- Vài Lời Của Dịch Giả
- Chương I
- 1. Đại Thừa Và Nguyên Thủy
- 2. Ba Giai Đoạn Trong Phật Giáo
- 3. Trung Luận: Cuộc Đời Của Long Thọ (Nàgàrjuna) Và Đề Bà (Thánh Thiên - Àryadeva)
- 4. Khởi Nguyên Của Phật Giáo Đại Thừa (Mahayàna)
- Chương Ii
- 5. Trước Tác Và Giáo Lý Của Hệ Phái Trung Quán Triết Học
- 6. Long Thọ Và Đề Bà (Thế Kỷ Thứ Nhì Sau Tây Lịch)
- 7. Biện Chứng Pháp Trung Quán (Madhyamaka Dialectic): Khởi Nguyên, Cấu Trúc Và Phát Triển
- 8. Đóng Góp Tích Cực Của Long Thọ
- Chương Iii
- 9. Sự Khác Biệt Giữa Nguyên Thủy Và Đại Thừa
- Chương Iv
- 10. Những Đặc Điểm Chính Của Triết Học Trung Quán
- Chương V
- 11. Sự Quan Trọng Của Khái Niệm Về Trung Đạo (Madhyamà Pratipad)
- 12.tuyệt Đối Và Hiện Tượng
- 13. Biểu Hiện Của Thực Tại (Samvrti: Tục Đế) Và Thực Tại Tuyệt Đối (Paramàrtha Satya: Thắng Nghĩa Đế)
- 14. Chân Như Và Như Lai (Tathatà - Tathàgata)
- 15. Pháp Giới (Dharmdhàtu) Và Thực Tại Tế (Bhùtakoti)
ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN
Tác Giả: Jaidev Singh - Dịch Giả: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt
CHƯƠNG V
11. SỰ QUAN
TRỌNG CỦA KHÁI NIỆM VỀ TRUNG ĐẠO
(MADHYAMÀ
PRATIPAD)
Đức Phật thường dạy rằng chân lý không nằm trong sự cực đoan mà là trong trung đạo (madhyamà pratidad). Phật giáo đồ phái Nguyên Thủy (hinayanists) thường áp dụng khái niệm trung đạo trên phương diện đạo đức, chẳng hạn như nói về vấn đề ăn uống, chừng mực không ăn uống quá nhiều hay quá ít, đừng ngủ quá nhiều và đừng ngủ quá ít, v.v...
Trung Quán Phái còn lấy cả ý nghĩa siêu hình (metaphysical sense) để giải thích trung đạo. Long Thọ đã bảo:
Kàtyàanàvavàde càstìti nàstìti cobhayam/
Pratisiddham bhagavatà bhàvàbhàvavibhàvinà//
(Trung Quán Tụng, XV, 7)
Trong kinh “Giáo Thọ Ca Chiên Diên: (Kàtyàyanàvavàda-sùtra), đức Thế Tôn là bậc đã thấu triệt cả hữu tánh (bhàva) lẫn vô tánh (abhàva), và, ngài đã bác bỏ cả lưỡng cực “là” và “không là”.
Khi chú giải về đoạn này, ngài Nguyệt Xứng (Candrakìrti) đã trích dẫn một đoạn văn trong kinh “Giáo Thọ Ca Chiên Diên” mà tất cả các tín đồ Phật Giáo đã chấp nhận là rất giá trị. Trong đoạn văn này Đức Phật nói với tôn giả Ca Diếp (Kàsyapa):
“Ô Ca Diếp, ‘là’ là một cực đoan, ‘không là’ cũng là một cực đoan.
Cái được coi là trung đạo (Madhyama), thì không thể sờ thấy, không thể
so sánh, không nơi chốn, không hiển hiện, không thể giải thích. Ô, Ca
Diếp, đó chính là trung đạo. Nó là sự cảm nhận Thực Tại (bhùta
pratyaveksà: Chân thật quán)”.
(Minh Cú Luận, p. 118)
Bồ Tát Long Thọ đã đặc lập trường của ngài trên câu nói đầy uy quyền này của Đức Phật. Không nên hiểu chữ “madhyama” (trung) theo nghĩa đen của nó, như là “ở giữa” hoặc “trung bình giữa hai cái”. Như đã được nói rõ trong những tĩnh từ “không thể sờ thấy, không thể so sánh, không thể giải thích”, v.v... Trung đạo (madhyamà pratipad) có nghĩa là Thực Tại siêu việt đối với những cách lý luận nhị phân của lý trí và Thực Tại không thể bị hạn định hoặc đóng khung trong những lựa chọn “là”, “không là”. Trên cơ sở này, Long Thọ đã gọi triết học của ngài là Madhyamaka, tức “thuộc về siêu việt” (và các học giả Trung Hoa đã phiên dịch là “Trung Quán”).
Những sự cực đoan trở thành những con đường không có lối thoát của chủ thuyết vĩnh hằng và chủ thuyết hủy diệt. Có những người chỉ bám víu vào “vô”, và có những người chỉ bám víu vào “hữu”. Đức Phật vĩ đại đã sử dụng thuyết Trung Đạo để vạch ra chân lý rằng mọi sự vật trên thế giới này không phải là “hữu” tuyệt đối, mà cũng không phải là “vô” tuyệt đối, mà thật ra mọi sự vật đều có sanh có diệt, tạo nên sự chuyển hóa liên tục không ngừng, rằng Thực Tại là siêu việt đối với tư tưởng và không thể dùng phương pháp nhị phân của tư tưởng nắm bắt nó.