Như thế kẻ thực hành nói làm cho hoan hỷ và nói vui.
Đối với chỗ nhị
thiền lấy sự vui làm cho tâm tinh tấn. Phải học làm như nói lúc ban đầu. Ra
lệnh giáo hóa tâm về hơi thở vào của ta. Như thế kẻ học là người tọa thiền
trong hiện tại nhớ đến hơi thở vào và trong hiện tại nhớ đến hơi thở ra. Lấy
niệm làm chỗ tác ý. Tâm kia đối với việc nầy, làm cho ở yên, làm cho chuyên
môn. Một lòng giáo hóa để làm cho tâm kia ở yên. Phải học và làm cho tâm giải
thoát của ta khi hơi thở ra vào. Như thế kẻ học là người tọa thiền kia, trong
hiện tại nhớ đến hơi thở vào và trong hiện tại nhớ đến hơi thở ra. Nếu tâm trì
hoãn giải đãi thì phải làm cho giải thoát. Nếu tâm biếng nhác, từ đây điều phục
và phải làm cho giải thoát. Nếu tâm cao mạn, từ đây bị nhiễm, phải học và làm
cho giải thoát. Nếu tâm hạ liệt, từ đây sân nhuế, làm cho giải thoát. Nếu tâm
bị ô nhiễm từ những phiền não nhỏ thì phải học làm cho giải thoát.
Lại nữa đối với
việc nầy nếu tâm chẳng đắm vào chỗ lạc, phải học về sự chấp trước ấy, thường
thấy vô thường khi hơi thở của ta vào ra. Như thế kẻ học kia trong hiện tại nhớ
về hơi thở vào và trong hiện tại nhớ về hơi thở ra. Việc vào ra của hơi thở và
khi hơi thở vào ra, tâm tâm số pháp thấy sự sanh diệt nầy phải biết (học).
Thường thấy chẳng ham nơi hơi thở vào của ta. Như thế phải học để rõ hơi thở
vào trong hiện tại và hơi thở ra trong hiện tại. Về pháp vô thường kia và về
pháp vô dục kia. Đây là chỗ đã vào Niết Bàn về hơi thở vào ra. Thường hay thấy
diệt ngã nơi hơi thở vào. Như thế kẻ học về pháp vô thường kia như đang thấy
thật là quá hoạn (lo lắng). Cái ta kia mất đi tức là Niết Bàn. Đây là sự thấy tịch
diệt. Thường thấy ra ngoài hơi thở vào của ta. Như thế phải học. Pháp vô thường
kia, thấy như thật là sự lo lắng nầy. Đối với sự lo lắng ấy hiện tại phải xả
bỏ, rồi dừng lại chỗ tịch tịnh Niết Bàn. Làm cho tâm kia được an lạc phải biết
(học). Như thế, sự tịch tịnh đây gọi là diệu. Cho nên tất cả chỗ hành đều tịch
tịnh. Tất cả phiền não được xa rời, vô dục thì sẽ tịch tịnh Niết Bàn. Đối với
16 xứ nầy, đầu tiên 12 xứ thành Sa Ma Tha (Samatha = chỉ, tịch tĩnh, năng
diệt), Tỳ Bà Xá Na (Vipasana = quán, kiến, chủng chủng quan sát). Thấy đầu tiên
là vô thường. Sau đó 4 xứ chỉ thành Tỳ Bà Xá Na. Như thế mà rõ biết đây là Sa
Ma Tha, Tỳ Bà Xá Na.
Lại nữa cái kia tất cả có 4 loại. Một là tu như thế làm cho khởi lên sự xem xét đầy đủ. Có lúc thấy hiện tại nhớ nghĩ về hơi thở vào và hiện tại nhớ về hơi thở ra. Đây được gọi là tu biết về sự dài ngắn. Làm cho mất đi những hành động của thân và làm cho mất đi những hành động của tâm, làm cho tâm trở nên hoan hỷ, làm cho việc giáo hóa tâm, làm cho tâm giải thoát. Đây nghĩa là làm cho khởi lên tất cả thân biết vui và biết chỗ làm của tâm. Biết tâm ở đây có nghĩa là quán sát đầy đủ, thường hay thấy vô thường là chỗ làm đầu tiên trong 4 việc. Đây gọi là có lúc thấy.
Lại nữa người tu, lấy niệm An Ban làm chỗ thọ trì để tu. Đây gọi là niệm An Ban thọ trì địa. Sự thọ trì nầy gọi là hữu học. Đây là có giác, có quán và có mục đích quán. Biết niềm vui ấy là nhị thiền vậy. Biết lạc tức là tam thiền. Biết tâm mình ấy là đệ tứ thiền.
Lại nữa tất cả điều kia đều trở thành 2 loại. Nghĩa là tu và đầy đủ. Lấy việc tu hành làm chính. Tuy nhiên gọi kia là đầy đủ. Còn gọi là mãn. Giống như hoa quả, từ tướng giống nhau mà sanh vậy. Nếu như thế mà tu hành, ấy là niệm An Ban. Thành đầy đủ Tứ Niệm Xứ. Tu Tứ Niệm Xứ đầy đủ thành bảy phần Bồ Đề. Tu bảy phần Bồ Đề đầy đủ thành minh giải thoát.
Hỏi rằng: Vì
sao lại được như thế?
Đáp rằng: Hơi thở
vào ra dài là chỗ đầu của tứ xứ, thành thân niệm xứ. Biết được chỗ khởi lên đầu
tiên được gọi là thọ niệm xứ. Biết được chỗ tâm đầu tiên thành tâm niệm xứ.
Thấy chỗ vô thường, đầu tiên thành pháp niệm xứ. Như thế tu niệm An Ban, thành
đầy đủ Tứ Niệm Xứ.
Vì sao lại lấy
tu tứ niệm xứ để thành đầy đủ 7 phần Bồ Đề? Lúc tu niệm xứ, lấy sự nhớ nghĩ
thành trụ, chẳng ngu si. Đây nghĩa là niệm giác phần. Kẻ tu thiền kia, như thế
việc nhớ nghĩ được ở yên. Biết về khổ và những việc vô thường; đây nghĩa là
chọn pháp của Bồ Đề phần. Như thế hiện tại chọn lựa pháp để tu, siêng năng
chẳng trì hoãn. Đây gọi là Tinh Tấn Giác Phần. Do sự tinh tấn mà khởi lên hỷ, chẳng
phiền não. Đây gọi là Hỷ Giác Phần. Do tâm hoan hỷ mà tâm nầy và thân thành ra
vui vẻ. Đây gọi là Y Giác Phần. Do thân vui vẻ, có lạc; nên tâm nầy trở thành
định. Đây gọi là Định Giác Phần. Như thế tâm định thành xả. Đây gọi là Xả Giác
Phần. Lấy tu tứ niệm xứ, thành đầy đủ thất Bồ Đề Giác Phần.
Vì sao lấy tu thất
Bồ Đề giác phần thành đầy đủ minh giải thoát?
Như thế siêng tu
hành thất Bồ Đề phần, mà con đường sát na, trở thành sáng sủa đầy đủ. Dùng cái
quả của sát na ấy, thành việc giải thoát đầy đủ. Đây là tu thất Bồ Đề phần
thành minh giải thoát đầy đủ.
Hỏi rằng: Tất
cả các hành, do địa mà thành hữu giác, vô giác. Như thế niệm An Ban vì sao ở
đây chỉ nói niệm An Ban, chỉ trừ giác mà chẳng nói dư ra?
Đáp rằng: Chẳng
nương vào điều nầy để nói giác. Chẳng trụ vào nơi ấy vì là chướng ngại thiền.
Cho nên trừ giác mà nương vào nghĩa nầy để nói vậy.
Tại sao lại lấy
gió mà vui với xúc?
Do tâm vui mà giác như thế. Càn Thát Bà nghe tiếng cũng theo đó mà đắm trước. Cho nên bị mất tính giác. Lại nữa như làm cái đê, lấy tâm chuyên niệm, vui chẳng động ấy. Cho nên nói là niệm An Ban trừ giác là vậy.
Hỏi rằng: Vì
sao mà niệm tử? Tu điều gì? tướng gì? vị gì? xứ gì và công đức nào? và vì sao
tu?
Đáp rằng: Thọ mạng
mất. Đây nghĩa là chết. Niệm kia trụ chẳng loạn. Đây nghĩa là tu. Lấy việc thọ
mạng mất làm tướng. Sự lo lắng làm vị. Lấy vô nan làm xứ. Công đức nào? - Nghĩa
là nếu người tu hành nhớ đến việc chết thì lấy pháp lành cao nhất thành chẳng
phóng dật, trở thành ghét pháp chẳng lành. Lấy đồ phục sức chẳng nhiều để mặc,
tâm chẳng keo kiệt. Thấy thọ mệnh của thân, tâm chẳng tham trước, liền nghĩ đến
vô thường, nhớ đến khổ và vô ngã. Tất cả đều làm cho đầy đủ, thành ra hướng đến
cõi lành, hướng đến chỗ yên ổn. Khi lâm chung, tâm chẳng lầm lẫn.
Vì sao người tu hành mới tọa thiền nhập vào tịch tĩnh?
Vì ngồi nhiếp tất cả tâm, lấy tâm bất loạn nhớ đến sự chết của chúng sanh. Ta vào trong pháp chết, hướng đến cõi chết; chẳng sợ pháp chết; giống như trong kinh Niết Đề Phúc Ba Đà đã nói: Nếu có người vui quán về sự chết thì hãy nên quán về kẻ bị giết và thấy nhơn duyên của sự chết, mà đối với niệm tử nầy có 4 loại. Tương ưng với lo, tương ưng với sợ, tương ưng với người khác và tương ưng với trí. Như có tâm yêu mến con, tâm sanh duyên niệm. Đây gọi là tương ưng với lo. Thương nhớ con mình đã sớm mệnh chung. Đây gọi là niệm tương ưng với sự sợ hãi. Như người bị thiêu nhớ đến sự lìa sự sống vậy. Đây gọi là niệm tương ưng với người khác. Thường quan sát thế gian tâm sanh lo sợ. Đây gọi là niệm tương ưng của trí. Đối với người tọa thiền nầy sự tương ưng của lo sợ, sự tương ưng của sự sợ hãi, sự tương ưng với người khác chẳng nên tu hành.
Vì sao chẳng nên trừ sự lo lắng mà chỉ có trí tương ưng thì nên siêng năng tu hành?
Hay trừ sự lo lắng nầy, kẻ chết có 3 loại. Đó là đẳng tử, đoạn tử và niệm niệm tử.
Vì sao gọi tên
là đẳng tử?
Nương vào nơi
chúng sanh vậy. Đây gọi là đẳng tử; gọi tên là đoạn tử; nghĩa là A La Hán các
phiền não đã đoạn rồi. Tên là niệm niệm tử; vì các việc làm và các niệm đã
diệt.
Lại nữa tử có 2 loại. Đó là chết theo thời tiết và chẳng theo thời tiết. Hoặc tự giết; hoặc bảo người khác giết; hoặc bịnh; hoặc chẳng có nguyên nhơn trung gian mà chết. Đây gọi là chết chẳng đúng thời tiết. Hoặc thọ mạng đã hết cho đến việc già mà chết. Đây gọi là chết đúng thời tiết. Nên nhớ đến 2 loại chết nầy.
Lại nữa có 8 loại hành như trước đã nói về chỗ tu niệm nhớ nghĩ đến việc chết. Như người hung ác theo; chẳng có nhơn duyên; lấy chỗ chấp gốc; lấy thân nhiều phụ thuộc; lấy thọ mệnh chẳng còn sức; lấy sự phân biệt dài lâu; lấy vô tướng; lấy sát na vậy.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy người hung ác theo mà tu hành để nhớ về việc chết?
Đáp rằng: Như kẻ
bị giết đã qua chỗ giết, gặp người hung ác lấy dao rượt theo và thấy kẻ hung ác
kia đánh đập và như thế suy nghĩ: Người nầy giết ta, khi vào đó ta phải chết.
Ta đi mỗi một bước và đến bước vào đó ta chết. Ta chạy tất phải chết, ta đứng
cũng phải chết, ta ngồi cũng phải chết, ta ngủ cũng phải chết. Như thế người
tọa thiền lấy sự theo đuổi của ngưới hung ác kia mà niệm về sự chết.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy chẳng có nhơn duyên để tu nhớ về việc chết?
Đáp rằng: Vô nhơn
duyên vô phương tiện lại hay sanh nhớ nghĩ, làm cho chẳng chết như mặt trời mặt
trăng khi xuất hiện chẳng có nhơn duyên và cũng không có phương tiện và có thể
làm cho việc ấy chẳng mất đi. Như thế nên nói là vô nhơn duyên; nên tu về sự
nhớ nghĩ đến việc chết.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy chỗ chấp gốc mà tu nhớ nghĩ về việc chết?
Đáp rằng: Như
người kia trước đây như vua nhiều tiền, vua có nhiều xe lớn, vua có thế lực
lớn, vua đại thiện kiến, vua đảnh sanh v.v... Tất cả những vị vua kia đều phải
vào chỗ chết. Lại nữa chư tiên vương có đại thần thông, đại thần lực. Tỳ Sa Mật
Đa Xà Ma Đạt Lê Tiên Nhơn có thân hóa ra lửa, đều cũng phải đi vào chỗ chết.
Lại nữa như những vị Thanh Văn có đại trí tuệ, có đại thần thông, có đại thần
lực như Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên v.v... họ cũng phải đi vào chỗ
chết. Lại nữa các vị Duyên Giác, tự sanh chẳng có Thầy dạy, tất cả công đức đều
thành tựu, lại cũng đi vào chỗ chết. Lại nữa chư Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Giác,
Vô lượng vô thượng, minh hạnh đầy đủ, cho đến công đức thật đầy đủ lại cũng vào
phép sanh diệt. Hà huống là với ta có thọ mạng nhỏ bé nầy, mà chẳng vào pháp
chết được. Như thế đầu tiên lấy chỗ thủ chấp mà nên tu nhớ nghĩ về việc
chết.
Hỏi rằng: Vì sao
dùng thân liên hệ nhiều nầy mà tu nhớ nghĩ về sự chết?
Đáp rằng: Do gió
đờm hòa hợp mà thành ra pháp chết; hoặc các loại vi trùng hòa hợp; hoặc do ăn
uống chẳng điều hòa mà vào phép chết; hoặc do rắn độc, trùng dữ, chó sói, chuột
độc mà phải vào chỗ chết. Hoặc do sư tử, hổ báo, rồng, bò v.v... mà phải vào
chỗ chết; hoặc người, chẳng phải người bị giết phải lâm vào cảnh chết. Thân nầy
như thế, có nhiều chỗ liên hệ; nên phải tu nhớ nghĩ về việc chết.
Hỏi rằng: Vì sao
lấy chỗ thọ mạng không có lực mà tu nghĩ về việc chết?
Đáp rằng: Lấy 2
việc làm. Đó là lấy thọ mệnh chẳng còn lực để tu và nhớ nghĩ về việc chết. Nơi
ấy không có lực nương vào nơi không lực để trở thành thọ mệnh vô lực.
Hỏi rằng: Vì
sao xứ vô lực mà thọ mệnh cũng vô lực?
Đáp rằng: Thân nầy
vô tự tánh giống như bọt nước; giống như cây chuối. Dụ như nước bọt, chẳng có
chơn thật, lìa chơn thật vậy. Như vậy cho nên nơi chốn vô lực, thành thọ mệnh
cũng vô lực.
Hỏi rằng: Vì sao
nương vào vô lực, nên trở thành đời sống thọ mạng vô lực?
Đáp rằng: Đây gọi
là sự vào ra của hơi thở, chỗ nối kết. Do 4 loại kết lại mà thành, do ăn uống
dính liền; do 4 oai nghi trói buộc; do lệ thuộc ấm lạnh. Như thế nương vào vô
lực mà thành thọ mệnh vô lực. Như vậy đây là 2 hành. Dùng thọ mệnh vô lực để tu
niệm về việc chết.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy sự phân biệt xa để tu nghĩ về cái chết?
Đáp rằng: Từ nơi
xa xôi, tất cả đều đã sanh. Đối với đời hiện tại chẳng quá một trăm năm, tất cả
đều cũng phải vào chỗ chết; cho nên phải phân biệt chỗ xa xôi mà tu và nhớ nghĩ
về cái chết.
Lại nữa nên tu, ta
đối với ngày đêm há có thể được thông. Suy nghĩ về ngày đêm.
Đức Thế Tôn dạy
các pháp tu được ân lớn. Như thế mỗi ngày ta há có thể thông suốt; hoặc lại nửa
ngày ta há có thể thông suốt; hoặc lại lúc nhỏ ta há có thể thông suốt; hoặc
lúc một bữa ăn, lúc nửa bữa ăn ta há có thể thông suốt; hoặc 4, 5 đoạn ta có
thể thông suốt; hoặc khi hơi thở vào há có thể đến lúc hơi thở ra; hoặc lúc thở
ra há ta có thể rõ lúc thở vào. Lấy sự phân biệt xa xôi mà tu và nhớ về sự
chết.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy vô tướng để tu và nhớ nghĩ về sự chết?
Đáp rằng: Lấy
chẳng có tướng vì chết không có lúc; nên lấy vô tướng để tu và nhớ nghĩ về sự
chết.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy sát na để tu và nhớ nghĩ về sự chết?
Đáp rằng: Lấy
chẳng phải số đến của quá khứ vị lai, cho đến số đến trong hiện tại là do duyên
của chúng sanh mà thọ mạng, mà một niệm dừng lại rồi từ kia, không có 2 niệm
dừng lại. Tất cả chúng sanh đối với sát na tâm ấy nổi trôi. Như trong A Tỳ Đàm
nói: Đối với tâm quá khứ đã chẳng sanh ra, sẽ chẳng sanh ra và chẳng có sanh
trong hiện tại, nhẫn đến tâm vị lai cũng chẳng sanh ra. Không sanh ra trong
hiện tại, chẳng sanh ra trong tương lai, mà đối với tâm hiện tại trong sát na
ấy chẳng sanh ra và cũng chẳng sẽ sanh ra, nên chẳng có sanh trong hiện tại.
Lại có bài kệ rằng:
Thọ mệnh và
thân tánh
Khổ lạc và sở
hữu
Cùng với tâm tương
ưng
Sát na liền sanh
khởi
Chẳng hề sanh,
không sanh
Với hiện tại có
sanh
Tâm mất; nên đời
mất
Nên nói đời tận diệt.
Như thế lấy sát na để nói về việc sanh tử. Người tọa thiền vào cửa nầy để thực hành. Như thế mà nhớ nghĩ về hiện tại để tu và nhớ nghĩ về việc chết, khởi lên sự lo sợ. Do lo nghĩ mà tự tại. Lấy niệm tự tại ấy thành tâm chẳng loạn. Nếu tâm chẳng loạn thì các sự che đậy liền mất. Thiền phân thành khởi ngoại hành thiền được giữ yên.
Hỏi rằng: Vô
thường tưởng đến việc chết. Việc nầy có 2 việc khác nhau?
Đáp rằng: Chỗ che
kia mất nên gọi là vô thường tưởng, niệm các căn hoại đi; nên nhớ nghĩ đến việc
chết; lấy việc tu tướng vô thường, tướng vô ngã để trừ đi kiêu mạn và lấy tu
nhớ nghĩ về sự chết, tướng vô thường cho đến tướng khổ để giữ lại và lấy việc
thọ mạng mất và tâm đoạn diệt. Đây nghĩa là sự sai biệt.
Hỏi rằng: Vì
sao lại nhớ nghĩ về thân? Tu cái gì? Với tướng gì? Với vị gì? Và với công đức
nào? Và vì sao phải tu?
Đáp rằng: Tu nhớ
nghĩ về tánh của thân. Niệm kia tùy theo niệm mà chánh niệm. Đây gọi là niệm
thân. Niệm nầy trụ chẳng loạn. Đây gọi là tu. Làm cho khởi lên tánh nơi thân
lấy làm tướng. Lo lắng làm vị; thấy vô thật mà khởi.
Với công đức nào
tu nhớ nghĩ về thân để thành sự kham nhẫn?
Hay nhận sự sợ
hãi, hay chấp nhận việc lạnh nóng v.v... tưởng đến vô thường, vô ngã, tưởng đến
bất tịnh, tưởng đến việc lo lắng. Tưởng kia đầy đủ, thành ra tùy theo ý để được
4 thiền mà làm rõ ràng các pháp. Sự tu ấy làm cho đầy đủ, hướng về chỗ lành,
hướng về chỗ mát mẻ.
Vì sao lại
tu?
Kẻ mới tọa thiền
nhập vào tịch tịnh, ngồi nhiếp tất cả tâm. Tuy tâm chẳng loạn; nhưng tu về tánh
của tâm.
Vì sao lại tu tánh của tâm?
Vì thân nầy do
tóc, lông, móng tay, răng, da, thịt, gân cốt, tủy não, ruột gan, tim, phổi, tì,
vị, bao tử, ruột non, ruột già, đường đại tiện, tiểu tiện, máu nóng, chất đờm;
nước mắt, nước mũi... đều bất tịnh. Người mới tọa thiền đối với 32 loại hành
nầy từ chỗ đầu tiên đến chỗ cuối cùng phải dùng miệng nói lời lành và thường
nên nói, thường nên quan sát. Lành thay lấy việc thường quán nơi miệng mà nói
lời nói. Lúc ấy lấy từng loại một mà hành. Chỉ có lấy tâm rõ biết các sắc mà
hành, lấy hình tướng, lấy xứ, lấy phân biệt mà khởi lên tướng thô. Hoặc một,
hoặc hai, hoặc lành nhiều, chấp lấy sự tương ưng. Kẻ tọa thiền kia như thế khởi
lên tướng của sắc. Kẻ tọa thiền kia do sắc, tất cả nhập vào tự tại nên tác ý.
Nếu người tọa thiền lấy sự xa lìa mà khởi tướng, thì người tọa thiền kia nên
lấy bất tịnh mà tác ý. Nếu người tọa thiền kia dùng không để khởi thành tưởng,
thì người tọa thiền kia lấy giới mà tác ý. Nếu kẻ tọa thiền kia nương vào tất
cả nhập mà khởi nơi tứ thiền; hoặc người tọa thiền kia nương vào việc bất tịnh
mà khởi nơi sơ thiền; hoặc người tọa thiền kia nương vào giới mà khởi thiền
ngoại hành, thì đây là do người làm việc sân nhuế mà do sắc khởi lên tướng ấy.
Kẻ làm việc tham dục lấy sự xa lìa mà khởi tướng. Kẻ hành trí tuệ lấy giới mà
khởi tướng. Lại nữa sân si hành nhơn lấy sắc mà tác ý. Tham dục hành nhơn lấy
sự xa lìa mà tác ý. Huệ hành nhơn lấy giới mà tác ý. Lại nữa dùng 13 loại hành
để niệm về tánh của thân. Như thế lấy loại, lấy nơi, lấy duyên, lấy lưu rồi lần
lượt dùng hình, dùng các loại trùng, dùng xứ yên ổn, lấy chỗ tụ lại, lấy sự
giận, lấy bất tịnh, lấy nơi chốn, dùng đến việc chẳng biết ơn và lấy việc giới
hạn.
Hỏi rằng: Vì sao
lấy các loại để nhớ nghĩ về tánh của thân?
Đáp rằng: Như
giống độc thì sẽ sanh mầm chẳng tốt và sẽ sanh ra tiếp tục. Như thân nầy là
thân từ cha mẹ bất tịnh sanh ra. Vì giống loại bất tịnh ấy sanh ra thân nầy;
nên trở thành bất tịnh. Như thế lấy các loại giống để nhớ nghĩ về tâm
tánh.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy xứ để nhớ nghĩ về tánh của thân?
Đáp rằng: Thân nầy
chẳng từ hoa Uất Đa La sanh ra, lại cũng chẳng phải từ hoa Câu Ni Đà Phần Lợi
Già sanh ra, mà do từ nơi bụng mẹ sanh ra. Chỗ bất tịnh, hôi thối, bức bách mà
sanh ra. Từ lúc sanh các hình thái đều sanh. Từ hai bên hông trái phải bị chằng
chịt trói buộc xương cốt. Nơi nầy là nơi bất tịnh thân nên thành bất tịnh. Như
thế lấy nơi chốn ấy mà nghĩ về tánh của thân.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy sự duyên vào mà nhớ nghĩ đến tánh của thân?
Đáp rằng: Đây do
thân bất tịnh, sự khổ hay tăng trưởng và trụ lại. Chẳng phải dùng vàng bạc của
quý có thể làm cho tăng trưởng. Lại cũng chẳng thể lấy mùi thơm Chiên Đàn và
hương thơm của Đa Già La mà tẩm vào để làm cho tăng trưởng, mà thân nầy từ bụng
mẹ sanh ra. Chỗ ăn uống của mẹ, chỗ nước mũi, dãi, máu, đờm tạp nhạp và nơi bào
thai mẹ sanh ra hôi thối. Nhờ đồ ăn thức uống lưu hành mà làm cho thân nầy tăng
trưởng. Rồi từ đó mà sinh ra. Từ chỗ ăn uống, sữa đậu, hòa hợp với nước mắt,
mũi tạp nhạp. Ở đây thân nầy lấy chỗ hôi thối bất tịnh ấy mà lưu hành nuôi
dưỡng để có thể tăng trưởng và tồn tại. Như thế lấy sự duyên vào nầy mà nhớ
nghĩ đến tự tánh của thân.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy sự lưu hành mà nhớ nghĩ về tự tánh của thân?
Đáp rằng: Như đống
da thối trở thành chỗ tiểu dãi, rồi sanh ra nhiều mầm bất tịnh lưu xuất. Thân
nầy lại cũng thịnh hành bởi tiểu dãi. Như vậy thân nầy là chỗ chứa đồ ăn uống
và tạp nhạp những nước hôi thối xú uế, gồm nhiều loại bất tịnh. Từ chín lỗ mà
chảy ra, rồi sanh ra nhiều việc vậy. Cũng chẳng trở thành đầy đủ, như thế mà
lưu hành và; nên nhớ nghĩ đến tự tánh của thân.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy hình thái lần lượt mà nhớ nghĩ đến tự tánh của thân?
Đáp rằng: Thân nầy
đầu tiên do nghiệp rồi sau đó lần lượt tạo thành. Bảy ngày đầu thành Ca La La.
14 ngày thành A Phù Đà. 21 ngày thành Bi Thi. 28 ngày thành A Ban. 35 ngày
thành 5 tiết. 42 ngày thành 4 tiết. 49 ngày thành ra 4 tiết nữa. 56 ngày lại
sanh ra 28 loại nữa. 63 ngày và 70 ngày lại sanh ra xương. 77 ngày lại sanh ra
300 xương. 84 ngày sanh ra 100 tiết. 91 ngày lại sanh ra 900 dây gân. 98 ngày
lại sanh ra 100 loại thịt tròn. 105 ngày lại sanh ra máu. 112 ngày lại sanh ra
màng (mô). 119 ngày sanh ra da. 126 ngày thành màu sắc của da. 133 ngày sanh ra
nghiệp do gió biến hóa nơi nơi. 140 ngày đủ cửu khiếu (chín lỗ). 175 ngày sanh
ra một vạn bảy ngàn chỗ thẩm thấu. 182 ngày thành vai thân. 189 ngày có sức
lực. 196 ngày sanh ra 9 vạn 9 ngàn lỗ chơn lông. 203 ngày thành tất cả thân
phận đầy đủ.
Lại nói: 49 ngày thì có thân thể, nương vào hông của mẹ mà dựng đầu lên đến 294 ngày (nghĩa là tuần lễ thứ 42) do nghiệp sanh ra gió, rồi chuyển chân lên trên, đầu trút xuống dưới và hướng về cửa mình rồi sanh ra. Ở đời gọi tên là con người. Rồi lần lượt lấy hình hài ấy mà niệm đến tánh của thân.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy các loại trùng mà niệm về tánh của thân?
Đáp rằng: Nơi thân
nầy có 80.000 chỗ để cho trùng ở và ăn tại đó. Ở nơi tóc cũng có trùng sống
trong tóc. Ở nơi đầu cũng có trùng tại đầu. Ở nơi não cũng có trùng phá não.
Đây gọi là trùng sân cuồng. Loại nầy lại có 4 loại khác. Một tên là Khu Câu Lâm
Ba; hai tên là Thấp Ba La; ba tên là Đà La Kha; bốn tên là Đà Kha Thi La. Nương
vào nơi mắt có trùng tên là Thiết Nhãn. Nương vào tai có trùng tên là Thiết
Nhĩ. Nương vào mũi có trùng tên là Thiết Tỉ. Lại có 3 loại tên là Lầu Khẩu Mẫu
Ha; hai tên là A Lầu Khâu; ba tên là Ma Na Lầu Mẫu Khả. Nương vào lưỡi lại có
trùng tên là Vật Già; nương vào nơi gốc lưỡi có trùng tên là Mẫu Đản Đa. Nương
vào răng có trùng tên là Cẩu Bà. Nương vào chân răng có trùng tên là Ưu Bà Câu
Bà. Nương vào cổ có trùng tên là A Bà Li Ha. Nuơng vào cuống cổ có 2 loại
trùng. Một tên là Hô Ha La; hai tên là Tỳ Hô Ha La. Nương nơi lông có trùng tên
là Thiết Mao. Nương nơi móng tay có trùng tên là Thiết Trảo. Nương vào da có 2
loại trùng. Một tên là Đẩu Na; hai tên là Đẩu Nan Đa. Nương vào nơi màng có 2
loại trùng. Một tên là Cách Lam Bà; hai tên là Ma Bi Lam Bà. Nương vào thịt lại
có 2 loại trùng. Một tên là A La Bà; hai tên là La Bà. Nương vào máu có 2 loại
trùng. Một tên là Bà La; hai tên là Bà Đa La. Nương vào gân có 4 loại trùng. Một
tên là Lại Đa Lỗ; hai tên là Hỉ Đa Sa; ba tên là Sa La Sa Đa La; bốn tên là La
Na Bà La Na. Nương vào mạch có trùng tên là Giá Phiêu Hiếp Na. Nương vào động
mạch có 2 loại trùng. Một tên là Thi Bà La; hai tên là Ưu Bà Thi Bà La. Nương
vào xương lại có 4 loại trùng. Một tên là Dương Thiết Tì Đà; hai tên là A Na Tì
Đà; ba tên là Đãi Phúc Đà Tì Đà; bốn tên là Dương Thiết Đản Khả La. Nương vào
tủy có 2 loại trùng. Một tên là Nhi Đổ; hai tên là Nhi Đỗ Thi La. Nương vào lá
lách có 2 loại trùng. Một tên là Ni La; hai tên là Tỉ Đa. Nương vào tim lại có
2 loại trùng. Một tên là Tử Tì Đa; hai tên là Ưu Bát Đà Tì Đa. Nương vào gốc
của tim lại cũng có 2 loại trùng. Một tên là Mân Khả; hai tên là Thi La. Nương
vào mỡ lại có 2 loại trùng. Một tên là Ca La; hai tên là Ca La Thi La. Nương
vào bàng quang lại có 2 loại trùng. Một tên là Nhĩ Ca La; hai tên là Ma Ha Ca
La. Nương vào gốc của bàng quang lại có 2 loại trùng. Một tên là Ca La; hai tên
là Ca La Thi La. Nương vào bụng lại có 2 loại trùng. Một tên là Sa Bà La; hai
tên là Ma Ha Sa Bà La. Nương vào gốc của bụng lại cũng có 2 loại trùng. Một tên
là Lại Đa; hai tên là Ma Ha Lại Đa. Nương vào ruột non lại cũng có 2 loại
trùng. Một tên là Qui Lại Đa; hai tên là Ma Ha Lại Đa. Nương vào gốc của ruột
lại có 2 loại. Một tên là Ba; hai tên là Ma Ha Tử Ba. Nương vào gốc của ruột
già có 2 loại trùng. Một tên là An Na Bà Ha; hai tên là Bát Quả Bà Ha. Nương
vào dạ dày có 4 loại trùng. Một tên là Ưu Thọ Ca; hai tên là Ưu Xã Ba; ba tên
là Tri Xã Bà; bốn tên là Tiên Thị Bà. Nương vào thục trạng lại có 4 loại trùng.
Một tên là Bà Ha Na; hai tên là Ma Ha Bà Ha Na; ba tên là Đà Na Bàn; bốn tên là
Phấn Na Mẫu Khả. Nương vào mật lại có trùng tên là Tất Đa Ly Ha. Nương vào nước
dãi lại có trùng tên là Sám Ha. Nương vào mồ hôi lại có trùng tên là Đà Li Ha.
Nương vào mỡ tảng lại có trùng tên là Nhĩ Đà Li Ha. Nương vào sức mạnh lại có 2
loại trùng. Một tên là Số Bà Ha Mẫu và hai tên là Đỗ Ma Khế Đa. Nương vào gốc
của sự cứng cáp lại có 3 loại trùng. Một tên là Xứ Ha Mẫu Kha; hai tên là Lỗ Ha
Mẫu Kha; ba tên là Bà Na Mẫu Kha. Có 5 loại trùng nương vào thân, trước khi ăn;
nương vào thân sau khi ăn và nương vào thân bên trái để ăn bên trái của thân.
Nương vào thân bên phải để ăn bên phải của thân. Trùng nầy tên là Đàn Đà Tử La
Thìn Ha. Tử La Bất Tu La v.v... Nương vào 2 lỗ phía dưới có 3 loại trùng. Một
tên là Câu Lâu Câu La Duy Thâu; hai tên là Già La Thâu; ba tên là Hàn Đầu Bà
Đà. Như thế các trùng dừng ở nơi nhớ nghĩ về tánh của thân.
Vì sao lấy sự an
ổn để nhớ nghĩ về tự tánh của thân được?
Đối với xương chân, gân cốt giữ vững thì xương đầu gối là nơi làm cho xương an trụ. Xương đầu gối làm xương bắp vế ở yên. Xương bắp vế làm cho xương mông ở yên. Xương mông ở yên thì xương nơi lá lách sẽ giữ yên. Xương lá lách làm cho xương vai giữ yên. Xương vai làm cho xương trán giữ yên. Xương trán làm cho xương đầu giữ yên. Xương đầu làm cho xương gò má giữ yên. Xương gò má làm cho xương răng giữ yên. Như thế thân nầy xương gân cột lại với da thịt để trở thành thân hôi thối. Từ hành nghiệp mà sanh, chẳng dư khả năng tạo ra. Như thế lấy sự an ổn mà nhớ nghĩ đến tự tánh của thân.
Vì sao lấy sự tụ họp ấy mà nhớ nghĩ đến tự tánh của thân về 9 xương cốt của đầu; hai xương hai bên má; 32 chân răng; bảy xương trán; 14 xương ngực; 24 xương hông; 18 xương sườn; 2 xương chậu; 64 xương tay; 64 xương chân. Nương vào thịt có 64 xương nhỏ. Ở đây có 300 xương khác. 800 gân; 900 dây chằng; 900 thịt cục; 17.000 mạch. 8.000.000 sợi tóc; 99.000 sợi lông; 60 khoảng trống. 80.000 con trùng. Mật, nước dãi, não. Mỗi một thứ có Ba Lại Tha. Chúng nặng 4 cân. Huyết A Tha nặng 3 cân. Như thế chẳng thể tính đến các loại hình tướng ấy. Chỉ có nước tiểu dãi tụ hợp nơi thân. Như vậy cho nên 2 nơi tụ hợp ấy phải nhớ nghĩ về tự tánh của thân.
Vì sao lại lấy sự giận hờn mà nhớ nghĩ đến tự tánh của thân?
Nơi kia dùng những vật tốt để làm đẹp như mặc áo quần tốt; xức dầu thơm vào thân. Sửa soạn áo quần, ngủ nghỉ chỗ yên, dùng những loại sang trọng để làm chỗ ngồi, giường nằm v.v... Rồi nhiều loại đồ ăn thức uống dùng để cúng dường, tâm sanh yêu thích, sau trở thành mến tiếc giận hờn. Như thế rồi lấy sự giận hờn xấu ác ấy nên phải nhớ nghĩ đến tự tánh của thân.
Vì sao lấy việc chẳng thanh tịnh mà nhớ nghĩ đến tự tánh của thân?
Như thế nương
vào những đồ ăn mặc cho nên chẳng tinh khiết: rồi giặt giũ lại trở nên sạch sẽ.
Vì sao vậy? - Vì tánh ấy thanh tịnh vậy. Thân nầy bất tịnh chẳng thể làm cho
sạch được. Lại nữa lấy hương thơm để xoa vào thân rồi lấy nước hoa để tẩy rửa
cũng chẳng thể làm cho sạch được. Vì sao vậy? - Vì tánh chẳng sạch vậy. Đây là
lấy việc chẳng sạch mà nhớ nghĩ về tự tánh của thân.
Vì sao lại lấy nơi
chốn để nhớ nghĩ đến tự tánh của thân?
Như hoa nương vào nước trong ao để sống. Như trái nương vào nơi quả để tồn tại. Như thế thân nầy từ đủ loại phiền não tật hoạn mà sanh ra. Ví như bịnh mắt, bịnh tai, bịnh mũi, bịnh lưỡi, bịnh thân, đau đầu, đau miệng, đau răng, đau đường ruột, ngộp trhở, nóng lạnh,đau bụng. Tâm lo lắng cuồng loạn, bịnh cảm gió. Cho đến thổ huyết, mụt nhọt, bịnh hủi, ghẻ lở, sốt rét, bịnh sởi, bịnh hàn v.v... Thân nầy có quá nhiều sự lo lắng. Như thế nơi phải lấy nơi chốn ấy để nhớ nghĩ về tự tánh của thân.
Vì sao mà lấy chẳng biết ân để nhớ nghĩ về tự tánh của thân?
Người nầy dầu có thể tạo đồ ăn cho chính mình những thức ăn tuyệt hảo; hoặc tắm rửa xức dầu thơm vào mắt, vào chỗ ngồi, vào y phục và tự trang điểm thật khéo. Nhưng thân nầy như cây độc; ngược lại chẳng biết ơn, nó hướng tới già, tới bịnh và hướng tới chết. Như người bạn lành mà chẳng biết ơn. Như thế lấy việc chẳng biết ơn mà nhớ nghĩ về tự tánh của thân.
Vì sao lại lấy
hữu biên để nhớ nghĩ về tự tánh của thân?
Thân nầy, hoặc có
thể đổi mới; hoặc có thể ăn uống; hoặc có thể bị phá hoại; hoặc có thể bị tiêu
diệt. Nên thân nầy hữu biên (có giới hạn). Như thế lấy hữu biên để nhớ nghĩ về
tự tánh của thân. Kẻ tọa thiền kia đối với cửa ngõ nầy; đối với việc làm nầy
lấy đó làm tự tánh; nên nhớ nghĩ về thân nầy. Lấy sự nhớ nghĩ tự tại, dùng huệ
tự tại, thành tâm chẳng loạn. Nếu tâm chẳng loạn thì các sự che đậy mất đi.
Thiền phần sẽ khởi lên. Tùy theo đây mà được an lạc và trở thành tốt đẹp.
Hỏi rằng: Vì
sao nhớ nghĩ đến sự tịch tĩnh? Tu cái gì? Tướng gì? Vị gì? Xứ nào? Công đức gì?
Vì sao phải tu?
Đáp rằng: Tịch
tĩnh nghĩa là ở tâm thân diệt sự động loạn, lại dứt trừ hẳn. Đây là tịch tịnh.
Hiện nhớ nghĩ đến sự tịch tịnh, kia nhớ nghĩ tùy theo chánh niệm. Đây gọi là
niệm tịch tịnh. Lấy sự nhớ nghĩ trụ lại chẳng loạn. Đây nghĩa là tu. Làm cho
khởi lên chẳng động, lấy tướng làm công đức. Lấy chẳng điều phục làm vị. Lấy
diệu giải thoát làm nơi chốn. Có được công đức gì? - Nếu tu hành nhớ nghĩ đến
tịch tịnh sẽ được ngủ yên mà thức cũng yên. Trở thành tịch tịnh. Các căn tịch
tịnh, tâm nguyện đầy đủ, thành dễ thương, biết xấu hổ đầy đủ. Thường vì người
mà quý trọng. Hướng đến cõi lành, hướng đến cõi giải thoát.
Vì sao phải tu?
Kẻ mới tọa thiền ngồi vào chỗ yên tĩnh, nhiếp tất cả tâm, chẳng khởi lên tâm loạn. Như thế vị Tỳ Kheo kia các căn được an ổn. Tâm an ổn rồi vui mọi nơi đều yên ổn. Lấy tương ưng để trụ. Vị Tỳ Kheo kia dùng thân, khẩu, ý để thấy, để nghe và để nhớ nghĩ tịch tịnh. Lấy sự tịch tịnh ấy làm công đức. Như Đức Thế Tôn đã dạy: Vị Tỳ Kheo kia giới đầy đủ, định đầy đủ, tuệ đầy đủ, giải thoát đầy đủ, tri kiến đầy đủ. Nếu một Tỳ Kheo được thấy một Tỳ Kheo khác thì ta nói kẻ kia được ân đức thật lớn. Nếu nghe vị Tỳ Kheo kia, ta nói được ân lớn. Nếu đến vị Tỳ Kheo kia, ta nói được ân lớn. Nếu thấy, cúng dường nhớ nghĩ vị kia; hoặc theo vị kia xuất gia, ta nói kẻ kia được ân đức lớn. Vì sao lại như vậy? - Vì các Tỳ Kheo khi nghe pháp nầy được xa rời 2 sự quen ồn ào. Đó là thân được lìa chỗ quen ồn và tâm cũng được lìa chỗ quen ồn. Vị Tỳ Kheo kia nhập vào sơ thiền, lấy sự an ổn nhớ nghĩ; nên các sự che đậy mất đi. Nếu nhập vào nhị thiền nhớ nghĩ người kia thì giác quán diệt. Nếu nhập vào đệ tam thiền, nhớ nghĩ đến kia thì hỉ diệt. Nếu nhập vào đệ tứ thiền, nhớ nghĩ về kia thì lạc diệt. Nếu nhập vào Hư không định, nhớ nghĩ về sắc tưởng, sân nhuế tưởng và tất cả các loại tưởng đều diệt. Nếu nhập vào Thức định, nhớ nghĩ đến kia thì hư không diệt. Nếu nhập vào Vô sở hữu định nhớ nghĩ đến kia thì thức nhập tưởng diệt. Nếu nhập Phi tưởng Phi phi tưởng định, nhớ nghĩ đến kia thì Vô sở hữu tướng diệt. Nếu nhập Tưởng thọ diệt, nhớ nghĩ đến kia thì tưởng thọ diệt. Nếu được quả Tu Đà Hoàn, nhớ nghĩ thấy một nơi thì phiền não diệt. Nếu được quả Tư Đà Hàm thì sự nhớ nghĩ thô về dâm dục, sân nhuế, phiền não diệt. Nếu được A Na Hàm quả thì sự nhớ nghĩ tinh tế về phiền não, dâm dục, sân nhuế diệt. Nếu được quả A La Hán nhớ nghĩ kia về tất cả phiền não diệt. Nếu nhập Niết Bàn, dùng tịch tĩnh nhớ nghĩ tất cả đều diệt. Kẻ tọa thiền kia lấy cửa nầy, việc làm nầy như thế là những công đức nhớ nghĩ tịch tĩnh. Tâm kia thành niềm tin. Lấy tin ấy mà tự tại. Dùng niệm để tự tại, tâm ấy trở nên chẳng loạn. Nếu tâm chẳng loạn thì các sự che đậy sẽ mất. Thiền phần khởi lên bên ngoài. Thiền ấy thành trụ ở sự nhớ nghĩ, đã đến cảnh giới tịch tĩnh rồi.
Đối với 10 niệm xứ thì đây là những câu tán thán. Hoặc niệm quá khứ, vị lai công đức của Phật. Đây gọi là tu niệm Phật. Như thế niệm Duyên Giác công đức cũng vậy; hoặc niệm lành, nói tất cả pháp. Đây gọi là tu niệm Pháp. Hoặc nhớ về một Thanh Văn tu hành công đức. Đây là tu niệm Tăng. Niệm về giới kia. Đây nghĩa là tu niệm giới. Niệm về thí kia thì đây nghĩa là tu niệm thí. Nếu muốn vui nhớ về bố thí thì thí ấy có công đức nơi người, lấy tướng chấp thọ. Nếu có người thọ thí mà chưa thí, cho đến một miếng cũng chưa nên ăn. Niệm thiên là thành tựu niềm tin có 5 điều. Do pháp ấy mà nên niệm thiên.
Luận về Con
Đường Giải Thoát
Hết quyển thứ
bảy