- Vài Lời Của Dịch Giả
- Chương I
- 1. Đại Thừa Và Nguyên Thủy
- 2. Ba Giai Đoạn Trong Phật Giáo
- 3. Trung Luận: Cuộc Đời Của Long Thọ (Nàgàrjuna) Và Đề Bà (Thánh Thiên - Àryadeva)
- 4. Khởi Nguyên Của Phật Giáo Đại Thừa (Mahayàna)
- Chương Ii
- 5. Trước Tác Và Giáo Lý Của Hệ Phái Trung Quán Triết Học
- 6. Long Thọ Và Đề Bà (Thế Kỷ Thứ Nhì Sau Tây Lịch)
- 7. Biện Chứng Pháp Trung Quán (Madhyamaka Dialectic): Khởi Nguyên, Cấu Trúc Và Phát Triển
- 8. Đóng Góp Tích Cực Của Long Thọ
- Chương Iii
- 9. Sự Khác Biệt Giữa Nguyên Thủy Và Đại Thừa
- Chương Iv
- 10. Những Đặc Điểm Chính Của Triết Học Trung Quán
- Chương V
- 11. Sự Quan Trọng Của Khái Niệm Về Trung Đạo (Madhyamà Pratipad)
- 12.tuyệt Đối Và Hiện Tượng
- 13. Biểu Hiện Của Thực Tại (Samvrti: Tục Đế) Và Thực Tại Tuyệt Đối (Paramàrtha Satya: Thắng Nghĩa Đế)
- 14. Chân Như Và Như Lai (Tathatà - Tathàgata)
- 15. Pháp Giới (Dharmdhàtu) Và Thực Tại Tế (Bhùtakoti)
ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN
Tác Giả: Jaidev Singh - Dịch Giả: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt
CHƯƠNG II
6. LONG THỌ
VÀ ĐỀ BÀ
(Thế Kỷ Thứ
Nhì Sau Tây Lịch)
Giai đoạn đầu
- Long Thọ đã viết rất nhiều chú giải cho Bát Nhã Ba La Mật Đa (Pràjnãparamita), những chú giải này được gọi là “Bát Nhã Ba La Mật Đa Luận” (Pràjnãparamità-sàstra). Luận này đã được Ngài Cưu Ma La Thập (Kumàrajiva) (Tây nguyên 402 năm đến 405 năm) dịch thành Hoa văn. Dù sao thì sự thuyết minh tư tưởng triết học chủ yếu của Long Thọ đã nằm trong quyển “Bát Nhã Căn” (Pràjnã-mùla) hoặc “Căn Bản Trung Quán tụng” (Mùla-Madhyamaka-Kàrikàs) hoặc “Trung Luận” (Madhayamàka Sàstra). Đề Bà, đệ tử kính cẩn của Ngài, đã khai triển tư tưởng triết học ấy trong tứ Bách Luận (Catuh-Sataha). Chúng tôi đã đề cập ở phần trên về những kinh sách khác của Long Thọ và Đề Bà.
Giai đoạn thứ hai
- Long Thọ đã sử dụng kỹ thuật của “prasanga”, để thuyết minh Triết Học Trung Quán của mình. Chữ “prasanga” là một thuật ngữ, nó có ý nghĩa là “qui mậu luận chứng”. Long Thọ đã không đề ra bất cứ học thuyết nào của riêng mình; vì thế, Ngài không cần phải đề ra bất cứ luận chứng nào để chứng minh cho học thuyết của mình cả. Ngài chỉ sử dụng “qui mậu luận chứng pháp” (prasangavàkya) để chứng minh rằng những lý luận do đối thủ đề ra chỉ dẫn đến sự phi lý, ngay cả đối với những nguyên lý mà chính họ đã chấp nhận. Điều này ngụ ý rằng “thực tại” là thứ gì vượt lên trên tư tưởng.
Phật Hộ (Buddhapàlita) sanh vào giữa thế kỷ thứ 6, là tín đồ nhiệt thành của Long Thọ, Ngài cảm thấy “qui mậu luận chứng” (Prasanga) là phương pháp chính xác của hệ thống Triết Học Trung Quán (Madhyamaka) nên đã ứng dụng nó trong học thuyết và tác phẩm của mình. Ngài viết quyển “Trung Quán Chú” (Madhyam-akavrtti), mục đích là để chú giải cho bộ Trung Luận của Long Thọ. Sách này nguyên bản đã bị thất lạc, hiện chỉ còn bản dịch bằng Tạng văn.
Thanh Biện (Bhavya hay Bhàvaviveka) là người cùng thời đại với Phật Hộ, nhưng trẻ tuổi hơn. Ngài cho rằng, chỉ nêu ra sự sai lầm của đối thủ vẫn chưa đủ, mà còn phải đề ra tự y luận chứng (svatantra) hoặc luận chứng độc lập hợp lý để khiến kẻ đó phải im tiếng. Ngài tin rằng chỉ dựa vào phương pháp biện chứng thì không thể nêu ra được chân lý tuyệt đối một cách chính xác.
Ngài đã viết “Đại Thừa Chưởng Trân Luận” (Mahàyàna-Karatala-Ratna Sastra). “Trung Quán Tâm Luận” (Màdhyamikahrdaya) với chú thích có tên là: “Tư Trạch Diệm Luận” (Tarkajvàlà), “Trung Luận Yếu Chỉ” (Madhyamàrtha-Saingraha) để chú giải Trung Luận của Long Thọ và “Bát Nhã Đăng Luận” (Prajnã-pradipa). Những tác phẩm này hiện nay chỉ được tồn tại trong bản dịch Tây Tạng.
Tiến Sĩ L. M. Toshi đã chuyển Trung Luận Yếu Chỉ sang chữ Nàgari và dịch sang tiếng Hindi được đăng ở “Pháp Sứ” (Dharmadũta), quyển thứ 29-tháng 7-8 năm 1964.
Giáo sư
Như trên, chúng ta biết rằng vào thế kỷ thứ nhì gần 400 năm sau khi Long Thọ viên tic̣h, triết học Trung Quán đã được chia thành hai phái là:
a) “Quy Mậu Luận Chứng Phái” (Pràsangka) do Phật Hộ (Buddhapàlita) cầm đầu và
b) “Tự Y Luận Chứng Phái” (Sỳatantrika) do Thanh Biện (Bhàvaviveka) cầm đầu.
Y. Kajiama cho rằng nguyên nhân gây chia rẽ Trung Quán phái chính là câu hỏi rằng là hệ thống tri thức tương đối có thể được thừa nhận hay không. Mặc dù đứng trên quan điểm tuyệt đối thì nó là hư vọng?
Theo nhận xét của Ngài Huyền Trang, thì mặc dù bề mặt Thanh Biện đã khoác chiếc áo của Số Luận (Sàmkhya), nhưng trên thực tế thì Ngài đã ủng hộ giáo lý của Long Thọ.
Giai đoạn thứ ba
- Trong giai đoạn này, Trung Quán phái đã xuất hiện hai vị học giả kiệt xuất, đó là Nguyệt Xứng (Candrakìrti) và Tịch Thiên (Sàntideva).
Số lượng chú giải về Trung Quán Luận của Long Thọ rất nhiều (khoảng 20 quyển). Những tác phẩm này hiện chỉ được bảo tồn ở trong những dịch bản của Tạng văn. Trong đó “Minh Cú Luận” (Parasannapadà) của Nguyệt Xứng là bản duy nhất còn tồn tại trong Phạn văn nguyên thủy (Sainskrta), dường như nó đã khiến cho những chú giải khác trở thành lỗi thời.
Ngài Nguyệt Xứng đã chào đời và hoạt động xuất chúng ở Samanta, Nam Ấn Độ, vào đầu thế kỷ thứ 7 sau Tây Lịch và đã viết một số tác phẩm nổi tiếng. Ngài từng theo Liên
Hoa Giác (Kamalabuddhi-một đệ tử của Phật Hộ) để nghiên tập về Triết Học Trung Quán (Kamalabuddhi), và có thể Ngài cũng là đệ tử của Thanh Biện. Như trên đã đề cập, “Minh Cú Luận” là luận do Ngài viết để chú giải Trung Quán Luận của Long Thọ. Ngoài ra, “Nhập Trung Luận” (Madhyamakàvatàra) và chú thích của nó chính là tác phẩm độc lập của Ngài. Trong Minh Cú Luận Ngài thường đề cập đến Nhập Trung Luận, điều này cho thấy rõ rằng Nhập Trung Luận đã được viết sớm hơn Minh Cú Luận.
Ngoài ra, Ngài còn chú giải “Thất thập tụng không tánh luận” (Sùnyatà Saptati). “Lục thập tụng chánh lý luận” (Yukti Sastikà) của Long Thọ và “Tứ bách luận” (Catubsataka) của Đề Bà. Ngoài ra còn có hai biên khái luận (pakaranas), đó là “Nhập Trung Đạo Bát Nhã luận” (Madhyamakaprajnàvatàra) và “Ngũ Uẩn Luận” (Pancaskandha). Trong tất cả các sách của Ngài, hiện chỉ có Minh Cú Luận là vẫn còn bản chính gốc, ngoài ra tất cả đều chỉ còn lại những dịch bản bằng Tạng văn.
Nguyệt Xứng đã biện hộ cho Qui Mậu Luận Chứng phái (Prasangika) một cách cực lực, hơn nữa Ngài còn nêu ra rất nhiều sơ hở về luận lý của Thanh Biện.
Ngài cũng đã ủng hộ chủ trương quan điểm thường thức của cảm quan tri giác và chỉ trích học thuyết “Tự tướng” (Svalaksana) và “Vô Phân Biệt” (Kalpanàpodha).
Ngài cũng còn phê bình về vô thức thuyết (Vijnànavàda) và cho rằng ý thức (Vijnàna) mà không có đối tượng là một điều không thể quan niệm được.
Tích Thiên (Sàntideva) là một nhân vật trụ cột lớn của Qui Mậu Luận Chứng phái. Ngài đã xuất hiện và rất nổi tiếng ở thế kỷ thứ 7 sau Tây Lịch, theo Tàrànàtha thì Tịch Thiên là con của Đức Khải Vương (Kalỳanavarman) ở nước Sauràstra, và là người thừa kế ngôi vua chánh thống. Khi Ngài còn là một vương tử, tên của Ngài là Tịch Khải (Sàntivarman). Vì tiếp nhận một cách sâu đậm tư tưởng Đại Thừa nên đã phát tâm để lìa bỏ vương quốc và đã đến chùa Nàlandà bằng cửa Thánh Thiên (Taideva), vì vậy sau đó người ta đã gọi Ngài là Tịch Thiên (Sàtideva).
Kinh điển của Ngài gồm có “Học Xứ Yếu Tập” (Siksà-samuccaya) và “Nhập Bồ Đề Hành Luận” (Bodhicaryàvatàra). Trong cuốn trước, Ngài đã đề cập đến rất nhiều kinh điển Đại Thừa vô cùng trọng yếu này, tất cả gần 97 loại, những sách này hiện nay đã hoàn toàn bị thất truyền. Trong “Nhập Bồ Đề Hành Luận” Ngài đã nhấn mạnh và thiết tha kêu gọi hãy bồi dưỡng Bồ Đề Tâm (Bodhicitta). Ngài là một thi hào vĩ đại nhất trong học phái Trung Quán.
Hầu hết những tác phẩm của Ngài đều biểu hiện sự kết hợp đẹp đẽ giữa thi ca và triết học. Ngài là tín đồ của Qui Mậu Luận Chứng phái và đã có những phê bình mạnh mẽ đối với Duy Thức Luận.
Có thể nói rằng Tịch Hộ (Sàntaraksita) và Liên Hoa Giới (kamalasila) là đại biểu cho sự dung hợp của học thuyết Trung Quán và Duy Thức Luận, vì thế không thể gọi họ là những người thuộc Trung Quán phái chân chính. Tịch Hộ đã chào đời vào thế kỷ thứ 8 sau Tây Lịch, tác phẩm chủ yếu của Ngài là “Chân Lý Khái yếu” (Tattvasamgraha). Liên Hoa Giới, vị đệ tử đắc ý của Ngài đã viết “Chân Lý Khái Yếu Tường Thích” (Tattvasamgraha-panjikà) để chú giải một cách tinh tường về chân lý Khái Yếu (tattvasamgraha)