- Mục Lục
- Giới Thiệu
- Chương Dẫn Nhập
- Chương I: Tụng Bản
- Chương Ii: Vấn Đề Ba Phần Đoạn
- Chương Iii: Bố Cục Phần Tựa
- Chương Iv: Văn Nghĩa Của Phần Tựa
- Chương V: Bố Cục Phần Chánh Tôn
- Chương Vi: Tổng Tiêu Đại Cương
- Chương Vii: Văn Đoạn Phần Biệt Thích
- Chương Viii: Tiêu Uẩn Biện Dị Danh
- Chương Ix: Thích Uẩn Lập Xứ Giới
- Chương X: Danh Và Nghĩa Ba Khoa
- Chương Xi: Chư Môn Phân Biệt
- Sách Tham Khảo
Viện Cao Đẳng Phật Học
Hải Đức
THẾ THÂN BỒ
TÁT
CU XÁ LUẬN TỤNG LƯỢC
THÍCH I
Nguyên tác Nhật
ngữ: Trai Đằng Duy Tín - Bản dịch Hán Văn: Huệ Viên Cư Sĩ
Bản dịch Việt
Văn: Học Tăng Lớp Chuyên Khoa Phật Học Viện Trung Phần
Biên tập: Thích
Phước Viên - Ban Tu Thư Phật Học 2546 - Nhâm Ngọ
Chương II: Vấn đề ba phần đoạn
Trước khi giải thích chánh văn, cần phải minh định sự kết cấu của luận này có đủ ba phần (tự, chánh tông và lưu thông) hay không. Đó là qui tắc chung để giảng giải kinh điển Phật giáo.
PHẦN TỰ: phần mở đầu, nói nguyên do viết luận.
PHẦN CHÁNH TÔNG: phần thuyết minh nội dung giáo nghĩa
PHẦN LƯU THÔNG: phần kết luận, nói lên sự mong mỏi giáo nghĩa của luận được truyền bá rộng rãi ở mai sau.
Vậy, ba phần của luận này được phân chia như thế nào?
Như trên, ta đã biết ngài Thế Thân giảng luận Tì-bà-sa của Hữu bộ tại nước Kiền-đà-la, đúc kết nghĩa lý đã giảng trong một ngày thành một bài tụng. Cứ như vậy, khi giảng xong, góp thành 600 bài tụng căn bản của Cu-xá. Sau đó, nhận lời thỉnh cầu của vua nước Ca-thấp-di-la và ngài Ngộ Nhập, Bồ tát Thế Thân lại giải thích các bài tụng đó, đồng thời thêm vào các bài tụng thất ngôn (theo bản dịch Hán) và văn trường hàng đầu và cuối. Do đó, khi minh định ba phần đoạn của luận này chúng ta cần xét dưới hai khía cạnh:
1. Căn cứ vào 600 bài tụng căn bản: từ câu thứ nhất “Hữu lậu, vô lậu pháp, trừ đạo dư hữu vi…” cho đến câu tụng “trì hữu thuyết hành giả, thử tiện trú thế gian” cuối phẩm Định, quyển 29, để quán sát thì chỉ có hai phần chánh tông và lưu thông, chứ không có phần tự.
Bởi vì từ bài tụng đầu (“hữu lậu vô lậu pháp…”) cho đến bài tụng thứ 599 thuộc phần chánh tông, bài tụng thứ 600 (“Phật chánh pháp hữu nhị…”) thuộc phần lưu thông.
2. Căn cứ vào 600 bài tụng căn bản với các bài tụng thất ngôn và văn trường hàng ở đầu và cuối thì:
- Phần tự: gồm
3 bài tụng thất ngôn đầu (từ câu “
- Phần chánh tông: gồm 600 bài tụng căn bản (từ câu “hữu lậu vô lậu pháp” cho đến hết) và văn trường hàng.
- Phần lưu thông: gồm 3 bài tụng thất ngôn (từ câu “dĩ thiện thuyết thử tịnh nhơn đạo…” của quyển 30).
Vì sao? Bởi lẽ, 3 bài tụng đầu và văn trường hàng đã giải thích rõ sự quy kính đức Thế Tôn của Luận chủ trước khi tạo luận. Cho nên, đó là phần tự. 3 bài tụng thất ngôn sau cùng (bắt đầu từ câu “dĩ thiện thuyết…”) tán thán pháp môn đã được trình bày ở trước đó để khuyến khích tu học, rõ ràng đó là phần lưu thông. Song, ở trước câu “dĩ thiện thuyết thử tịnh nhơn đạo” của quyển 30, tức quyển 29, đã có phân biệt các pháp môn, cho nên có người cho rằng từ đó trở xuống là phần lưu thông.
Nhưng nếu khảo sát một cách tỉ mỉ thì trong 9 phẩm của toàn thể bộ luận, 8 phẩm đầu và phẩm Phá ngã sau cùng, có thể phê phán theo hai cách:
Quyển 29 của bộ luận này, trước phẩm Phá ngã có ba bài tụng thất ngôn (từ câu “Đại sư thế nhãn…”) đó là lời văn thêm vào khi giải thích 600 bài tụng căn bản. Văn đó được xem là phần tự của phẩm Phá ngã.
Giờ đây, căn cứ vào 8 phẩm trước hết để phân làm 3 phần:
1. Phần tự: từ
câu “
2. Phần chánh tông: từ câu “hữu lậu vô lậu pháp” cho đến hết 600 bài tụng căn bản và văn trường hàng.
3. Phần lưu thông: từ đầu “Ca-thấp-di-la nghĩa lý thành” cho đến hết bài tụng thất ngôn này.
Trong 600 bài tụng căn bản, bài tụng cuối của phẩm Định (từ câu “Phật chánh pháp hữu nhị…”) thường được xếp vào phần lưu thông. Song ở đây xếp vào phần chánh tông. Điều này dường như không xác đáng lắm. Tuy nhiên, theo sự giải thích đó, xếp vào phần chánh tông cũng không có gì sai lầm.
Lại nữa, căn cứ vào phẩm Phá ngã để phân làm ba:
1. Phần tự: từ câu “Đại sư thế nhãn…” của quyển 29 cho đến hết 3 bài tụng thất ngôn.
2. Phần chánh tông: từ phẩm Phá ngã về sau.
3. Phần lưu thông: từ câu “Dĩ thiện thuyết thử tịnh nhơn đạo” của quyển 30, cho đến hết 3 bài tụng thất ngôn.
Tuy nhiên, câu tụng “Đại sư thế nhãn…” ở cuối phẩm Định đầu phẩm Phá ngã mà xếp vào phần tự của phẩm Phá ngã thì có người cho rằng như vậy là không đúng. Nhưng xét theo bản cựu dịch luận Cu-xá, câu tụng trên được đặt dưới đề mục của phẩm Phá ngã, thì thấy rằng nó không thuộc về phẩm Định mà là phần tự để dẫn khởi cho phẩm Phá ngã.
Ở đây, khi giảng luận này, không đề cập đến văn trường hàng, mà chỉ giới hạn trong 600 bài tụng căn bản và các bài tụng thất ngôn ở đầu và cuối, cho nên không thể theo những cách phân chia nói trên, chỉ căn cứ vào sự giải thích của Cu-xá tụng sớ. Theo đó thì:
1. Phần tự: từ
câu “
2. Phần chánh tông: gồm 600 bài tụng căn bản.
3. Phần lưu thông: từ câu “Ca-thấp-di-la nghĩa lý thành” đến hết.